Căn cước gắn chip bao lâu có

Người dân làm căn cước công dân gắn chip điện tử tại Công an phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM - Ảnh: T.TRUNG

Sau bài viết "Chờ lấy căn cước công dân cả năm trời, hỏi thì công an nói làm lại" đăng ngày 18-6, báo Tuổi Trẻ tiếp tục nhận được hàng loạt ý kiến phản hồi từ bạn đọc về tình trạng không rõ thời hạn trả, chậm trả hoặc có sai sót nhưng không được thông báo bổ túc hồ sơ làm căn cước công dân gắn chip.

Điệp khúc "chờ thêm" và "làm lại"

Tháng 10-2021, chị Trần Ngọc Thiên Ân [28 tuổi, ngụ TP Thủ Đức, TP.HCM] đi làm căn cước công dân tại Công an phường Linh Đông và được hẹn 3 tháng sau sẽ có. Điều khá đặc biệt là thời điểm chị Ân làm căn cước công dân đã được cảnh sát khu vực vận động đi làm lúc 1h sáng.

Khi ấy, chị hoàn tất đầy đủ các bước và đóng 15.000 tiền chụp hình, 30.000 đồng tiền bưu điện gửi căn cước công dân về nhà nhưng trong giấy hẹn công an trả chỉ nói là "3 tháng sau" mới trả thẻ.

Sau 3 tháng chị vẫn không thấy căn cước công dân đâu, hỏi công an khu vực thì được chỉ lên công an phường. Sau khi chị Ân ra công an phường mới giật mình khi được nghe câu trả lời "sót rồi, đi làm lại đi".

"Công an yêu cầu phải có mã số định danh cá nhân mới làm được. Hỏi công an khu vực, anh ấy kêu ra phường lấy, lên phường thì nói về lại hỏi công an khu vực", chị Ân bức xúc.

Tương tự, chị Thái Huỳnh Như [28 tuổi, ngụ TP Thủ Đức] cùng 3 người khác trong gia đình đi làm căn cước công dân từ tháng 3-2021 ở Công an phường Bình Chiểu và cũng gặp phải điệp khúc hẹn "3 tháng sẽ có".

Lúc ấy, 4 người phải đóng 120.000 đồng tiền bưu điện gửi thẻ về nhà. Nhưng đến nay hơn một năm trôi qua, cả 4 người vẫn chưa có căn cước công dân. Do chờ quá lâu nên chị Như đến Công an phường Bình Chiểu hỏi thì nhận được câu trả lời "để lục lại". Chị nói: "Đi tới đi lui rất tốn thời gian, mất công sức mà chỉ nhận được câu trả lời để lục lại. Tôi rất nản".

Hay như trường hợp của chị Võ Thị Hiền [31 tuổi, tạm trú phường Linh Xuân, TP Thủ Đức] làm căn cước công dân từ 27-5-2021 tại Công an phường Linh Xuân. Đúng hẹn, chị gọi cho công an khu vực hỏi thì được hướng dẫn lên công an phường, khi chị đến công an phường nhận được câu trả lời "chờ thêm".

Chờ đến tháng 4-2022, chị được hướng dẫn lên Công an TP Thủ Đức [số 9 xa lộ Hà Nội, phường Hiệp Phú], lần này chị được công an trả lời "không có dữ liệu phải làm lại". "Công an nói một là về quê làm lại, hai là đăng ký làm lại ở đây. Tôi chờ dài cổ hơn 1 năm mà giờ bắt làm lại, nản không muốn làm nữa", chị Hiền than phiền.

Căn cước công dân chậm ngày nào, dân khổ ngày đó

Do chưa có căn cước công dân nên người dân gặp không ít khó khăn khi thực hiện các thủ tục, giao dịch nhất là khi chứng minh nhân dân hết hạn.

"Tôi làm công nhân. Mỗi lần lên cơ quan công an hỏi hay đi làm căn cước công dân phải xin nghỉ việc, rất mất thời gian, công sức. Giờ không có căn cước công dân sẽ khó khăn khi tôi muốn xin việc hay ra ngân hàng gửi tiền", chị Hiền bày tỏ.

Tương tự, ông L.T.L. [tạm trú Gò Vấp] làm căn cước công dân từ tháng 5-2021 đến nay đang phải làm lại từ đầu do không có dữ liệu. Ông L.T.L. cho hay ông kiếm sống bằng nghề làm dịch vụ thuê cho khách hàng. 

Đặc thù công việc thường xuyên tiếp xúc với ngân hàng, kho bạc để đóng các loại thuế, phí theo ủy quyền của khách hàng. Các giao dịch này cần phải có căn cước công dân nếu không sẽ không thể thực hiện được.

