Câu trúc sách Tiếng Việt 1 Kết nối tri thức

Học kỳ I năm học 2020-2021 sắp kết thúc, các bạn lớp 1 đã đến trường được gần 10 tuần, nhưng ngoài bộ Cánh diều thì 4 bộ sách khác vẫn chưa có động thái đánh giá lại và chỉnh sửa. Điển hình như sách giáo khoa Tiếng Việt 1 [tập 2]- bộ Kết nối tri thức với cuộc sống có quá nhiều “sạn”, không ít những ngữ liệu phản cảm, tắc tỵ, thậm chí phản giáo dục.

Dưới góc độ giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy, tôi xin mạn phép chỉ ra một số điểm chưa phù hợp cần điều chỉnh lại.

Ngữ liệu phản cảm

Trong tập 2, trang 23, sách Tiếng Việt 1- bộ Kết nối tri thức với cuộc sống phần bài tập giải ô chữ dài tới hơn nửa trang. Câu cú loằng ngoằng, không dễ với những đứa trẻ lớp 1 vừa bước vào học kỳ 2.

Tiếp tục ở trang số 115, sách đưa ra bài đọc “Cuộc thi tài năng trong rừng xanh”. Bài đọc nhắc đến hình ảnh có phần kỳ quặc: “Yểng nhoẻn miệng cười” để minh họa cho nụ cười “duyên” của yểng. Trang 117 còn yêu cầu học sinh viết chính tả câu văn kì quặc này với hình ảnh con yểng há to mỏ.

Ngữ liệu bài đọc trang 115, Tiếng Việt 1 [tập 2]- Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.

Thêm nữa, bài tập đọc “Cuộc thi tài năng rừng xanh” cũng dày đặc những từ ngữ khó như: “ca khúc ngoao ngoao của mèo rừng”, “chim công khiến khán giả say mê, chuếnh choáng”, “voọc xám với tiết mục đu cây “điêu luyện” trầm trồ”... Bài tập đọc có quá nhiều từ láy ở cấp độ quá khó, chưa cần dạy cho trẻ ở lứa tuổi học sinh lớp 1.

Sau khi kết thúc bài tập đọc này, sách giáo khoa yêu cầu học sinh trả lời 10 câu hỏi liên quân đến “thông tin nào phù hợp với hổ, thông tin nào phù hợp với mèo…”. Như bài tập của sách, học sinh phải trả lời, thông tin của hổ là “sống trong rừng”, “hung dữ”; còn thông tin về mèo là “sống trong nhà”, “dễ thương, dễ gần”. Nhưng trong bài đọc chỉ nhắc tới “ca khúc ngoao ngoao của mèo rừng”.

Đến đây, tôi cũng không biết mình đã làm bài tập này đúng hay chưa nữa, bởi vì ít ai biết mèo nhà và mèo rừng khác nhau ra sao; chắc chắn mèo rừng không có đặc tính “dễ thương, dễ gần” như thực tế cuộc sống các em được tiếp xúc.

Ngữ liệu bài đọc trang 115, Tiếng Việt 1 [tập 2]- Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.

Ngoài ra, trong bài có một câu khó hiểu: “Đúng như chương trình đã niêm yết…”, tính chất của bài đọc nặng nề hơn với câu nói này. Tôi cho rằng, nhà xuất bản, nhóm tác giả cần phải bỏ bớt những từ ngữ phi lý, thậm chí thay toàn bộ bài đọc này bằng bài đọc khác, dễ hiểu, hợp với tâm lý và sự nhận thức của học sinh hơn.

Ngay từ khi bắt đầu quá trình đánh giá và lựa chọn sách giáo khoa năm học mới, tôi nhiều giáo viên từng nhận định bộ Kết nối tri thức khó nhằn và nặng nhất trong 5 bộ được Bộ GD&ĐT duyệt quả không sai.

Chương trình nặng, thách đố học sinh

Trang 147, cũng bài tập giải ô chữ nội dung dài gần kín cả trang với hơn 100 chữ, ngang với một bài tập đọc. Nhiều phụ huynh mệt nhoài theo con học cũng vì lý do này. 

Tương tự, bài tập 2 [giải ô chữ] ở trang 167 cũng có những câu bí hiểm hơn, ví dụ: “Ai ai cũng có- Chẳng nặng là bao? Bạn ơi đi đâu- Nhớ mang theo nhé. [Là gì?]”. Tôi không biết cái mà “ai ai cũng có, chẳng nặng là bao, đi đâu cũng mang theo” này là cái gì, gợi người ta suy diễn ra cái gì.

