Chi phí dự phòng dự toán xây dựng năm 2024

Theo đó, đối với hợp đồng xây dựng nhà ở hồ sơ bao gồm hợp đồng xây dựng nhà ở được lập theo quy định của pháp luật; văn bản thông báo trúng thầu hoặc chỉ định thầu; điều kiện cụ thể của hợp đồng;...và các loại giấy tờ khác theo quy định nêu trên.

Chi phí dự phòng dự toán xây dựng năm 2024

Có phải chi phí dự phòng sẽ bằng không nếu hợp đồng xây dựng nhà ở thuộc hợp đồng ngắn hạn? Hồ sơ hợp đồng xây dựng nhà ở bao gồm những loại giấy tờ nào? (Hình từ Internet)

Chi phí dự phòng trong cho các tình huống phát sinh trong quá trình xây dựng nhà ở bao gồm những khoản dự phòng nào?

Căn cứ Điều 12 Nghị định 10/2021/NĐ-CP quy định về xác định dự toán xây dựng công trình như sau:

"Điều 12. Xác định dự toán xây dựng công trình
...
7. Chi phí dự phòng gồm chi phí dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá, được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng các chi phí quy định tại khoản 2, 3, 4, 5, 6 Điều này. Riêng tỷ lệ phần trăm (%) đối với chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được xác định trên cơ sở thời gian xây dựng công trình theo kế hoạch thực hiện dự án, chỉ số giá xây dựng phù hợp với loại công trình xây dựng và có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế."

Ngoài ra, tại Điều 4 Thông tư 11/2021/TT-BXD quy định về dự toán xây dựng công trình nh sau:

"Điều 4. Dự toán xây dựng công trình
...
7. Chi phí dự phòng trong dự toán xây dựng công trình được xác định theo quy định tại khoản 7 Điều 12 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
a) Chi phí dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác.
b) Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được xác định trên cơ sở thời gian, tiến độ dự kiến thực hiện công trình (tính bằng quý, năm) và chỉ số giá xây dựng phù hợp với loại công trình xây dựng có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế.
..."

Theo đó, chi phí dự phòng trong xây dựng công trình nhà ở bao gồm chi phí dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá.

Có phải chi phí dự phòng sẽ bằng không nếu hợp đồng xây dựng nhà ở thuộc hợp đồng ngắn hạn?

Căn cứ Điều 5 Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT quy định về phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu như sau:

"Điều 5. Phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Nội dung phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao gồm nội dung công việc và giá trị tương ứng hình thành các gói thầu, trong đó từng gói thầu bao gồm các nội dung quy định tại Điều 35 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13, cụ thể như sau:
...
2. Giá gói thầu:
Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư của dự án. Trường hợp dự toán đã được phê duyệt trước khi lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì căn cứ dự toán để lập giá gói thầu. Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng (chi phí dự phòng trượt giá, chi phí dự phòng phát sinh khối lượng và chi phí dự phòng cho các khoản tạm tính (nếu có)), phí, lệ phí và thuế. Đối với các gói thầu có thời gian thực hiện hợp đồng ngắn, không phát sinh rủi ro, trượt giá thì chi phí dự phòng được tính bằng không. Chi phí dự phòng do chủ đầu tư xác định theo tính chất từng gói thầu nhưng không được vượt mức tối đa do pháp luật chuyên ngành quy định. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết.
- Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, giá gói thầu được xác định trên cơ sở các thông tin về giá trung bình theo thống kê của các dự án đã thực hiện trong khoảng thời gian xác định; ước tính tổng mức đầu tư theo định mức suất đầu tư; sơ bộ tổng mức đầu tư;
- Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt thì nêu rõ giá trị ước tính của từng phần.
..."

Theo đó, đối với các gói thầu có thời gian thực hiện hợp đồng ngắn, không phát sinh rủi ro, trượt giá thì chi phí dự phòng được tính bằng không.

Theo thông tin thì hợp đồng của anh có thời gian 12 tháng nếu xác định là hợp đồng ngắn hạn thì không phù hợp. Trong thời gian 12 tháng thì có thể sẽ phát sinh thêm nhiều chi phí khác

Đối với trường hợp của anh, chủ đầu tư là người chịu trách nhiệm xác định gói thầu có thời gian thực hiện hợp đồng ngắn hạn hay không và có phát sinh rủi ro, trượt giá theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT nêu trên hay không.

