Câu văn văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng được hiểu như thế nào

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Dưới đây là một vài câu hỏi có thể liên quan tới câu hỏi mà bạn gửi lên. Có thể trong đó có câu trả lời mà bạn cần!

Giải thích và chứng minh tính đúng đắn ý kiến của Hoài Thanh ” vănchương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng Chẳng những thếvăn chương còn sáng tạo ra sự sống”.” Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương cònsáng tạo ra sự sống”. Nhận định của tác giả Hoài Thanh là vô cùng đúng đắn.Trước tiên ta phải hiểu câu trên có ý nghĩa như thế nào? văn chương là hình dung của sự sốngmuôn hình vạn trạng tức là văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống của con người vôcùng phong phú, phức tạp. Cuộc sống của chúng ta vốn muôn màu, muôn vẻ và cũng vì thế màvăn chương rất đỗi phong phú, đa dạng. Điều này ta có thể dễ dàng nhận thấy được. Trong vănbản ” Sông nước Cà Mau” Đoàn Giỏi đã tái hiện một cách chân thực, sống động cảnh sông ngòichằng chịt như mạng nhện với thiên nhiên hoang sơ, những địa danh đặc biệt của vùng đất mũivới những cái tên theo đúng đặc trưng riêng của chúng và cảnh buôn bán nhộn nhịp, tấp nập trênkhu chợ nổi. Tìm hiểu văn bản ta có thể hình dung rõ nét cảnh thiên nhiên và con người ởvùng đất cực nam của Tổ Quốc. Hay trong tác phẩm “Tắt đèn” nhà văn Ngô Tất Tố đã khắchọa chân thực xã hội phong kiến thối nát, đời sống cực khổ của nhân dân mà cụ thể là nhân vậtchị Dậu. Vì sưu cao thuế nặng, chị đã phải bán chó, bán con để chuộc chồng. Tuy nghèo khó, bầnhàn song chị vẫn dũng cảm ném nắm tiền vào mặt tên quan phủ để bảo vệ sự trong sạch củamình. Nỗi đau, sự uất ức, tủi nhục, cảnh nghèo đói, cực khổ bị vắt kiệt sức lực của người dândưới chế độ phong kiến đã khiến người đọc vô cùng thông cảm, tiếc thương cho số phận củanhững “con cò” khốn khổ. Như vậy, văn chương đã thực sự làm tốt công việc của mình, nó cònchạm đến trái tim người đọc, khiến họ vui, buồn, thương xót, căm phẫn theo nhịp điệu của bàivăn. Không chỉ có chức năng tái hiện mà văn chương còn ” sáng tạo ra sự sống”. Tức là nó giúpcon người biết ước mơ về những gì chưa có để biến chúng thành hiện thực trong tương lai.Trong tác phẩm” dế mèn phiêu liêu ký” của Tô Hoài, kết thúc câu chuyện Mèn đã kêu gọi bạn bèsống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Đó chính là ước mơ, là hòa bình, hữu nghị về một thế giớikhông còn chiến tranh, hoàn toàn tươi đẹp, tràn ngập tiếng cười mà tác giả muốn gửi gắm quathế giới loài vật sinh động. Hay trong truyền thuyết ” Sơn Tinh Thủy Tinh”, khi hai thần giaochiến với nhau, trước cơn thịnh nộ long trời nở đất của Thủy Tinh, Sơn Tinh vẫn bình tĩnh ” bốctừng quả đồi, dời từng dãy núi” bảo vệ nhân dân. Đó là ước mơ từ xa xưa của nhân dân ta, muốnchống chọi được với thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống ấm no, hạnh phúc của mình. Ngày nay, khôngphải là sức mạnh kì diệu của thần thánh mà chính là bàn tay, ý chí của con người chứ không gìkhác đắp lên những con đê vững chắc như bước tường thành để chống chọi với lũ lụt, giông bãovà sự giận dữ của thiên nhiên. Vậy là từ những ước mơ cao đẹp trong văn chương, con ngườiđã có động lực, niềm tin và hiện thực hóa chúng trong tương lai, càng ngày càng xây dựngmột xã hội văn minh, tươi đẹp.Tóm lại nhận định của Hoài Thanh vô cùng đúng đắn, và vì văn chương có công dụng tolớn như vậy, mỗi chúng ta cần dành nhiều thời gian hơn nữa cho việc tìm hiểu và khám phá vẻđẹp của văn chương.Từ khóa tìm kiếm:Văn chương, ” văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế vănchương còn sáng tạo ra sự sống”, khẳng định tính đúng đắn ” văn chương là hình dung của sựsống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống”.