Câu đố này, không hề có hình ảnh, chi tiết để trẻ em nhận dạng và liên tưởng đến vật dụng hay ngoài vật dụng nên mang theo mình thường xuyên. Ngữ liệu này thể hiện sự cẩu thả, tùy tiện gây khó cho giáo viên khi thực hiện bài học trên lớp. 

Mục giải câu đố,  trang 79, tập 1 có ghi: Con gì tên rõ là “cha”- Có chứa chữ số nhìn qua ngỡ rùa- Con gì quen vẻ già nua- Bốn chân ngắn ngủn, thỏ thua chả ngờ

Để hiểu được câu đố, theo logic này, trẻ em phải có sự liên tưởng của người ngoài hành tinh: con gì tên  rõ là “cha”. Ngay từ câu 1, đã thấy vô nghĩa và phản giáo dục : “con [vật] gì” có tên gọi “cha” [bố]?. Kho tàng văn học dân gian còn vô vàn câu đố hay và giàu tính giáo dục, tại sao các nhà biên soạn sách bắt trẻ 6-7 tuổi buộc phải hiểu “con gì tên rõ là “cha”. Đem con vật để bắt trẻ buộc liên tưởng đến người cha thì sau này trẻ có quyền suy diễn, liên tưởng đến những con vật xấu xí khác, rồi nói đó là cha, mẹ mình, vì –sách nói vậy. 

Hai câu sau “Con gì quen vẻ già nua- Bốn chân ngắn ngủn, thỏ thua chả ngờ”. Thì ra hai câu cuối thuyết minh giải nghĩa tiếp cho hai câu đầu. Bổ sung từ “già nua”, bật mí từ “ngắn ngủn”, kèm thêm từ “thỏ”. Khiên cưỡng và tắc tỵ. Có gợi mở kiểu gì trẻ cũng không hiểu được. Trừ khi giáo viên nói toạc ra, cha ở đây không phải là người thân sinh, bố đẻ của các em, không phải là ba [má], mà là con ba ba, con rùa.

Bài tập trong sách Tiếng Việt 1 [tập 2] - Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.

Những câu đố này thể hiện sự tối nghĩa, nghèo nàn về hình tượng, cẩu thả trong biên soạn và vô trách nhiệm với trẻ em. Bộ GD&ĐT cần xem xét, đánh giá lại và yêu cầu sửa cả 5 bộ sách giáo khoa.  

Chưa kết nối với cuộc sống

Nhiều đồng nghiệp giáo viên dạy sách Kết nối tri thức với cuộc sống than sách nặng, khó dạy, ngữ liệu nhiều sạn, khó hiểu. Dù có trao cho giáo viên quyền tự điều chỉnh thời gian để dạy, họ cũng vẫn loay hoay, vì cấu trúc của sách rất nặng, không sửa hết các bài được.

Một đồng nghiệp của tôi lo lắng, đã vào tuần 9 của năm học mới, bước sang các bài dạy vần [có ngày hẳn 4 vần] mà giờ học sinh vẫn đang rèn thuộc bảng chữ cái, thử hỏi chất lượng ở đâu?

Sách xuất hiện quá nhiều “sạn”, từ ngữ thiếu sự trong sáng, chưa khai thác kho tàng văn hóa Việt Nam. Câu văn thì ngang, giáo viên còn khó đọc huống hồ học sinh lớp 1. Có khi đọc xong cũng không hiểu gì. Giáo viên thấy nản vì đi làm gần như kiệt sức với Tiếng Việt 1- bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.

Xem ra, bộ sách này chưa kết nối với cuộc sống như tiêu chí đặt ra. Nhưng nó đã thành công trong việc bắt thầy trò vào mê cung tắc tỵ, phản cảm, thậm chí phản giáo dục. Tôi thiết nghĩ, Bộ GD&ĐT cần thẳng thắn đánh giá, yêu cầu sửa chữa, biên soạn lại, càng sớm càng tốt, để học sinh được học những bộ sách có sự kết nối với cuộc sống thật sự –theo đúng tinh thần, tên gọi của bộ sách.

