Chỉ số hbsag dương tính là gì

Viêm gan B là căn bệnh truyền nhiễm phổ biến và khá quen thuộc với cộng đồng. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, viêm gan B có thể tiến triển thành xơ gan, suy gan, hay nguy hiểm hơn là ung thư gan. Xét nghiệm viêm gan B HBsAg là một trong những xét nghiệm quan trọng để chẩn đoán về khả năng mắc viêm gan B của người bệnh.

Chỉ số HBsAg [+] thể hiện người bệnh mang mầm bệnh viêm gan B

1. Xét nghiệm HBsAg là gì?

HBsAg [viết tắt của Hepatitis B surface Antigen] là kháng nguyên bề mặt của siêu vi B. Đây là một trong số những kháng nguyên của virus gây bệnh viêm gan B được tìm thấy trong máu của người mắc bệnh. Xét nghiệm này nhằm kiểm tra xem một người nào đó có bị nhiễm virus viêm gan B hay không. Đây là một trong 5 loại xét nghiệm quan trọng nhất để chẩn đoán chính xác bệnh viêm gan B. Chỉ số này có giá trị trong việc chẩn đoán, theo dõi điều trị và tiên lượng ở những bệnh nhân mắc viêm gan B.

2. Kết quả xét nghiệm HBsAg như thế nào chứng tỏ bị nhiễm viêm gan B?

Xét nghiệm HBsAg sẽ cho ra kết quả định tính nghĩa là người được làm xét nghiệm sẽ nhận được kết quả là âm tính hoặc dương tính. Kết quả về chỉ số HBsAg sẽ thể hiện rõ trong cơ thể bệnh nhân có siêu vi B hay không.

Nếu kết quả xét nghiệm HBsAg dương tính

Nếu kết quả HBsAg dương tính [+] nghĩa là trong huyết thanh của người bệnh có sự xuất hiện kháng nguyên của virus HBV. Điều này có nghĩa là người bệnh đang hoặc đã từng nhiễm virus viêm gan B.

Thông thường, thời gian ủ bệnh của người nhiễm virus viêm gan B dao động từ 45- 160 ngày, trung bình là 120 ngày, nồng độ kháng nguyên HBsAg sẽ xuất hiện và tăng lên nhanh chóng. Đối với những người có hệ miễn dịch và sức đề kháng tốt, điều trị kịp thời thì virus sẽ giảm dần và biến mất sau 4 – 6 tháng. Nếu sau đó duy trì tốt và bệnh nhân khỏi hoàn toàn thì cơ thể sẽ có khả năng miễn dịch suốt đời với virus viêm gan B mà không cần phải tiêm ngừa. Do vậy sau khoảng 6 tháng người bệnh nên đi xét nghiệm viêm gan B định kỳ để biết chính xác tình trạng của mình.

Ngược lại, những người có hệ miễn dịch kém, bệnh sẽ ngày càng phát triển và có thể sẽ chuyển dần từ viêm gan B cấp tính sang viêm gan B mạn tính. Đây là tình trạng nguy hiểm và nếu không có phác đồ điều trị đúng đắn, kịp thời lâu dần có thể dẫn các nguy cơ như xơ gan, suy gan, ung thư gan nguyên phát,… Tuy nhiên, chỉ có khoảng 10 – 15% người xét nghiệm HBsAg [+] rơi vào trường hợp mang mầm bệnh mãn tính. Trong đa số trường hợp khác, viêm gan B sẽ tự khỏi mà không cần điều trị đáng kể. Trong số những người mang mầm bệnh viêm gan B mạn tính cũng chỉ có số ít chuyển thành viêm gan mạn, xơ gan hoặc ung thư gan.

Nếu kết quả xét nghiệm HBsAg âm tính

Xét nghiệm HBsAg âm tính nghĩa là người bệnh không bị nhiễm virus viêm gan B. Điều cần thiết lúc này đó là tiêm phòng vắc xin viêm gan B để đảm bảo an toàn và tránh bị lây nhiễm virus. Chủ động tiêm vắc xin luôn là biện pháp phòng bệnh tốt nhất.

Tuy nhiên có số ít trường hợp người nhiễm virus lại cho kết quả HBsAg âm tính, trong trường hợp này cần phải theo dõi thêm kết quả men gan tăng không rõ nguyên nhân và tiến hành xét nghiệm bổ sung khác như HBsAb IgM/IgG và/hoặc đo tải lượng virus để chẩn đoán chính xác nhất.

3. Nếu kết quả xét nghiệm HBsAg dương tính thì phải làm gì?

Trong trường hợp nếu bạn nhận được kết quả xét nghiệm dương tính và được chẩn đoán là đã mắc viêm gan B thì cũng không nên quá suy sụp, lo lắng. Trên thực tế có rất nhiều người bị viêm gan B vẫn sống khỏe mạnh và chung sống suốt đời với virus.

Điều quan trọng đầu tiên đó là bắt buộc phải tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Tiến hành các xét nghiệm viêm gan đặc hiệu khác để xác định chính xác tình trạng bệnh hiện tại. Dựa vào đó bác sĩ sẽ đưa cho bạn phác đồ điều trị chống virus phù hợp và hiệu quả nhất.

Việc xét nghiệm virus viêm gan B định kỳ là một điều không thể thiếu. Trong suốt quá trình điều trị bệnh, bạn cần phải đi khám xét nghiệm thường xuyên theo hướng dẫn để theo dõi cụ thể và kiểm soát được tình trạng bệnh.

Bạn nên chủ động tăng sức đề kháng của bản thân bằng cách dùng những thực phẩm có lợi cho gan như rau cải, các loại củ, quả giàu vitamin C, thịt nạc, trứng, sữa,… tuyệt đối không dùng rượu, bia và các chất kích thích, hạn chế tâm lý căng thẳng, stress, thức khuya. Thường xuyên rèn luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe.

