Bị chó ma cắn là gì

BPO - Bỗng dưng trên da xuất hiện một vết bầm, không đau, không ngứa khiến nhiều người chủ quan, không biết đó cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm.

BS Nguyễn Lê Thục Đoan - Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe TPHCM lý giải: các mạch máu vận chuyển máu qua lại giữa tim, các mô và các cơ quan khác của cơ thể.

Có ba loại mạch máu: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Khi các mạch máu này bị vỡ do tổn thương hoặc suy yếu, hồng cầu thoát ra khỏi thành mạch và gây nên các mảng bầm. Dân gian thường gọi là "ma" cắn; y học gọi đó là tình trạng xuất huyết dưới da.

Ảnh minh họa: internet

Tùy vị trí xuất huyết mà có nhiều triệu chứng bệnh lý khác nhau như: xuất huyết da niêm, xuất huyết dạ dày, rong kinh rong huyết, chảy máu cam, chảy máu răng lợi...

Bình thường, khi mạch máu bị tổn thương thì cơ thể lập tức huy động cơ chế cầm máu - đông máu để bịt ngay vết thương lại và máu ngừng chảy. Bất cứ nguyên nhân nào gây rối loạn cơ chế này đều có thể dẫn đến xuất huyết.

Thực tế thường gặp các nguyên nhân sau: tổn thương thành mạch do chấn thương, do các bệnh nhiễm khuẩn, thiếu vitamin K, C, B12; bệnh miễn dịch, dị ứng như viêm thành mạch dị ứng; một số bệnh nội khoa như: lao, đái tháo đường, xơ gan, suy thận; các bệnh do thiếu hụt các yếu tố đông máu của huyết tương như hemophilie A, B, C... giảm prothrombin, proconvertin; bệnh tiểu cầu như giảm tiểu cầu nguyên phát, suy nhược tiểu cầu [Glanzmann]; ung thư.

Tình trạng xuất huyết dưới da thường gặp ở phụ nữ, người già và trẻ em do làn da mỏng, chỉ cần một tổn thương nhẹ cũng làm mạch máu bị vỡ. Vết bầm có thể lớn hay nhỏ tùy theo mức độ tổn thương mạch máu, không đau, không ngứa.

Thông thường từ hai-năm ngày, vết bầm này sẽ thay đổi màu sắc từ đỏ sẫm, tím qua màu xanh rồi màu vàng và dần biến mất.

Tuy nhiên với những vết bầm hơn hai tuần không tan, xuất hiện thêm vết bầm mới; hoặc đã tan, nhưng thường xuyên lặp lại, kèm những triệu chứng như sốt, mệt mỏi, chảy máu răng, máu mũi, rong kinh, đi cầu ra máu… thì cần phải đến bệnh viện để kiểm tra.

Phó tổng biên tập: Hải Thành

Phó tổng biên tập: Lâm Hiếu Dũng

Phó tổng biên tập - Tổng thư ký tòa soạn: Trần Việt Hưng

Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2023 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Đánh dấu đã đọc

Ngặt một điều là phần lớn nạn nhân lại thuộc phái yếu, phái thường sợ xấu hơn sợ bệnh. Mấy cô vui sao cho nổi với vết bầm tím vắt ngang đùi hay treo lơ lửng giữa bắp chuối như lội đìa phải đỉa. Việc xấu thì đã đành nhưng lại còn dễ gây hiểu lầm vì mới nhìn cứ tưởng chắc ông xã của cô này thuộc loại... vũ phu.

Vết bầm, nếu nói đúng giọng khô khan của thầy thuốc, vết xuất huyết dưới da, trên thực tế là biểu hiện của nhiều bệnh chứng. Thông thường rất có thể chỉ vì thiếu vài loại sinh tố, như sinh tố C, PP, B6... nhưng cũng có thể nghiêm trọng hơn, như di chứng của tình trạng bội nhiễm đâu đó hay triệu chứng đi kèm của rối loạn chức năng của tuyến thượng thận. Cũng không hiếm khi là hậu quả của chế độ ăn uống kiêng khem thái quá khiến khổ chủ chẳng khác nào bị suy dinh dưỡng hay do phản ứng phụ của loại thuốc nào đó đã dùng lâu dài, chẳng hạn thuốc giải cảm, giảm đau, thuốc làm loãng máu...

Với nguyên nhân nào cũng thế, vết bầm ngoài da là dấu hiệu cho thấy mạng lưới mạch máu nhỏ dưới da không còn bền chắc, nghĩa là phải cần biện pháp đối phó chứ không thể phó mặc may rủi để “ma” nó muốn cắn đâu thì cắn.

Việc đáng làm là nên đến thầy thuốc để một mặt tầm soát cho ra nguyên nhân nếu tình trạng nay bầm mai dập kéo dài nhiều ngày. Mặt khác, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp tương đối đơn giản để bảo vệ mạch máu như:

- Tăng lượng hải sản hay gan bò trong khẩu phần để tiếp tế khoáng tố kẽm cho cơ thể. Đừng quên có vài quả trứng luộc mỗi tuần vì cùng với kẽm, khoáng chất vi lượng silicium là nhân tố cần thiết cho sức đề kháng của thành mạch máu.

- Chọn trái cây thuộc họ cam quýt làm món tráng miệng để giữ cho mạch máu dẻo dai nhờ hoạt chất rutin trong cam, bưởi, chanh, quýt... Trong số đó nên ưu tiên cho quýt vì hai lý do: Trước hết, trong thịt quýt chứa nhiều rutin trong khi hoạt chất này thường núp trong phần vỏ lụa không phải lúc nào cũng dễ ăn vì chát, vì the, vì đắng của cam, bưởi, chanh. Kế đến, nhờ chỉ cần ăn phần thịt quýt nên thực khách tránh được hóa chất bảo vệ thực vật dễ tồn đọng trên phần vỏ lụa.

- Thêm chút gia vị có công năng làm loãng máu như củ hành, tỏi, gừng cũng như các loại rau có nhiều sinh tố C như xà lách xoong, ngò rí... trong món ăn thường ngày.

- Tránh ánh nắng gay gắt rọi thẳng vào vùng đang bị bầm tím để giới hạn thương tổn ngoài da cũng như trên mạch máu dưới da do ảnh hưởng của tia tử ngoại.

- Ngâm đại hồi trong cồn 70 độ [10 g trong 250 ml] ít ngày rồi dùng cồn này thoa nhiều lần trong ngày trên vùng bầm tím để vết bầm do “ma” cắn mau biến mất.

Vết “ma” cắn xem vậy mà không khó chữa. Nhiêu khê hơn nhiều là vết bầm do người cắn vì nhiều khi nạn nhân cố tình giữ vậy để làm tin.

Chủ Đề