Cclđ là viết tắt của từ gì trong kế toán

1. Một số loại chứng từ kế toán Chứng từ gốc: Là chứng từ được lập đầu tiên có đầy đủ căn cứ pháp lý chứng minh một nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hoàn thành (ví dụ: các hoá đơn mua hàng, Biên bản giao nhận tài sản, Giấy biên nhận, các tờ trình được lãnh đạo duyệt, Giấy đề nghị thanh toán đã được duyệt, bảng chi lương, ăn trưa hàng tháng, chi làm thêm giờ,...).

Show

    Chứng từ ghi sổ: Là căn cứ để ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán. Chứng từ ghi sổ được lập căn cứ vào chứng từ gốc (ví dụ: Phiếu thu, phiếu chi, phiếu chuyển khoản,...).

    Chứng từ gốc kiêm chứng từ ghi sổ: Là chứng từ vừa chứng minh nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hoàn thành, vừa là căn cứ để ghi chép phản ánh nghiệp vụ kinh tế đó vào sổ kế toán. Ví dụ: Giấy gửi tiền tiết kiệm, phiếu thu (nợ gốc + lãi tiền vay).

    Chứng từ điện tử: Là chứng từ kế toán mà các yếu tố của nó được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử đã được mã hoá mà không có sự thay đổi trong quá trình truyền qua mạng máy tính hoặc trên vật mang tin như băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán.

    Chứng từ điện tử phải có đủ các yếu tố quy định cho chứng từ kế toán, đảm bảo tính pháp lý của chứng từ kế toán và phải được mã hoá bảo đảm an toàn trong quá trình xử lý truyền tin và lưu trữ; riêng yếu tố chữ ký phải được mã hoá bằng khoá mật mã - được gọi là chữ ký điện tử. Chữ ký điện tử được xác lập riêng cho từng cá nhân để xác định quyền hạn và trách nhiệm của người lập và những người liên quan chịu trách nhiệm về tính an toàn và chính xác của chứng từ điện tử. Chữ ký điện tử trên chứng từ điện tử có giá trị như chữ ký tay trên chứng từ giấy.

    1. Lập chứng từ kế toán ngân hàng Lập chứng từ kế toán Ngân hàng là việc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng mẫu đã quy định làm cơ sở cho việc hạch toán, kiểm soát, kiểm toán và thanh tra sau này.

    Việc ghi chép vào sổ sách kế toán phải căn cứ vào chứng từ hợp lệ, hợp pháp. Chứng từ được coi là hợp lệ, hợp pháp là chứng từ:

    • Lập đúng mẫu quy định, ghi đầy đủ, rõ ràng, chính xác các yếu tố theo quy định, không tẩy xóa, sửa chữa, cắt, vá, dán, đè.
    • Trên các chứng từ phải có đầy đủ các chữ ký của những người liên quan chịu trách nhiệm tính chính xác của nghiệp vụ và đóng dấu của đơn vị (nếu có).

    Chữ ký và dấu trên chứng từ phải phù hợp với mẫu chữ ký và dấu đã đăng ký tại ngân hàng nơi khách hàng mở tài khoản.

    • Đối với chứng từ có nhiều liên thì nội dung của các liên trong bộ chứng từ phải hoàn toàn khớp đúng. Đối với séc thì số sê ri và số séc của khách hàng phát hành phải khớp đúng với số sê ri và số séc mà ngân hàng (nơi mở tài khoản) đã bán cho khách hàng.

    2. Hệ thống tài khoản NHCSXH 2. Các loại tài khoản của ngân hàng a. Tài khoản GL (General Ledger ): Tài khoản sổ cái. Hệ thống tài khoản kế toán: Hệ thống tài khoản GL trên Intellect ban hành theo Quyết định 1709/QĐ-NHCS ngày 30/5/2014 của Tổng Giám đốc NHCSXH.

    1. Tài khoản CASA: Tài khoản CASA là tài khoản do NHCSXH mở theo yêu cầu của khách hàng hoặc do NHCSXH mở cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân căn cứ trên hợp đồng, biên bản thỏa thuận, các giấy tờ liên quan hoặc phục vụ cho mục đích quản lý nội bộ của NHCSXH.

    Mỗi tài khoản CASA thuộc một sản phẩm CASA. Việc phân nhóm sản phẩm CASA dựa trên tính chất, loại khách hàng và loại tiền, gồm các loại chủ yếu:

    • Tài khoản tiền gửi của khách hàng tổ chức, cá nhân, TCTD khác.
    • Tài khoản tiền gửi chuyên dùng.
    • Tài khoản tiền gửi của NHCSXH tại các Tổ chức tín dụng khác. Các tài khoản nội bộ của Ngân hàng được mở để theo dõi các khoản công nợ phải thu, phải trả của NHCSXH, điều chuyển vốn.

