Cân gan chân là gì

Cân gan chân là một dải gân cơ ở lòng bàn chân. Cân gan bàn chân có cấu tạo từ các sợi collagen trải dài từ xương gót chân đến chỏm của các xương bàn chân gần ngón chân. Dải gân cơ này có tác dụng giảm bớt áp lực cho bàn chân, giúp việc đi lại và vận động nhẹ nhàng hơn.

Viêm cân gan bàn chân là tình trạng cân gan bàn chân bị tổn thương gây ra những cơn đau nhức ở lòng bàn chân. Đặc biệt là khi bước đi hoặc vận động, theo thời gian, tình trạng càng ngày càng nghiêm trọng.

II. Nguyên nhân dân đến bệnh viên cân gan bàn chân

Viêm cân gan bàn chân là bệnh ai cũng có thể mắc phải. Bệnh có nguyên nhân do di truyền, những tác nhân tạo áp lực, chấn thương lên gan bàn chân như:

  • Những người mắc bệnh bàn chân bẹt [tỷ lệ 30-40% dân số mắc] làm gia tăng áp lực lên lòng bàn chân.
  • Vận động viên điền kinh ở cự ly dài: Áp lực tác động lên bàn chân trong một thời gian dài, ở một cự ly dài và liên tục.
  • Chấn thương do chơi thể thao
  • Người thừa cân – béo phì, bàn chân phải chịu áp lực lớn từ cơ thể
  • Do mang giày cao gót, đế quá cứng nhiều, phải đi lại hoặc đứng quá lâu, mang giày dép quá chật
  • Người thường xuyên phải làm việc nặng

III. Triệu chứng của bệnh viêm cân gan bàn chân

Triệu chứng của viêm cân gan bàn chân khá điển hình và dễ nhận biết.

  • Hầu hết các triệu chứng được bệnh nhân miêu tả là khi bước đi có cảm giác như có lưỡi dao hoặc vật bén nhọn ghim dưới lòng bàn chân.
  • Cảm giác đau, căng nhức ở lòng bàn chân, thậm chí không bước đi được mỗi buổi sáng thức dậy
  • Triệu chứng đau tiến triển từ hơi đau đến rất đau. Hơi đau vùng gót chân và khi đến gan bàn chân cảm giác đau nhức như có gai đâm vào.
  • Đau nhức nhiều hơn khi di chuyển, đứng quá lâu

Bệnh viêm cân gan bàn chân được chẩn đoán khá đơn giản. Bác sĩ có thể nhận biết qua việc quan sát cách đi đứng của người bệnh và sờ nắn để xác định vùng bị đau. Bên cạnh đó, để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất, các bác sĩ thường sử dụng thêm phương pháp chẩn đoán hình ảnh. Phương pháp siêu âm giúp chẩn đoán tình trạng viêm cân gan bàn chân, chụp X-quang để kiểm tra có hay không gai hình thành ở vùng mô mềm – nguyên nhân gây đau nhức gót chân.

IV. Phương pháp điều trị viêm cân gan bàn chân

Cũng như các bệnh liên quan đến cơ, khớp, mô mềm khác, càng để lâu tình trạng càng nghiêm trọng và khó điều trị. Việc điều trị ở giai đoạn sớm khá đơn giản, thời gian phục hồi nhanh.

Nguyên tắc để điều trị hiệu quả bệnh là kéo dãn và thả lỏng các cơ dưới lòng bàn chân. các chuyên gia sử dụng kỹ thuật ART – sử dụng các động tác nắn chỉnh bằng tay để giãn cơ, giảm đau một cách nhanh chóng cho bệnh nhân.

