Khái niệm số tiền bảo hiểm là gì manulife

Trước khi tham gia bảo hiểm nhân thọ có một số yếu tố bạn cần nắm rõ để lựa chọn được sản phẩm phù hợp với mình, trong đó gồm có số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm là gì? Cùng MSB tìm hiểu xem nhé.

1. Số tiền bảo hiểm là gì?

Có rất nhiều người thắc mắc Sum trong bảo hiểm nghĩa là gì? Đây là khái niệm được hiểu là số tiền bảo hiểm.

Sum Insured chính là số tiền bảo hiểm hoặc mệnh giá bảo hiểm, là số tiền được ghi nhận trong hợp đồng để dựa vào đó doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thực hiện chi trả các quyền lợi về bảo hiểm cho người tham gia [quyền lợi về ốm đau, bệnh tật, thương tật…]

Trước khi ký hợp đồng bảo hiểm, người tham gia sẽ được tùy chọn số tiền bảo hiểm phù hợp để đóng phí. Hiện nay, số tiền bảo hiểm được chia thành 3 loại:

  • Số tiền bảo hiểm gốc: Đây là số tiền bảo hiểm ghi nhận tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực.
  • Số tiền bảo hiểm gia tăng: Số tiền này được xác định khi khách hàng điều chỉnh tăng số tiền bảo hiểm gốc vào ngày kỷ niệm hợp hồng, được tính từ năm hợp đồng thức hai trở đi.
  • Số tiền bảo hiểm giảm: Người tham gia bảo hiểm yêu cầu thay đổi mức phí bảo hiểm đã thỏa thuận trước đó với giá trị thấp hơn thì số tiền bảo hiểm cũng sẽ giảm tương ứng.

\>> Xem các sản phẩm bảo hiểm online MSB tại đây.

2. Phí bảo hiểm là gì?

Số tiền mà người mua bảo hiểm phải đóng cho bên doanh nghiệp bảo hiểm để duy trì hợp đồng được gọi là phí bảo hiểm. Có nhiều yếu tố khác nhau để xác định mức phí bảo hiểm như: Loại sản phẩm bảo hiểm, khả năng bồi thường, tỷ lệ rủi ro, thu nhập từ đầu tư và mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm.

Ngoài ra, phí bảo hiểm được chia thành 2 loại:

  • Phí thuần: Khoản phí dùng để chi trả trong trường hợp người tham gia bảo hiểm gặp các biến cố về thân thể, sức khỏe và tính mạng.
  • Phí phụ: Là khoản phí cần thiết để công ty bảo hiểm có thể đảm bảo chi trả cho các khoản phí khác trong hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm, ví dụ như quảng cáo, truyền thông, thuế, môi giới,...

Người tham gia các gói bảo hiểm có thể đóng phí bảo hiểm 1 lần duy nhất từ khi bắt đầu hợp đồng, hoặc chia ra đóng nhiều lần theo tháng/quý/năm tùy theo nhu cầu và thỏa thuận.

3. Mối quan hệ giữa số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm

Mối quan hệ giữa phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm là gì? Chúng có mối quan hệ chặt chẽ và có tỉ lệ thuận với nhau qua công thức:

Phí bảo hiểm = Tỷ lệ phí x Số tiền bảo hiểm.

Trong đó tỷ lệ phí được bên doanh nghiệp bảo hiểm tính toán khác nhau cho mỗi nhóm đối tượng và tương ứng với từng sản phẩm.

Nếu số tiền bảo hiểm cao thì phí bảo hiểm sẽ tăng cao và ngược lại. Tiền bảo hiểm là căn cứ để xác định quyền lợi cũng như định phí bảo hiểm. Những người tham gia bảo hiểm phải đóng phí đầy đủ và đúng hạn, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ dựa vào đó để thực hiện chi trả số tiền bảo hiểm theo ghi nhận như trong hợp đồng đi đáo hạn hoặc có sự kiện bảo hiểm phát sinh.

Xem thêm: Kinh nghiệm nên mua bảo hiểm nhân thọ nào tốt?

