Cách viết đơn xin cấp lại giấy ra viện

Quý bệnh nhân khi có nhu cầu cấp lại các giấy tờ đã được cấp tại Bệnh viện Sản-Nhi Cà Mau như Giấy chứng sinh, Giấy ra viện, GIấy chứng nhận phẫu thuật xin vui lòng xem qua quy trình cấp lại các giấy tờ trên trong ảnh sau:

Để thuận lợi cho quá trình cấp lại các giấy tờ quý bệnh nhân có thể tải các mẫu đơn đề nghị cấp lại và các đơn đề nghị xác nhận thông tin [trong trường hợp có sửa chữa thông tin đã khai trong giấy tờ trước] tại đây [bấm vào tên loại giấy tờ].

1. Cấp lại giấy chứng sinh: 

* Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng sinh file words

Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng sinh file pdf

+ Đơn xác nhận thay đổi thông tin [họ tên, năm sinh, địa chỉ] để cấp lại giấy chứng sinh [file words]

+ Đơn xác nhận thay đổi thông tin [họ tên, năm sinh, địa chỉ] để cấp lại giấy chứng sinh [file pdf]

2. Cấp lại giấy ra viện

* Đơn đề nghị cấp lại giấy ra viện [file words]

* Đơn đề nghị cấp lại giấy ra viện [file pdf]

3. Cấp lại chứng nhận phẫu thuật

* Đơn đề nghị cấp lại chứng nhận phẫu thuật [file words]

* Đơn đề nghị cấp lại chứng nhận phẫu thuật [file pdf]

Quý bệnh nhân có thể điền trước và ký xác nhận tại địa phương [nếu cần thiết].

Nếu cần thêm chi tiết xin vui lòng gọi số điện thoại Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Sản-Nhi Cà Mau: 0290 3 567 585 trong giờ hành chánh.

Giấy ra viện là căn cứ quan trọng để cơ quan bảo hiểm xã hội [BHXH] giải quyết chế độ cho người lao động. Trường hợp giấy ra viện bị sai thông tin, người lao động cần làm gì để được giải quyết quyền lợi?


Giấy ra viện bị sai thông tin, xin cấp lại được không?

Căn cứ khoản 5 Điều 26 Thông tư 56/2017/TT-BYT, giấy ra viện đã cấp mà có sai sót thông tin sẽ được cơ sở khám, chữa bệnh cấp lại hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung. Cụ thể:

- Cấp lại nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Bị mất, bị hỏng.

+ Người ký giấy ra viện không đúng thẩm quyền.

+ Việc đóng dấu trên giấy ra viện không đúng quy định.

+ Có sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện.

Giấy ra viện được cấp lại sẽ được đóng dấu “Cấp lại”.

- Bổ sung, sửa đổi nội dung trong trường hợp có sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện.

Phần nội dung bổ sung, sửa đổi của giấy ra viện phải được đóng dấu treo của cơ sở khám, chữa bệnh [dấu đã đăng ký với cơ quan BHXH] có thẩm quyền.

Cũng theo khoản 5 Điều 26 Thông tư 56, cơ sở khám, chữa bệnh nơi đã cấp giấy ra viện lúc đầu cũng chính là cơ quan có thẩm quyền cấp lại giấy ra viện cho người bệnh.

Như vậy, khi có sai sót về thông tin ghi trên giấy ra viện, người lao động hoàn toàn có thể quay lại bệnh viện nơi mình đã điều trị để xin cấp lại giấy ra viện.


Thủ tục xin cấp lại giấy ra viện thực hiện thế nào?

Hiện nay, Thông tư 56 chỉ quy định về thẩm quyền cấp lại giấy ra viện chứ không hướng dẫn thống nhất về thủ tục này.

Trên thực tế, mỗi cơ sở khám, chữa bệnh lại có những quy định riêng về thủ tục cấp lại giấy ra viện. Nội dung hướng dẫn thủ tục này sẽ được niêm yết công khai hoặc do nhân viên bệnh viện hướng dẫn chi tiết đến người bệnh.

Tuy vậy, quy trình cấp lại giấy ra viện ở các cơ sở khám, chữa bệnh cũng có những điểm chung nhất định. Để xin cấp lại giấy ra viện, người bệnh có thể tham khảo các bước sau đây:

Bước 1: Người bệnh nộp hồ sơ yêu cầu cấp lại giấy ra viện cho bộ phận tiếp dân của Phòng Kế hoạch tổng hợp tại cơ sở khám, chữa bệnh.

Hồ sơ cần chuẩn bị:

- Đơn xin cấp lại giấy ra viện [theo mẫu sẵn của cơ sở khám, chữa bệnh hoặc tự chuẩn bị].

- Xuất trình giấy tờ tùy thân có ảnh: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, giấy phép lái xe,…

- Bản photo giấy ra viện đã cấp [nếu có].

Bước 2: Người bệnh nộp lệ phí cấp lại giấy ra viện.

Tùy cơ sở khám, chữa bệnh mà mức phí áp dụng sẽ khác nhau. Phí cấp lại giấy ra viện thường dao động từ 50.000 - 100.000 đồng/bản.

Bước 3: Nhận giấy hẹn cấp lại giấy ra viện.

