Cách tính toán các công trình xử lý nước thải năm 2024

Đầu tiên để lựa chọn được công nghệ phù hợp thì phải làm theo từng bước như sau

Bước 1: xác định mục đích của việc xử lý nước thải cho doanh nghiệp mình là gì ? Bạn quan tâm đến chất lượng của hệ thống hay chi phí vận hành hay chi phí đầu tư ?

Xác định mục đích của xử lý nước thải cho doanh nghiệp?

  • Xử lý nước thải để làm sạch môi trường và tái sử dụng vào mục đích khác và quan tâm đến chi phí vận hành hằng năm, chi phí đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải “ hợp lý” Bạn nên chọn theo hướng A
  • Xử lý nước thải để phù hợp với yêu cầu khách hàng và quan tâm đến chất lượng nước thải luôn đạt chuẩn, quan tâm đến chi phí vận hành hợp lý, chi phí đầu tư hợp lý Bạn nên chọn theo hướng B
  • Xử lý nước thải để phù hợp với yêu cầu khách hàng mà không cần quan tâm chất lượng, chỉ quan tâm đến giá cả. Bạn nên chọn theo hướng C
  • Xử lý nước thải để đối phó với cơ quan nhà nước, chắc chắn với mục đích này bạn chỉ quan tâm đến giá thành xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt sao cho rẻ nhất Bạn nên chọn theo hướng D

Bước 2: chọn công nghệ xử lý theo hướng đã định sẵn ở bước 1

Hướng A, Hướng B : đối với hướng này chắc chắn doanh nghiệp bạn là một trong những doanh nghiệp mang tinh thần bảo vệ môi trường tiên tiến, luôn nhận thức được sức mạnh của bảo vệ môi trường sẽ ảnh hưởng thế nào đến môi trường sản xuất của doanh nghiệp mình và ảnh hưởng đến thế hệ tương lai. Chúng tôi rất trân trọng tinh thần này. Với hướng này doanh nghiệp của bạn sẽ đi theo trình tự sau

  1. Xác định lưu lượng nước thải phát sinh ?

Với câu hỏi này giúp cho doanh nghiệp của mình xát định dung lưu lượng cần xử lý và phải dựa vào các yếu tố sau:

  • Dựa vào lượng nước thực tế sử dụng thông qua cước tiền nước sử dụng trong 3 tháng gần nhất, lượng nước thải sẽ bằng 80% lượng nước cấp
  • Trường hợp sử dụng nước ngầm thì dựa vào lượng công nhân: lượng nước thải được tính như sau Q = N * 0,8m3/ngày
    • Trong đó Q : lưu lượng nước thải
    • N là lượng công nhân
  • Trường hợp là doanh nghiệp mới đầu tư chưa đi vào hoạt động thì dựa trên bản “ kế hoạch bảo vệ môi trường” hoặc “ đánh giá tác động môi trường [DTM]” để mà xác định lưu lượng

Khi có được lưu lượng nước thải phát sinh thì công suất của hệ thống xử lý nước thải chính bằng lượng nước thải này, công ty cần chú ý đến vấn đề mở rộng nhà xưởng trong tương lai để tính toán xây dựng công suất phù hợp. thông thường công suất thiết kế = công suất thực tế * 1,2

Có được công suất xử lý của hệ thống xử lý nước thải thì trả lời câu hỏi 2

  1. Lượng nước thải trong doanh nghiệp mình phát sinh từ những khu vực nào ?

Trả lời câu hỏi này giúp doanh nghiệp thu gom 100% lượng nước thải phát sinh và lựa loại nước thải nào cần xử lý và không cần xử lý

Nước thải cần xử lý :

  • Nước thải phát sinh từ nhà WC, hầm tự hoại sẽ được thu gom và cho thẳng về hệ thống xử lý
  • Nước thải từ căn teen, nhà ăn bắt buộc phải qua bể tách mỡ và song chắn rác trước khi chảy về hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung
  • Nước thải rửa sàn nhà cũng dc thug om về xử lý chung
  • Nước thải lò hơi, nước thải khu vực khác cũng phải thu gom về xử lý

