Chỉ số xây dựng là gì

Chỉ số của giá xây dựng đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế thị trường nước ta. Người ta sử dụng chỉ số này làm thước đo để có thể đánh giá và nhận biết xu hướng của thị trường xây dựng trong một thời điểm cụ thể. Bên cạnh đó còn có nhiều vai trò then chốt khác. Vậy chỉ số giá xây dựng là gì?

Chỉ số giá xây dựng là gì?

Đối với các công trình xây dựng, có rất nhiều yếu tố có sự tác động trực tiếp tới chúng. Một trong những yếu tố quan trọng nhất chính là chi phí. Chi phí xây dựng của một công trình sẽ được quyết định bởi chỉ số giá xây dựng.

1. Chỉ số giá xây dựng là thông tin phản ánh của chi phí xây dựng

Vậy chỉ số giá xây dựng là gì? Chỉ số này được hiểu đơn giản là mức chỉ tiêu phản ánh những biến động của chi phí xây dựng theo thời gian. Chỉ số này sẽ được chủ thầu lấy để làm cơ sở và điều chỉnh mức tổng vốn đầu tư cho công trình, giá gói thầu, mức giá hợp đồng và cuối cùng là quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Chỉ số về giá xây dựng sẽ bao gồm chỉ số giá xây dựng theo loại công trình, chỉ số giá thuộc phần xây dựng, chỉ số giá xây dựng tính theo yếu tố chi phí và chỉ số giá vật liệu xây dựng chủ yếu.

Chỉ số giá xây dựng công trình được hiểu là mức tiêu chuẩn dùng để phản ánh mức độ thay đổi của giá công trình theo thời gian. Chỉ số giá phần xây dựng là sự phản ánh cụ thể về những biến động của chi phí đối với xây dựng công trình theo thời gian.

Chỉ số giá vật liệu xây dựng là mức giá phản ánh tình trạng thay đổi của giá vật liệu xây dựng trong cơ cấu dự toán theo thời gian. Những chỉ số này sẽ quyết định tới mức chi phí cần bỏ ra để hoàn thiện một công trình cụ thể.

Cách tính chỉ số giá xây dựng

Như đã đề cập ở trên, chỉ số giá xây dựng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực xây dựng. Các chỉ số này không cố định mà sẽ thay đổi theo thời gian. Cách tính chỉ số giá xây dựng chính xác sẽ giúp cho mọi người xác định được mức biến động của chi phí xây dựng tại một thời điểm cụ thể.

Phương pháp tính, xác định

Bộ Xây dựng sẽ là đơn vị hướng dẫn cho mọi người phương pháp chính xác nhất để có thể xác định được chỉ số giá xây dựng. Đồng thời, Bộ xây dựng cũng sẽ là đơn vị công bố chỉ số giá của giá xây dựng quốc gia.

Chỉ số của giá xây dựng sẽ được xác định bằng phương pháp bình quân nhân gia quyền trong mức độ biến động giá chỉ số của những yếu tố đầu vào đại diện được chọn với quyền số tương ứng.

Ủy ban nhân dân sẽ là đơn vị quyết định mức chỉ số giá xây dựng cho từng đơn vị nằm trên địa bàn tỉnh. Sau đó tổng hợp lại sẽ được một chỉ số về giá xây dựng chung cho toàn khu vực.

Để có thể xác định được chỉ số giá xây dựng tại các tỉnh và thành phố, người ta sẽ dựa vào ranh giới địa chính và những đặc điểm của thị trường lĩnh vực xây dựng tại địa bàn. Ngoài ra, người ta cũng có thể dựa theo mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định tại mỗi đơn vị.

Đối với chỉ số giá xây dựng trên toàn quốc, công thức tính sẽ bằng phương pháp bình quân nhân gia quyền giữa chỉ số giá của từng đơn vị hành chính và quyền số tương ứng.

Với công trình cụ thể thì sẽ được tính bằng cơ cấu chi phí của công trình, mức giá, các yếu tố đầu vào và khu vực xây dựng công trình. Cơ cấu chi phí của công trình sẽ được xác định theo cơ cấu giá đề xuất trong hợp đồng. 

2. Cách xác định chỉ số giá xây dựng

Nguyên tắc trong xác định và quản lý chỉ số giá xây dựng

Nguyên tắc để có thể xác định và quản lý chỉ số giá xây dựng là sự phản ánh khách quan, chính xác và kịp thời những biến động về chỉ số giá trên thị trường của các địa phương. Cần xác định và công bố chỉ số giá một cách kịp thời, phù hợp.

Muốn xác định được rõ chi số về giá xây dựng, người ta phải lấy danh mục cùng các công trình mang tính đại diện. Mức chỉ số bình quân sẽ được xác định tại một khoảng thời gian nhất định. Không bao gồm các khoản bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cũng như mức lãi vay trong khoảng thời gian xây dựng hay vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh.

Chỉ số về giá xây dựng sẽ được tính bằng phần trăm. Cơ cấu về chỉ số liên quan đến giá xây dựng cần phù hợp với mức cơ cấu chi phí theo quy định trong chi phí đầu tư xây dựng. Khi quản lý và sử dụng chỉ số giá xây dựng, mọi người cần tuân thủ theo các quy định.

Khi xác định chỉ số giá, đơn vị thực hiện cần rà soát đầy đủ các thông tin liên quan đến chỉ số giá của khu vực cùng các địa phương lân cận. Từ đó có được mức chỉ số giá phù hợp chính xác đối với những biến động của thị trường trong khu vực cũng như các địa phương khác. Như vậy, các tính chỉ số về giá xây dựng cần được tiến hành bởi cơ quan có thẩm quyền. 