    Các sản phẩm CASA được ánh xạ đến tài khoản sổ cái (GL) để tự động hạch toán biến động về số tiền gốc, lãi dự trả, chi phí về lãi tiền gửi.. phát sinh giao dịch.

    1. Tài khoản TIDE: Tài khoản TIDE là tài khoản tiền gửi có kỳ hạn của các cá nhân, tổ chức tại NHCSXH; tiền vay của NHCSXH đối với các tổ chức, cá nhân và các định chế tài chính khác.
    • Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
    • Mô hình hạch toán:

    2. Hệ thống tài khoản GL và nội dung cơ bản của các tài khoản GL 2.4. Kết cấu tài khoản GL Số hiệu của một tài khoản GL đầy đủ gồm 10 ký tự, trong đó:

    • Ký tự đầu tiên luôn mặc định là 9.
    • 5 ký tự tiếp theo là mã tài khoản tổng hợp/chi tiết của tài khoản sổ cái (gọi tắt là tài khoản GLSL). Trong đó:

    Ký tự đầu tiên qui định loại tài khoản như sau: 1 và 7: Tài sản 2 và 8: Công nợ và vốn chủ sở hữu 3: Chi phí 4: Thu nhập 5: Ngoại bảng 6: Đối ứng ngoại bảng 9: Các tài khoản hoạt động thanh toán và tài khoản trung gian.  2 ký tự tiếp theo là tài khoản cấp tổng hợp của GLSL, 2 ký tự sau đó là tài khoản chi tiết của GLSL.

     3 ký tự tiếp theo là mã loại tiền. Mã loại tiền được đánh số theo danh mục Bảng mã tiền tệ thế giới. Ví dụ: VND: 704; USD: 840.

    Ký tự cuối cùng là ký tự kiểm tra do hệ thống tự sinh ra.

    Core

    Lending

    Collateral

    Hệ thống khác

    CASA

    LOAN

    Loại giao dịch

    EOD

    EOM

    EOY

    Hệ thống tài khoản sổ cái

    Báo cáo

    TIDE

    Tài khoản sổ cái Intellect Mô tả Ký tự đầu GLSL Loại tiền Ký tự kiểm tra 9 1 XXXX CCY Y Tài sản (Tiền, HĐ tín dụng) 9 2 XXXX CCY Y Nợ phải trả 9 3 XXXX CCY Y Chi phí 9 4 XXXX CCY Y Thu nhập 9 5 XXXX CCY Y Tài sản ngoại bảng 9 6 XXXX CCY Y Đối ứng ngoại bảng

    9 7 XXXX CCY Y Tài sản (TSCĐ, phải thu, khác) 9 8 XXXX CCY Y Nguồn vốn chủ sở hữu

    9 9 XXXX CCY Y Thanh toán, trung gian

    Mỗi tài khoản GL được tích hợp với một tài khoản cấp 3 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tại Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 của Thống đốc NHNN và các văn bản sửa đổi, bổ sung Quyết định 479/2004/QĐ-NHNN. Nhiều tài khoản GL cũng có thể liên kết với một tài khoản cấp 3 theo quy định của NHNN. Các bút toán hạch toán vào GL sẽ phản ánh vào cân đối tài khoản kế toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

    2.4. Phương pháp hạch toán trên các tài khoản GL a) Các bút toán hạch toán vào tài khoản GL được dựa trên ghi sổ kép. Tổng cộng số tiền ghi Nợ và ghi Có của các giao dịch luôn khớp với nhau.