"Chứng minh nhân dân của tôi sẽ hết hạn vào đúng ngày 1-7-2022. Bây giờ phải đi làm lại căn cước công dân thì không biết phải chờ bao lâu. Tôi băn khoăn có nên quay về tỉnh nơi tôi thường trú để làm căn cước công dân hay không", ông L.T.L. nói.

Theo một cán bộ Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội [PC06] Công an TP.HCM, hiện có tình trạng bị lỗi dữ liệu hoặc các lỗi phát sinh trong quá trình tiếp nhận hồ sơ làm căn cước công dân dẫn đến việc chậm cấp căn cước công dân.

Một lãnh đạo Công an TP Thủ Đức cho biết trục trặc dẫn đến chậm trả hoặc phải làm lại căn cước công dân do trong quá trình người dân kê khai sai sót thông tin, sai chính tả, phải nhập lại dữ liệu mới làm được căn cước công dân. 

Mới đây, Công an TP Thủ Đức đã có thông báo về các trường hợp người dân chưa được cấp căn cước công dân do mờ vân tay, sai cấu trúc mã số định danh... Những trường hợp này cảnh sát khu vực hoặc Công an TP Thủ Đức sẽ thông báo trực tiếp để làm hồ sơ khắc phục.

Làm hai lần vẫn chưa được

Trong số những người dân gặp khó về căn cước công dân, trường hợp bà Võ Thị Diệu [40 tuổi, ngụ phường Bình Chiểu, TP Thủ Đức] khá đặc biệt khi làm đến hai lần vẫn chưa có căn cước công dân.

Từ tháng 4-2021, bà Diệu đến làm căn cước công dân tại Công an phường Bình Chiểu và nhận được giấy hẹn 3 tháng sau quay lại lấy. Hết 3 tháng bà nhận được câu trả lời phải làm lại do sai thông tin.

Đến tháng 12-2021, bà tiếp tục cất công đi làm lại và cũng được hẹn 3 tháng. Chờ mãi đến tháng 6-2022 bà tiếp tục lại nhận được câu trả lời chưa có dữ liệu và yêu cầu bà làm lại.

Khám bệnh bằng thẻ CCCD gắn chip: Tiện lợi nhưng chưa đồng bộ dữ liệu

MINH HÒA - ÁI NHÂN

Mục lục bài viết

  • 1. Cơ sở pháp lý cấp căn cước công dân:
  • 2. Quy định cấp đổi, căn cước công dân
  • 3. Căn cước công dân sẽ làm trong thời hạn bao nhiêu ngày ?
  • 4. Khi cấp căn cước công dân thì có cần phải đi đính chính những giấy tờ sử dụng CMND không?
  • 5. Trình tựđăng ký cấp căn cước công dân

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đếnCông ty Luật MinhKhuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý cấp căn cước công dân:

Luật Căn cước công dân năm 2014

2. Quy định cấp đổi, căn cước công dân

Về độ tuổi đổi thẻ căn cước công dân, Điều 21 Luật Căn cước công dân năm 2014 có quy định sau:

1.Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Đối chiếu với quy định tại Khoản 1 Điều 21, tuổi quy định để đổi lại thẻ căn cước công dân lần hailà 40 tuổi. Bạn làm thẻ căn cước công dân năm 39 tuổi, theo quy định tại Khoản 2 Điều 21, bạn thuộc trường hợp cấp thẻ căn cước công dân [CCCD] trong thời hạn 02 năm trước tuổi quy định [40 tuổi] nên thẻ của bạn vẫn còn giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo tức là đến 60 tuổi.

Như vậy, trường hợp của bạn sẽ không phải đi đổi lại thẻ căn cước công dân vào năm 40 tuổi.

3. Căn cước công dân sẽ làm trong thời hạn bao nhiêu ngày ?

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật, cơ quan quản lý Căn cước công dân phải cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân trong thời hạn sau đây:

- Trường hợp cấp mới, cấp đổi:

+ Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc;

+ Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc;

+ Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc.

- Trường hợp cấp lại:

+ Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc;

+ Tại thành phố, thị xã và các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc.

Tuy nhiên, theo khoản 4 Điều 25 Luật Căn cước công dân, theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính, Bộ trưởng Bộ Công an quy định rút ngắn thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Như vậy, trong thời gian tới, thời hạn cấp thẻ Căn cước công dân có thể được rút ngắn hơn.

Hiện nay, cả nước đã tiến hành cấp căn cước công dângắn chip. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân, không ít địa phương không trả căn cước công dân cho người dân theo đúng thời hạn nêu trên.