Những câu hỏi liên quan

Câu văn: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống”. được trích từ văn bản nào ? 

A. Đức tính giản dị của Bác Hồ. 

B. Sự giàu đẹp của tiếng Việt 

C. ý nghĩa văn chương 

D. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

''Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng . Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống ''

Dựa vào những tác phẩm đã học-đọc thêm,em hãy chứng minh ý kiến của Hoài Thanh.

giúp mk ???? thank nhiều

Các câu hỏi tương tự

Tổng hợp những bài làm văn giải thích và chứng minh nhận định "Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng" hay nhất của các bạn học sinh giỏi văn đạt điểm cao. Mời các bạn đọc tham khảo và dựa vào đây viết cho mình một bài văn giải thích và chứng minh thật hay. Chúc các bạn luôn luôn học tập tốt.

Giải thích và chứng minh nhận định: Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng – Bài làm 1

Thật dễ có thể nhận thấy được rằng chính ngay từ nhỏ, chúng ta đã được nghe ông bà kể chuyện cổ tích, rồi chúng ta lại như đã được nghe mẹ hát ru bằng những điệu dân ca ngọt ngào. Khi chúng ta lớn lên chút nữa thì chúng ta được học những bài thơ, những chuyện ngắn, lại được đọc và được nghe về những cuốn tiểu thuyết dài… Những câu truyện cổ tích, ca dao, những bài thơ,… Tất cả các tác phẩm truyện ấy chính là những áng văn chương. Thế rồi ta như thấy được chính trong bài ý nghĩa văn chương, nhà phê bình văn học Hoài Thanh có viết một ý rất hay đó chính là “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng… Văn chương còn sáng tạo ra sự sống”. Vậy, mỗi chúng ta nên hiểu điều đó có nghĩa là thế nào cho đúng?

Nhà phê bình văn học nổi tiếng của Việt Nam – Hoài Thanh cũng như đã bàn luận, và hơn hết ông như cũng đã  đưa ra quan điểm của mình về ý nghĩa, chức năng, công dụng của văn chương trong chính đời sống của chúng ta. Có thể nhận thấy được chính trong câu nói đó có thể thấy hai nội dung bao quát nhất và chúng ta có thể nhận biết được.

Chuyện nói “văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”. Đầu tiên ta cũng nên phải hiểu từ “hình dung” ở đay là một danh từ, nghĩa là hình ảnh, và đó đồng thời cũng chính là kết quả của sự phản ánh, sự miêu tả trong văn chương. Nhà văn chính là những người thợ đã dày công để chọn lọc và cũng như đã lấy tư liệu từ cuộc sống. Đồng thời nhà văn như đã phản ánh vào trong tác phẩm một cách chân thật những gì diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của chính con người chúng ta ra sao. Có lẽ chính vì như vậy, văn học hay văn chương nói chung lại mang trong mình một nhiệm vụ phản ánh đời sống phong phú và đa dạng của con người và xã hội. Ta cũng nhận thấy được chính nội dung văn chương cũng đa dạng, phong phú, sinh động như cuộc sống vậy, luôn vận động và phát triển không ngừng.

Qua văn chương thôi mà chúng ta dường những cũng đã hiểu được cuộc sống. Có thể hiểu được cuộc sống chính là việc thông qua những bài ca dao, những câu tục ngữ, những câu chuyện cổ tích. Qua đó ta như cũng đã thấy rất rõ cuộc sống lao động vật vả, cực nhọc của người lao động ngày xưa và hơn hết đó còn chính là tâm hồn tuyệt đẹp của họ. Nếu như ta đọc câu thơ của Bác Hồ đó chính là “

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Đăm Săn - văn hay lớp 10

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thủ bóng lồng hoa”

[Cảnh khuya]

