Cách viết bài thu hoạch của học sinh

Mục lục

  1. I. Phương án viết bài thu hoạch môn học
  2. II. Cách viết bài thu hoạch môn học mới nhất
  3. III. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS4 Phương pháp và kỹ thuật thu thập, xử lý thông tin về môi trường giáo dục THCS

Viết bài thu hoạch môn học là một trong những công việc mà hầu hết các học viên bắt buộc phải thực hiện trong quá trình học tập tại bất kỳ trường học, khóa học nào

Cách viết bài thu hoạch của học sinh

Để làm tốt bài thu hoạch môn học của mình, bạn cần phải nắm được các yêu cầu cơ bản vềcách viết bài thu hoạch môn họcmới nhất.

Đây có thể coi là một nghiên cứu khoa học nhỏ. Do đó, một bài thu hoạch cần đạt được tính khoa học, tính khách quan, tính thực tiễn và có khả năng ứng dụng cao. Sau khi nhận được chủ đề bài thu hoạch từ giáo viên, học viên cần xác định rõ các mục tiêu và nhiệm vụ cần giải quyết theo yêu cầu bài thu hoạch để chọn ý tưởng, tìm kiếm tài liệu, địa bàn đi thực tế và định hướng viết bài.

I. Phương án viết bài thu hoạch môn học

Thứ nhất: Chọn ý tưởng cho bài thu hoạch

Đây là một công việc tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất quan trọng và cần thiết đối với bất kỳ một bài thu hoạch nào. Vì ý tưởng của bài thu hoạch sẽ quyết định sự hấp dẫn, cũng như thể hiện được sự hiểu biết của học viên sau khi tiếp thu được những kiến thức thầy cô đã truyền đạt từ mỗi môn học.

Vậy ý tưởng là gì? Và chúng ta sẽ lấy ý tưởng ấy từ đâu?

Ý tưởng chính là những suy nghĩ, những trăn trở của người viết về vấn đề mà mình định chọn viết; song ý tưởng ấy cần có tính thực tiễn, gắn với hiện thực cuộc sống. Ý tưởng có thể xuất phát từ chính bản thân mỗi người, từ gợi ý của thầy cô, bạn bè, người thâm, từ sự vật hiện tượng xung quanh có liên quan đến môn học cần viết bài thu hoạch.

Thứ 2: Chọn địa bàn đi thực tế

Tùy theo yêu cầu của nhà trường, giáo viên mà kết thúc khóa học, học viên cần đi thực tế hay không. Đối với những nơi không cần đi thực tế, học viên hoàn toàn có thể viết thu hoạch dựa trên câu hỏi mà nhà trường và giáo viên giao cho. Còn đối với những khóa học phải đi thực tế thì bạn phải chọn địa bàn đi thực tế, và việc chọn địa bàn thực tế cũng cần đảm bảo các tiêu chí sau:

Phù hợp với nội dung bài thu hoạch

Địa bàn phù hợp với nơi ở và phương tiện đi lại của học viên

Có sự liên hệ trước với địa phương, nơi bạn sẽ đến thực tế để đảm bảo được tạo điều kiện tốt nhất trong quá trình thực tế.

Đi thực tế, bạn cần trả lời các câu hỏi sau:

+ Nên và cần thu thập những thông tin gì? Từ đó, bạn sẽ xác định cho mình những điểm cốt lõi trong chuyến đi thực tế, tránh lan man và rơi vào những vấn đề không liên quan đến quá trình học.

+ Những thông tin ấy sẽ giúp gì cho bài thu hoạch của mình? Bạn sẽ hệ thống được thông tin mình có để tạo nên bài thu hoạch có điểm nhấn, tạo ấn tượng cho người chấm điểm.

Thứ 3: Tìm kiếm tài liệu

Hiện nay chúng ta có thể tìm kiếm tài liệu viết bài thu hoạch bằng nhiều kênh thông tin khác nhau:

Tài liệu từ địa phương nơi bạn đi thực tế.

Tài liệu được trang bị ở học phần có bài thu hoạch.

Tài liệu từ thư viện.

Tài liệu từ Internet

Lựa chọn thông tin và cách chia sẻ từ bạn bè, người thân.

II. Cách viết bài thu hoạch môn học mới nhất

Chọn thời gian: Phù hợp với bản thân và yêu cầu của bài thu hoạch, tốt nhất bạn nên hoàn thành bài thu hoạch ngay sau khi đi thực tế hoặc ngay sau khi hoàn thành khóa học để đảm bảo những thông tin, kiến thức còn mới và được vận dụng trong bài viết.

Chọn không gian viết: Yên tĩnh

Cách viết:

Gần giống như khi bạn viết một bài tập làm văn, điều đầu tiên bạn phải lên dàn ý cho bài thu hoạch để gạch ra được những ý chính, tránh lan man, dài dòng và lặp lại vấn đề. Để xây dựng được dàn ý, bạn cần trả lời ba câu hỏi: Tại sao? như thế nào? và ý nghĩa của vấn đề đó được áp dụng trong thực tiễn?.