Có thể lý giải tình trạng này là do việc cấp căn cước công dân gắn chip mới được thực hiện nên máy móc đang trong thời gian hoàn thiện, hệ thống cấp căn cước công dân gắn chip liên tục được sửa chữa, nâng cấp, cài đặt lại phần mềm... khiến cho việc làm căn cước công dân bị chậm trễ. Đồng thời, số lượng người yêu cầu cấp thẻ căn cước công dân quá lớn nên dẫn đến các cơ quan có thẩm quyền trở nên quá tải.

Vì thế, thời gian trả thẻ căn cước công dân có thể kéo dài hơn so với quy định của Luật.

Ví dụ : Thời hạn để cấp thẻ Căn cước công dân tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi theo Quy định tại Điều 25 Thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân của Luật Căn cước công dân năm 2014 ký ngày 20 tháng 11 năm 2014;

4. Khi cấp căn cước công dân thì có cần phải đi đính chính những giấy tờ sử dụng CMND không?

Cập nhật thông tin tài khoản ngân hàng

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, khi thực hiện các giao dịch tại ngân hàng, người dân bắt buộc xuất trình giấy tờ tùy thân có ảnh như chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu còn hạn...

Vì thế, khi đổi chứng minh nhân dân [CMND] sang căn cước công dân, đặc biệt đổi chứng minh nhân dân 9 số sang căn cước công dân sẽ bị đổi số, các thông tin của người dân tại ngân hàng sẽ không khớp với giấy tờ tùy thân. Người dân phải xuất trình thêm giấy xác nhận số chứng minh nhân dân cũ hoặc chứng minh nhân dâncũ đã cắt góc để ngân hàng đối chiếu thông tin, xác nhận đúng chủ tài khoản nhằm thực hiện các giao dịch [đặc biệt là rút tiền].

Nếu hai giấy tờ trên bị mất, ngân hàng sẽ phảitừ chối giao dịch do không xác nhận được nhân thân của chủ tài khoản.

Vì thế, để tránh gặp phiền phức khi mỗi lần đến ngân hàng làm việc đều phải mang giấy xác nhận chứng minh nhân dân hoặc chứng minh nhân dân đã cắt góc, người dân nên tiến hành cập nhật ngay thông tin về căn cước công dân mới của mình.

Thủ tục cập nhật thông tin tại ngân hàng khá đơn giản, công dân mang theo giấy xác nhận số chứng minh nhân dân 9 số hoặc chứng minh nhân dân đã cắt góc, thẻ căn cước công dân mới được cấp đến ngân hàng mà mình mở tài khoản, điền tờ khai là sẽ được giải quyết.

Lưu ý: Người đang sử dụng số chứng minh nhân dân 12 số, căn cước công dân mã vạch khi đổi qua căn cước công dân gắn chíp thì không cần thực hiện thủ tục đổi/cập nhật nêu trên do không việc đổi sang căn cước công dân gắn chíp không làm thay đổi sổ định danh của cá nhân [Trừ trường hợp trước đó có đổi từ chứng minh nhân dân 9 số qua chứng minh nhân dân 12 số/căn cước công dân mã vạch mà đến hiện tại vẫn chưa cập nhật thông tin].

Sửa đổi thông tin trên hộ chiếu

Khi người dân đổi chứng minh nhân dân 9 số sang căn cước công dân gắn chip, số thẻ chứng minh nhân dân sẽ bị thay đổi, chuyển từ 9 số sang 12 số. Người dân được cấp giấy xác nhận chứng minh nhân dân cũ khi làm thủ tục này.

Giấy xác nhận chứng minh nhân dân này được sử dụng khi thực hiện các giao dịch trong nước. Tuy nhiên, đối với việc nhập cảnh, xuất cảnh, có thể bị cán bộ hải quan các nước làm khó nếu thấy thông tin trên căn cước công dân và hộ chiếu không khớp nhau.

Vì thế, ngay sau khi được cấp căn cước công dân và giấy xác nhận chứng minh nhân dân cũ, người dân cần tiến hành đi sửa đổi các thông tin trên hộ chiếu.

Việc sửa thông tin trên hộ chiếu khi thay đổi số chứng minh nhân dân được hướng dẫn cụ thể tại Điều 6, 7, 8 Thông tư29/2016/TT-BCA.

Sửa thông tin sổ bảo hiểm xã hội

TheoQuyết định1035/QĐ-BHXHvề mẫu sổ bảo hiểm xã hội, trang 2 sổ bảo hiểm xã hội có ghi thông tin số chứng minh nhân dân/hộ chiếu/ thẻ căn cước của người tham gia. Trường hợp người tham gia vừa có chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước thì ghi theo thứ tự ưu tiên chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước.

