Cách trình bày bài thi toán vào 10 năm 2024

Dưới đây là chia sẻ của thầy giáo dạy Toán học Nguyễn Chí Chung về những "chiến thuật" đạt điểm cao môn Toán thi vào lớp 10.

Thầy giáo dạy Toán học Nguyễn Chí Chung [Ảnh: NVCC].

Chiến thuật tổng quát

Trong thi môn Toán, chiến thuật quan trọng nhất là "dễ trước khó sau, đúng câu dễ mới làm câu khó". Khi nhận đề, các em cần đọc lướt qua một lượt, trong quá trình đọc bắt được ý tưởng lời giải của bài nào thì ghi ngay ra bên cạnh bài đó. Sau đó, bắt tay làm bài từ câu dễ đến câu khó, theo phương châm đúng câu dễ mới sang câu khó.

Lưu ý, sai câu dễ nguy cơ trượt cao, không làm được câu khó vẫn có thể đỗ. Với 2 câu vận dụng cao, chỉ nên dành thời gian tối đa cho mỗi câu 10 phút, thời gian còn lại cần kiểm tra các câu đã làm để đảm bảo đạt điểm tuyệt đối.

Hãy nhớ 3 bước giải bài toán. Tương tự như 3 bước làm một bài văn là mở bài, thân bài, kết luận, 3 bước giải bài toán lần lượt là: điều kiện, giải bài toán, kiểm + kết.

Kỹ năng trình bày: 2Đ - Đúng và Đủ ý

"Đúng" luôn là quan trọng nhất, "Đủ" để không bị trừ điểm lặt vặt. Các em lưu ý, bài làm không viết dài dòng, viết càng dài càng dễ sai. Bên cạnh đó, khi viết dài, việc kiểm tra sẽ mất nhiều thời gian và khó tìm ra lỗi sai.

Kỹ năng kiểm tra: 3K

K1: Làm đến đâu kiểm tra đến đó, nếu sai cần sửa ngay, tránh tình trạng làm xong cả bài mới phát hiện sai, khi đó có lỗi sai rất khó sửa, thường phải bỏ cả bài. Điều này gây mất thời gian và ảnh hưởng không tốt đến tâm lý làm bài.

K2: Xong một bài, tiến hành kiểm tra ngay.

K3: Trước khi nộp, kiểm tra thêm một lần nữa.

Phương pháp kiểm tra là xuôi, ngược và kiểm tra chéo.

Tiết kiệm thời gian:

Ta học 4 năm cấp 2 mà chỉ có 120 phút để thể hiện, nên nếu rèn luyện và áp dụng 2Đ, 3K thường xuyên, các em sẽ tiết kiệm được thời gian, có thời gian kiểm tra lại, có thời gian chinh phục câu khó, tâm lý sẽ tốt hơn.

Tranh thủ khi chờ phát đề, các em có thể xin 2,3 tờ giấy thi và ghi đầy đủ thông tin cần thiết để khi nhận đề có thể làm luôn, không cần xin và ghi lại nữa.

Nháp ý tưởng và trình bày thẳng vào bài thi

Khi có ý tưởng rõ ràng, cần trình thẳng vào bài thi, khi đó các em sẽ tập trung cao độ nên ít sai sót. Tuyệt đối không nên làm ra nháp rồi mới chép vào bài thi, bởi khi nháp thường không cẩn thận, dễ sai sót. Thậm chí, nhiều em khi làm nháp thì đúng, nhưng khi chép vào bài thì lại sai và làm như vậy đương nhiên mất thời gian.

Không bao giờ bỏ cuộc, chiến đấu hết mình đến giây phút cuối cùng

Tinh thần "không bỏ cuộc" có thể giúp các em đạt được tối đa số điểm. Trong khi thi, tuyệt đối không nên nộp bài sớm. Nếu còn thừa thời gian, các em hãy kiểm tra kỹ những câu đã làm được và chinh phục cả câu khó. Cho dù không làm được cả bài khó vẫn có thể làm một phần, vì có ý đúng vẫn được điểm. "Một chút" điểm cũng quý bởi đôi khi nó quyết định đến việc trượt đỗ của ta.