    1. Các tài khoản được chia thành:
    • Loại tài khoản thuộc tài sản Có: luôn luôn có số dư Nợ là các tài khoản thuộc tài sản, ngoại trừ các tài khoản ghi giảm tài sản Có như: Khấu hao tài sản cố định, dự phòng rủi ro (tín dụng, phải thu, hàng tồn kho).
    • Loại tài khoản thuộc tài sản Nợ: luôn luôn có số dư Có là các tài khoản thuộc công nợ, vốn chủ sở hữu, ngoại trừ các tài khoản làm giảm tài sản nợ như: chênh lệch tỷ giá giảm (dư nợ) và lỗ.
    • Loại tài khoản thuộc tài sản Nợ - Có: lúc có số dư Có, lúc có số dư Nợ hoặc có cả hai số dư gồm là các tài khoản hoạt động thanh toán, tài khoản trung gian.
    • Tài khoản chi phí luôn có dư nợ và tài khoản thu nhập luôn có dư có. Nếu vì bất kỳ giao dịch nào mà tài khoản chi phí trở thành dư có hoặc tài khoản thu nhập lại trở thành số dư nợ, số dư này phải được chuyển sang tài khoản thu
    • Khi tiến hành nhập, xuất, thu, chi tiền mặt phải có lệnh điều chuyển, giấy nộp tiền, lĩnh tiền, séc lĩnh tiền hoặc phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký của người nhận, người giao, người cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định của chế độ thu, chi tiền mặt.
    • Tại bộ phận quỹ chính, quỹ giao dịch, hàng ngày phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế và tiến hành đối chiếu với số liệu của nhật ký quỹ in ra từ Intellect. Nếu có chênh lệch, Kiểm soát viên và Giao dịch viên kế toán phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân. Số chênh lệch phải hạch toán vào tài khoản thừa/thiếu quỹ và kiến nghị biện pháp xử lý số thừa/thiếu đó.
    • Cuối ngày giao dịch, toàn bộ số tồn quỹ tiền mặt của Quỹ giao dịch (tại Trung tâm hoặc điểm giao dịch xã) phải điều chuyển toàn bộ về Quỹ chính (số dư cuối ngày bằng không). Trừ trường hợp ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, điều kiện đi lại khó khăn, khi đi giao dịch tại xã không về kịp trong ngày được phép tồn quỹ giao dịch tại xã vào cuối ngày, Tổ giao dịch tại xã thực hiện nộp số tiền tồn quỹ về Quỹ chính để tất toán ngay khi về đến trụ sở.

    Tài khoản 101 - Tiền mặt tại két Teller đi giao dịch tại xã (online) Tài khoản này phản ảnh tình hình thu chi, tồn quỹ tiền mặt tại quỹ của Teller (Giao dịch viên) khi đi giao dịch tại xã online (kết nối trực tiếp).

    Tài khoản 102 - Tiền mặt tại quỹ giao dịch tại xã offline Tài khoản này phản ảnh tình hình thu chi, tồn quỹ tiền mặt đồng Việt Nam tại quỹ Tổ giao dịch tại xã khi giao dịch offline (không kết nối trực tiếp vào Intellect).

    Bên Nợ ghi: - Số tiền mặt tiếp quỹ cho Tổ giao dịch tại xã (offline) từ quỹ chính, quỹ giao dịch trung tâm.

    • Các khoản thu tiền mặt tại Tổ giao dịch tại xã (offline) Bên Có ghi:
    • Số tiền mặt do Tổ giao dịch tại xã (offline) nộp về quỹ chính, quỹ giao dịch trung tâm.
    • Các khoản chi tiền mặt tại Tổ giao dịch tại xã (offline) Số dư Nợ:
    • Phản ảnh số tiền mặt đang bảo quản tại Tổ giao dịch tại xã (offline) trong phiên giao dịch.
    • Cuối phiên giao dịch, số dư Nợ bằng không. Tài khoản 103 - Tiền mặt không đủ tiêu chuẩn lưu thông chờ xử lý Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền mặt không đủ tiêu chuẩn lưu thông chờ xử lý (như tiền rách, nát hư hỏng...).

    Tài khoản 104 - Tiền mặt đang vận chuyển Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền mặt đang vận chuyển giữa các quỹ nghiệp vụ trong cùng Pos hoặc giữa Quỹ chính đến các đơn vị khác.

    *** Tiền gửi:** Tài khoản 111 - Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Tài khoản này dùng để phản ảnh số tiền của NHCSXH gửi tại Ngân hàng Nhà nước.

    • Căn cứ để hạch toán vào tài khoản này là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bảng sao kê của Ngân hàng Nhà nước kèm theo các chứng từ gốc (uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc...).

    Tài khoản 112 đến 114 - Tiền gửi tại các TCTD khác Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

    • Căn cứ để hạch toán vào tài khoản này là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bảng sao kê của TCTD khác kèm theo các chứng từ gốc (uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc...).

    *** Hoạt động tín dụng:** Nhóm Tài khoản từ 13x đến 19x: Tài khoản 131 - Cho vay ngắn hạn các Tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước. Tài khoản này dùng để phản ảnh số tiền NHCSXH cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ngắn hạn.

