Cách tra cứu văn bản pháp luật còn hiệu lực

  • Pháp luật
  • Bản tin 113
  • Pháp đình

16/03/2022 | 11:21

LuatVietnam.vn là một trong những website cung cấp dịch vụ tra cứu văn bản lâu năm nhất tại Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những website tiên phong trong việc số hóa các văn bản pháp luật.

LuatVietnam ra đời năm 2000 - thời điểm Internet vừa được du nhập vào Việt Nam. Hơn 20 năm nỗ lực không ngừng trong việc cải tiến, phát triển, LuatVietnam hiện là website lớn cung cấp các tiện ích liên quan đến văn bản pháp luật.

Sở hữu kho dữ liệu khổng lồ với hàng trăm nghìn văn bản pháp luật từ năm 1945 đến nay, LuatVietnam đã và đang áp dụng công nghệ để số hóa đến từng văn bản pháp luật

Thấu hiểu những rủi ro của người dùng khi áp dụng những văn bản pháp luật đã hết hiệu lực hoặc đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế bởi văn bản khác, LuatVietanm đã cung cấp tính năng tra cứu Hiệu lực văn bản. Tính năng này giúp xác định được văn bản có còn giá trị áp dụng ở thời điểm hiện tại hay không?

Tính năng Chỉ dẫn nội dung giúp người dùng biết được các điều, khoản nào trong văn bản được sửa đổi, bổ sung hoặc được hướng dẫn bởi văn bản khác.

Tính năng Nội dung MIX tổng hợp toàn bộ quy định còn hiệu lực áp dụng của một văn bản, dù văn bản đó đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần. Đây là tính năng duy nhất chỉ có ở LuatVietnam.vn.

Đồng thời, với tính năng So sánh văn bản, người dùng của LuatVietnam.vn có thể cùng lúc đối chiếu hai văn bản bị thay thế và thay thế để nắm được sự khác nhau giữa hai quy định cũ và mới…

Tất cả những tính năng này đều được làm từ việc sử dụng bằng công nghệ kết hợp với đội ngũ biên tập viên có chuyên môn về luật.

Từ nền tảng là một trang tra cứu văn bản trực tuyến, LuatVietnam.vn hiện phát triển theo hướng là website cung cấp thông tin pháp luật, cập nhật chính sách mới nhanh chóng và chuẩn xác nhất; truyền tải thông tin đến mọi đối tượng độc giả một cách gần gũi, dễ hiểu.

Tính đến tháng 01/2022, LuatVietnam đã cán mốc 10 triệu người dùng mỗi tháng với hơn 15 triệu lượt xem. Đây là con số ấn tượng với một website về pháp luật tại Việt Nam vì các nội dung liên quan đến lĩnh vực này có thể nói là “khô khan”, kén người đọc.

Với mục tiêu hướng đến đa dạng đối tượng độc giả, LuatVietnam đã không ngừng nỗ lực phát triển nội dung ở nhiều hình thức khác nhau từ các bài viết đến Infographic, video… trên nhiều nền tảng mạng xã hội như Facebook, Youtube, Tiktok… Độc giả có thể nắm bắt thông tin, kiến thức pháp luật nhanh chóng, chuẩn xác trên các kênh mà LuatVietnam cung cấp hoàn toàn miễn phí.

Có nhiều doanh nghiệp, nhà khởi nghiệp hay các cá nhân rất muốn tự tìm hiểu luật trước khi quyết định tìm những nhà tư vấn về luật, hay tự ra quyết định liên quan đến những vấn đề nhỏ.

Tuy nhiên, nếu bạn không phải là dân trong nghề luật, việc tìm hiểu chi tiết và đầy đủ các điều luật tại Việt Nam là khá khó khăn do có quá nhiều văn bản pháp luật cùng một lúc tồn tại. Và còn phức tạp cho bạn hơn nữa, khi mà bạn không chắc văn bản nào, nghị định nào, luật nào còn hiệu lực; mà nếu còn hiệu lực thì liệu có văn bản nào khác hướng dẫn hay bổ sung chúng không. Sau đây Đại Lý Thuế VTAX xin giới thiệu mọi người một cách rất đơn giản và nhanh chóng để tìm hiệu lực và các thông tin khác của một văn bản pháp luật.

Bước 1: Các bạn hãy truy cập vào địa chỉ: //moj.gov.vn/pages/vbpq.aspx

Bước 2: Tại đây bạn sẽ thấy mục tìm kiếm. Hãy lấy ví dụ, bạn muốn tìm hiểu thêm về quy định xử phạt giao thông và bạn tìm thấy được trên mạng có Nghị định 34/2010 của Chính phủ nói về vấn đề này. Bạn hãy gõ lại đúng số hiệu của Nghị định đó, trong trường hợp này số hiệu là: 34/2010/NĐ-CP

Khi ấn vào nút tìm kiếm, có thể sẽ ra nhiều kết quả, nhưng bạn sẽ tìm được đúng văn bản mà bạn đang tìm.

Bước 3: Như hình dưới, bạn sẽ thấy thông tin về trạng thái hiệu lực của văn bản ở cột ngoài cùng bên phải. Trong trường hợp này thì Nghị định 34/2010/NĐ-CP mà bạn đang tìm hiểu đã hết hiệu lực.

Vậy làm sao để tìm được văn bản mới thay thế cho văn bản đã hết hiệu lực này ?

Hãy ấn vào từ “lược đồ” ngay dưới phần tên văn bản tại cột Văn bản

Bước 4: Sau đó, bạn sẽ được đưa tới một trang mới có nhiều ô bảng màu sắc khác nhau. Đây có thể gọi là một bản đồ xung quanh văn bản mà đang tìm [được tô màu xanh, ở giữa]. Tại phần bản đồ này, bạn có thể tìm được tất cả những văn bản pháp luật khác có liên quan đến văn bản mà bạn đang tìm hiểu, kể cả là văn bản thay thế nó. Thông thường, văn bản thay thế sẽ nằm ở bên tay phải của văn bản đang được tìm hiểu.

Bước 5: Hãy ấn vào ô “văn bản thay thế/bãi bỏ/hủy bỏ/đình chỉ” để được đưa tới văn bản thay thế văn bản đã hết hiệu lực. Hãy nhớ kiểm tra xem văn bản thay thế này còn hiệu lực hay không. Trong trường hợp này Nghị định 171/2013/NĐ-CP thay thế cho NĐ 34/2010/NĐ-CP là còn hiệu lực. Ngoài ra, bạn có thể ấn vào chữ “Lược đồ” để xem bản đổ của các văn bản pháp luật khác có liên quan đến văn bản mới này.

Sau khi ấn vào chữ “lược đồ”, ngoài phần văn bản thay thế [nếu có], bạn sẽ thấy các văn bản quan trọng liên quan khác như: văn bản hướng dẫn, văn bản sửa đổi bổ sung, văn bản được hướng dẫn, văn bản căn cứ, v.v…như hình dưới

Chủ Đề