Cần làm gì để tham gia xây dựng văn hóa giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội liên hệ thực tiện

2021-02-10 23:16:18

Nhiều năm trở lại đây, an toàn giao thông [ATGT] luôn là vấn đề “nóng”. Ở khắp nẻo đường, khẩu ngữ “ATGT là hạnh phúc cho mọi nhà” như lời nhắc nhở, cũng là cảnh báo với những người tham gia giao thông. Tuy nhiên, hằng ngày, hằng giờ TNGT vẫn xảy ra và thực sự là vấn nạn khiến gây nhức nhối. Trong nhiều nguyên nhân gây tai nạn, nguyên nhân hàng đầu [chiếm trên 85% số vụ] là do lỗi chủ quan của người tham gia giao thông.

Trên đường phố, không khó để bắt gặp hình ảnh những thanh, thiếu niên phóng nhanh, vượt ẩu, lấn làn, đi vào đường cấm, đường ngược chiều gây cản trở giao thông; đi xe không có biển số, giấy phép lái xe, không đội mũ bảo hiểm, dùng ô khi điều khiển xe, vượt đèn đỏ, dừng đỗ xe không đúng nơi quy định, bóp còi inh ỏi hoặc vừa điểu khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại... Bên cạnh đó, có những thanh, thiếu niên còn đi dàn hàng ngang hay đèo ba, đèo bốn, lạng lách, đánh võng. Rất nhiều xe máy do giới trẻ điều khiển được "biến hóa” khác biệt hẳn nhãn mác, màu sắc, kiểu dáng ban đầu. Một số còn tự ý tháo biển số xe và lắp hệ thống đèn chiếu sáng quá kích cỡ, gắn còi ô tô, còi hú trái quy định, đùa giỡn gây mất trật tự khi lưu thông trên đường. Nhiều trường hợp sau khi va quệt thì thoái thác trách nhiệm, cãi vã, thậm chí gây gổ đánh nhau.… Những hành vi này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây TNGT.

Theo thống kê của Cục Cảnh sát giao thông, năm 2020, toàn quốc xảy ra 14.977 vụ TNGT, làm chết 6.857 người, bị thương 11.161 người. Trong đó phân tích số liệu chưa đầy đủ của Công an các địa phương về độ tuổi của người bị nạn và người điều khiển phương tiện gây tai nạn cho thấy trong số 10.357 người bị nạn có 974 người dưới 18 tuổi, 3.524 người từ trên 18 đến 30 tuổi; 4.019 người gây tai nạn có 260 người dưới 18 tuổi, 1.460 người từ trên 18 đến 30 tuổi.

Từ lâu việc xây dựng văn hóa giao thông đã được nhiều chuyên gia xem là biện pháp quan trọng nhất nhằm kiềm chế TNGT. Xây dựng văn hóa giao thông là nâng cao ý thức và thái độ của mọi người khi tham gia giao thông, như: Từ tốn, bình tĩnh, ưu tiên nhường đường cho người già, trẻ em; Biết xin lỗi khi có va chạm; đội mũ bảo hiểm cho mình và trẻ em khi tham gia giao thông… Văn hóa giao thông còn thể hiện qua việc không chen lấn, giành đường, quan tâm cứu giúp người khác bị rủi ro khi tham gia giao thông, cấp cứu người bị nạn, chủ động đưa người già, yếu, trẻ nhỏ qua đường; cùng với cảnh sát giao thông phê bình, ngăn chặn hành vi sai phạm của người khác; thấy các sự cố về đường sá, phương tiện, phải báo hiệu, thông báo cho nơi liên quan để kịp thời ngăn chặn xử lý. Không tranh cãi, đánh nhau khi xảy ra va chạm, không vô cảm trước nỗi đau và rủi ro của người khác. Văn hóa giao thông nâng lên thì những hành vi sai trái sẽ trở thành lố bịch, bị cộng đồng lên án, khi đó TNGT và ùn tắc giao thông sẽ từng bước được đẩy lùi.

Tiềm ẩn nguy cơ TNGT  ở lứa tuổi thanh, thiếu niên do thiếu hiểu biết về an toàn giao thông.