Chắc chắn rằng ta cũng như đã thấy được chính câu thơ đã tái hiện bức tranh phong cảnh đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc sống động, và bức tranh đó dường như cũng thật là gợi cảm, tuyệt đẹp. Cũng như vậy, nếu như chũng ta đọc và thấy được chính nhờ việc thông qua sự sáng tạo ra một thế giới loài vật trong tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký nhà văn Tô Hoài dường như cũng đã gửi gắm khát vọng về một thế giới đoàn kết hoà bình. Ta như thấy được chính thế giới ấy chính là khát vọng của loài người, loài người đã và đang góp sức. Đồng thời con người chính ta cũng như chung tay để biến nó thành hiện thực. Thế rồi ta không thể kìm lòng được khi dọc truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” của nhà văn Khánh Hoài chúng ta thấy xót xa cho cảnh ngộ của hai em Thành và Thuỷ biết bao nhiêu. Thế rồi ta như thấy được cũng chính với ước mơ cho hạnh phúc của mỗi gia đình mãi mãi bền vững như vậy thì mới có thể như để tuổi thơ không phải chịu đựng nỗi đau của sự chia lìa. Thật vậy, ta như thấy được chính trong văn chương tác giả gửi đến những thông điệp để nhắc nhở chúng ta yêu ghét, đúng đắn cộng hưởng niềm vui nỗi buồn mơ ước biết bao nhiêu đối với nhà văn để quyết tâm làm những việc thiện điều có ích để cuộc sống tốt đẹp hơn, và nó cũng phải thật là mới mẻ hơn. Ta như thấy được sau những áng văn chương sự sống bao giờ cũng được nối dài, đồng thời những áng văn đó dường như cũng đã  được phát triển trong tâm hồn ý trí khát vọng và hành động của bạn đọc. Đó chắc chắn cũng chính là nhiệm vụ sáng tạo ra sự sống như Hoài Thanh quan niệm trong nhận xét trên.

Ta như thấy được chính bằng câu nói ngắn gọn, súc tích “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng… văn chương còn sáng tạo ra sự sống” Hoài Thanh như đã mở cánh cửa, như cũng đã giúp chúng ta hiểu rõ một trong những nhiệm vụ, ý nghĩa của văn chương. Đồng thời cũng chính nhờ đó chúng ta đọc văn, suy ngẫm về văn chương được sáng tạo và sâu sắc hơn bao giờ hết.

Giải thích và chứng minh nhận định: Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng – Bài làm 2

Từ thuở lọt lòng, mỗi chúng ta đã được uống dòng sữa ngọt ngào của mẹ, nghe tiếng ru ầu ơ của bà “Con cò bay lả bay la. Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng” mà lớn lên. Cắp sách đến trường, ta lại được đắm mình trong những vần thơ hay, những áng văn đẹp khiến tâm hồn ta biết rung cảm. Những bài ca dao, vần thơ, áng văn đó chính là văn chương. Văn chương đã bình dị đi vào cuộc sống của chúng ta. Nó không chỉ là món ăn tinh thần mà còn đem lại cho mỗi người những bài học quý giá về cuộc sống. Nhận định về văn chương nhà phê bình văn học Hoài Thanh có một ý kiến vô cùng đúng đắn “Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”.

Xem thêm:  Phân tích truyện ngắn lão hạc

Như chúng ta đã biết, văn chương là nghệ thuật ngôn từ. Nhà văn như con ong hút nhụy từ bông hoa cuộc sống và cho ra những giọt mật thơm ngọt chính là các tác phẩm hay. Và tác phẩm chỉ sống khi nó được đến với bạn đọc, được sống với trí tưởng tượng phong phú của con người. Như vậy, mối quan hệ giữa nhà văn, cuộc sống, tác phẩm, bạn đọc là mối quan hệ khăng khít không thể tách rời. Hoài Thanh nói “Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”. Hình dung là sự miêu tả, tái tạo lại một cách chọn lọc, có hồn hơn. Nhà văn chính là lấy chất liệu từ cuộc sống, thông qua bộ não tinh tường của mình mà nhào nặn lại tạo thành văn chương. Vì cuộc sống “muôn hình vạn trạng” thiên nhiên tươi đẹp nhiều màu sắc, xã hội đầy biến động chính vì vậy mà văn chương cũng vô cùng phong phú cả về hình thức lẫn nội dung. Ở đây, Hoài Thanh muốn đưa ra một định nghĩa, chức năng công dụng của văn chương. Văn chương chính là lấy chất liệu từ đời sống, phản ánh đời sống và đem lại những bài học về cuộc sống cho con người.