Có sức khỏe là có tất cả.

Thân thể yếu ớt thì tâm không sáng, trí không cao! Ngày thi tới gần, các em đã rèn luyện cả mấy năm trời nên chỉ cần ôn tập nhẹ nhàng, không nên thức khuya quá. Vì có thức thêm vài tiếng cũng không làm thay đổi được cục diện, nếu ốm thì hỏng cả mấy năm rèn luyện!

Thầy tư vấn mỗi ngày nên đầu tư 30 phút thể dục rèn luyện thân thể, nếu có thể đi bơi được thì rất tốt cho sức khỏe, xả stress và tư tưởng sảng khoái, sau đó về ôn tập sẽ năng suất hơn. Có sức khỏe và tâm tưởng thoải mái, khi vào phòng thi, các em sẽ thi đấu với 100%, thậm chí trên 100% phong độ.

Bên cạnh đó, cần ăn uống đầy đủ, trước và khi đi thi không ăn đồ bẩn, dễ đau bụng.

Ôn tập đúng giờ thi để tạo phản xạ làm bài

Để tạo thói quen và phản xạ làm bài tốt nhất, trước kỳ thi, các em nên tập làm đề vào đúng thời gian thi thực. Chuẩn bị giấy thi, đề thi và các vật dụng phục vụ làm bài thi; bấm giờ làm bài nghiêm túc, bắt đầu đúng giờ. Áp dụng đúng những điều 2Đ, 3K đã được nhắc ở trên.

Lưu ý, khi đi thi, cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập [thước, compa, máy tính, ít nhất 3 chiếc bút cùng màu và chai nước trong suốt có nắp chặt để uống trong phòng thi].

Một thân thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái, kiến thức chắc chắn, kỹ năng thành thạo, các em ắt sẽ đăng khoa!

Trong những năm gần đây, do tình hình dịch bệnh mà xu hướng đề thi đã có nhiều sự thay đổi. Trước kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2023 diễn ra ngày một gần, cùng HOCMAI tìm hiểu cấu trúc đề thi vào lớp 10 theo xu hướng ra đề mới nhất. Mục tiêu giúp các bạn học sinh sẵn sàng tâm thế trước khi bước vào kỳ thi chính thức này.

Cấu trúc đề thi tuyển sinh vào lớp 10

Cấu trúc đề thi vào lớp 10 được các Sở GD&ĐT các tỉnh thành xây dựng dựa trên chương trình học chung của Bộ GD&ĐT. Vì vậy, cấu trúc đề thi sẽ có sự khác nhau về hình thức và nội dung. Tuy nhiên, theo dõi các đề thi trong các năm gần đây, có thể nhận thấy một vài điểm chung trong cách thức ra đề tuyển sinh vào lớp 10 tại các tỉnh thành.

Phạm vi kiến thức

Phạm vi kiến thức trong đề thi thường phải đảm bảo bám sát chương trình THCS, đặc biệt chương trình lớp 9 của Bộ GD&ĐT. Theo từng môn thi mỗi Sở GD&ĐT sẽ có những quy định riêng. Mặc dù vậy, cấu trúc đề phải đảm bảo đánh giá và phân loại được học sinh và thường nội dung đề cần có đủ 4 cấp độ nhận thức, bao gồm: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Thời gian làm bài thi theo đó cũng được điều chỉnh sao cho phù hợp với mức độ yêu cầu về kiến thức của đề thi.

Đối với môn thi chuyên, phạm vi kiến thức sẽ trải rộng hơn, yêu cầu thí sinh có khả năng áp dụng nhuần nhuyễn kiến thức cơ bản, kiến thức nâng cao và kiến thức từ trải nghiệm thực tế. Thông thường, bài thi môn chuyên sẽ bao gồm 100% câu hỏi tự luận. Riêng đối với môn Tiếng Anh, ngoài phần bài làm trên giấy, một số tỉnh thành còn áp dụng hình thức thi 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Vì vậy, các bạn học sinh nên chú ý dành thời gian rèn luyện các kỹ năng này trong quá trình ôn tập.

