Càng gần khoang miệng phần trăm đường đơn được cơ thể hấp thụ càng

Để được hấp thu, một loại thuốc được dùng qua đường uống phải còn tồn tại qua các môi trường có pH thấp và các dịch bài tiết ở đường tiêu hóa bao gồm cả các enzym có khả năng phân huỷ. Các thuốc có bản chất peptid [ví dụ insulin] đặc biệt dễ bị phân hủy và không dùng được qua đường uống. Hấp thu các thuốc dùng qua đường uống thông qua quá vận chuyển qua màng tế bào biểu mô trong đường tiêu hóa. Sự hấp thụ bị ảnh hưởng bởi

  • Sự khác biệt về pH trong lòng ống dọc theo đường tiêu hóa

  • Diện tích bề mặt trên một thể tích lòng ống

  • Sự có mặt của mật và chất nhầy

  • Bản chất của màng biểu mô

Niêm mạc miệng có lớp biểu mô mỏng và hệ tuần hoàn phong phú, có lợi cho sự hấp thu; tuy nhiên, thời gian tiếp xúc với thuốc thường quá ngắn nên chỉ hấp thu được lượng thuốc nhỏ. Một loại thuốc đặt giữa nướu răng và má [dưới má] hoặc dưới lưỡi [đặt dưới lưỡi] được giữ lại lâu hơn nên sự hấp thu thuốc được tăng cường.

Dạ dày có bề mặt biểu mô tương đối lớn, nhưng lớp niêm mạc dày và thời gian vận chuyển qua dạ dày ngắn nên sự hấp thu bị hạn chế. Vì hầu hết sự hấp thu xảy ra ở ruột non nên làm rỗng dạ dày thường là bước để hạn chế tốc độ hấp thu. Thức ăn, đặc biệt là thức ăn giàu chất béo, làm chậm sự rỗng của dạ dày [và tốc độ hấp thu thuốc], điều này giải thích tại sao uống một số thuốc khi dạ dày rỗng có thể tăng tốc độ hấp thụ. Các thuốc ảnh hưởng đến việc làm rỗng dạ dày [ví dụ thuốc chống ký sinh trùng] ảnh hưởng đến tốc độ hấp thu của các thuốc khác. Thức ăn có thể làm tăng sự hấp thu các thuốc hòa tan kém [ví dụ: griseofulvin], giảm hấp thu thuốc bị giáng hóa tại dạ dày [ví dụ penicillin G], hoặc có ít hoặc không có tác dụng.

Ruột non có diện tích bề mặt lớn nhất để hấp thu thuốc trong đường tiêu hoá, và màng của nó có khả năng thẩm thấu hơn màng dạ dày. Vì những lý do này, hầu hết các loại thuốc được hấp thu chủ yếu ở ruột non, và ngay cả các thuốc có bản chất axit cần tồn tại dưới dạng không ion hoá để đi qua các màng, được hấp thu nhanh hơn trong ruột so với trong dạ dày. Độ pH trong lòng ống ở tá tràng là 4 đến 5 nhưng dần dần trở nên kiềm hơn, tiến gần đến 8 ở hồi tràng. Hệ vi khuẩn ở đường tiêu hóa có thể làm giảm hấp thu. Giảm lưu lượng máu [ví dụ như sốc] có thể làm giảm gradient nồng độ qua niêm mạc ruột và giảm sự hấp thụ từ quá trình khuếch tán thụ động.

Thời gian vận chuyển thuốc qua đường ruột có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc, đặc biệt đối với các thuốc được hấp thu bằng vận chuyển tích cực [ví dụ vitamin B], hòa tan chậm [ví dụ như griseofulvin] hoặc phân cực [nghĩa là có độ hòa tan trong lipid thấp, ví dụ như một số thuốc kháng sinh].

Để tối đa hóa sự tuân thủ điều trị, bác sỹ lâm sàng nên kê đơn hỗn dịch uống và thuốc viên nhai cho trẻ

Lipid là một trong những chất béo được hấp thu từ thực phẩm hoặc được tổng hợp tại gan. Hàng ngày, có nhiều loại thức ăn như chất đạm, đường, chất béo,... được đưa vào cơ thể. Quá trình tiêu hóa và hấp thu lipid là một quá trình phức tạp hơn nhiều so với sự tiêu hóa và hấp thu đường và đạm. Vậy quá trình tiêu hóa và hấp thu lipid như thế nào?