Nước thải không cần xử lý:

  • Nước mưa được quy ước là sạch và không cần xử lý
  • Khi xác định được khu vực phát sinh nước thải, công ty cần phải làm hệ thống đường ống thug om tất cả nước đó về 01 hố thu duy nhất
  • Nước thải sinh hoạt đã được tách riêng với nước mưa chưa ?
  • Theo quy định luật bảo vệ môi trường, nước thải không được đi chung với nước mua ! dù là trước hay sau xử lý.
  • Khu vực dự định xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt chỗ nào ?
  • Xác định được câu trả lời số 2 thì tiếp tuc xác định vị trí xây dựng hệ thống để thug om nước thải cần xử lý về vị trí này, ngoài ra phải biết được diện tích của hệ thống để lựa chọn vị trí cho phù hợp.
  • Hệ thống thoát nước sau xử lý cũng phải được xây dựng trước từ vị trí này
  • Xây dựng nổi trên mặt đất hay chìm dưới mặt đất
  • Nếu doanh nghiệp quyết định tận dụng mặt bằng phía trên hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho mục đích giữ xe, để vật dụng,… thì nên xây âm dưới mặt đất.
  • Hoặc nếu muốn cách ly và dễ quan sát theo dõi hệ thống xử lý thì nên xây nổi trên mặt đất hoăc nữa chìm nữa nổi.
  • Nước sau xử lý thoát ra đâu
  • Câu trả lời này giúp bạn xác định yêu cầu chất lượng nước sau xử lý !
  • Nếu doanh nghiệp của bạn nước sau xử lý thải ra nguồn tiếp nhận là tự nhiên ao hồ sông suối thì bắt buộc là nước sau xử lý phải đạt QCVN 40:2011/BTNMT/Cột A hoặc QCVN 14:2008/BTNMT/Cột A.
  • Ngược lại nước sau xử lý thải ra môi trường tiếp nhận là hệ thống thoát nước chung của thành phố là đạt QCVN 40:2011/BTNMT/Cột b hoặc QCVN 14:2008/BTNMT/Cột b.
  • Sự khác nhau giữa cột A và cột B: Cột A là nước sau xử lý sạch hơn nhiều so với cột B do đó đòi hỏi công nghệ phức tạp hơn và tốn chi phí đầu tư cao hơn
  • Nếu doanh nghiệp nằm trong KCN thì nước sau xử lý sẽ đạt tiêu chuẩn tiếp nhận của KCN đó
  • Ngoài ra nếu doanh nghiệp bạn thuộc tỉnh Bình Dương thì bắc buộc 100% là đạt Cột A.
  • Yêu cầu thiết bị sử dụng trong hệ thống có xuất xứ thế nào
  • Xuất xứ của thiết bị trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt có liên quan mật thiết đến chi phí đầu tư: thông thường các thiết bị có xuất xứ và giá thành, tuổi thọ xếp theo thứ tự giảm dần:

Đức, Ý > Nhật > Hàn Quốc, Đài Loan > Trung Quốc, Việt Nam

Như vậy tùy thuộc vào gói đầu tư của doanh nghiệp mình mà lựa chọn thiết bị cho phù hợp.

  1. Doanh nghiệp mình có cần nghiệm thu với cơ quan nhà nước không ?
  2. Nếu doanh nghiệp mình có ý định xin giấy phép xả thải hoặc cần sự chứng nhận của cơ quan nhà nước thì nên thực hiện mục nghiệm thu với cơ quan nhà nước , ngược lại chỉ cần nghiệm thu nội bộ giữa hai bên là đủ. Vì chi phí nghiệm thu nhà nước tốn khá nhiều tiền thường chiếm 10% tổng giá trị HĐ

Chủ Đề