Mức độ khó của đề thi

Về hướng ra đề thi, do trong 2 năm trước, quá trình học của các bạn học sinh bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID nên đề thi có phần “dễ thở” các năm trước. Còn về mức độ khó của đề thi năm 2023 tới đây, theo Sở GD&ĐT Hà Nội, đề thi các môn sẽ gồm các câu hỏi theo yêu cầu chuẩn kiến thức, các bài tập thuộc chương trình THCS hiện hành của Bộ GD&ĐT, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9.

Ngoài ra, theo định hướng của Bộ GD&ĐT, nhằm đảm bảo tập trung kiến thức và đáp ứng yêu cầu phân hóa học sinh, nội dung đề thi sẽ không vào các phần kiến thức giảm tải, tạo điều kiện cho học sinh ôn tập dễ dàng hơn.

Trong cấu trúc đề thi môn Toán, các kiến thức sẽ chủ yếu thuộc chương trình lớp 9, bao gồm 16 chuyên đề ôn thi vào lớp 10 môn Toán, được xây dựng sao cho có thể đánh giá năng lực học tập của các bạn học sinh thông qua bài thi.

Đề thi môn Toán qua mỗi đều có sự thay đổi để thích ứng với điều kiện học cũng như chương trình học của các bạn học sinh. Tuy nhiên, về cơ bản, ma trận kiến thức đề thi vào 10 môn Toán [tự luận] đều được xây dựng nhằm đảm bảo các mục tiêu theo chương trình học như sau.

Các cấu trúc đề thi vào 10 môn Toán

Căn cứ vào đề thi của 63 tỉnh thành, cấu trúc đề thi vào 10 môn Toán có thể được chia thành bốn nhóm như sau:

  • Nhóm 1 [hay nhóm T1]: với các yêu cầu ở mức độ cơ bản, câu hỏi thường cấp nhận biết hoặc thông hiểu
  • Nhóm 2 [hay nhóm T2]: với các yêu cầu ở mức khá, cần năng lực vận dụng tốt
  • Nhóm 3: với các yêu cầu ở mức cao, dành riêng cho học sinh trên địa bàn Hà Nội
  • Nhóm 4: cấu trúc đề theo xu hướng mới, yêu cầu học sinh vận dụng tốt kiến thức đã học vào giải các bài toán thực tế, dành riêng cho học sinh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Nắm trọn kiến thức các môn ôn thi vào 10 đạt 9+ theo chuẩn cấu trúc đề thi

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH HM10 LUYỆN ĐỀ

  • Quét toàn bộ các dạng đề thi vào 10 không chuyên của 63 tỉnh thành.
  • Hướng dẫn giải chi tiết từng dạng bài để đạt điểm cao tối đa.
  • Tổng kết lỗi sai thường gặp, cung cấp chiến thuật làm bài hiệu quả.
  • Phòng luyện gần 10.000 câu hỏi kèm đáp án, lời giải chi tiết.

TÌM HIỂU NGAY

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ hotline 0936585812 để được tư vấn MIỄN PHÍ.

Phân tích các cấu trúc đề thi vào 10 môn Toán

Cấu trúc đề thi vào 10 môn Toán nhóm 2

Cấu trúc đề thi nhóm 2 là cấu trúc được áp dụng phổ biến nhất trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại các tỉnh thành. Dưới đây là hai đề thi minh họa cho cấu trúc đề nhóm T2 tại Thái Bình và Hòa Bình

Phân tích cấu trúc đề tại Thái Bình và Hòa Bình có thể thấy, cấu trúc đề thi nhóm 2 sẽ gồm 5 câu, thời gian làm bài 120 phút. Trong đó:

  • Câu 1: chiếm khoảng 20% tổng điểm, gồm các dạng bài về căn thức, tìm điều kiện xác định, tính giá trị biểu thức,…yêu cầu kiến thức ở cấp thông hiểu, không đánh đố
  • Câu 2: thường chiếm khoảng 20% tổng điểm, gồm các câu hỏi yêu cầu giải phương trình, hệ phương trình, tìm giá trị tham số để thỏa mãn điều kiện
  • Câu 3: có giá trị điểm từ 20 – 30% tổng điểm, thường liên quan đến đồ thị đường thẳng và đồ thị, có thể yêu cầu học sinh giải hệ phương trình bằng cách đặt ẩn phụ, quy về phương trình bậc nhất hai ẩn
  • Câu 4: chiếm khoảng 30% tổng điểm, là bài toán hình gồm nhiều ý nhỏ, sắp xếp theo mức độ từ dễ đến khó. Trong đó ý cuối thường ở cấp độ vận dụng cao nhằm phân loại học sinh
  • Câu 5: chiếm khoảng 5 – 10% tổng điểm, thường ở cấp độ vận dụng cao, yêu cầu chứng minh bất đẳng thức, tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, hoặc giải phương trình nâng cao,..

Cấu trúc đề thi vào 10 môn Toán nhóm 3

Cấu trúc đề thi vào 10 thuộc nhóm 3 là loại cấu trúc chung, được rất nhiều tỉnh thành áp dụng, trong đó có TP. Hà Nội. Do đó, cấu trúc đề thi thuộc nhóm này cũng có những câu hỏi và phổ điểm như cấu trúc đề ở nhóm 2, tuy nhiên mức độ khó sẽ được nâng lên. Dưới đây là đề thi minh họa cho cấu trúc đề thi tại Hà Nội để các bạn học sinh tham khảo.

Cấu trúc đề thi vào 10 môn Toán nhóm 4

Cấu trúc đề thi nhóm 4 là cấu trúc được xây dựng riêng dành cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại TP.HCM. Cấu trúc đề thi không đơn thuần như các nhóm 1,2,3. Vậy nên nếu học sinh không có nền tảng kiến thức tốt thì rất khó để lấy điểm từ 8 trở lên. Đề thi gồm 8 câu hỏi với thời gian làm bài 120 phút. Trong đó:

  • Câu 1 – 2: yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức giải phương trình, đồ thị đường thẳng, parabol
  • Câu 3 – 7: gồm nhiều bài toán thực tế, yêu cầu học sinh vận dụng nhiều phần kiến thức để giải toán
  • Câu 8: thường bài toán hình, vận dụng kiến thức đường tròn và tứ giác nội tiếp quen thuộc

Đối với cấu trúc đề nhóm 4, học sinh có thể giải quyết từ câu 1 đến câu 4 tương đối nhẹ nhàng. Tuy nhiên, từ câu 5 mức độ khó sẽ tăng dần và phân hoá điểm rõ nhất ở câu 7 và 8. Dưới đây là đề thi minh họa cho cấu trúc đề thi nhóm 4 tại TP.HCM để các bạn học sinh tham khảo.

*Tham khảo thêm: Đề thi toán vào 10

Nắm trọn bí quyết đạt 9+ thi Toán vào 10

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH HM10 LUYỆN ĐỀ

  • Quét toàn bộ các dạng đề thi vào 10 không chuyên của 63 tỉnh thành.
  • Hướng dẫn giải chi tiết từng dạng bài để đạt điểm cao tối đa.
  • Tổng kết lỗi sai thường gặp, cung cấp chiến thuật làm bài hiệu quả.
  • Phòng luyện gần 10.000 câu hỏi kèm đáp án, lời giải chi tiết.

TÌM HIỂU NGAY

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ hotline 0936585812 để được tư vấn MIỄN PHÍ.