Quá trình tiêu hóa lipid trong cơ thể diễn ra tuần tự theo con đường tiêu hóa và được bắt đầu ở khoang miệng đến dạ dày và ruột. Tiêu hóa chính là bước đầu tiên chuyển hóa lipid, đây là quá trình phá vỡ các chất béo trung tính thành những đơn vị monoglyceride nhỏ hơn với sự trợ giúp của các enzyme lipase.

Tiêu hóa lipid bắt đầu trong khoang miệng thông quá quá trình tiêu hóa hóa học bằng enzym lipase được tiết ra trong tuyến nước bọt. Miệng có chức năng tiếp nhận thức ăn và nghiền nát, nhào trộn thức ăn với nước bọt nhằm tạo thành viên nuốt. Tiêu hóa ở miệng bao gồm các chức năng nhai, nuốt. Vì phản xạ nuốt là một phản xạ tự nhiên nên khi ăn phải nhai kỹ để khỏi bị nghẽn. Lipase không thể phá vỡ được cholesterol do đó nó vẫn còn nguyên vẹn cho đến khi đi vào các tế bào biểu mô của ruột non. Lipid sau đó tiếp tục di chuyển xuống phía dạ dày và tiếp tục quá trình biến đổi hóa học với lipase của dạ dày, quá trình biến đổi cơ học mới bắt đầu.

Tuy nhiên, phần nhiều sự tiêu hóa và hấp thu lipid xảy ra khi một chất béo đi tới vị trí của ruột non. Lipase phụ thuộc muối mật và lipase tụy là chất tiết từ tuyến tụy được tiết vào ruột non nhằm giúp phân hủy chất béo trung tính cùng với quá trình biến đổi cơ học. Lipid được biến đổi cho đến khi chúng trở thành những đơn vị acid béo riêng lẻ có thể hấp thu vào tế bào biểu mô ruột non. Lipase tuyến tụy có chức năng báo hiệu sự thủy phân chất béo trung tính thành các glycerol tự do và acid béo tự do.

Phần nhiều sự tiêu hóa và hấp thu lipid xảy ra khi một chất béo đi tới vị trí của ruột non

Quá trình hấp thu lipid diễn ra theo 2 con đường bao gồm mạch máu và hệ bạch huyết. Tại gan, lipid được tổng hợp và chuyển hóa đồng thời cũng được hấp thu vào cơ thể. Lipase từ dịch tụy và tế bào niêm mạc ruột non phân hủy chất béo thành glycerol, monoglyceride và các acid béo. Glycerol, monoglyceride, acid béo, cholesterol và phospholipid là các đơn vị chất béo được hấp thu tại ruột. Mỗi loại chất béo sẽ có cách hấp thu khác nhau, ví dụ như các acid béo chuỗi ngắn C2-C5, acid béo chuỗi trung bình [C6-C12] và glycerol trực tiếp hấp thu vào tế bào rồi đi vào thẳng hệ tĩnh mạch cửa. Đối với acid béo chuỗi dài và monoglyceride được kết hợp với mật thành những hạt micelle mới hấp thu vào trong tế bào ruột và được tái tổ hợp thành triglyceride.

Hấp thu chất béo trong cơ thể bao gồm phospholipid và cholesterol có hiệu suất hấp thu thấp chỉ từ 20-40% có thể trực tiếp hấp thu vào trong tế bào ruột. Các chất béo bao gồm cholesterol, phosphorlipid và triglyceride mới trong lòng tế bào ruột non được đóng gói thành những chylomicron sau đó đổ vào hệ bạch huyết.