Thái Thị Hoa [Giáo viên]

Sách tiếng Việt 1 Kết nối tri thức với cuộc sống của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam không đưa chữ "P" vào dạy cho học sinh

Vậy sách Tiếng Việt 1 của bộ Kết nối tri thức quả thực có không dạy chữ P hay không?

Cuốn sách này rất dễ kiếm ở các hiệu sách. Chỉ giở trang 12, tập một, là thấy ngay bảng chữ cái tiếng Việt sách Kết nối; hoặc chỉ cần một cái nhấp chuột, họ sẽ tìm được bảng chữ cái này [//download.vn/bang-chu-cai-tieng-viet-sach-ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-45920]. Rõ ràng có đầy đủ 29 chữ cái của tiếng Việt, theo đúng quyết định số 31/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 14/6/2002 của Bộ GD-ĐT.

Nếu đọc kỹ hơn, họ sẽ thấy sách Tiếng Việt 1 của bộ Kết nối không những có dạy chữ P cho học sinh, mà còn dạy nhiều lần qua ngữ liệu như đèn pin, cặp da, cá mập, lốp xe, tia chớp, bếp, bìm bịp, búp sen… [trang 78, 118, 120, 124… tập một].

Liên quan đến sự việc này, nhà giáo Đào Quốc Vịnh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Tô Hiến Thành [Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội], đã viết bức thư ngỏ gửi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn phản ánh sách tiếng Việt lớp 1 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống không dạy chữ "P" độc lập. Theo ông Vịnh, sai sót không thể chấp nhận được vì nó ảnh hưởng tới việc học tập của con em đồng bào các dân tộc, nhất là khi đây là bộ sách được rất nhiều địa phương miền núi lựa chọn. Theo ông Vịnh, Bộ GD-ĐT và các cơ quan hữu trách cần yêu cầu Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam bổ sung ngay việc dạy chữ "P" và đưa nó trở lại mục lục của cuốn sách ngang bằng với các chữ cái khác trong bộ chữ cái tiếng Việt đã được pháp luật quy định.

Thực ra, vấn đề chỉ là sách Tiếng Việt 1 của bộ Kết nối dạy âm P [pờ] với tư cách âm đầu [xin nhấn mạnh: cần phân biệt ÂM và CHỮ] trong bài dạy âm PH [phờ], chứ không dạy tách riêng. Vì sao? Có thể kể hai lý do [1] Âm P có trong một số địa danh [Sa Pa, Pò Hèn], mà tên riêng thì thông thường không dùng trong phần dạy phát triển vốn từ; [2] Âm P chỉ xuất hiện trong các từ mượn chưa được Việt hóa [a-pa-tít, pít-tông…], mà với học sinh lớp 1, mới chỉ đi học được 5-6 tuần, không nên chọn dạy lớp từ này.

Cách xử lý trên của sách Tiếng Việt 1 của bộ Kết nối không phải là biệt lệ: sách giáo khoa Tiếng Việt 1 của Bộ GD-ĐT theo chương trình Tiếng Việt năm 2000 được sử dụng trong 20 năm qua cũng theo cách như vậy. Và ngay sách Em học vần ở miền Nam trước năm 1975 cũng đúng như vậy.

Tin liên quan

SGK Lớp 1 năm 2021 - 2022

Bộ sách giáo khoa Kết nối tri thức với cuộc sống lớp 1 do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn gồm 9 môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm, Tiếng Anh lớp 1.

Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Bộ sách giáo khoa Kết nối tri thức với cuộc sống lớp 1 năm 2021 - 2022 chú trọng vai trò của kiến thức gắn liền với thực tế, cập nhật thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa, thực tiễn Việt Nam. Đồng thời, cũng khơi gợi hứng thú cho người học thông qua hình ảnh sinh động, trình bày khoa học. Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống lớp 1 online này cực kỳ hữu ích trong thời gian các em nghỉ dịch, mà chưa chuẩn bị được sách giáo khoa để học.

Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - SGK lớp 1 mới

Sách giáo khoa Toán lớp 1 được biên soạn và in ấn bởi Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, đảm bảo theo đúng Chương trình giáo dục phổ thông đối với lớp 1, gồm 5 chủ đề: Các số từ 0 đến 10, Làm quen với một số hình phẳng, Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10, Làm quen với một số hình khối và Ôn tập học kì I.

Ở mỗi chủ đề thì lại chia thành nhiều bài học khác nhau, trong mỗi bài học lại có nhiều ví dụ minh học bằng hình ảnh, kiến thức chủ đạo và hệ thống các bài tập.