Cấu trúc đề thi vào 10 môn Toán TP.HCM năm học 2023-2024

Sở GD&ĐT TP.HCM công bố môn Toán cũng có thời gian 120 phút, đề thi giữ nguyên cấu trúc với 70% câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu; 30% câu hỏi vận dụng, vận dụng cao.

Đề thi môn Toán dự kiến bao gồm 8 câu hỏi, trong đó có 7 câu là kiến thức cơ bản với nội dung về đồ thị, định lý Viet, điều kiện có nghiệm của phương trình, vận dụng kiến thức đã học giải bài toán thực tế. Câu hỏi còn lại là bài toán về hình học phẳng, gồm ba bài toán nhỏ.

Cấu trúc đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn

Đối với môn Ngữ Văn, cấu trúc đề thi cũng đảm bảo bám sát chương trình THCS của Bộ GD&ĐT. Nhìn chung, cấu trúc đề sẽ bao gồm 3 phần: Đọc hiểu [3 điểm], Nghị luận xã hội [3 điểm] và Nghị luận văn học [4 điểm] với tổng thời gian làm bài là 120 phút; được phân theo cấp độ nhận thức từ nhận biết đến vận dụng cao.

Nhận biết

Các câu hỏi thuộc cấp độ nhận biết thường chiếm từ 30 đến 50% tổng điểm bài thi. Các dạng bài trong cấp độ này bao gồm: Xác định phương thức biểu đạt; Phân loại từ theo cấu tạo từ; Tìm từ láy; Tìm từ ngữ, hình ảnh có trong văn bản cho trước; Tìm thành ngữ; Xác định thành phần câu, Phép liên kết câu/ đoạn văn. Có thể thấy, ở mức độ nhận biết, các dạng bài phần lớn thuộc kiến thức phần Tiếng Việt, chỉ cần nắm chắc kiến thức cơ bản có thể làm được phần này dễ dàng.

Thông hiểu

Các câu hỏi thuộc cấp độ nhận biết thường chiếm từ 12 đến 16% tổng điểm bài thi. Dạng bài thuộc cấp độ thông hiểu sẽ yêu cầu học sinh có khả năng phân tích và tư duy cơ bản, thường là các câu hỏi yêu cầu phân tích cấu tạo ngữ pháp, biện pháp tu từ. Những câu hỏi thông hiểu nằm chủ yếu ở phần Đọc hiểu, các bạn học sinh nên lưu ý phần kiến thức liên quan để tránh mất điểm phần này.

Vận dụng cao

Ở phần vận dụng cao, đề thi sẽ yêu cầu các bạn học sinh viết đoạn văn nghị luận xã hội và bài văn nghị luận văn học để đánh giá khả năng áp dụng kiến thức đã học vào làm văn. Đối với nghị luận xã hội, đề có thể yêu cầu viết đoạn văn hoặc bài văn ngắn, phân tích và chứng minh luận điểm, đồng thời rút ra bài học cho bản thân trong thực tế. Đối với bài nghị luận văn học, đề sẽ yêu cầu phân tích ngữ liệu thuộc SGK, vận dụng các kiến thức liên quan đến phép tu từ trong văn học để làm rõ cái hay cái đẹp của tác phẩm.

Dưới đây là ma trận thi vào 10 môn Ngữ Văn tỉnh Nam Định 2022, các bạn học sinh có thể tham khảo qua.

Câu Nội dung Cấp độ nhận thức Chương trình Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng caoNgữ văn 9 [chủ yếu] I. Tiếng Việt [8 câu trắc nghiệm] Tiếng Việt – Phân loại và cấu tạo từ.

– Phép liên kết câu/ đoạn văn.

– Thành ngữ.

– Biện pháp tu từ.

– Thành phần câu.

– Phương châm hội thoại.

II. Đọc hiểu văn bản

II.1

Đọc- hiểu x

[Tiếng Việt: phương thức biểu đạt]

II.2 Đọc- hiểu x

[Nội dung được đề cập trong văn bản]

II.3 Đọc- hiểu x

[Trình bày quan điểm cá nhân về một nhận định/quan niệm.]