Có lẽ, những vần ca dao không còn xa lạ đối với mỗi chúng ta. Ta được nghe ca dao khi còn nằm nôi, khi người dân lao động họ cũng dùng ca dao để cất lên tiếng nói tâm tình của mình.

“Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”.

Đây là một bài ca dao rất quen thuộc thể hiện nỗi nhớ của người con xa quê. Chủ thể trữ tình ở đây là chàng trai đã muợn câu ca dao để thể hiện tình cảm của mình. Khi đi xa “anh” đã nhớ về những hình ảnh bình dị nhất của quê hương đó là những món ăn thôn dã “canh rau muống”, “cà dầm tương”, nhớ những con người đang trong tư thế đẹp đẽ nhất chính là lao động và trong niềm thương nhớ ấy có cả hình ảnh của người con gái thôn quê mộc mạc. Tác giả dân gian đã sử dụng những hình ảnh giản dị nhất của cuộc sống lao động để tạo nên tác phẩm phản ánh nỗi nhớ của con người. Bằng lối nói mộc mạc ca dao đã cho người đọc thấy tình yêu quê hương đất nước, con người được thể hiện trong bài thơ.

Nếu ca dao dùng những hình ảnh cuộc sống để thể hiện tâm tư, tình cảm thì tục ngữ lại từ việc quan sát thực tế mà đưa ra những tri thức, phản ánh kinh nghiệm của con người. Ví như câu “Kiến tha lâu đầy tổ” tác giả dân gian bằng việc nhìn hình ảnh thực tế cuộc sống con kiến chăm chỉ kiếm mồi. Dù kiến là loài vật nhỏ bé không mang vác được nhiều nhưng bằng sự cần cù, nỗ lực thì nó cũng có được thành quả xứng đáng. Chỉ bằng một hình ảnh nhỏ bé vậy thôi nhưng người dân đã truyền lại cho thế hệ sau cả một bài học to lớn về đức tính cần cù, chịu khó sẽ đạt được thành công.

Đất nước ta để có hòa bình như ngày hôm nay đã phải trải qua hai cuộc kháng chiến lớn là chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Văn chương với sứ mệnh của mình đã phản ánh rõ nét thực tế khốc liệt đó. Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu đã đưa ra những hình ảnh vô cùng chân thực về anh bộ đội trong thời kì chống Pháp “Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá”. Người lính gian khổ, thiếu thốn đủ mọi mặt. Họ không chỉ phải sống trong điều kiện rừng núi hoang sơ, nguy hiểm, thiếu thốn mà còn chịu nỗi mất mát về tinh thần xa quê, xa người thân,… Vượt lên tất cả văn chương lại thể hiện tinh thần thép sẵn sàng chiến đấu chiến thắng của các anh.

“Đêm nay đồng hoang sương muối

Nằm kề bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo”

Trong văn chương  văn xuôi có lẽ là thể loại phản ánh rõ nét nhất thực tế cuộc sống. Ta có thể thấy điều này thông qua tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao. Nam Cao đã khắc họa một ngôi làng xa phủ, xa tỉnh, quần ngư tranh thực một cách sống động nhất thể hiện một xã hội thối nát đã biến con người thành bần cùng hóa, lưu manh hóa.

Như vậy, thông qua mỗi thể loại của mình bằng việc sử dụng chất liệu hình ảnh, nhân vật, tình huống,…lấy từ thực tế văn chương đã phản ánh tiếng nói tâm tư, tầm tri thức và bức tranh xã hội sống động. Một lần nữa chúng ta lại thấy được tính đúng đắn trong lời nhận định của nhà phê bình thiên tài.

Cảm ơn các bạn các bạn vừa đọc xong top những bài làm văn giải thích và chứng minh "Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng" hay nhất. Chúc các viết cho mình một bài văn giải thích và chứng minh cho  thật hay và đạt được kết quả cao.

Video liên quan

Chủ Đề