Chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao

Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh mà khá nhiều mẹ bầu hiện nay đang mắc phải. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng tới cả mẹ và bé. Vậy chỉ số tiểu đường thai kỳ nguy hiểm là bao nhiêu?

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose, khiến lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường. Bệnh tiểu đường thai kỳ chỉ xảy ra trong thời gian mang thai và sẽ biến mất sau khi sinh. Nếu không được phát hiện và kiểm soát tốt chỉ số đường huyết thì bệnh sẽ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và bé.

Bệnh tiểu đường thai kỳ nếu không được phát hiện sớm và kiểm soát tốt sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé

Biến chứng nguy hiểm khi bị tiểu đường thai kỳ

Đối với thai nhi

– Tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non, thai chết lưu

– Trẻ sinh ra dễ bị thừa cân, béo phì, có nguy cơ dị tật bẩm sinh cao

– Bé dễ bị vàng da sơ sinh, hạ đường huyết, hạ canxi máu ngay sau khi chào đời

– Tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường khi trưởng thành

Trẻ sinh ra từ người mẹ bị tiểu đường thai kỳ dễ bị hạ đường huyết, vàng da sơ sinh

Đối với mẹ bầu

– Tỷ lệ mắc tiền sản giật – sản giật cao hơn

– Tăng khả năng sinh non, sinh mổ, và có nguy cơ bị sang chấn đường sinh dục khi sinh thường [tổn thương trực tràng, sa sàn chậu, sa bàng quang]

– Bị phù nhiều hơn

– Dễ gặp phải các biến chứng sản khoa như băng huyết sau sinh, thuyên tắc ối, tăng tỉ lệ nhiễm khuẩn

– Có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 sau khi sinh

Chỉ số tiểu đường thai kỳ nguy hiểm là bao nhiêu?

Trong lần khám thai đầu tiên

Mẹ bầu sẽ được làm xét nghiệm đường huyết lúc đói, HbA1C hoặc glucose máu ngẫu nhiên để sàng lọc nguy cơ đái tháo đường lâm sàng hoặc đái tháo đường thai kỳ.

– Nếu đường huyết lúc đói lớn hơn 7,0mmol/L, HbA1C > 6,5%, chỉ số đường huyết ngẫu nhiên lớn hơn 11,1mmol/L thì mẹ bầu được chẩn đoán là tiểu đường lâm sàng.

– Nếu chỉ số đường huyết lúc đói nằm trong khoảng 5,1mmol/L đến 7,0mmol/L thì được chẩn đoán là tiểu đường thai kỳ.

– Còn chỉ số đường huyết lúc đói nhỏ hơn 5,1mmol/L thì đến tuần 24-28 của thai kỳ sẽ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ.

Ngay trong lần khám thai đầu tiên, mẹ bầu thường sẽ được tư vấn làm xét nghiệm đường huyết để sàng lọc nguy cơ

Ở tuần thứ 24-28 của thai kỳ

Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống có thể được thực hiện ở tất cả các mẹ bầu hoặc được chỉ định thực hiện khi mẹ bầu có một trong những đặc điểm sau:

– Bị béo phì, thừa cân trước và trong khi mang thai

– Mang thai khi trên 30 tuổi

– Tiền sử gia đình có người mắc tiểu đường tuýp 2

– Tiền sử bản thân đã bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước

– Con trước nặng trên 4,1kg hoặc đã bị thai chết lưu không rõ nguyên nhân

Cách thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose với mẹ bầu như sau: Đầu tiên được lấy máu xét nghiệm đường huyết lúc đói, sau đó uống 75g đường glucose trong 5 phút. 1 và 2 giờ sau khi uống đường, bác sĩ sẽ lấy máu để định lượng chỉ số đường huyết.

Nếu chỉ số đường huyết lúc đói > 7,0mmol/L, mẹ bầu được chẩn đoán tiểu đường lâm sàng.

Còn nếu chỉ số đường huyết đáp ứng 1 hoặc nhiều hơn 3 chỉ số dưới đây thì được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ:

  • Lúc đói ≥ 5,1 mmol/L
  • Thời điểm 1 giờ sau khi uống đường ≥ 10,0 mmol/L
  • Thời điểm 2 giờ sau khi uống đường ≥ 8,5 mmol/L

Nếu chỉ số đường huyết đều nhỏ hơn các thông số trên thì mẹ bầu hoàn toàn bình thường, không mắc tiểu đường thai kỳ.