Dàn ý sẽ được chia nhỏ thành các luận điểm chính, mỗi luận điểm chính sẽ được chia ra các nhánh nhỏ để làm rõ về luận điểm chính. Đối với mỗi luận điểm chính bạn sẽ chọn lọc những tài liệu phù hợp mà bạn đã tìm kiếm trong quá trình thực tế, tìm hiểu; đồng thời tại mỗi luận điểm, bạn nên kết hợp với cách đặt và dẫn dắt vấn đề khác nhau để mỗi luận điểm có sức thuyết phục cao.

Sau khi vạch ra được các ý chính, các bạn cũng cần phân bổ thời gian cho mỗi luận điểm để tránh lan man, dài dòng, gây khó hiểu cho người đọc. Dành nhiều thời gian hơn cho vấn đề trọng tâm và ít thời gian cho những vấn đề phụ trợ. Từ dàn ý, chúng ta có thể phát triển thành một bài thu hoạch hoàn chỉnh.

Trong mỗi bài thu hoạch, phần liên hệ bản thân vô cùng quan trọng, phần lớn giáo viên đánh giá cao bài thu hoạch của bạn hay không dựa trên phần liên hệ bản thân. Vậy bạn nhớ tập trung, chau chuốt cho phần liên hệ bản thân của mình nhé. Vận dụng những kiến thức đã học, nhưng hình ảnh, kinh nghiệm thực tế mà bạn đã được trải nghiệm để liên hệ với bản thân mình. Liên hệ đúng trọng tâm, tránh lạc đề. Nên nhớ trong phần liên hệ nên nói về việc những kiến thức môn học, quá trình thực tế đã mang lại cho bản thân những cảm xúc gì, nó mang lại lợi ích, trang bị gì cho bạn trong công việc cũng như cuộc sống,..

Ngoài ra, các bạn cũng cần lưu ý đến cách hành văn và trình bày văn bản:

+ Phải xác định rõ: văn viết khác với văn nói; ở chỗ: văn viết cần diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu, ngôn ngữ giản dị, trong sáng, giàu sức biểu cảm; tránh lối nói: thì, là, mà, chú ý cách diễn đạt, cách đặt câu hỏi, mở rộng và nâng cao vấn đề một cách lôgic, khéo léo.

+ Cách trình bày văn bản: Khoa học, hợp lý. Lưu ý cách căn lề, lỗi chính tả, đưa hình ảnh phù hợp để bài thu hoạch thêm sinh động, hấp dẫn.

III. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS4 Phương pháp và kỹ thuật thu thập, xử lý thông tin về môi trường giáo dục THCS

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc

BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Module THCS4: Phương pháp và kỹ thuật thu thập, xử lý thông tin về môi trường giáo dục THCS

Năm học: ..

Họ và tên: ..

Đơn vị: .

1. Khái quát về môi trường giáo dục:

1.1. Khái niệm môi trường.

Môi trường là toàn bộ các yếu tố tự nhiên và xã hội hiện hữu ảnh hưởng lớn đến đời sống và nhân cách con người. Môi trường bao quanh con người gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên gồm khí hậu, đất nước, sinh thái và môi trường xã hội là các điều kiện về kinh tế, chính trị, văn hoá

1.2. Khái niệm môi trường giáo dục:

Môi trường giáo dục THCS là hệ thống các điều kiện, hoàn cảnh, các yếu tố bên ngoài và bên trong có ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh THCS.

Môi trường giáo dục có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh nói chung, học sinh THCS nói riêng. Trong quá trình giáo dục, muốn tạo được những tác động tích cực từ môi trường đến việc học tập và rèn luyện đạo đức cho học sinh thi điều kiện tìên quyết đòi hỏi mọi giáo viên cần có những hiểu biết và có kĩ năng sử dụng các phương pháp, kĩ thuật thu thập, xứ lí thông tin về môi trường giáo dục. Module THCS 4 được xây dụng nhằm giúp giáo viên từ các trường THCS có thể đáp ứng được những yêu cầu đó trong công tác giáo dục học sinh.

1.3. Vai trò của môi trường giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh Trung học cơ sở.

Khi nói tới vai trò của môi trường giáo dụcTHCS đối với sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh ở cấp học này chủ yếu là muốn nói tới môi trường xã hội.

Môi trường xã hội đuợc phân thành môi trường lớn và môi trường nhỏ:

  • Môi trường lớn (môi trường vĩ mô), đuợc đặc trưng bởi các yếu tổ như: chính trị, kinh tế, các quan hệ sản xuất.
  • Môi trường nhỏ (môi trường vĩ mô): là một bộ phận của môi trường lớn, trực tiếp bao quanh học sinh THCS như: gia đình, họ hàng, làng xóm, nhà trường, bạn bè

Tác động của môi trường đối với sự phát triển của cá nhân là vô cùng mạnh mẽ và phức tạp, có thể rất tốt hoặc rất xấu, có thể cùng chiều hay ngược chiều, chủ yếu là con đường tự phát. Nó có mức độ ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực như thế nào, có được chấp nhận hay không trong quá trình phát triển nhân cách tùy thuộc phần lớn vào trình độ được giáo dục, đó là ý thức, niềm tin, quan điểm, ý chí và xu hướng, năng lực hoạt động, giao lưu góp phần cải biến môi trường của cá nhân. Chính vì vậy, C. Mác đã khẳng định: Hoàn cảnh sáng tạo ra con người, trong một mức độ con người lại sáng tạo ra hoàn cảnh.