    Tài khoản 131 có các tài khoản GLSL như sau:

    Số hiệu GLSL

    Loại tiền Tên tài khoản TK NHNN

    13101 704 Nợ trong hạn CV ngắn hạn Hộ nghèo 2111

    13102 704 Nợ trong hạn CV ngắn hạn HSSV có HCKK

    2111

    13103 704

    Nợ trong hạn CV ngắn hạn Quỹ QG giải quyết việc làm

    2111

    13104 704

    Nợ trong hạn CV ngắn hạn đối tượng chính sách đi lao động ở nước ngoài

    2111

    13106 704

    Nợ trong hạn CV ngắn hạn NSVSMT Nông thôn

    2111

    13108 704

    Nợ trong hạn CV ngắn hạn Hộ SXKD vùng khó khăn

    2111

    13109 704

    Nợ trong hạn CV ngắn hạn Hộ đồng bào DTTS nghèo, ĐSKK (QĐ 74 và 1592)

    2111

    Bên nợ ghi: - Số tiền cho vay phát sinh nợ quá hạn; - Hư số chuyển trạng thái nợ. Bên có ghi: - Số tiền thu nợ từ các món vay quá hạn;

    • Số tiền chuyển sang tài khoản nợ thích hợp khác;
      • Số tiền nợ vay được xóa;
    • Hư số chuyển trạng thái nợ. Số dư nợ: Phản ánh nợ vay của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay đã quá hạn.

    Tài khoản 132 - Cho vay trung hạn các Tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước. Tài khoản này dùng để phản ảnh số tiền NHCSXH cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay trung hạn.

    Tài khoản 133 - Cho vay dài hạn các Tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước Tài khoản này dùng để phản ảnh số tiền NHCSXH cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay dài hạn.

    Tài khoản 139 - Dự phòng chung rủi ro tín dụng cho vay TCKT, CN trong nước.

    Hạch toán các tài khoản dự phòng rủi ro tín dụng cho vay TCKT, cá nhân trong nước phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

    1. Để xử lý những Tổn thất do các rủi ro có thể xảy ra từ khách hàng vay, hạn chế những đột biến về kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán, NHCSXH phải trích từ chi phí để lập dự phòng đối với các khoản cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
    2. Việc xác định số lập dự phòng đối với các khoản cho vay và việc xử lý xoá nợ khó đòi phải theo quy định của cơ chế tài chính.
    3. Đối với những khoản cho vay Tổ chức kinh tế hoặc cá nhân đã bị rủi ro (do không thu được, đơn vị vay thực sự không còn khả năng thanh toán) và được phép xử lý bằng dự phòng thì NHCSXH có thể xoá những khoản nợ phải thu khó đòi và chuyển ra theo dõi chi tiết ở tài khoản 571 - Nợ Tổn thất đang trong thời gian theo dõi, tài khoản 572 - Nợ Tổn thất đang trong hoạt động thanh toán (tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán). Số nợ này được tiếp tục theo dõi trong thời hạn quy định của cơ chế tài chính. Trường hợp thu hồi do xử lý xóa nợ sai hoặc người vay tự nguyện trả sẽ được hạch toán tăng các khoản dự phòng.

    Tài khoản 141 - Cho vay ngắn hạn bằng vốn nhận trực tiếp của các Tổ chức quốc tế

    Tài khoản này dùng để phản ảnh số tiền mà NHCSXH cho hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác vay ngắn hạn bằng nguồn vốn tài trợ, ủy thác đầu tư của các Tổ chức Quốc tế trực tiếp chuyển cho NHCSXH.

    Tài khoản 142 - Cho vay trung hạn bằng vốn nhận trực tiếp của các Tổ chức quốc tế

    Tài khoản này dùng để phản ảnh số tiền mà NHCSXH cho hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác vay trung hạn bằng nguồn vốn tài trợ, ủy thác đầu tư của các Tổ chức Quốc tế trực tiếp chuyển cho NHCSXH.

    Tài khoản 143 - Cho vay dài hạn bằng vốn nhận trực tiếp của các Tổ chức quốc tế

    Tài khoản này dùng để phản ảnh số tiền mà NHCSXH cho hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác vay dài hạn bằng nguồn vốn tài trợ, ủy thác đầu tư của các Tổ chức Quốc tế trực tiếp chuyển cho NHCSXH.

    Tài khoản 149 - Dự phòng cho vay bằng vốn nhận trực tiếp TCQT Tài khoản này dùng để phản ánh việc NHCSXH trích lập dự phòng và xử lý các khoản dự phòng theo chế độ quy định đối với các khoản cho vay bằng vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư nhận trực tiếp từ các Tổ chức quốc tế.

    Tài khoản 151 - Cho vay ngắn hạn bằng vốn nhận của Chính phủ Tài khoản này dùng để phản ảnh số tiền mà NHCSXH cho hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác vay ngắn hạn bằng nguồn vốn tài trợ, ủy thác đầu tư của Chính phủ vay các Tổ chức Quốc tế.