Hầu hết phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ nếu được kiểm soát kịp thời sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh và sinh con an toàn

Qua các thông tin được chia sẻ ở trên, hy vọng các mẹ bầu đã có thêm kiến thức về bệnh tiểu đường thai kỳ cũng như biết được chỉ số tiểu đường thai kỳ nguy hiểm là bao nhiêu. Từ đó có chế độ ăn uống và vận động khoa học để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ.

Bệnh tiểu đường thai kỳ có lượng đường trong máu cao [glucose] phát triển trong thời kỳ mang thai và thường biến mất sau khi sinh. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng phổ biến hơn trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba.

Tiểu đường thai kỳ xảy ra khi cơ thể bạn không thể sản xuất đủ insulin – một loại hormone giúp kiểm soát lượng đường trong máu để đáp ứng nhu cầu bổ sung của bạn trong thai kỳ.

Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều vấn đề cho mẹ và em bé trong khi mang thai và sau khi sinh. Nhưng rủi ro có thể giảm nếu tình trạng được phát hiện sớm và được quản lý tốt.

Bệnh tiểu đường thai kỳ

Chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn với các mẹ bầu

Dưới đây là bảng chỉ số đường huyết thai kỳ an toàn với mẹ bầu trong một số thời điểm:

  • Chỉ số tiểu đường thai kỳ lúc đói: dưới 92 mg/dL [5,1 mmol/L]
  • Chỉ số tiểu đường thai kỳ một giờ sau ăn: dưới 180 mg/dL [10,0 mmol/L]  
  • Chỉ số tiểu đường thai kỳ hai giờ sau ăn: dưới 153 mg/dL [8,5 mmol/L] 

Đây là chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn. Vậy, chỉ số bao nhiêu là bị tiểu đường thai kỳ? Nếu kết quả xét nghiệm có ít nhất 2 lần vượt qua chỉ số trên thì người mẹ sẽ bị kết luận mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Chỉ số xét nghiệm tiểu đường với phụ nữ mang thai

Chỉ số tiểu đường thai kỳ trong lần khám thai đầu tiên

Mẹ bầu có nhiều yếu tố nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ sẽ được làm xét nghiệm trong lần khám thai đầu tiên:

  • Nếu chỉ số đường huyết thai kỳ lúc đói > 7,0 mmol/L, mức HbA1c > 6,5% hoặc mức chỉ số đường huyết ngẫu nhiên > 11,1 mmol / L, mẹ bầu sẽ được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường lâm sàng.
  • Nếu chỉ số đường huyết thai kỳ lúc đói từ 5,1 đến 7,0 mmol / L thì mẹ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
  • Nếu chỉ số tiểu đường thai kỳ lúc đói < 5,1 mmol / L thì mẹ sẽ được yêu cầu đợi đến tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ để tiến hành dung nạp glucose qua đường uống cho thai phụ và chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ.

Chỉ số tiểu đường thai kỳ trong lần khám thai đầu tiên

Chỉ số tiểu đường thai kỳ trong tuần 24-28 của thai kỳ

Nếu mẹ bầu có mức đường huyết lúc đói < 5,1 mmol / L thì bác sĩ sẽ yêu cầu làm nghiệm pháp dung nạp glucose. Bác sĩ sẽ đo mức đường huyết lúc đói của mẹ. Sau đó, mẹ sẽ được hướng dẫn tiêu thụ 75 g glucose trong khoảng 5 phút. Sau khi uống glucose, bác sĩ sẽ lấy mẫu máu từ mẹ bầu để đo chỉ số tiểu đường thai kỳ sau đó 1 và 2 giờ.

Chỉ số tiểu đường thai kỳ lúc đói > 7,0mmol / L thì mẹ đã mắc bệnh tiểu đường trên lâm sàng.

Vậy chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao? Mẹ bầu được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nếu có một hoặc nhiều hơn ba mức chỉ số sau:

  • Chỉ số đường huyết thai kỳ khi đói: ≥ 5,1 mmol/L.
  • Chỉ số đường huyết thai kỳ sau ăn 1 giờ: ≥ 10,0 mmol/L.
  • Chỉ số đường huyết thai kỳ sau ăn 2 giờ: ≥ 8,5 mmol/L.

Nếu bảng chỉ số đường huyết thai kỳ của mẹ có cả 3 chỉ số này đều nhỏ hơn giá trị trên thì mẹ hãy an tâm vì đường huyết của mẹ vẫn hoàn toàn bình thường.