Bên cạnh đó, viêm gan B là một bệnh có khả năng lây nhiễm trong cộng đồng qua đường máu, từ mẹ sang con và quan hệ tình dục. Do vậy bạn cần phải biết bảo vệ cộng đồng tránh lây nhiễm cho mọi người xung quanh. Giữ gìn trong sinh hoạt và khuyên người thân nên đi xét nghiệm tiêm phòng viêm gan B.

Xét nghiệm HBsAg [Hepatitis B surface Antige] là xét nghiệm giúp chẩn đoán sớm về khả năng mắc virus viêm gan B [HBV]. Trong hầu hết các trường hợp nhiễm HBV, virus sẽ biến mất sau 6 tháng. Số còn lại sẽ diễn tiến thành mạn tính, đặc biệt nhiều là ở trẻ sơ sinh. Viêm gan B mạn tính gây sẹo gan, xơ gan và là yếu tố nguy cơ cao gây ung thư gan.

HBV có các protein được gọi là kháng nguyên bề mặt viêm gan B kích hoạt hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể. Kháng nguyên bề mặt viêm gan B có thể được tìm thấy bằng xét nghiệm máu trong vòng vài sau khi nhiễm HBV. Sự hiện diện của HBsAg là một trong những dấu hiệu sớm nhất để xác nhận một người có đang bị viêm gan B hay không.

2. Tại sao cần làm xét nghiệm HBsAg?

HBsAg là dấu ấn xác định đang nhiễm virus viêm gan B

Bạn cần làm xét nghiệm HBsAg để xác định có bị viêm gan B do virus HBV hay không hoặc để loại trừ khả năng bị viêm gan B do virus khi có các triệu chứng của bệnh viêm gan B. Trong một số trường hợp, các triệu chứng của viêm gan B không xuất hiện hoặc rất khó nhận ra cho đến khi nhiễm trùng nặng hoặc mạn tính.

Các triệu chứng của viêm gan B là:

- Cực kỳ mệt mỏi;

- Buồn nôn;

- Ăn mất ngon;

- Đau cơ;

- Sốt;

- Da vàng, mắt vàng;

- Nước tiểu sẫm màu;

- Đau bụng.

Hoặc bạn cần xét nghiệm HBsAg nếu có khả năng đã tiếp xúc với virus như:

- Quan hệ tình dục với người bị nhiễm virus HBV.

- Sống chung nhà với người bị nhiễm HBV.

- Quan hệ tình dục với nhiều người.

- Người mẹ nhiễm HBV sinh con.

- Dùng chung kim tiêm để sử dụng ma túy.

- Làm trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với máu.

Ngoài ra, bạn cần xét nghiệm HBsAg nếu đã được chẩn đoán bệnh viêm gan B để kiểm tra hiệu quả điều trị.

3. Ý nghĩa kết quả xét nghiệm HBsAg

Xét nghiệm HBsAg xác định nhiễm HBV

Kết quả xét nghiệm HBsAg âm tính hoặc không có phản ứng, nghĩa là không tìm thấy kháng nguyên bề mặt viêm gan B, bạn không bị nhiễm virus HBV.

Kết quả HBsAg dương tính hoặc có phản ứng, nghĩa là bạn đang nhiễm HBV. Có hai trường hợp sẽ xảy ra:

- Nếu phục hồi sau giai đoạn nhiễm cấp, khả năng cao bạn sẽ không bị nhiễm HBV nữa. Một xét nghiệm khác là xét nghiệm định lượng Anti HBs [HBsAb] sẽ giúp xác định cơ thể đã có kháng thể hay chưa.

- Nếu sau 6 tháng, HBsAg vẫn dương tính thì có khả năng bạn bị viêm gan B mạn tính. Lúc này, bạn cần điều trị lâu dài để ngăn chặn tổn thương gan và các biến chứng do viêm gan B mạn tính gây ra.

Đối với phụ nữ đang mang thai bị nhiễm HBV cần hết sức lưu ý vì HBV có thể lây truyền sang con trong giai đoạn chu sinh. Trẻ em bị nhiễm HBV càng sớm thì nguy cơ viêm gan B mạn tính, xơ gan và ung thư gan càng cao. Do đó, người mẹ cần phối hợp với bác sĩ trong quản lý thai kỳ nhằm phòng tránh tối đa nguy cơ lây nhiễm để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

4. Cách thực hiện xét nghiệm HBsAg

Xét nghiệm HBsAg được thực hiện như những xét nghiệm máu thông thường khác. Nhân viên y tế sử dụng kim tiêm để lấy máu từ tĩnh mạch trên cánh tay hoặc bàn tay. Mẫu máu được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích.

Đây là một xét nghiệm nhanh chóng và an toàn, những rủi ro khi lấy máu là rất hiếm gặp. Thông thường bạn chỉ cảm thấy đau nhẹ như kiến chích, chảy một ít máu hoặc bầm nhẹ ở vị trí lấy máu.

5. Còn xét nghiệm nào khác xét nghiệm HBsAg không?

Thông thường, bạn cần thực hiện xét nghiệm HBsAg để tìm kiếm sự hiện diện của HBV. Nhưng viêm gan có thể do các loại virus viêm gan khác hoặc một nguyên nhân khác gây ra. Do đó tùy vào mục đích hoặc các triệu chứng khi thăm khám lâm sàng mà bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm này cùng một số xét nghiệm khác để xác định chính xác nguyên nhân và giai đoạn bệnh là cấp tính hay mạn tính.

Chủ Đề