4. Công thức tính tỷ lệ phí bảo hiểm

Ngược lại với công thức ở phần trên, tỷ lệ phí bảo hiểm sẽ là:

Tỷ lệ phí bảo hiểm = Phí bảo hiểm : Số tiền bảo hiểm [Mệnh giá bảo hiểm]

Qua bài viết này, MSB hy vọng bạn sẽ biết rõ về khái niệm số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm, cũng như mối quan hệ bền chặt của chúng hơn!

Để doanh nghiệp bảo hiểm chi trả quyền lợi bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường khi xảy ra sự kiên bảo hiểm thì người tham gia cần đóng phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn.

1.2 Việc đóng phí bảo hiểm được quy định như thế nào?

Theo Đều 37 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, việc đóng phí bảo hiểm được quy định rõ “Bên mua bảo hiểm có thể đóng phí bảo hiểm một lần hoặc nhiều lần theo thời hạn, phương thức thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm”.

Bên cạnh đó, bên mua bảo hiểm được gia hạn đóng phí bảo hiểm nhân thọ 60 ngày. Có nghĩa rằng trong trường hợp bạn không thể đóng phí đúng hạn, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ gia hạn đóng phí bảo hiểm nhân thọ thêm 60 ngày kể từ ngày đến hạn đóng phí. Trong khoảng thời gian này, hợp đồng được duy trì hiệu lực cùng toàn bộ quyền lợi vẫn được bảo đảm.

Nếu bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm theo thời gian thỏa thuận hoặc sau thời gian gia hạn đóng phí thì:

  • Doanh nghiệp bảo hiểm không được tự ý khấu trừ phí bảo hiểm từ giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm khi chưa có sự đồng ý của bên mua bảo hiểm và không được khởi kiện đòi bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với bảo hiểm nhóm.
  • Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm [Khoản 1 Điều 26 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022].

Tuy nhiên, các bên vẫn có thể thỏa thuận khôi phục hiệu lực hợp đồng bảo hiểm đã bị đơn phương chấm dứt trong trường hợp này trong thời hạn 02 năm kể từ ngày bị chấm dứt và bên mua bảo hiểm đã đóng số phí bảo hiểm còn thiếu.

1.3 Thời hạn đóng phí bảo hiểm thì sao?

Thời hạn đóng phí bảo hiểm là khoảng thời gian mà người tham gia thực hiện đóng phí để hoàn thành nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm cho một hợp đồng. Hiện nay, nhiều sản phẩm trên thị trường có thời hạn đóng phí rất linh hoạt, giúp khách hàng có nhiều lựa chọn phù hợp với tình hình kinh tế của bản thân và gia đình

Đóng phí một lần: Khách hàng đóng phí bảo hiểm cho hợp đồng của mình 1 lần duy nhất tại thời điểm ký hợp đồng. Với hình thức này, khách hàng chỉ cần chuẩn bị tài chính một lần tại thời điểm ký hợp đồng mà không cần phải lo lắng việc duy trì đóng phí bảo hiểm trong tương lai.

Đóng phí ngắn hơn thời hạn hợp đồng bảo hiểm: Khách hàng có thể đóng phí nhiều lần trong thời hạn ngắn hơn thời hạn hợp đồng. Thông thường thường hạn của những gói bảo hiểm là 10 năm, 15 năm, 20 năm thậm chí lâu hơn, lúc này khách hàng có thể chọn đóng phí trong 1 năm, 3 năm hoặc 5 năm… tùy điều kiện kinh tế.

Đóng phí bằng thời hạn hợp đồng bảo hiểm: Khách hàng đóng phí xuyên suốt thời hạn hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực. Với hình thức này, bạn có thể đóng phí định kỳ theo tháng, quý hoặc năm, tùy thuộc vào thỏa thuận giữa hai bên. Đây là hình thức được nhiều khách hàng lựa chọn nhất bởi sự linh hoạt về thời gian cũng như giảm áp lực kinh tế.

Tóm lại, thời hạn đóng phí sẽ phụ thuộc vào mỗi sản phẩm, nhu cầu cũng như tình hình tài chính của mỗi khách hàng, do vậy bạn nên làm việc thật kỹ với nhân viên tư vấn để lựa chọn thời hạn đóng phí phù hợp.