Mẹ bầu sẽ được kiểm tra chỉ số đường huyết thai kỳ khi đói, sau ăn 1 giờ và 2 giờ

Tần suất kiểm tra đường huyết của các mẹ bầu là bao lâu?

Tần suất kiểm tra chỉ số tiểu đường thai kỳ của mỗi mẹ bầu là khác nhau tùy vào cơ địa và thể chất của từng người:

  • Mẹ bầu bị đái tháo đường trước khi mang thai: Cần kiểm tra chỉ số tiểu đường thai kỳ trước và sau bữa ăn, trước khi đi ngủ.
  • Mẹ bầu mắc bệnh đái tháo đường khi mang thai: Kiểm tra chỉ số tiểu đường thai kỳ trước bữa ăn sáng và sau mỗi bữa ăn. Mẹ bầu có thể nhờ bác sĩ tư vấn về thời điểm nên kiểm tra sau khi ăn xong.
  • Nếu mẹ bầu bị đái tháo đường loại 1: Đôi khi cần kiểm tra đường huyết khoảng 3 giờ sáng. Ngoài ra, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về việc xét nghiệm xeton nước tiểu khi đói.
  • Ngoài ra, các mẹ bầu cần kiểm soát lượng đường trong máu khi mang thai bằng cách thăm khám ít nhất mỗi tháng một lần hoặc mỗi tuần một lần nếu được chỉ định cần kiểm tra thường xuyên hơn.

Tần suất kiểm tra đường huyết của các mẹ bầu là bao lâu?

Hậu quả của căn bệnh tiểu đường thai kỳ

Đối với người mẹ

  • Có nguy cơ mổ lấy thai do thai to
  • Bị phù
  • Tăng huyết áp
  • Bị chuyển biến thành đái tháo đường Type 2
  • Tiền sản giật

Đối với thai nhi

  • Đa ối
  • Tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, thai chết lưu
  • Nguy cơ dị tật bẩm sinh
  • Trẻ sinh ra bị vàng da kéo dài, hạ canxi máu, nhiễm trùng đường huyết…

Tuy nhiên, cá mẹ bầu đừng quá lo lắng về căn bệnh này vì có đến 90% trường hợp mắc bệnh nhờ có chế độ ăn uống vận động hợp lý mà đến giai đoạn sinh nở mẹ tròn con vuông.

Trong quá trình mang thai, tất cả các bác sĩ đều yêu cầu mẹ xét nghiệm chỉ số đường huyết từ tuần 24-tuần 28 của thai kỳ. Các mẹ nên chú ý các chỉ số xét nghiệm dưới đây dể biết mình có bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hay không.

>> Cùng giải đáp vấn đề tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Tiểu đường thai kỳ khiến mẹ bầu có nguy cơ mổ lấy thai cao hơn do thai to

Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phòng tránh bệnh

Một quan niệm sai lầm là khi mang bầu, các mẹ phải ăn nhiều cơm nhiều tinh bột thì thai nhi mới mau lớn. Thực chất, quan niệm này đã khiến các mẹ có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn. Các bác sĩ khuyên mẹ bầu ăn đầy đủ 4 nhóm chất: Bột đường, Đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Ăn vừa phải tinh bột, không nên ăn quá nhiều, tăng cường chất đạm, vitamin và khoáng chất. Phụ nữ mang thai phải tự trang bị cho mình chế độ và khẩu phần ăn hợp lý:

Phải ăn sáng

Bữa sáng rất quan trọng không chỉ đối với người bình thường mà còn quan trọng hơn đối với phụ nữ đang mang thai. Việc ăn sáng đầy đủ giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, kiểm soát đường huyết ổn định, giảm cảm giác thèm ăn

Ăn nhiều chất xơ

Trong quá trình mang thai, người mẹ hay gặp các vấn đề về rối loạn tiêu hóa như táo bón, vì vậy bổ sung chất xơ từ rau củ sẽ khiến hệ tiêu hóa và bài tiết của mẹ trở nên nhẹ nhàng hơn, đồng thời cung cấp vitamin cho cả mẹ và bé.

Bổ sung đạm thay cho tinh bột

Một số bác sĩ khuyên rằng việc ăn nhiều tinh bột chỉ khiến cơ thể mẹ tăng cân nhanh hơn, nhưng thai nhi không hấp thụ nhiều. Thay vào đó, việc ăn nhiều chất protein như thịt, cá, trứng, sữa sẽ giúp cho thai nhị hấp thụ tốt hơn, kiểm soát cân nặng của người mẹ tốt hơn…Mỗi bữa ăn, mẹ chỉ cần ăn một bát cơm, ăn nhiều thức ăn để tăng cường dinh dưỡng.