Trong lĩnh vực xây dựng, các kỹ sư cần tính toán nhiều vấn đề để đảm bảo công trình được hoàn thành. Trong đó các khoản dự toán là vấn đề được quan tâm và chi phí dự phòng không thể thiếu khi thực hiện mỗi dự án xây dựng. Vậy chi phí dự phòng là gì, phân loại như thế nào và các xác định chi phí dự phòng. Chúng tôi sẽ trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

  1. Khái niệm

Chi phí dự phòng là một phần trong các loại chi phí dự toán đưa vào xây dựng, chi phí dự phòng được các nhà thầu xác định để tránh những trường hợp phát sinh chi phí không cần thiết, luôn đảm bảo đủ chi phí xây dựng, nguồn vốn lưu động không gây gián đoạn công việc. Ngoài ra, chi phí dự phòng giúp các nhà đầu tư, nhà thầu dễ dàng đánh giá quá trình phát sinh và đưa ra phương án dự trù với chi phí tối ưu.

  • Phân loại chi phí dự phòng

Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 10/2021/NĐ-CP về nội dung dự toán xây dựng có quy định chi phí dự phòng gồm các loại như sau: Chi phí dự phòng gồm chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian bắt đầu thực hiện dự án đến khi kết thúc, chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc có thể phát sinh.

Chi phí dự phòng được chia thành các loại như sau:

Chi phí dự phòng cho hoạt động phát sinh: giá tăng giảm của nguyên vật liệu xây dựng dự án, chi phí nhân công phát sinh trong quá trình xây dựng, sửa chữa,.. và các chi phí có thể phát sinh khác.

Chi phí dự phòng cho ảnh hưởng trượt giá trong thời gian thực hiện công trình xây dựng được xác định dựa vào thời gian thực hiện dự án, thời gian gói thầu tính theo năm, quý hoặc tháng và chỉ số giá xây dựng quy định theo từng loại công trình khả năng giá bị biến động trong nước và cả quốc tế.

Bên cạnh đó, những dự án chứa nhiều công trình hay dự án đã chọn nhà thầu theo phê duyệt thì chi phí dự phòng của dự án gồm tổng tất cả chi phí dự phòng của các công trình xây dựng và cả chi phí chưa phân bổ vào từng công trình. Đánh giá phân bổ chi phí dự phòng đến từng công trình dựa vào thời gian thực hiện, tính chất, yêu cầu kỹ thuật công việc, điều kiện hiện tại và yếu tố ảnh hưởng khác.

  • Cách xác định chi phí dự phòng

Chi phí dự phòng được tính dựa trên dự toán công trình, chi phí tổng đầu tư mà nhà đầu tư, nhà thầu đánh giá và đưa ra. Từng dự án khác nhau, chủ đầu tư và nhà thầu đều tính toán các chi phí xây dựng, công trình xây dựng. Chi phí dự phòng là vấn đề quan trọng được quan tâm trước khi công trình đưa vào thực hiện xây dựng. Ngoài ra, chi phí dự phòng tính theo công thức, bằng tổng khối lượng công việc có thể phát sinh trong thời gian thực hiện và ảnh hưởng yếu tố trượt giá. Còn có các yếu tố nhỏ khác nhau dựa vào để tính chi phí dự phòng như: Thời gian thực hiện đầu tư dự án, xây dựng công trình trong bao lâu, tổng lượng vốn thực hiện đầu tư theo kế hoạch, mức lãi tất cả khoản vay vốn sử dụng xây dựng công trình, số năm phân bố cho xây dựng, giá trị dự toán xây dựng công trình trước chi phí dự phòng, mức dộ trượt giá bình quân so với thay đổi chỉ số giá xây dựng bình quân dựa vào thời gian thực hiện dự án.

Lưu ý: Khi tính chi phí dự phòng có nhiều công thức liên quan đến nhau gắn liền là một yếu tố được xác định sẵn. Vì vậy, xác định chi phí ở đây cần chú ý tính chuẩn xác, cẩn thận để đạt được kết quả cao. Các số liệu sử dụng dựa vào đánh giá, ước lượng gần đúng của chủ đầu tư, nhà thầu.

Chi phí dự phòng trong xây dựng là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong các công trình, công trình càng lớn càng quan trọng, vì từng chi phí phát sinh là khoản tiền rất lớn. Với toàn bộ thông tin chia sẽ ở trên về chi phí dự phòng là gì, phân loại và cách tính chi phí dự phòng, hy vọng bạn nắm thêm được nhiều thông tin.