Thời gian hẹn cấp lại giấy ra viện là khoảng 02 - 03 ngày kể từ ngày cơ sở khám, chữa bệnh tiếp nhận đủ giấy tờ hợp lệ.

Bước 4: Đến nhận giấy ra viện cấp lại.

Sau khi có được giấy ra viện đúng thông tin, người lao động cần nộp lại cho doanh nghiệp để nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ hưởng chế độ BHXH.

Chỉ cấp lại Giấy chứng sinh; Giấy ra viện; Giấy nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội; Giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai; Giấy chứng nhận phẫu thuật; Giấy chứng nhận thủ thuật; Tóm tắt hồ sơ bệnh án trong các trường hợp sau đây:

  • Bị mất, bị hỏng;
  • Người ký các giấy chứng nhận không đúng thẩm quyền;
  • Việc đóng dấu trên các giấy chứng nhận không đúng quy định;
  • Có sai sót về thông tin được ghi trên Giấy chứng sinh; Giấy ra viện; Giấy nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội; Giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai; Giấy chứng nhận phẫu thuật ; Giấy chứng nhận thủ thuật; Tóm tắt hồ sơ bệnh án.

Trường hợp có nhu cầu cấp lại các giấy tờ khác liên quan đến quá trình khám chữa bệnh như: các kết quả cận lâm sàng [xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng]; bảng kê chi phí khám chữa bệnh;… vì mục đích cung cấp lại thông tin [không đóng dấu bệnh viện, không có giá trị pháp lý] do mất/thất lạc vẫn phải tuân thủ quy trình này.

Danh mục các giấy tờ cần chuẩn bị trong hồ sơ cấp lại

STTCác giấy tGhi chú1Đơn xin cấp lại Giấy chứng sinh

Đơn xin cấp lại các giấy tờ liên quan đến quá trình khám chữa bệnh

BM.QĐ.HT-08.01 [tải và in mẫu tại đây]

BM.QĐ.HT-08.02 [tải và in mẫu tại đây]

2Giấy cũ đã được cấpĐể đối chiếu [trừ trường hợp mất]3Chứng minh thư/Thẻ căn cước công dân của người đến xin cấp lạiBản chính [đối chiếu] và bản sao có công chứng [lưu vào hồ sơ]4Giấy ủy quyền có xác nhận của UBND xã/phường nơi cư trú hoặc các loại giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân [Giấy khai sinh, Giấy đăng ký kết hôn, Sổ hộ khẩu…]Trong trường hợp người xin cấp lại không phải bệnh nhân trực tiếp điều trị tại Bệnh viện5Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức*Trong trường hợp cơ quan, tổ chức xin cung cấp thông tin điều trị của người bệnh

* Theo khoản 4 Điều 59 luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, chỉ những cá nhân, cơ quan, tổ chức sau được sao chép thông tin điều trị của người bệnh: đại diện cơ quan quản lý nhà nước về y tế trực tiếp quản lý cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quam điều tra, viện kiểm sát, tòa án, thanh tra chuyên ngành y tế, cơ quan bảo hiểm, tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, luật sư

Quy trình cấp lại

Trách nhiệmCác bước thực hiệnMô tả cụ thểLễ tânHướng dẫn thủ tục cấp lại1. Khách hàng trực tiếp đến bệnh viện: In, hướng dẫn khách hàng điền đơn xin cấp lại và chuẩn bị các giấy tờ cần thiết theo danh mục

2. Khách hàng liên hệ qua điện thoại hoặc email: Hướng dẫn khách hàng truy cập website bệnh viện để lấy mẫu đơn xin cấp lại và danh mục các giấy tờ cần chuẩn bị

Đóng lệ phí theo quy định

Khách hàng có nhu cầu cấp lại các giấy tờXuất trình các giấy tờ theo yêu cầuKhách hàng xuất trình đơn xin cấp lại và các giấy tờ trong hồ sơ cấp lại theo quy định [trường hợp liên hệ qua email, khách hàng gửi bản scan các giấy tờ – đã công chứng trong hồ sơ]Lễ tânViết giấy hẹn– Yêu cầu khách hàng bổ sung giấy tờ nếu thiếu

– Ghi giấy hẹn: sau tối đa 05 ngày làm việc

NV phòng KHTH– Chuẩn bị hồ sơ cấp lại

– Trình BGĐ phê duyệt

– Chuẩn bị bộ hồ sơ cấp lại. Trưởng phòng KHTH xem xét hồ sơ, trình ký duyệt BGĐ

– Nếu BGĐ không phê duyệt, phòng KHTH lưu hồ sơ. Liên hệ lễ tân để giải thích và gửi lại tiền cho khách hàng

Khoa lâm sàngThực hiện cấp lại các giấy tờ– Tiến hành cấp lại các giấy tờ theo yêu cầu

– Trình BGĐ ký. Đóng dấu bệnh viện và đóng dấu “Cấp lại”

Lễ tânTrả kết quảTrả kết quả cho khách hàng theo hình thức và thời gian đã đăng ký trong giấy hẹn

Khách hàng gửi mail hỗ trợ và các giấy tờ liên quan qua mail: hs@hongngochospital.vn [với tiêu đề: Hỗ trợ cấp lại các giấy tờ liên quan khám chữa bệnh]

Chủ Đề