2. Các loại phí, chi phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm

Trong một hợp đồng bảo hiểm thường có các loại phí sau:

Phí bảo hiểm cơ bản là khoản phí do bên mua bảo hiểm đóng cho sản phẩm bảo hiểm chính. Sau khi trừ đi Phí Ban Đầu và các loại phí liên quan [nếu có], Phí Bảo Hiểm Cơ Bản được phân bổ vào Tài Khoản Cơ Bản. Phí Bảo Hiểm Cơ Bản được ghi trong Trang Hợp Đồng hay Xác Nhận Thay Đổi Hợp Đồng [nếu có].

Phí bảo hiểm bổ trợ là khoản phí bảo hiểm do Bên Mua Bảo Hiểm đóng cho Sản Phẩm Bảo Hiểm Bổ Trợ. Phí Bảo Hiểm Bổ Trợ được ghi trong Trang Hợp Đồng hay Xác Nhận Thay Đổi Hợp Đồng [nếu có].

Phí Bảo Hiểm Định Kỳ là tổng Phí Bảo Hiểm Cơ Bản và Phí Bảo Hiểm Bổ Trợ [nếu có] được ghi trong Trang Hợp Đồng hay Xác Nhận Thay Đổi Hợp Đồng [nếu có]. Khách hàng có thể chọn lựa kỳ hạn đóng phí theo tháng, quý, hoặc năm.

Phí bảo hiểm đóng thêm là khoản phí do Bên Mua Bảo Hiểm đóng thêm ngoài Phí Bảo Hiểm Cơ Bản định kỳ theo quy định của hợp đồng. Trong trường hợp khách hàng có chỉ định về việc đóng phí bảo hiểm bổ trợ, phí bảo hiểm đóng thêm se là khoản phí do bên mua bảo hiểm đóng thêm ngoài chi phí bảo hiểm cơ bản và chi phí bảo hiểm bổ trợ. Phí bảo hiểm đóng thêm sau khi trừ đi chi phí ban đầu trong bảo hiểm nhân thọ được phân bổ vào tài khoản đóng thêm.

Phí ban đầu là khoản phí được khấu trừ từ phí bảo hiểm định kỳ và phí bảo hiểm đóng thêm trước khi phân bổ vào giá trị tài khoản hợp đồng.

Phí bảo hiểm rủi ro là khoản phí được khấu trừ hàng tháng để bảo đảm chi trả quyền lợi bảo hiểm theo quy định của sản phẩm bảo hiểm chính.

Phí quản lý hợp đồng là khoản phí được khấu trừ hàng tháng để doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện công việc cần thiết liên quan đến việc quản lý, duy trì hợp đồng và cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng cho bên mua bảo hiểm.

Phí chấm dứt hợp đồng là khoản phí mà bên mua bảo hiểm phải chịu khi hợp đồng bị chấm dứt trước thời hạn trong bất kỳ trường hợp nào.

Phí rút giá trị tài khoản là khoản phí mà bên mua bảo hiểm phải chịu khi yêu cầu rút một phần từ giá trị tài khoản cơ bản.

Có thể xem chi tiết phí, chi phí bảo hiểm ở đâu?

Thông thường, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ minh họa chi tiết phí bảo hiểm và các chi phí trong bảng minh họa quyền lợi sản phẩm, các bạn có thể tham khảo: Bảng minh họa quyền lợi sản phẩm món quà tương lai

Riêng đối với khách hàng của Manulife, bạn có thể dễ dàng kiểm tra các loại phí bảo hiểm tại trang ManuConnect: Tra cứu thông tin hợp đồng bảo hiểm - ManuConnect | Manulife

3. Các yếu tố ảnh hưởng tới phí bảo hiểm

Có bao giờ bạn tự hỏi: Vì sao mức phí bảo hiểm của mỗi người lại khác nhau?

Bởi vì phí bảo hiểm phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, hãy cùng Manulife làm rõ nhé.

Tuổi tác: Các bạn biết không, đối với người trưởng thành, mua bảo hiểm càng sớm̉ thì phí bảo hiểm càng thấp bởi vì những người trẻ thì nguy cơ gặp ruỉ ro về sức khỏe sẽ thấp hơn so với những người ở độ tuổi trung niên trở lên. Do vậy, việc bạn tham gia bảo hiểm càng sớm sẽ giúp bạn có được bản hợp đồng có chi phí càng thấp với rất nhiều quyền lợi bảo hiểm.