    Tài khoản 152 - Cho vay trung hạn bằng vốn nhận của Chính phủ Tài khoản này dùng để phản ảnh số tiền mà NHCSXH cho hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác vay trung hạn bằng nguồn vốn tài trợ, ủy thác đầu tư của Chính phủ vay các Tổ chức Quốc tế.

    Tài khoản 153 - Cho vay dài hạn bằng vốn nhận của Chính phủ Tài khoản này dùng để phản ảnh số tiền mà NHCSXH cho hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác vay dài hạn bằng nguồn vốn tài trợ, ủy thác đầu tư của Chính phủ vay các Tổ chức Quốc tế.

    Tài khoản 159 - Dự phòng cho vay bằng vốn nhận của Chính phủ Tài khoản này dùng để phản ánh việc NHCSXH trích lập dự phòng và xử lý các khoản dự phòng theo chế độ quy định đối với các khoản cho vay bằng vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư Chính phủ vay các Tổ chức Quốc tế.

    Tài khoản 161 - Cho vay ngắn hạn bằng vốn nhận của các Tổ chức khác Tài khoản này dùng để phản ảnh số tiền mà NHCSXH cho hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác vay ngắn hạn bằng nguồn vốn tài trợ, ủy thác đầu tư của các Tổ chức, cá nhân khác (các Tổ chức kinh tế, xã hội, đoàn thể để thực hiện các chương trình phát triển kinh tế, xã hội ... của địa phương).

    Tài khoản 162 - Cho vay trung hạn bằng vốn nhận của các Tổ chức khác Tài khoản này dùng để phản ảnh số tiền mà NHCSXH cho hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác vay trung hạn bằng nguồn vốn tài trợ, ủy thác đầu tư

    Số dư Có: Phản ảnh số tiền các TCTD trong nước đang gửi tại NHCSXH. Tài khoản 221 – Tiền gửi của khách hàng Tài khoản này dùng để phản ảnh số tiền của khách hàng trong nước gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, vốn chuyên dùng tại NHCSXH.

    Bên Có ghi: Số tiền khách hàng gửi vào. Bên Nợ ghi: Số tiền khách hàng lấy ra. Số dư Có: Phản ảnh số tiền của khách hàng trong nước đang gửi tại NHCSXH

    Tài khoản 222 – Tiền gửi tiết kiệm Tài khoản này dùng để phản ảnh số tiền của khách hàng gửi vào NHCSXH theo các thể thức tiền gửi tiết kiệm.

    Bên Có ghi: Số tiền khách hàng gửi vào. Bên Nợ ghi: Số tiền khách hàng rút ra. Số dư Có: Phản ảnh số tiền của khách hàng đang gửi tại Ngân hàng. Tài khoản 223 – Tiền ký quỹ Tài khoản này dùng để phản ảnh số tiền mà NHCSXH nhận ký quỹ, ký cược của khách hàng để đảm bảo cho các hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán, cấp tín dụng được thực hiện theo hợp đồng, cam kết đã ký. Các trường hợp nhận ký quỹ, thế chấp, cầm cố bằng hiện vật được hạch toán, theo dõi ở tài khoản ngoài bảng Cân đối kế toán.

    Bên Có ghi: Số tiền khách hàng gửi để bảo đảm thanh toán. Bên Nợ ghi: - Số tiền gửi đã sử dụng để thanh toán cho người hưởng. - Số tiền gửi còn thừa, trả lại khách hàng. Số dư Có: Phản ảnh số tiền khách hàng ký gửi ở NHCSXH để bảo đảm thanh toán.

    Tài khoản 231 – Trái phiếu phát hành Tài khoản 241 – Vốn TT, UTĐT nhận trực tiếp của các Tổ chức, cá nhân nước ngoài

    Tài khoản 242 – Vốn TT, UTĐT nhận của Chính Phủ Tài khoản 243 – Vốn TT, UTĐT nhận của các Tổ chức, cá nhân trong nước Các tài khoản này dùng để phản ảnh số vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư, cho vay của Chính phủ, của các Tổ chức Quốc tế và các Tổ chức, cá nhân khác giao cho NHCSXH để sử dụng theo các mục đích chỉ định, NHCSXH có trách nhiệm hoàn trả vốn này khi đến hạn.

    Bên Có ghi: - Số vốn của các Tổ chức Quốc tế, của Chính phủ và của các Tổ chức, cá nhân khác giao cho NHCSXH để sử dụng theo các mục đích chỉ định.