  • Tổng chủ biên: Hà Huy Khoái
  • Chủ biên: Lê Anh Vinh
  • Tác giả: Nguyễn Áng, Vũ Văn Dương, Nguyễn Minh Hải, Bùi Bá Mạnh

Nội dung của Sách giáo khoa Toán 1 - Tập 2 cũng được chia thành 5 chủ đề: Các số đến 100, Độ dài và đo độ dài, Phép cộng, phép trừ [không nhớ] trong phạm vi 100, Thời gian, giờ và lịch, Ôn tập cuối năm.

Với nhiều ví dụ minh họa bằng hình ảnh, thì đây là cuốn sách giúp cho học sinh có thể nhanh chóng tiếp thu được hết kiến thức cơ bản của môn Toán lớp 1.

  • Tổng chủ biên: Hà Huy Khoái
  • Chủ biên: Lê Anh Vinh
  • Tác giả: Nguyễn Áng, Vũ Văn Dương, Nguyễn Minh Hải, Bùi Bá Mạnh

Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 - Tập 1 sẽ dạy cho các học sinh cách phát âm, viết và ghép các chữa cái trong bảng Tiếng Việt lại với nhau. Cũng như giúp dạy các bạn khả năng viết và đọc một câu văn.

Đặc biệt, cuốn sách này không chỉ có kiến thức cơ bản của chương trình học môn Tiếng Việt lớp 1 mà còn có nhiều ví dụ minh họa bằng hình ảnh giúp cho các bạn học sinh nhanh chóng tiếp thu kiên thức.

  • Tổng chủ biên: Bùi Mạnh Hùng
  • Chủ biên: Bùi Mạnh Hùng
  • Tác giả: Lê Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Vũ Thị Thanh Hương, Vũ Thị Lan

Tiếp nối nội dung ở tập 1, Sách giáo khoa Tiếng Việt - Tập 2, sẽ bao gồm 8 chủ đề: Tôi và các bạn, Mái ấm gia đình, Mái trường mến yêu, Điều em cần biết, Bài học từ cuộc sống, Thiên nhiên kì thú, Thế giới trong mắt em, Đất nước và con người.

Ở mỗi chủ đề sẽ có nhiều bài học, với mỗi bài học thì các bạn học sẽ phải học cách đọc một đoạn văn và trả lời những câu hỏi liên quan đến đoạn văn đó. Ngoài ra còn có nhiều ví dụ kèm theo hình ảnh minh họa, giúp cho các bạn học sinh rèn luyện khả năng ghép vần.

  • Tổng chủ biên: Bùi Mạnh Hùng
  • Chủ biên: Bùi Mạnh Hùng
  • Tác giả: Lê Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Vũ Thị Thanh Hương, Vũ Thị Lan

Sách Giáo khoa Tự nhiên và Xã hội lớp 1 đã bám sát với Chương trình Giáo dục Phổ thông mới. Sách này sẽ được chia thành 6 chủ đề chính: Gia Đình, Trường học, Cộng đồng địa phương, Thực vật và động vật, Con người và sức khỏe, Trái đất và bầu trời.

Sách có nhiều hoạt động học tập đa dạng, năng động, gắn liền với các vấn đề thực tế xung quanh, đặc biệt có các dự án học tập. Thông qua đó học sinh được tham gia hoạt động học tập một cách tích cực và chủ động, trải nghiệm thực tế, bước đầu làm quen với các kĩ năng nghiên cứu khoa học…

  • Tổng chủ biên: Vũ Văn Hùng
  • Chủ biên: Nguyễn Thị Thấn
  • Tác giả: Đào Thị Hồng, Phương Hà Lan, Hoàng Quý Tỉnh

Đạo đức 1 sẽ được chia thành 8 chủ đề trong chương trình, thiết kế thành 30 bài học với 30 chuẩn mực hành vi nhỏ. Các mạch nội dung của sách được sắp xếp khoa học theo cấu trúc đồng tâm về các mối quan hệ, theo định hướng tiếp cận năng lực.

Sách giáo khoa Đạo đức 1 chú ý kết hợp hài hòa giữa kênh hình và kênh chữ, đặc biệt ưu tiên kênh hình ở những bài đầu tiên. Kênh chữ được diễn đạt ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu, gần gũi với học sinh. Sách được in trên khổ giấy to, chất lượng giấy tốt, hình ảnh, màu sắc đẹp, hấp dẫn, kích thích trí tò mò và tư duy sáng tạo của học sinh.