Tình trạng sức khỏe: Đây có thể xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất để các doanh nghiệp bảo hiểm xem xét kỹ khi ký kết hợp đồng bảo hiểm. Tình trạng sức khỏe sẽ tác động trực tiếp đến khả năng xảy ra các rủi ro về bệnh lý lúc ký hợp đồng, bởi vậy các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ dựa vào đó để thiết kế mức phí bảo hiểm phù hợp. Mỗi khách hàng khi tham gia bảo hiểm cần cung cấp thông tin trung thực, chính xác và minh bạch để bảo đảm quyền lợi bảo hiểm của mình. Đối với bảo hiểm nhân thọ, tham gia lúc bản thân còn khỏe mạnh là giải pháp tốt nhất để tối ưu chi phí cũng như quyền lợi bảo hiểm.

Giới tính: Hiện tại mức phí đóng bảo hiểm của nam giới thông thường sẽ cao hơn nữ giới.

Nghề nghiệp: Các doanh nghiệp bảo hiểm đều phân loại nghề nghiệp thành nhiều nhóm tùy theo mức độ rủi ro công việc từ thấp đến cao để xét duyệt yêu cầu tham gia bảo hiểm nhân thọ. Tại Manulife, có các nhóm nghề nghiệp được phân loại như sau:

Nhóm 1: Nghề nghiệp có rủi ro thấp nhất

Ví dụ:

- Giáo sư, hiệu trưởng, giảng viên đại học

- Giáo viên, gia sư

- Giám đốc, trưởng phòng, nhân viên hành chính

- Kế toán, kiểm ngân, nhân viên hành chính, thư ký, lễ tân

- Biên tập viên

Khách hàng thuộc nhóm nghề này được thẩm định ở mức phí chuẩn, cụ thể sẽ thấp hơn so với những nhóm nghề còn lại [xét trên cùng mệnh giới tính, tình trạng sức khỏe]

Nhóm 2: Nghề nghiệp có mức độ rủi ro vừa phải

Ví dụ:

- Phục vụ mặt đất, phi công

- Quản lý, phục vụ bàn, đầu bếp, phụ bếp, dọn phòng, khuân vác

- Quân nhân chuyên nghiệp, sĩ quan, hải quân [làm việc trên bờ]

Khách hàng thuộc nhóm nghề này cũng được thẩm định ở mức phí chuẩn nhưng mức phí cao hơn nhóm nghề 1.

Nhóm 3: Nghề nghiệp có mức độ rủi ro cao

Ví dụ:

- Thợ điện, thợ điện lạnh, thợ lắp ráp, thợ máy, thợ hàn, thợ tiện, thợ đóng giày/sửa giày, thợ mộc, thợ chạm khắc, thợ lắp đặt và sửa chữa thang máy

- Công nhân sản xuất xi măng/thạch cao/vôi, công nhân điện công nghiệp, công nhân đường dây

- Công nhân làm nghề đá, công nhân sản xuất, công nhân mạ, công nhân làm trong ngành thủy tinh, công nhân làm đồ gốm

Khách hàng thuộc nhóm 3 được thẩm định ở mức phí chuẩn nhưng cao hơn nhóm 1, nhóm 2.

Nhóm 4: Những công việc thuộc nhóm này sẽ không được doanh nghiệp bảo hiểm đồng ý yêu cầu tham gia BHNT của khách hoặc chỉ bán Quyền lợi nhân thọ có đóng phí trội và không bán các sản phẩm bổ trợ tăng cường.

Ví dụ:

- Công nghiệp mỏ: công nhân hầm mỏ

- Dầu khí: làm việc ở giàn khoan ngoài khơi

- Diễn viên đóng thế cảnh nguy hiểm

- Thợ xây, thợ trát vữa, thợ khoan, thợ nề

- Để đánh giá chính xác công việc của bạn thuộc nhóm ngành nào thì bạn cần cung cấp thông tin nghề nghiệp đầy đủ, chi tiết với chuyên viên tư vấn, từ đó sẽ được tư vấn về mức phí bảo hiểm phù hợp.

Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ về bất cứ vấn đề nào, hãy liên hệ ngay với tư vấn viên của Manulife để được tư vấn.

Chủ Đề