    Bên Nợ ghi: Số vốn chuyển trả lại cho các Tổ chức giao vốn. Số dư Có: Phản ảnh số vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư, cho vay của các Tổ chức, cá nhân hiện có tại NHCSXH.

    Tài khoản 251– Các khoản phải trả về XDCB, mua sắm TSCĐ. Tài khoản này dùng để phản ảnh các khoản phải trả phát sinh về xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định.

    Bên Có ghi: Các khoản phải trả. Bên Nợ ghi: Số tiền đã trả cho người được thanh toán. Số dư Có: Phản ảnh các khoản còn phải trả về xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định.

    Tài khoản 252 – Tiền giữ hộ và đợi thanh toán với bên ngoài. Tài khoản 253 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước Các tài khoản này dùng để phản ảnh quan hệ giữa NHCSXH với Nhà nước về các khoản thuế và các khoản khác phải nộp, phản ảnh nghĩa vụ và tình hình thực hiện nghĩa vụ thanh toán của NHCSXH với Nhà nước trong kỳ kế toán.

    Tài khoản 254 – Chuyển tiền đến khách hàng vãng lai chờ thanh toán Tài khoản này dùng để phản ảnh các khoản chuyển tiền từ các TCTD khác hoặc từ khách hàng của NHCSXH (khác đơn vị) chuyển đến để trả cho các đơn vị, cá nhân không có tài khoản ở NHCSXH.

    Tài khoản 259 – Các khoản chờ thanh toán khác với bên ngoài Tài khoản này dùng để phản ảnh các khoản tiền NHCSXH đang chờ thanh toán với bên ngoài phát sinh trong quá trình hoạt động như:

    Các khoản kinh phí phải trả cho Ban đại diện Hội đồng quản trị trích từ lãi cho vay vốn địa phương; kinh phí hoạt động trích từ lãi cho vay quỹ giải quyết việc làm địa phương; các khoản phí ủy thác Tổ chức Hội cấp trên chờ chuyển vào tài khoản thụ hưởng của Tổ chức Hội;

    Các khoản phụ cấp Ban đại diện HĐQT, thù lao cán bộ xã, phường; các khoản người vay trả trước chờ phân bổ vào tài khoản thu nợ, thu lãi thích hợp.

    Các khoản trích nộp Bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân chờ chuyển; các khoản Ngân sách chuyển tiền để hỗ trợ lãi suất cho người vay.

    Các khoản thu lãi ủy thác đầu tư chờ phân bổ (chỉ áp dụng đối với một số ít dự án do Hội sở chính nhận vốn); các khoản thu hộ/chi hộ các TCTD khác và các khoản chờ thanh toán khác.

    Bên Có ghi: Số tiền NHCSXH chưa thanh toán.

    Bên Có ghi: - Số tiền thu giảm chi các khoản chi trong năm. - Các khoản điều chỉnh số chi phí đã hạch toán, các khoản thoái lại số chi phí đã hạch toán (như thoái lại các khoản lãi phải trả khi điều chỉnh lãi suất kỳ trước, khách hàng rút tiền gửi tiết kiệm trước hạn).

    • Chuyển số dư Nợ cuối năm vào Tài khoản Lợi nhuận năm nay khi quyết toán

    Số dư Nợ: Phản ảnh các khoản chi về hoạt động kinh doanh trong năm. 4. Nhóm tài khoản phản ảnh các khoản thu nhập Loại tài khoản này phản ảnh các khoản thu nhập của NHCSXH, bao gồm: Các khoản thu nhập từ hoạt động tín dụng, thu nhập từ dịch vụ Ngân hàng và thu nhập bất thường.

    Hạch toán loại tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau: (1). Loại tài khoản này trong kỳ kế toán luôn luôn phản ảnh số phát sinh bên Có (dư Có), cuối kỳ được kết chuyển toàn bộ sang tài khoản Kết quả kinh doanh (Lợi nhuận chưa phân phối) và không có số dư. Trường hợp trong kỳ nếu các tài khoản này có số Dư Nợ do điều chỉnh, thoái thu,..ẽ được chuyển sang tài khoản GLSL 39001 - Chi phí do giảm thu nhập chuyển sang.

    (2). Cuối năm, khi lập báo cáo tài chính thì các khoản phát sinh từ giao dịch nội bộ (thu lãi tiền gửi, cho vay nội bộ) phải loại trừ.

    Bên Có ghi: Các khoản thu về hoạt động nghiệp vụ trong năm. Bên Nợ ghi: - Chuyển số dư Có cuối năm vào tài khoản lợi nhuận năm nay khi quyết toán.