V. Cách phòng ngừa bệnh viêm cân gan bàn chân

Có nguyên nhân từ di truyền [chứng bàn chân bẹt] và bắt nguồn từ thói quen, lối sống. Do đó, để phòng ngừa bệnh, bác sĩ cho rằng nên khắc phục bệnh bàn chân bẹt ngay từ đầu cùng với thay đổi thói quen, lối sống:

  • Bệnh nhân bị hội chứng bàn chân bẹt có thể sử dụng miếng lót chỉnh hình cho giày, dép chỉnh hình, dụng cụ chỉnh hình bàn chân…theo hướng dẫn của bác sĩ cơ xương khớp để giảm sức ép cho đôi chân, ngăn ngừa bệnh.
  • Thực hiện các bài tập giãn cơ và khởi động trước khi vận động
  • Massage, thư giãn, thả lỏng bàn chân, ngâm chân nước ấm trước khi đi ngủ giúp giãn cân gan chân, giảm cơn đau
  • Mang giày dép phù hợp, nên mang giày đế mềm, thoải mái, tránh mang giày đế cứng, giày cao gót
  • Với những người phải vận động, làm việc nhiều hoặc công việc có sức ép lên bàn chân thì nên có cách duy trì cơ thể khỏe mạng bằng phương pháp nắn chỉnh thần kinh cột sống.

VI. Tham khảo thêm 1 số bệnh tương tự được điều trị bằng phương pháp siêu âm

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được tư vấn tận tình nhất!!!

Viêm cân gan chân là nguyên nhân phổ biến gây đau gan bàn chân hay đau gót chân. Bệnh lý này xuất phát từ nguyên nhân nào, cách để chẩn đoán và điều trị là gì? Hãy cùng tìm hiểu với Hello Bacsi ngay trong những thông tin sau đây nhé!

Tìm hiểu chung

Viêm cân gan chân hay còn được gọi là viêm cân gan bàn chân. Đây là tình trạng cơ gan bàn chân bị viêm [sưng] dẫn đến đau gót chân. Cơ gan bàn chân là một dải mô bền giống như dây cao su nằm bên dưới xương chân. Nó được gắn ở phần cuối xương gót chân và ở gần ngón chân. Khi bị viêm cân bàn chân, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhói ở gần gót chân, nhất là khi bắt đầu đi lại vào sáng sớm.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng viêm cân gan chân là gì?

Các triệu chứng viêm cân gan chân bao gồm các cơn đau buốt hoặc đau âm ỉ ở gót chân và thường đau hơn khi bạn đi ngay sau khi ngủ dậy. Cơn đau gan bàn chân thường đỡ hơn khi bạn đi lại càng nhiều. Trong các trường hợp bệnh nặng hơn, bạn luôn bị đau khi đi lại. Đôi khi, cơn đau trải dài từ gót đến ngón chân và gót chân trở nên sưng hoặc bầm tím – đây cũng triệu chứng cho thấy viêm cân gan chân có khả năng gây nên gai gót chân.

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm: 11 nguyên nhân gây đau gót chân mà bạn cần biết

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng của viêm cân gan bàn chân, hãy liên hệ với bác sĩ ngay. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra viêm cân gan bàn chân là gì?

Nguyên nhân gây viêm cân gan chân là do chấn thương cơ bàn chân. Áp lực khi đi lại, chạy và đứng trong một khoảng thời gian dài có thể kéo căng và làm cơ bàn chân bị thương từ đó gây ra các cơn đau. Ngoài ra, sử dụng giày không thích hợp trong thời gian dài nhưng không có lớp đệm hỗ trợ cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm cân gan chân.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải viêm cân gan chân?

Đau gan bàn chân do viêm cơ thường phổ biến ở nam giới trong độ tuổi từ 40-60. Bệnh cũng thường xảy ra ở vận động viên chạy bộ hoặc những ai chạy nhiều. Ngoài ra, những người nặng cân và thường mang giày không có đệm hỗ trợ cũng có nguy cơ mắc bệnh. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm cân gan chân?

Các yếu tố sau sẽ khiến bạn tăng nguy cơ mắc viêm cân gan chân, bao gồm:

  • Giới tính và tuổi tác: viêm cân gan bàn chân thường xảy ra ở nam trong độ tuổi từ 40 đến 60 tuổi;
  • Tập một số bài tập vận động nhất định: những hoạt động đặt quá nhiều áp lực lên gót chân và mô, chẳng hạn như chạy bộ đường dài, múa ba lê và nhảy aerobic có thể nhanh chóng dẫn đến viêm cân gan chân;
  • Cơ chân bất thường: các dị tật ở chân hoặc có một kiểu đi bộ bất thường cũng tác động đến bàn chân gây tổn thương cơ gan bàn chân;
  • Béo phì: thừa cân quá nhiều sẽ dẫn đến đặt nhiều áp lực lên cơ gan bàn chân;
  • Một số công việc yêu cầu phải đứng nhiều như: công nhân nhà máy, giáo viên hoặc một số nghề khác mà thường xuyên phải đứng hoặc đi bộ trên bề mặt cứng sẽ có thể gây đau gan bàn chân.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm cân gan chân?