III. Tập làm văn

III.1

NLXH x

[Viết đoạn văn nghị luận xã hội [10-15 câu] bàn về một vấn đề được rút ra từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu]

III.2 NLVH x

[Phân tích/ Cảm nhận về một vấn đề được thể hiện trong một đoạn ngữ liệu/ tác phẩm. Ngữ liệu được trích từ một văn bản văn học nằm trong chương trình Ngữ văn 9]

* Tham khảo thêm: Đề thi vào 10 môn Ngữ văn

Cấu trúc đề thi vào 10 môn Ngữ Văn TP.HCM năm học 2023-2024

SỞ GD&ĐT TP.HCM công bố môn thi Ngữ văn có thời gian làm bài 120 phút với 3 phần: Đọc hiểu [3 điểm], Nghị luận xã hội [3 điểm] và Nghị luận văn học [4 điểm].

Phần Đọc hiểu: các văn bản được chọn có thể là văn bản nghị luận, văn bản thông tin, văn bản văn học, văn bản khoa học…

Các câu hỏi được tổ chức theo các mức độ tư duy từ dễ đến khó, từ mức độ nhận biết, thông hiểu đến phân tích, suy luận và đánh giá, vận dụng. Trong các câu hỏi đọc hiểu có 1 câu hỏi về Tiếng Việt.

Phần Nghị luận xã hội: yêu cầu thí sinh viết bài văn ngắn khoảng 500 chữ. Cấu trúc bài viết phải đủ 3 phần gồm mở bài, thân bài, kết bài. Khi bàn luận vấn đề, thí sinh cần đúc rút được bài học nhận thức và hành động cho bản thân.

Phần Nghị luận văn học: thí sinh sẽ có 2 lựa chọn để làm bài.

Với lựa chọn 1, thí sinh tự chọn một tác phẩm thuộc chủ đề, cảm nhận tác phẩm và chỉ ra ảnh hưởng, tác động của tác phẩm đối với bản thân mình hoặc liên hệ đến tác phẩm khác, liên hệ thực tế cuộc sống để rút ra một vấn đề văn học hoặc cuộc sống.

Với lựa chọn 2, đề thi đặt ra một tình huống cụ thể, yêu cầu thí sinh sử dụng kiến thức, sự trải nghiệm trong quá trình đọc để giải quyết tình huống đó.

Phần nghị luận văn học yêu cầu thí sinh rèn luyện kỹ năng phân tích, cảm nhận tác phẩm văn học theo thể loại thơ, truyện; nắm vững kỹ năng viết bài văn nghị luận văn học. Học sinh cần đọc thêm các tác phẩm ngoài sách giáo khoa có cùng chủ đề và dùng kiến thức, trải nghiệm đọc tác phẩm để giải quyết một tình huống cụ thể.

Cấu trúc đề thi vào lớp 10 môn Tiếng Anh

Cấu trúc đề thi vào lớp 10 môn Tiếng Anh khối không chuyên

Tương tự như môn Toán và Ngữ Văn thi vào 10, cấu trúc đề thi Tiếng Anh cũng được chia thành 2 phần trắc nghiệm và tự luận với tỷ lệ khác nhau tại các tỉnh thành khác nhau. Điểm chung của đề thi là gồm rất nhiều câu hỏi đa dạng, phạm vi thuộc nội dung bài học trong chương trình tiếng anh cấp THCS, đặc biệt là chương trình SGK lớp 9.

Trong đó, phần trắc nghiệm thường chiếm phần lớn số điểm bài thi [khoảng 70%]. Với câu hỏi trắc nghiệm, hình thức phổ biến nhất là chọn đáp án đúng trong các đáp án cho trước. Thí sinh sẽ làm bài bằng cách khoanh tròn vào đề thi hoặc tô bút chì vào câu trả lời trong giấy đáp án. Các dạng bài đặc trưng trong phần trắc nghiệm có thể kể đến như: bài về ngữ âm, tìm lỗi sai, hoàn thành đoạn hội thoại, giao tiếp, đọc hiểu nội dung cho trước để trả lời câu hỏi.

