Chế độ close up trong máy canon là gì

Hẳn chúng ta đã được nghe rất nhiều về thuật ngữ “macro”, “micro” hay “close up” trong nghệ thuật nhiếp ảnh. Nhưng liệu bạn đã có thể phân biệt chính xác giữa các thể loại nhiếp ảnh đó chưa? Hãy cùng chúng tôi đi sâu phân biệt sự khác nhau giữa “macro”, “micro” và “close up” trong nhiếp ảnh nhé!

\>> Cho bạn thêm thông tin về chiếc máy ảnh canon cực xịn Canon R

Nghệ thuật nhiếp ảnh ‘macro’ là gì?

Trong nhiếp ảnh, khi nói đến chụp ảnh Macro là người ta muốn nói đến ảnh chụp các chủ thể nhỏ xíu vài mm đến vài cm . Thể loại ảnh Macro được phát minh bởi nhiếp ảnh gia người Đức Fritz Goro với mục đích ban đầu là để phục vụ nghiên cứu khoa học. Macro dịch ra tiếng Viêt là “vĩ mô” , có nghĩa là to lớn, ý là phóng đại những chủ thể nhỏ lên để dễ quan sát.

-Khả năng chụp Macro được biểu thị bằng độ phóng đại . Độ phóng đại 1:1 nghĩa là vật thể ở ngoài kích thước 10 mm sẽ cho ảnh kích thước đúng 10 mm ở trên film/sensor. Độ phóng đại 2:1 tương đương vật thể kích thước 10 mm sẽ cho ảnh kích thước 20 mm. Độ phóng đại 1:2 tương đương vật thể kích thước 10 mm sẽ cho ảnh kích thước 5 mm . Do kích thước của máy ảnh fullframe 35mm chỉ có 24×36 mm nên một con côn trùng kích thước khoảng 25mm sẽ cho ảnh lấp đầy khung hình , khi phóng ra ảnh lớn nhìn rất ấn tượng .

-Thuật ngữ ‘macro’ có nghĩa là ‘lớn’, trong khi đó ‘micro’ lại có nghĩa là ‘nhỏ’. Nếu đối tượng bạn đang chụp nhỏ và bạn muốn nó trông có vẻ lớn trong bức ảnh của mình, bạn có được một góc nhìn ‘macro’ của một đối tượng ‘micro’.

Nghệ thuật nhiếp ảnh “close up” là gì?

Thuật nhiếp ảnh ‘close up’, có thể gọi là thuật nhiếp ảnh cận cảnh, là việc chụp một đối tượng như bông hoa, côn trùng trong khoảng cách gần, vì thế đối tượng ấy sẽ chiếm đầy khung hình của bạn. Nói cách khác, đó là hành động chụp cận cảnh với khoảng cách gần. Điều này có thể làm với bất cứ ống kính nào, thậm chí là một ống kính tele 300mm.

Thuật nhiếp ảnh ‘macro’ là một phần thiết yếu của thuật nhiếp ảnh ‘close up’. Tuy nhiên, thuật nhiếp ảnh ‘close up’ không phải lúc nào cũng là thuật nhiếp ảnh ‘macro’. Ví dụ, nếu bạn có một ống kính không phải ống kính macro thật sự, mà chỉ có thiết lập chế độ macro [như rất nhiều dòng máy compact ngày nay], thì tác phẩm của bạn thường sẽ là ‘close up’, chứ không phải là macro chính thống.

Điểm khác biệt giữa thuật nhiếp ảnh macro và close up?

Chụp được những chi tiết nhỏ nhất, đến từng chân tơ kẽ tóc, là một trong những điểm khác biệt chính của thuật nhiếp ảnh macro / micro so với close up.

Cách phân biệt một ống kính macro thật sự?

Một ống kính macro phải có độ phóng đại ít nhất là 1:1. Độ phóng đại này thường được viết trên ống kính hoặc trong tài liệu hướng dẫn kèm theo. Trên phương diện kỹ thuật, tỉ lệ này được đo bằng kích thước đối tượng xuất hiện trên cảm biến của máy ảnh. Một ống kính với độ phóng đại 1:1 có nghĩa là đối tượng xuất hiện với kích thước như ngoài đời thật trên cảm biến. Một ống kính macro với độ phóng đại 2:1 cho phép đối tượng trên cảm biến lớn hơn 2 lần so với thực tế. Tương tự, một ống kính 1:2 sẽ cho hình ảnh trên sensor chỉ bằng một nửa kích thức thật. Vì thế ống kính 1:2 không phải là ống kính macro thật sự.

Chụp ảnh xóa phông là một trong những kỹ thuật chụp được các nhiếp ảnh gia sử dụng phổ biến để tạo nên những bức ảnh ấn tượng với chủ thể được làm nổi bật trên nền hậu cảnh mờ. Vậy làm sao để chụp được những bức ảnh xóa phông độc đáo bằng máy ảnh? Cùng VJShop khám phá qua bài viết dưới đây nhé!