Để hạn chế các vụ TNGT do lứa tuổi thanh, thiếu niên gây ra cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục về Luật Giao thông đường bộ trên tất cả các “mặt trận” với các hình thức, phương pháp đa dạng, sinh động, thực sự “lay động” ý thức của thanh, thiếu niên. Trong cuộc vận động văn hóa giao thông nên đề ra những tiêu chí rất cụ thể như thanh niên nếu vi phạm giao thông thì không được kết nạp Đoàn hay hưởng các quyền lợi chính trị khác. Công tác tuyên truyền này nếu chỉ thực hiện trong Tháng ATGT thì không đủ mà cần phải làm thường xuyên, bền bỉ và lâu dài. Bên cạnh đó, đẩy mạnh vai trò xung kích của thanh niên trong việc giữ gìn trật tự, ATGT, phối hợp với các tổ chức đoàn thể tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, bổ ích, như: Ngày hội đoàn viên, thanh niên với văn hóa giao thông, Tọa đàm ATGT dưới góc nhìn người trẻ với nhiều tiểu phẩm, ý kiến của đoàn viên, thanh niên về Luật Giao thông đường bộ, văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông, hậu quả vi phạm trật tự, ATGT… Ngoài các biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về Luật Giao thông đường bộ, cần trang bị những kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho thanh, thiếu niên; chỉ đạo các trường học giáo dục toàn thể thanh, thiếu niên ý thức tự giác chấp hành pháp luật, bảo đảm ATGT; tổ chức kiểm điểm các em vi phạm, buộc cam kết không vi phạm trật tự, ATGT… Đồng thời, thông qua hệ thống phát thanh học đường, Đoàn Thanh niên các trường cần tích cực phản ánh, phê phán những hiện tượng thiếu văn hóa khi tham gia giao thông. Điều đó sẽ góp phần định hướng cho thanh, thiếu niên khi tham gia giao thông. Đặc biệt là thường xuyên lập các đội cờ đỏ, đội thanh niên xung kích tham gia phân luồng giao thông, tránh tụ tập, gây ùn tắc giao thông.

Cần nhận thức sâu sắc rằng gia đình là trường học đầu tiên và cực kỳ quan trọng đối với thanh, thiếu niên trong việc hình thành văn hóa khi tham gia giao thông. Các bậc phụ huynh cần quản lý chặt chẽ phương tiện, không giao xe cho con em mình điều khiển khi chưa có giấy phép lái xe; nhắc nhở con em mình phòng tránh các tình huống giao thông nguy hiểm, tuân thủ đúng Luật Giao thông đường bộ, kể cả đi bộ; khi đưa đón con em, cần chấp hành tốt Luật Giao thông để làm gương;…. Phát hiện học sinh vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, các bậc phụ huynh cần thông báo ngay cho nhà trường hoặc giáo viên chủ nhiệm biết để kịp thời phối hợp giáo dục.

Xây dựng nếp sống văn hóa giao thông là nhằm giúp mọi người có ý thức và trách nhiệm đúng khi tham gia giao thông, không chỉ vì lợi ích của bản thân mình mà còn phải đảm bảo an toàn cho những người khác. Mỗi thanh, thiếu niên hãy có những hành động thiết thực để góp sức xây dựng văn hóa giao thông. TNGT chỉ có thể giảm khi ý thức của mỗi người được nâng lên, mà trong đó thanh, thiếu niên đóng vai trò trước hết và trên hết.

Nguyễn Thành Công

Để xây dựng "văn hóa giao thông" cần phải chú trọng việc giáo dục tuyên truyền vận động người tham gia giao thông chấp hành tốt Luật Giao thông.

Chống ùn tắc và giảm trừ tai nạn giao thông về khía cạnh nào đó, giống như một cuộc chiến thực sự. Trong cuộc chiến này, muốn thắng lợi nhất thiết phải xây dựng cho được "văn hóa trong giao thông".

Để xây dựng "văn hóa giao thông" cần phải chú trọng việc giáo dục tuyên truyền vận động người tham gia giao thông chấp hành tốt Luật Giao thông. Mặt khác, cơ quan quản lý điều hành cũng phải được trang bị chế tài mạnh để thực thi nhiệm vụ. Muốn như vậy theo chúng tôi phải thực hiện 2 nội dung sau.

Tuân thủ Luật Giao thông, với người điều khiển phương tiện là phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về điểu khiển giao thông, tuân theo đèn tín hiệu, hiệu lệnh của cảnh sát giao thông, đi đúng làn đường.

Thực tế, trong nội thành Hà Nội hiện có hàng chục điểm UTGT do chính người tham gia giao thông gây ra khi vi phạm Luật Giao thông. Rất nhiều người điều khiển phương tiện tạt ngang trước đầu các phương tiện, cốt sao để đi trước, không kể gì đến nguy hiểm cho mình và cho người khác. Hành vi đó chính là không chấp hành Luật Giao thông, không có văn hóa trong giao thông.

