Người tiêm 2 mũi cách ly bao nhiêu ngày

F1 tiêm 2 mũi vắc-xin Covid-19 chỉ phải cách ly 5 thay cho 7 ngày

[NLĐO] - Trong văn bản mới nhất việc cách ly y tế đối với F0 và F1 vừa được Bộ Y tế ban hành F1 tiêm 2 mũi vắc-xin-19 chỉ cách ly 5 ngày, xét nghiệm 1 lần.

  • Giảm thời gian cách ly đối với F0 điều trị tại nhà

  • TP HCM: Người nhập cảnh mắc Covid-19 sẽ được lựa chọn cách ly điều trị

  • Người dân 4 cấp độ dịch không phải cách ly khi về quê đón Tết, trừ một số trường hợp

  • Bộ Y tế đề nghị các địa phương không cách ly người về quê đón Tết Nguyên đán

Chiều 21-2, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn vừa ký công văn gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế về việc cách ly y tế đối với F0 và các trường hợp tiếp xúc gần [F1].

Công văn này thay thế Công văn số 10696/BYT-MT ngày 16-12-2021 của Bộ Y tế về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc-xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19. Theo công văn 10696, F1 tiêm đủ mũi vắc-xin phải cách ly tế 7 ngày tại nhà, nơi lưu trú, tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo. Ngoài ra, thực hiện xét nghiệm 2 lần [lần 1 khi bắt đầu thực hiện cách ly, lần 2 vào ngày thứ 7].

Tiêm vắc-xin Covid-19 cho người dân

Bộ Y tế cho biết căn cứ vào tình hình dịch bệnh hiện nay trên thế giới và tại Việt Nam, tỉ lệ bao phủ vắc-xin Covid-19 cao trên phạm vi toàn quốc, cũng như để hài hòa giữa việc phát triển kinh tế và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, Bộ Y tế yêu cầu Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành; Thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế tổ chức việc cách ly y tế với F0 và F1 phù hợp với điều kiện và nguồn lực của các địa phương.

Theo đó, với F1 đã tiêm đủ ít nhất 2 liều vắc-xin Covid-19, liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 3 tháng tính đến thời điểm được xác định là đối tượng F1 thì thực hiện cách ly y tế 5 ngày tại nhà, nơi lưu trú hoặc các khu vực đủ điều kiện cách ly khác kể từ ngày phơi nhiễm cuối cùng.

F1 này cần thực hiện xét nghiệm vào ngày cách ly thứ 5 do nhân viên y tế thực hiện hoặc người cách ly tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.

Nếu kết quả âm tính thì tiếp tục tự theo dõi sức khoẻ trong 5 ngày tiếp theo và nghiêm túc thực hiện Thông điệp 5K.

F1 chưa tiêm đủ liều hoặc chưa tiêm vắc-xin Covid-19 thì thực hiện cách ly 7 ngày tại nhà, nơi lưu trú hoặc các khu vực đủ điều kiện cách ly khác kể từ ngày phơi nhiễm cuối cùng.

F1 này thực hiện xét nghiệm vào ngày cách ly thứ 7. Nếu kết quả âm tính thì tiếp tục tự theo dõi sức khoẻ trong 3 ngày tiếp theo và nghiêm túc thực hiện thông điệp 5K.

Trong quá trình cách ly, nếu F1 có dấu hiệu bất thường về sức khỏe [sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; giảm hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp] thì báo cho cơ quan y tế để theo dõi, xét nghiệm và xử trí theo quy định.

D.Thu

Chỉ có một số lượng rất nhỏ các ca nhiễm Covid-19 và trở nặng sau khi tiêm chủng cho thấy vắc xin hiệu quả cao.

Những bài viết có tiêu đề khiến nhiều người lo lắng: “2% số người chết vì Covid-19 ở bang Illinois [Mỹ] trong năm nay là người đã được tiêm đủ 2 mũi”, “79 người dân ở bang Massachusetts được tiêm phòng đầy đủ đã tử vong”…

Khi số ca nhiễm gia tăng ở một số quốc gia cùng với sự lan tràn của biến thể Delta, thực tế vắc xin không phải là một lá chắn hoàn hảo có thể khiến một số người thất vọng.

Ảnh minh họa: Orissapost

Nhưng thực tế vắc xin vẫn là công cụ hiệu quả nhất để chống Covid-19, đặc biệt là ngăn ngừa bệnh nặng hoặc tử vong. Ngay cả khi các biến thể mới xuất hiện, hầu hết các loại vắc xin vẫn giữ vững được chỗ đứng của mình.

Do đó, người không được tiêm phòng là đối tượng dễ gặp nguy hiểm nhất trong thời kỳ đại dịch. Theo dữ liệu 6 tháng đầu năm, 99,5% trường hợp tử vong do Covid-19 ở Mỹ là những người chưa tiêm chủng.

Tính đến tháng 7, Mỹ có hơn 5.186 trường hợp nhiễm Covid-19 dẫn đến bệnh nặng trong số 157 triệu người tiêm chủng đầy đủ [tỷ lệ 0,003%]. Trong đó có 988 ca dẫn đến tử vong.

Những đối tượng dễ bị nhiễm Covid-19 dù đã tiêm vắc xin

Những người đã được cấy ghép nội tạng đang sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch, ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ chống lại bệnh tật của vắc xin. Một số người khác có yếu tố di truyền khiến họ khó có phản ứng miễn dịch sau khi tiêm chủng.

Một nghiên cứu về 152 ca nhiễm Covid-19 sau tiêm chủng phải nhập viện ở Israel cho thấy chỉ 6% không có bệnh nền. Những người còn lại có các bệnh lý khác nhau, từ huyết áp cao, tiểu đường đến ung thư.

Khảo sát hơn 2.000 ca bệnh Covid-19 sau tiêm vắc xin ghi nhận những người lớn tuổi, đặc biệt người sống ở các khu vực nghèo khó, có nguy cơ cao hơn. Các nhà khoa học từ lâu đã xác định hệ miễn dịch suy giảm theo tuổi tác. Tuy nhiên, triệu chứng bệnh ở người đã tiêm nhẹ hơn người chưa tiêm. 

Phòng chống nhiễm Covid-19 sau khi tiêm vắc xin

Nhìn chung, các chiến thuật triển khai trong suốt đại dịch Covid-19 vẫn có tác dụng ngăn chặn các ca lây nhiễm ở người đã chủng ngừa.

Theo đó, cần tăng tỷ lệ tiêm chủng hơn nữa, đạt đến mức có đủ số người miễn dịch để hạn chế lây nhiễm từ người này sang người khác.

Sau đó, các biện pháp như giãn cách xã hội và đeo khẩu trang vẫn cần thiết trong một số trường hợp, như ở những nơi có số ca bệnh đang gia tăng. Verardi, nhà virus học của Đại học Connecticut, cho biết: “Tại thời điểm này với biến thể Delta đang gia tăng, chúng ta không thể lơ là. Chúng ta vẫn phải cảnh giác khi ở nơi công cộng, đặc biệt là không gian đông đúc trong nhà”.

Khi tiếp tục phát triển, virus có thể thay đổi theo cách khiến vắc xin kém hiệu quả hơn. Các công ty đang phát triển các mũi tiêm tăng cường để nhắm mục tiêu vào các biến thể SARS-CoV-2 và tăng cường khả năng miễn dịch. Tuy nhiên, mức độ cần thiết của mũi nhắc lại vẫn chưa được khẳng định chắc chắn.

Nguồn:vietnamnet.vn

Video liên quan

Chủ Đề