Ảnh xóa phông là một bức ảnh có chủ thể sắc nét được làm nổi bật trên nền background mờ. Đối với một chiếc máy ảnh sử dụng ống kính rời thì các yếu tố bao gồm khẩu độ, tiêu cự, kích thước cảm biến cùng khoảng cách giữa chủ thể với máy ảnh, khoảnh cách giữa đối tượng với hậu cảnh đều có ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh xóa phông được tạo ra.

Một ống kính có khẩu độ mở càng lớn hoặc tiêu cự càng dài sẽ cho khả năng xóa phông càng tốt. Ngoài ra, máy ảnh có cảm biến lớn cũng sẽ hỗ trợ tạo ảnh xóa phông tốt hơn.

Kỹ thuật chụp ảnh xóa phông

Để chụp được ảnh xóa phông có rất nhiều cách, bạn có thể thực hiện một trong các cách sau đây.

Điều chỉnh khẩu độ của ống kính

Nếu mở khẩu càng to, hiệu ứng xóa phông sẽ càng mạnh, khi đó background sẽ càng mờ và chủ thể sẽ càng nổi bật trên khung hình. Vì vậy, với những chiếc lens có khẩu độ f/1.4, f/1.8 sẽ cho hình ảnh xóa phông mạnh mẽ hơn. Ngược lại, những chiếc lens có khẩu độ nhỏ như f/11, f/16 sẽ cho hình ảnh rõ nét từ tiền cảnh đến hậu cảnh.

Tiêu cự ống kính

Những ống kính có tiêu cự càng dài thì cho hiệu quả xóa phông càng rõ ràng cũng như độ sâu trường ảnh nông. Đặc biệt đối với ống kính tele này, khi mở khẩu ở các mức nhỏ như f/5.6, f/6.3 hay thậm chí là f/8 vẫn sẽ cho hình ảnh xóa phông ấn tượng.

Điểm thú vị ở những chiếc lens tele là bạn có thể tạo nên những bức ảnh chụp chân dung, ảnh động vật, ảnh close-up với chủ thể được tách biệt khỏi hậu cảnh mà không cần phải ở gần đối tượng.

Điều chỉnh khoảng cách giữa chủ thể và camera

Có thể dễ dàng nhận ra khoảng cách giữa chủ thể với camera càng gần thì hậu cảnh phía sau sẽ càng mờ. Điều này có thể thấy rõ qua một thí nghiệm như: thử nhìn ngón tay của bạn ở khoảng cách gần so với mắt [chỉ nhìn bằng một mắt], sau đó từ từ đưa ngón tay ra xa và so sánh hậu cảnh trong 2 tình huống này. Khi đó, bạn sẽ thấy hậu cảnh trong trường hợp để ngón tay ra xa sẽ rõ nét hơn khi để ngón tay ở gần.

Tương tự như ví dụ trên, đối với máy ảnh cũng vậy. Nếu bạn chụp ảnh ở khoảng cách gần đối tượng, bức ảnh bạn thu được sẽ có hậu cảnh mờ đi nhiều hơn. Bởi vậy mà khi chụp ảnh macro [các bức ảnh có độ sâu trường ảnh nông], các nhiếp ảnh gia thường phải tiến gần đến chủ thể nhiều hơn để có được hậu cảnh mờ và mịn hơn.

Tuy nhiên, hầu hết các ống kính thông thường đều bị giới hạn về khoảng cách lấy nét gần nhất nên việc chụp ảnh macro sẽ rất khó khăn. Vì vậy, nếu muốn chụp những bức ảnh macro vừa đẹp vừa nét, người dùng cần sử dụng đến ống kính macro hoặc dùng revert lens, Closeup Filter/Adapter hoặc tiết kiệm hơn có thể sử dụng thêm tube macro đều rất hiệu quả.

Điều chỉnh khoảng cách giữa chủ thể và background

Ngoài cách đưa chủ thể đến gần máy ảnh hơn, bạn cũng có thể chụp ảnh xóa phông bằng cách để chủ thể ra xa hậu cảnh. Nếu khoảng cách này càng xa, background của bức ảnh sẽ càng mờ và chủ thể khi đó sẽ càng nổi bật.

Tóm lược

Chụp ảnh xóa phông là một trong những kĩ năng chụp ảnh không hề khó, tuy nhiên nếu là người mới chụp và không nắm được những mẹo chụp trên bạn cũng sẽ khó tạo ra được những bức ảnh xóa phông chất lượng. Khi đã chụp quen, bạn có thể dễ dàng nhìn vào một chiếc lens và biết nó có chụp ảnh xóa phông tốt hay không.

Lời khuyên để chụp ảnh thể loại này, hãy sử dụng ống kính có tiêu cự dài, khẩu độ lớn, khi đó bạn sẽ có những bức hình xóa phông cực mạnh. Ngược lại, không nên chọn ống kính có tiêu cự ngắn và khẩu độ mở nhỏ bởi khi đó bức ảnh của bạn sẽ có độ sâu trường ảnh dày và sẽ không tạo được hiệu ứng xóa phông như mong muốn.

Chủ Đề