    • Các khoản thoái thu theo chế độ quy định.
    • Điều chỉnh hạch toán sai sót trong kỳ (nếu có). Số dư Có: Phản ảnh thu về hoạt động kinh doanh trong năm của NHCSXH 5. Nhóm tài khoản ngoại bảng
    • Loại này dùng để phản ảnh tiền không có giá trị lưu hành, các khoản lãi vay chưa thu được, những cam kết, những Tài sản hiện có ở NHCSXH nhưng không thuộc quyền sở hữu của NHCSXH như: Tài sản nhận giữ hộ, Tài sản gán nợ, xiết nợ chờ xử lý... Việc xác định giá trị để hạch toán vào các Tài khoản này được căn cứ vào hợp đồng, biên bản giao nhận Tài sản, khế ước vay vốn hoặc các chứng từ có liên quan khác.
    • Hạch toán ngoại bảng được sử dụng phương pháp hạch toán kép, vì vậy hệ thống bố trí các tài khoản loại 6 để hạch toán đối ứng. Trừ các bút toán hạch toán tự động, khi hạch toán thủ công người dùng sử dụng duy nhất tài khoản 9699997046 để hạch toán đối ứng với các tài khoản ngoại bảng.

    6. Nhóm tài khoản đối ứng ngoại bảng

    Các tài khoản này chỉ dành cho mục đích đối ứng với các tài khoản ngoại bảng. NHCSXH không sử dụng các tài khoản này trong quản lý, báo cáo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

    7. Nhóm tài khoản tài sản cố định và tài sản có khác Tài khoản 701: Tài sản cố định hữu hình Tài khoản này dùng để phản ảnh giá trị hiện có và tình hình biến động của toàn bộ tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình của NHCSXH theo nguyên giá.

    Tài khoản 702: Tài sản cố định vô hình Tài khoản 703: Tài sản cố định thuê tài chính Tài khoản này dùng để phản ảnh giá trị hiện có và tình hình biến động toàn bộ TSCĐ đi thuê tài chính của NHCSXH.

    Tài khoản 705: Hao mòn TSCĐ Tài khoản này dùng để phản ảnh giá trị hao mòn tài sản cố định trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ.

    Tài khoản 711: Công cụ dụng cụ trong kho Tài khoản này dùng để phản ảnh giá trị CCLĐ hiện có trong kho của NHCSXH, chưa xuất dùng.

    Tài khoản 712: Vật liệu, ấn chỉ Tài khoản này dùng để phản ảnh các loại vật liệu sử dụng ở NHCSXH như các loại ấn chỉ quan trọng (Séc, Sổ tiết kiệm), ấn chỉ thông thường (Sổ vay vốn, biểu mẫu kế toán, tín dụng...), giấy tờ in, vật liệu văn phòng, phụ tùng thay thế,...

    Tài khoản 721: Mua sắm TSCĐ Tài khoản này dùng để phản ảnh các khoản chi phí mua sắm tài sản cố định theo dự toán đã được duyệt

    Tài khoản 722: Tập hợp chi phí xây dựng cơ bản Tài khoản này chỉ sử dụng trong thời gian tiến hành xây dựng cơ bản để phản ảnh các chi phí đầu tư xây dựng cơ bản trong quá trình tiến hành đầu tư.

    Tài khoản 723: Tập hợp chi phí sửa chữa TSCĐ Tài khoản này dùng để phản ảnh chi phí sửa chữa TSCĐ và tình hình quyết toán chi phí sửa chữa TSCĐ. Trường hợp sửa chữa thường xuyên không hạch toán vào tài khoản này mà tính thẳng vào chi phí trong kỳ.

    Tài khoản 752: Các khoản tham ô, lợi dụng Tài khoản này dùng để phản ảnh các khoản bị khách hàng tham ô, lợi dụng trong quá trình giao dịch với NHCSXH

    Tài khoản 753: Thanh toán với Ngân sách Nhà nước

    Tài khoản 789: Tài sản Có khác Tài khoản này dùng để phản ảnh các khoản NHCSXH chi hộ các Tổ chức tín dụng khác hoặc các Tài sản Có khác của NHCSXH.

    8. Nhóm tài khoản Vốn chủ sở hữu Nhóm tài khoản này dùng để phản ảnh các loại nguồn vốn, các quỹ dự trữ, dự phòng rủi ro..à kết quả kinh doanh của NHCSXH.

    Tài khoản 800: Vốn điều lệ của NHCSXH Tài khoản này mở tại Hội sở chính của NHCSXH dùng để phản ảnh vốn điều lệ của NHCSXH.