Mặt khác, phần tự luận thường chiếm ít hơn [khoảng 30% tổng điểm bài thi], chủ yếu xoay quanh 2 dạng bài tập: Sắp xếp từ/cụm từ thành câu hoàn chỉnh và viết lại câu cùng dựa theo các từ hoặc cụm từ gợi ý.

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH HM10 LUYỆN ĐỀ

  • Quét toàn bộ các dạng đề thi vào 10 không chuyên của 63 tỉnh thành.
  • Hướng dẫn giải chi tiết từng dạng bài để đạt điểm cao tối đa.
  • Tổng kết lỗi sai thường gặp, cung cấp chiến thuật làm bài hiệu quả.
  • Phòng luyện gần 10.000 câu hỏi kèm đáp án, lời giải chi tiết.

TÌM HIỂU NGAY

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ hotline 0936585812 để được tư vấn MIỄN PHÍ.

Tham khảo đề thi vào 10 môn Tiếng Anh TPHCM 2022 dưới đây:

Cấu trúc đề thi vào 10 môn Tiếng Anh TP.HCM năm học 2023-2024

Sở GD&ĐT TP.HCM công bố môn Tiếng Anh có lượng thời gian làm bài 90 phút với tổng 40 câu hỏi trắc nghiệm. Đề thi môn Tiếng Anh có 10-15% câu hỏi mức độ nâng cao mục đích phân hóa thí sinh.

Nội dung đề thi gồm các chủ điểm ngữ pháp, từ vựng chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9. Tuy nhiên, đề thi không quá chú trọng về ngữ pháp, mà nghiêng về phần từ vựng, vận dụng và kỹ năng.

Cấu trúc đề thi vào lớp 10 môn Tiếng Anh khối chuyên

Riêng với các thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 khối chuyên tại Hà Nội, đề thi sẽ yêu cầu đáp ứng đủ 4 kỹ năng về: nghe hiểu, ngữ âm, ngữ pháp – từ vựng, đọc hiểu

  1. Phần Nghe hiểu [2 điểm]: yêu cầu thí sinh nghe và điền vào chỗ trống trong đoạn văn hay hội thoại các từ thích hợp. Có tổng cộng 10 câu trong phần này và thí sinh sẽ được nghe 2 lần
  2. Phần Ngữ âm [0,5 điểm]: yêu cầu thí sinh có kiến thức về cách phát âm đúng trọng âm của từ để chọn ra những từ có phát âm đặc biệt
  3. Phần Ngữ pháp và từ vựng [3 điểm]: yêu cầu thí sinh chọn 1 trong các đáp án đã cho để hoàn thành câu. Ngoài ra sẽ có câu hỏi kiểm tra kiến thức về cấu tạo từ, điền loại từ tương ứng dựa trên từ gốc.
  4. Phần Đọc hiểu văn bản [2,5 điểm]: bao gồm các đoạn văn ngắn có khuyết các từ, yêu cầu học sinh chọn đáp án để điền vào chỗ còn thiếu đó.
  5. Phần Viết [2 điểm]: yêu cầu học sinh viết lại câu đồng nghĩa dựa trên các từ hay cụm từ gợi ý. Thêm vào đó, học sinh sẽ phải viết một bài luận từ 200 – 250 từ về một vấn đề cho trước.

* Tham khảo thêm: Đề thi vào 10 môn Tiếng Anh

Bài viết trên HOCMAI đã chia sẻ đến các bạn thông tin về Cấu trúc đề thi vào lớp 10 theo xu hướng ra đề mới nhất và tổng hợp dạng bài phổ biến nhất trong cấu trúc đề thi các môn. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp các bạn học sinh lên kế hoạch ôn tập hợp lý để đạt kết quả thi tốt nhất! Chúc các bạn có một kỳ thi thật thành công!

Chủ Đề