Lại có nhiều người khi đi từ trong ngõ hoặc trong nhà ra đường không phát tín hiệu, không tuân theo quy tắc "đường phụ vào đường chính" khi nhập dòng, gây nguy hiểm cho các phương tiện đang tham gia giao thông trên đường. Thói quen "dừng xe tùy tiện", đi xe trên hè, sử dụng điện thoại di động, khạc nhổ ra đường khi đang điều khiển phương tiện cũng không hiếm thấy. Kể sơ sơ như vậy để thấy tình trạng vi phạm Luật Giao thông không có văn hoá giao thông của người dân Hà Nội còn khá phổ biến.

Trong khi đó, chúng ta thấy Bangkok [Thái Lan] là thành phố có mật độ giao thông lớn hơn Hà Nội rất nhiều, có những đoạn đường ùn xe rất dài, vậy mà họ vẫn giữ làn nào đi vào làn đấy. Có làn xếp hàng dài hơn làn bên kia cả trăm mét, vẫn không có ai lấn làn, bởi giữa hai làn đã có vạch sơn liền, không được phép vượt qua. Nhờ vậy, đường chỉ bị ùn chứ không tắc. Mà cũng không phải sang tận Bangkok, chỉ cần đến Tp. HCM ta cũng thấy nét tương tự.

Văn hóa giao thông với người đi bộ là đi đúng phần đường, sang đường đúng nơi quy định và không đi hàng 3, hàng 4 làm cản trở giao thông; Không mang vác cồng kềnh gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông và mất mỹ quan đường phố.

Đối với người đi xe buýt, chờ ở điểm dừng đỗ xe buýt và lên xe đúng cửa; Chấp hành nội quy của xe buýt như mua vé, xuất trình vé; Nhường chỗ cho phụ nữ có thai, người già, người tàn tật và trẻ em. Khi xuống xe, cần khẩn trương để đảm bảo thời gian cho xe chạy, nhưng không vội vàng dễ gây tai nạn không đáng có.

Tóm lại, người tham gia giao thông phải biết tôn trọng, nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông và phải biết nghĩ tới người khác khi tham gia giao thông. Vào những năm 60 của thế kỷ trước, Nhật Bản phải đối mặt với ách tắc và tai nạn giao thông, người dân Nhật khi ra đường có khẩu hiệu "Mời bạn đi trước" nghĩa là xem nhường đường cũng là nét văn hóa.

Một trong những điều kiện cơ bản để người dân có ý thức tôn trọng pháp luật, xây dựng văn hóa giao thông là các cơ quan quản lý phải làm tốt trách nhiệm của mình.

Để làm tốt chức trách, ngành giao thông phải thường xuyên kiểm tra, đảm bảo đường sá êm thuận, đầy đủ các biển báo để người tham gia giao thông có điều kiện chấp hành luật và thể hiện văn hóa giao thông. Ngành cần có kế hoạch cải tạo mở rộng và làm mới hệ thống đường, bổ xung các loại hình vận tải theo quy hoạch được duyệt; tổ chức giao thông cho phù hợp với từng thời kỳ nhằm giảm thiểu ách tắc và tai nạn giao thông.

Các cơ quan truyền thông cần tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn để người tham gia giao thông và người dân nói chung hiểu Luật Giao thông, các quy định hệ thống biển báo giao thông. Tức là có kiến thức để thực hành văn hóa giao thông. Các cơ quan thực thi pháp luật trong giao thông như CSGT, Thanh tra GTVT cần được trang bị đầy đủ các thiết bị để phát hiện, điều chỉnh, xử lý các hành vi vi phạm Luật Giao thông trong mọi tình huống; Xử lý nghiêm các trường hợp xâm hại và chiếm dụng các công trình giao thông như đường hè để tạo điều kiện cho người tham gia giao thông chấp hành Luật Giao thông và thực hành văn hóa giao thông. Cần có hệ thống theo dõi công khai để người tham gia giao thông hiểu rằng nếu họ vi phạm thì sẽ bị xử lý trong mọi trường hợp.

Để người tham gia giao thông có điều kiện chấp hành Luật Giao thông, giữ gìn văn minh đô thị, thực hành văn hóa giao thông, đã đến lúc thành phố không nên kéo dài tình trạng để buôn bán, hàng rong trên vỉa hè trước hết là các trục chính, các tuyến đường phố có mật độ giao thông cao. Trong trường hợp thực sự cần thiết, có thể tập trung hàng rong vào khu vực thích hợp để người có nhu cầu có thể ra vào mua bán thuận lợi.

Văn hóa giao thông chỉ có thể được xây dựng một cách bền vững khi mọi người tham gia giao thông, người xây dựng, quản lý và điều hành giao thông cùng toàn xã hội chung tay đóng góp một cách thiết thực.

Theo báo KTĐT

Video liên quan

Chủ Đề