    Tài khoản 801: Vốn đầu tư XDCB, mua sắm TSCĐ Tài khoản này dùng để phản ảnh nguồn vốn để xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định của NHCSXH (ngoài phần vốn điều lệ được sử dụng để xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định).

    Tài khoản 802: Vốn khác của NHCSXH Tài khoản này dùng để phản ảnh các vốn khác của NHCSXH được hình thành trong quá trình hoạt động theo chế độ quy định, bao gồm các khoản vốn tín dụng Ngân sách Trung ương cấp để cho vay theo các chương trình chỉ định, vốn do Ngân sách địa phương cấp cho NHCSXH để cho vay theo các chương trình tín dụng chính sách Chính phủ quy định (không có đối tượng cho vay riêng, cơ chế tín dụng riêng, không phải hoàn trả lại vốn).

    Tài khoản 810: Các quỹ của NHCSXH Các tài khoản này dùng để phản ảnh các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và các quỹ như quỹ dự phòng tài chính,... của NHCSXH theo quy định tại điều 18 Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg ngày 19/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ.

    Các tài khoản theo dõi các quỹ của NHCSXH: Tài khoản 820: Quỹ khen thưởng Tài khoản 821: Quỹ phúc lợi Tài khoản 822: Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ Tài khoản này dùng để phản ảnh quỹ khen thưởng, phúc lợi của NHCSXH được trích lập theo quy định của Pháp luật.

    Tài khoản 830: Chênh lệch tỷ giá Tài khoản này dùng để phản ảnh các khoản chênh lệch giữa tỷ giá mua, tỷ giá bán và tỷ giá liên ngân hàng khi phát sinh mua, bán các loại ngoại tệ hoặc do thay đổi tỷ giá hối đoái qua việc đánh giá lại các tài khoản ngoại tệ của NHCSXH, hạch toán bằng đồng Việt Nam.

    Tài khoản 840: Chênh lệch đánh giá lại tài sản cố định

    Tài khoản này dùng để phản ảnh số chênh lệch do đánh giá lại tài sản cố định hiện có theo Quyết định của Nhà nước và tình hình xử lý số chênh lệch đó ở NHCSXH.

    Tài khoản 890: Lợi nhuận chưa phân phối Tài khoản này dùng để phản ảnh kết quả (lãi, lỗ) kinh doanh và tình hình phân phối kết quả kinh doanh của NHCSXH.

    Hạch toán tài khoản này cần tôn trọng một số quy định sau: -Việc phân phối kết quả kinh doanh của NHCSXH thực hiện theo đúng quy định của chế độ tài chính hiện hành của NHCSXH.

    • Phải hạch toán chi tiết kết quả kinh doanh của từng niên độ kế toán (năm trước, năm nay).

    -Trường hợp phát hiện các sai sót ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của năm trước, thì việc sửa chữa các sai sót đó được điều chỉnh hạch toán vào TK "Lợi nhuận năm trước".

    9. Nhóm tài khoản hoạt động thanh toán, các tài khoản trung gian Nhóm tài khoản này dùng để phản ảnh các nghiệp vụ phát sinh trong hoạt động giữa các đơn vị của NHCSXH; các nghiệp vụ giữa các các phân hệ của hệ thống Intellect; các khoản thanh toán bù trừ giữa NHCSXH với các Ngân hàng khác và các khoản thanh toán khác. Ngoài ra trong nhóm tài khoản trung gian còn bố trí một số tài khoản sử dụng để chuyển đổi, các tài khoản này sẽ chuyển hết số dư sang tài khoản thích hợp và không còn hoạt động sau khi chuyển sang hệ thống mới.

    Tài khoản 900: Thanh toán với các Ngân hàng khác Dùng để phản ảnh các khoản thanh toán bù trừ, liên Ngân hàng và các khoản thanh toán của NHCSXH với các Ngân hàng khác.

    Tài khoản 910: Thanh toán giữa các đơn vị trong NHCSXH Các tài khoản này dùng để phản ảnh các khoản thanh toán giữa các đơn vị trong cùng hệ thống NHCSXH.

    Tài khoản đặc biệt 91099: Hoạt động thanh toán liên POS trong NHCSXH (Inter POS)

    Khi tất cả các đơn vị tham gia vào hệ thống, việc thực hiện điều chuyển vốn, chuyển tiền nội, ngoại tỉnh sẽ được hạch toán trực tiếp liên POS, khi đó chỉ còn duy nhất tài khoản 91099 – Hoạt động thanh toán liên POS trong NHCSXH là có số dư phản ánh hoạt động thanh toán giữa các đơn vị trong cùng hệ thống. Các tài khoản khác chỉ có số dư tạm thời.