Bác sĩ chẩn đoán bệnh cho bạn dựa trên triệu chứng và kiểm tra chân. Ngoài ra, nếu chẩn đoán vẫn chưa rõ ràng và bác sĩ còn nghi ngờ bạn mắc các bệnh khác, bạn sẽ cần thực hiện các xét nghiệm sau:

  • Chụp X-quang bàn chân;
  • Chụp cộng hưởng từ [MRI].

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm cân gan chân?

Những cách điều trị viêm cân gan chân phổ biến bao gồm:

  • Có thể giảm áp lực lên gót chân bằng cách không đứng trong thời gian dài và cho chân nghỉ ngơi;
  • Giảm cân cũng giúp giảm đè nặng lên gót chân và giảm đau gan bàn chân;
  • Các thuốc giảm đau như acetaminophen và thuốc kháng viêm có thể giúp các triệu chứng nhẹ hơn.

Nếu các cách này không hiệu quả, bạn có thể cần được giới thiệu đến bác sĩ chỉnh hình, bác sĩ vật lý trị liệu hoặc bác sĩ chuyên về chân. Bác sĩ vật lý trị liệu có thể hướng dẫn các bài tập căng cơ hoặc mát-xa đơn giản. Bác sĩ chỉnh hình có thể buộc gót chân lại và bẻ cong lại bàn chân để giúp bạn đỡ đau khi di chuyển.

Thanh nẹp ban đêm có thể giúp bạn giảm các cơn đau dai dẳng bằng cách để chân nghỉ ngơi và tránh để gân gót chân bị kéo căng suốt đêm. Tiêm thuốc steroid vào gót chân cũng có thể giúp bạn giảm đau. Nếu cơn đau kéo dài, bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp như bó bột chân và cổ chân, kích thích thần kinh qua da [TENS] và châm cứu. Trong trường hợp cơn đau vẫn không thuyên giảm, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để giúp cơ gan bàn chân không bị kéo căng.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến viêm cân gan chân:

  • Để chân nghỉ nhiều hơn, giảm cân và mang giày phù hợp;
  • Ngưng tập thể dục trong một thời gian cho đến khi bệnh lành hẳn;
  • Gọi bác sĩ nếu các triệu chứng không đỡ dù đã điều trị;
  • Căng cơ thường xuyên, đặc biệt là trước khi tập luyện. Bạn có thể ngăn ngừa cơn đau quay trở lại.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Ferri, Fred. Ferri’s Netter Patient Advisor. Philadelphia, PA: Saunders / Elsevier, 2012. Bản tải về

Porter, R. S., Kaplan, J. L., Homeier, B. P., & Albert, R. K. [2009]. The Merck manual home health handbook. Whitehouse Station, NJ, Merck Research Laboratories. Trang 608

Plantar fasciitis. //www.mayoclinic.org/diseases-conditions/plantar-fasciitis/basics/definition/con-20025664. Ngày truy cập 28/09/2015

Plantar fasciitis. //www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/007021.htm. Ngày truy cập 28/09/2015

Plantar Fasciitis and Bone Spurs

//orthoinfo.aaos.org/en/diseases–conditions/plantar-fasciitis-and-bone-spurs

Ngày truy cập: 9/12/2021

Plantar Fasciitis

//www.nhs.uk/conditions/plantar-fasciitis/

Ngày truy cập: 9/12/2021

Plantar Fasciitis: Exercises to Relieve Pain

//www.uofmhealth.org/health-library/tr5853

Ngày truy cập: 9/12/2021

Video liên quan

Chủ Đề