Con người luôn luôn là một chủ thể cỏ ý thức, tùy theo lứa tuổi và trình độ được giáo dục chứ không hoàn toàn bị động bởi những tác động xấu của môi trường làm biến đổi nhân cách tốt đẹp của mình. Ca dao, tục ngữ cũng đã từng ngợi ca về những con người có khi phải sống trong một môi trường, hoàn cảnh thấp kém nhưng phẩm chất, nhân cách vẫn không hề hoen ố: Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

1.4. Vai trò của môi trường giáo dục đối với việc học tập, rèn luyện của học sinh Trung học cơ sở.

Gia đình là môi trường sống đầu tiên của học sinh, đó là nơi sinh ra, nuôi dưỡng và giáo dục các em và cha mẹ là những nhà giáo dục đầu tiên. Nếp sống gia đình, mối quan hệ tình cảm của các thành viên, trình độ văn hóa, sự gương mẫu và phương pháp giáo dục của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển tâm lí, ý thức, hành vi của học sinh THCS.

Nhà trường với sứ mệnh kép là đảm bảo truyền thụ kiến thức và giáo dục học sinh như là yếu tố môi trường bên ngoài có ảnh hưởng to lớn đến việc học tập, rèn luyện của học sinh THCS. Cụ thể, nhà trường là nơi tổ chức các hoạt động dạy học nhằm giúp các em chiếm lĩnh hệ thống kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo một cách hệ thống, là nơi giáo dục các phẩm chất đạo đức của nhân cách cho các em. Nhà trường giúp cho người học tự chủ và đào tạo người học trở thành một công dân có trách nhiệm đối với gia đình, cộng đồng, xã hội.

Xã hội, với các truyền thống, giá trị, định hướng kinh tế chính trị và tôn giáo có ảnh hưởng gián tiếp tới việc dạy học và giáo dục học sinh nói chung, học sinh THCS nói riêng. Môi trường xã hội có ảnh hưởng tới quá trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh THCS thường qua hai hình thức là tự giác và tự phát. Những ảnh hưởng tự phát bao gồm các yếu tố tích cực và tiêu cực của đời sống xã hội vô cùng phức tạp do cá nhân tự lựa chọn theo nhu cầu, hứng thú, trình độ giáo dục của mình. Những ảnh hưởng tự giác là những tổ hợp tác động trực tiếp hay gián tiếp có hướng đích, có nội dung, có phương pháp, bằng nhiều hình thức của các tổ chức, cơ quan, đoàn thể xã hội.

Tập thể và phương pháp tổ chức hoạt động của tập thể học sinh THCS như Đoàn Thanh niên có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển nhân cách các em. Tập thể với tư cách là cộng đồng đặc biệt được tổ chức ở trình độ cao, có tôn chỉ mục đích, nội dung họat động, có kỉ luật, tạo điều kiện tốt cho học sinh THCS sống, hoạt động và giao lưu. Giáo dục hiện đại rất coi trọng giáo dục tập thể, coi tập thể là môi trường để các em được giao lưu, tương tác, hợp tác; là phương tiện để giáo dục học sinh THCS.

Các nhóm bạn bè cỏ ảnh hưởng hàng ngày, hàng giờ đến học sinh THCS, trong đó có nhóm bạn bè chính thức và không chính thức. Các nhóm bạn bè này có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến các thành viên trong nhóm trong quá trình học tập, sinh sống.

Tóm lại, môi trường giáo dục có tác động quan trọng tới sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh THCS. Cụ thể, môi trường góp phần tạo nên mục đích, động cơ, cung cấp phương tiện cho hoạt động và giao tiếp của học sinh, nhờ đó mà mỗi học sinh THCS chiếm lĩnh đuợc những tri thức, kĩ năng, kỉ xảo, thái độ, hành vi và thói quen tốt đẹp trong học tập và cuộc sổng.

Phải đánh giá đúng vai trò của môi trường giáo dục đổi với việc học tập, rèn luyện của học sinh THCS. Phải tổ chức cho học sinh tích cực tham gia vào việc cải tạo và xây dựng môi trường theo những yêu cầu của xã hội.

Bài thu hoạch chính là kết quả đánh giá quá trình học tập, quá trình đi thực tế của bạn có tốt hay không. Do vậy, bạn nên chuẩn bị cho mình những kiến thức cơ bản vềcách viết bài thu hoạchhoàn chỉnh. Việc học tập của con người là mãi mãi, vì vậy việc trang bị kiến thức về cách viết bài là vô cùng quan trọng phải không nào? Chúc các bạn có những bài thu hoạch hay và hoàn chỉnh!