Chia nhỏ bữa ăn

Việc làm này giúp mẹ hạn chế cơn thèm ăn của mình, kiểm soát lượng đường trong máu, đồng thời giúp Insulin có thời gian chuyển hóa hết chất đường bột.

Mẹ bầu khi mang thai nên chia nhỏ bữa ăn để kiểm soát đường huyết

Không được bỏ bữa

Nhiều mẹ bị chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kì nên có tâm lý hoang mang lo sợ, vì vậy các mẹ hay bỏ bữa nhịn ăn. Đây là điều hoàn toàn không nên, nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi là rất cao, nếu mẹ bỏ bữa thì thai nhi sẽ bị thiếu hụt dinh dưỡng. Ngoài ra, người mẹ sẽ bị hạ đường huyết, gây ra tình trạng chóng mặt, té xỉu vô cùng nguy hiểm.

Không sử dụng nước ngọt, nước có gas

Nước ngọt, soda, nước tăng lực… là những thực phẩm hóa học, không hề tốt cho cả người mẹ và bé. Trong các loại nước này chứa nhiều thành phần hóa học, phẩm màu độc hại ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Hơn nữa, nước ngọt có rất nhiều đường, mẹ uống nhiều, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường là cực kì cao.

Vận động nhẹ nhàng

Khi mang thai, người mẹ nên vận động một cách nhẹ nhàng. Có thể làm các công việc đơn giản như quét nhà, nấu ăn… Việc đi bộ nhiều theo quan niệm của người xưa cũng sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc sinh nở. Ngoài ra, mẹ có thể tham gia các lớp yoga cho phụ nữ mang thai.

Mẹ bầu có thể mua máy đo đường huyết để kiểm tra chỉ số tiểu đường thai kỳ tại nhà, ngăn ngừa kịp thời các biến chứng, bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé.


Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus
Giá bán tham khảo: 450.000đ
Mua Ngay


Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck
Giá bán tham khảo: 850.000đ
Mua Ngay

Siêu Thị Y Tế chia sẻ đến bạn những thông tin về chỉ số tiểu đường thai kỳ. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp các mẹ bầu có một thai kỳ thật khỏe mạnh. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đón đọc!

  • Facebook
  • Twitter
  • Google+
  • Linkedin
  • Tumblr
  • Pinterest
  • Mail

Previous PostCách hạ sốt cho trẻ an toàn không cần dùng đến thuốc Next PostHướng dẫn cách sử dụng máy tăm nước tại nhà đúng cách

Lê Phương

Mình là Lê Phương - tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung tại chuỗi cửa hàng Siêu Thị Y Tế. Tuy học về chuyên ngành y tế nhưng công việc yêu thích của mình là sáng tạo nội dung. Bên cạnh đó giúp đỡ mọi người là việc yêu thích của mình!

Chỉ số đường huyết khi mang thai bao nhiêu là bình thường?

Hiệp hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ [ADA] cho biết chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn là: Đường huyết lúc đói: ≤ 5,1 mmol/l [92 mg/dl]. Đường huyết sau khi ăn một giờ: ≤ 10 mmol/l [180 mg/dl]. Đường huyết sau khi ăn hai giờ: ≤ 8,5 mmol/l [153 mg/dl ].

Đường huyết cao khi mang thai là gì?

Đường huyết cao trong thời kỳ mang thai gọi là tiểu đường thai kỳ. Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ chiếm 3 – 5% tổng số phụ nữ mang thai ở Mỹ. Bà bầu có nguy cơ tiểu đường thai kỳ nếu thuộc nhóm đối tượng sau: tình trạng thừa cân trước khi mang thai, tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần thứ bao nhiêu?

Phương pháp thường được áp dụng đó là dung nạp glucose. Tuy nhiên, một thắc mắc được đặt ra là nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu? Theo các bác sĩ, thời điểm vàng để thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 28 của thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào?

Đái tháo đường thai kỳ là yếu tố nguy cơ gây ra các biến chứng thai kỳ nguy hiểm như tiền sản giật, sản giật… ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần khám thai đúng lịch tại các cơ sở uy tín để được theo dõi chặt chẽ, phát hiện sớm bệnh để có phác đồ điều trị kịp thời.

Chủ Đề