  • Tổng chủ biên: Nguyễn Thị Toan
  • Chủ biên: Trần Thành Nam
  • Tác giả: Nguyễn Thị Tuyết Mai, Lục Thị Nga

Âm nhạc 1 được biên soạn trên tinh thần cụ thể hóa đầy đủ các tiêu chí biên soạn sách giáo khoa theo Thông tư 33 của Bộ GD&ĐT; triển khai mạch nội dung, bám sát mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Âm nhạc – Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và theo triết lí Kết nối tri thức với cuộc sống.

Mỗi chủ đề trong sách đều “mở” bằng hoạt động Hát và “đóng” chủ đề bằng mục Vận dụng – Sáng tạo.

  • Tổng chủ biên: Đỗ Thị Minh Chính
  • Chủ biên: Đỗ Thị Minh Chính
  • Tác giả: Mai Linh Chi, Nguyễn Thị Phương Mai, Đặng Khánh Nhật, Nguyễn Thị Thanh Vân.

Sách giáo khoa Mĩ thuật 1 có ngôn ngữ cô đọng, dễ hiểu; hình ảnh sinh động, phong phú, hấp dẫn đối với học sinh lớp 1. Nội dung các chủ đề trong sách được xây dựng logic, khoa học và chặt chẽ; bám sát nội dung giáo dục và yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông.

Sách trình bày khoa học với sự kết hợp của kênh hình và kênh chữ, phù hợp với khả năng theo dõi và nhận thức của học sinh lớp 1. Sách thể hiện phương pháp dạy học theo hướng tích hợp, hướng đến việc hình thành, phát triển năng lực mĩ thuật cho học sinh.

  • Tổng chủ biên: Đinh Gia Lê
  • Chủ biên: Trần Thị Biển
  • Tác giả: Phạm Duy Anh

Sách Giáo dục thể chất 1 được biên soạn bám sát theo quan điểm chung của bộ sách là "Kết nối tri thức với cuộc sống", nhưng vẫn phải đảm bảo tính cơ bản, thiết thực và thực tiễn.

Sách sẽ bao gồm 24 bài học trong đó có 14 bài học thuộc phần Vận động cơ bản. Đặc biệt, với Phần thể thao tự chọn, sách sẽ giới thiệu hai bộ môn thể thao phù hợp và được các bạn học sinh lớp 1 ưa thích là Bóng rổ và Bơi.

  • Tổng chủ biên: Nguyễn Duy Quyết
  • Chủ biên: Lê Anh Thơ
  • Tác giả: Đỗ Mạnh Hưng, Vũ Văn Thịnh, Vũ Thị Thư, Vũ Thị Hồng Thu, Phạm Mai Vương

Sách Hoạt động trải nghiệm 1 được biên soạn với mục tiêu là bám sát vào yêu cầu cần đạt được ở từng nội dung hoạt động trải nghiệm, có tích hợp thêm chương trình "Rèn luyện đội viên Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh".

Nội dung của cuốn sách sẽ được chi thành 9 chủ đề chính, mỗi chủ đề lại có nhiều bài vô cùng bổ ích: Chào năm học mới, Em biết yêu thương, Truyền thống trường em, An toàn cho em, Em quý trọng bản thân, Vui đón mùa xuân, Xây dựng cộng đồng, Quê hương tươi đẹp, Em bảo vệ môi trường.

  • Tổng chủ biên: Bùi Sỹ Tụng
  • Chủ biên: Nguyễn Thanh Bình
  • Tác giả: Vũ Thị Lan Anh, Lê Thị Luận, Trần Thị Thu.

Sách Tiếng Anh 1 lấy hướng giao tiếp làm cơ sở biên soạn giúp các em tự tin, mạnh dạn giao tiếp. Đồng thời hệ thống lại các âm từ vựng, cấu trúc câu đơn giản để hình thành các kĩ năng sau này.

  • Tổng chủ biên: Hoàng Văn Vân
  • Chủ biên: Nguyễn Quốc Tuấn
  • Tác giả: Nguyễn Thị Lan Anh, Đỗ Thị Ngọc Hiền, Nguyễn Bích Thuỷ, Lương Quỳnh Trang.

Cập nhật: 07/09/2021

Video liên quan

Chủ Đề