Tóm lại, sự tiêu hóa và hấp thu lipid rất phức tạp. Quá trình tiêu hóa lipid trong cơ thể được bắt đầu ở khoang miệng biến đổi lý học thành những phần tử nhỏ. Tại thực quản và dạ dày thực ăn qua nhanh không biến đổi. Xuống tới ruột non biến đổi hóa học thành acid béo và glixerin nhờ enzime lipase. Lipid được tổng hợp và chuyển hóa tại gan, ở đây lipid cũng đã được hấp thu vào cơ thể và lượng dư thừa sẽ bị thải ra ngoài qua phân.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Hướng về phía trước miệng, cấu trúc của miệng ở phía trên là vòm miệng cứng [hard palate] do đáy xương hàm trên tạo thành cho phép lưỡi ép vào bề mặt vững chắc nên làm cho thức ăn được pha trộn và mềm hơn còn vòm miệng mềm [soft palate] hướng về phía sau có thể di chuyển về phía trên khi thức ăn được nuốt và như vậy ngăn chặn thức ăn khỏi bị ép lên đi vào mũi hoặc các đường đi vào mũi ở phía sau miệng. Thòng xuống từ trung tâm của vòm mềm là một miếng mô gọi là lưỡi gà [Uvula] tạo thành một miếng bịt có hiệu quả ở các đường khí khi thức ăn được nuốt vào nên sẽ ngăn cản sự nghẹt thở.

Tiêu hóa ở miệng là tiếp nhận thức ăn và nghiền xé thức ăn thành từng mảnh nhỏ thông qua các hoạt động cơ học:

  • Nhai là hoạt động cơ học của miệng có tác dụng nghiền xé và trộn đều thức ăn với nước bọt, có lúc nhai được thực hiện tự động nhưng có khi được thực hiện chủ động. Nhai tự động: Khi ăn uống bình thường, đó là một phản xạ không điều kiện do thức ăn kích thích vào niêm mạc miệng tạo nên. Nhai chủ động: Khi gặp thức ăn cứng khó nhai hoặc trong ăn uống giao tiếp.

  • Nuốt là hoạt động cơ học phối hợp giữa miệng và thực quản có tác dụng đẩy thức ăn đi từ miệng xuống đoạn cuối của thực quản, sát ngay phía trên tâm vị dạ dày. Động tác nuốt được thực hiện qua 2 giai đoạn: Giai đoạn đầu: Là một động tác nửa tự động, được thực hiện như sau: Miệng ngậm lại. Lưỡi nâng lên ép vào vòm miệng đẩy thức ăn rơi vào họng. Giai đoạn hai: Khi thức ăn rơi vào họng thì động tác nuốt chuyển sang giai đoạn hai và từ đây nuốt là 1 phản xạ không điều kiện được gọi là phản xạ ruột. Phản xạ ruột là một phản xạ đặc biệt của ống tiêu hóa, được thể hiện như sau: Khi thức ăn kích thích vào một đoạn nào đó của ống tiêu hóa thì đoạn đó và đoạn ở trên sẽ co lại trong khi đoạn dưới giãn ra. Như vậy phản xạ ruột có tác dụng đẩy thức ăn đi tới.

Do phản xạ ruột nên khi thức ăn rơi vào họng, họng sẽ co lại, họng trước [họng miệng] và họng trên [họng mũi] cũng co lại, tiểu thiệt đậy khí thanh quản, trong khi đó phần đầu thực quản giãn ra, kết quả là thức ăn bị đẩy từ họng vào đoạn đầu của thực quản. Ở đây, thức ăn lại kích thích gây ra phản xạ ruột và tiếp tục bị đẩy xuống phía dưới. Cứ thế, thức ăn đi đến đâu, phản xạ ruột xuất hiện ở đó đẩy thức ăn đi dần dần xuống đoạn cuối của thực quản.

Bài tiết nước bọt: Nước bọt là dịch tiêu hóa của miệng có nguồn gốc từ 3 cặp tuyến nước bọt lớn là tuyến mang tai, tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi và từ một số tuyến nhỏ khác như tuyến má, tuyến lưỡi… Nước bọt là dịch tiết hỗn hợp của các tuyến trên. Số lượng khoảng 0,8 - 1 lít/24h.

Bên cạnh đó, miệng còn đóng vai trò giao tiếp, giọng nói được tạo ra bởi tổ hợp hoạt động của cổ họng, hàm, lưỡi và môi để tạo ra âm thanh – ngôn ngữ nói. Bởi vì là cơ quan liên kết với đường tiêu hóa và hệ thống hô hấp nên miệng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tiêu hóa và hô hấp của cơ thể.

Video liên quan

Chủ Đề