Mặt khác, theoĐiều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH,việc đổi hoặc điều chỉnh nội dung trên sổ bảo hiểm xã hội thực hiện trong các trường hợp sau:

- Cấp lại sổ bảo hiểm xã hội do mất, hỏng

- Thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ bảo hiểm xã hội...

Tuy nhiên, trước đó, Công văn3835/BHXH-CSTdo Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành về việc sai sót các tiêu thức giữa sổ BHXH và chứng minh nhân dân có nêu:

Nếu người tham gia BHXH, bảo hiểm thất nghiệp có thay đổi các nội dung như số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú thì không phải cấp lại sổ BHXH.

Số chứng minh nhân dân hay số Căn cước công dân là một trong những tiêu thức quản lý đối tượng của cơ quan BHXH. Chính vì vậy, người lao động cần làm thủ tục điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để cơ quan bảo hiểm xã hội cập nhật, điều chỉnh trong cơ sở dữ liệu.

Thông báo với cơ quan thuế

Căn cứ theo quy định tạikhoản 2 Điều 36 Luật Quản lý thuế 2019, người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế khi có thay đổi thông tin đăng ký thuế [chứng minh nhân dân, căn cước công dân...] thì phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thông tin thay đổi.

Tuy nhiên, cá nhân không kinh doanh đã được cấp mã số thuế thu nhập cá nhân chậm thay đổi thông tin về chứng minh nhân dânkhi được cấp thẻ căn cước công dân lại không thuộc trường hợp bị xử phạt theoNghị định125/2020/NĐ-CP. Vì thế, người dân có thể thông báo hoặc không thông báo với cơ quan thuế khi đổi chứng minh nhân dân sang căn cước công dân gắn chip.

Cập nhật thông tin sổ đỏ

Theokhoản 14 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMTquy định:

“Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên; xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy chứng minh nhân dân, số thẻ căn cước công dân, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp theo nhu cầu của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất; xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy chứng minh nhân dân, số thẻ căn cước công dân, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp đồng thời với thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất”.

Theo quy định trên thì thay đổi số chứng minh nhân dân sangcăn cước công dânđược thực hiện theo nhu cầu của người sử dụng đất chứ không bắt buộc.

Tuy nhiên, trên thực tế nhiều trường hợp khi số căn cước công dân đang sử dụng khác với số ghi trong Giấy chứng nhận vẫn bị làm khó khi chuyển nhượng, tặng cho. Mặc dù, trong trường hợp này, người sử dụng đất có quyền yêu cầu cơ quan thực hiện trả lời bằng văn bản về lý do từ chối thực hiện, nếu không sẽ khiếu nại hoặc khởi kiện nhưng việc cập nhật số căn cước công dân mới trên sổ đỏ sẽ tránh làm mất thời gian khi khiếu nại, khởi kiện...

5. Trình tựđăng ký cấp căn cước công dân

- Bước 1: Công dân đến địa điểm làm thủ tục cấp Căn cước công dân hoặc thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an để đăng ký thời gian, địa điểm làm thủ tục đề nghị đổi thẻ Căn cước công dân.

Trường hợp công dân không đủ điều kiện đổi thẻ Căn cước công dân thì từ chối tiếp nhận và nêu rõ lý do. Trường hợp công dân đủ điều kiện đổi thẻ Căn cước công dân thì thực hiện các bước sau.

- Bước 2: Cán bộ thu nhận thông tin công dân tìm kiếm thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ đổi thẻ Căn cước công dân.

+ Trường hợp thông tin công dân không có sự thay đổi, điều chỉnh thì sử dụng thông tin của công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ đổi thẻ Căn cước công dân.

+ Trường hợp thông tin công dân có sự thay đổi, điều chỉnh thì đề nghị công dân xuất trình giấy tờ pháp lý chứng minh nội dung thay đổi để cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ đổi thẻ Căn cước công dân.

- Bước 3: Tiến hành thu nhận vân tay, chụp ảnh chân dung của công dân.

- Bước 4: In Phiếu thu nhận thông tin Căn cước công dân chuyển cho công dân kiểm tra, ký xác nhận; in Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư [nếu có] cho công dân kiểm tra, ký xác nhận.

- Bước 5: Thu Căn cước công dân cũ, thu lệ phí [nếu có] và cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho công dân [Mẫu CC03 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2015/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an].

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần [trừ ngày lễ, tết].

- Bước 6: Nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường chuyển phát đến địa chỉ theo yêu cầu.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệLuật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạigọi ngay:1900.6162để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác, trân trọng cảm ơn!

Video liên quan

Chủ Đề