3. Chỉ số giá xây dựng cần phản ánh khách quan chỉ số biến động

Trình tự, thời điểm xác định chỉ số giá xây dựng

Trình tự và thời điểm để xác định được chỉ số giá xây dựng sẽ bao gồm các bước như: xác định được thời điểm tính toán về thời điểm gốc cũng như thời điểm so sánh. Tiếp theo là lập danh mục về các chỉ số giá xây dựng cần xác định cũng như lựa chọn về các yếu tố đầu vào. Tiến hành thu thập và xử lý số liệu tính toán. Cuối cùng là tổng hợp và xác định chỉ số về giá xây dựng.

Thời điểm gốc của chỉ số giá là năm 2020. Thời điểm so sánh là các tháng và quý của năm công bố về chỉ số giá xây dựng. Đối với công trình cụ thể thì chủ đầu tư lại cần phải thực hiện cách tính chi số về giá bằng việc căn cứ vào điều kiện thực hiện cũng như tiến độ của công trình. Từ đó mới có thể xác định được thời điểm gốc và thời điểm so sánh.

Khi xác định được chính xác về chỉ số của giá xây dựng sẽ giúp cho chủ thể xây dựng có thể xác định được một cách đủ nhất các chi phí cần thiết ngay từ ban đầu của dự án. Tránh tình trạng bị động khi đột ngột xảy ra những thiếu sót về chi phí nguyên liệu, nhân công,…

Thông qua đó sẽ có thể giảm bớt những khoản chi phí phát sinh cần bổ sung trong quá trình xây dựng công trình. Đáp ứng được những yêu cầu thực tế và khách quan trong lĩnh vực xây dựng trên thị trường tại những thời điểm nhất định.

4. Trình tự xác định chỉ số giá xây dựng

Như vậy, trên đây là những thông tin về chỉ số giá xây dựng. Để chỉ số về giá xây dựng có thể phát huy triệt để được tác dụng của mình thì nhà nước cần phải thường xuyên bổ sung và hoàn thiện các quy định liên quan đến chỉ số này. Các chỉ số cần được đa dạng hóa sẽ giúp cho việc tham khảo và điều chỉnh giá trong hợp đồng tiến hành thuận lợi, dễ dàng và hiệu quả hơn. Bạn đọc có thể tham khảo thêm nhiều bài viết hữu ích khác tại Tư vấn luật của chúng tôi nhé!

Ngày hỏi:16/01/2019

Tôi hiện đang công tác trong lĩnh vực thiết kế đồ họa, đang có mong muốn học thêm lớp nghiệp vụ về thiết kế nhà ở xây dựng. Tìm hiểu một số tài liệu liên quan đến vấn đề này, tôi có thắc mắc sau mong nhận phản hồi: Chỉ số giá xây dựng là gì?

  • Chỉ số giá xây dựng được quy định tại Khoản 2 Điều 22 Nghị định 32/2015/NĐ-CP về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng, cụ thể như sau:

    Chỉ số giá xây dựng là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động của giá xây dựng công trình theo thời gian, làm cơ sở xác định, điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng, giá xây dựng công trình, dự toán xây dựng công trình, dự toán gói thầu xây dựng, giá hợp đồng xây dựng, quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

    Theo đó, chỉ số giá xây dựng gồm chỉ số giá xây dựng theo loại công trình, theo cơ cấu chi phí [gồm chỉ số giá phần xây dựng, chỉ số giá phần thiết bị, chỉ số giá phần chi phí khác], yếu tố chi phí [gồm chỉ số giá vật liệu xây dựng công trình, chỉ số giá nhân công xây dựng, chỉ số giá máy và thiết bị thi công xây dựng].

    Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.


Chỉ số giá xây dựng được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm số lần giữa giá xây dựng tại thời điểm so sánh với giá xây dựng được chọn làm thời điểm gốc.

Chỉ số giá công trình dân dụng nhà ở tại Hà Nội năm 2010 là 100; thì chỉ số giá xây dựng qua các năm là 2014 là 139; năm 2015 là 144; năm 2017 là 165.
Chỉ số giá xây dựng liên hoàn phản ánh mức độ biến động của giá xây dựng của thời kỳ sau so với thời kỳ trước như năm sau so với năm trước; tháng sau so với tháng trước…

Loại chỉ số giá xây dựng nói riêng hoặc chỉ số giá liên hoàn nói chung; được áp dụng phổ biến hơn chỉ số giá so với thời điểm gốc như: Chỉ số giá tiêu dùng [CPI] năm sau so với năm trước; chỉ số giá tăng trưởng GDP năm sau so với năm trước.

Để chuyển từ chỉ số giá gốc sang chỉ số giá liên hoàn người ta chỉ cần chỉ số giá của năm sau với với chỉ số giá của năm trước.

Ví dụ:

Chỉ số giá xây dựng liên hoàn công trình nhà ở Hà Nội qua các năm như sau: 2005/2004 → 144/139 = 1,306; [hoặc tăng 3,6%]; 2006/2005 → 149/144 = 1,035 [hoặc tăng 3,5 %]; 2007/2006 → 165/149 = 1,107 [hoặc tăng 10,7%]…
Tùy theo mục đích sử dụng; người ta có thể phân loại chỉ số giá theo những cách khác nhau.

Ví dụ:

Từ năm 2007 Bộ Xây dựng đã công bố chỉ số giá được phân loại theo vùng và loại công trình [dân dụng; công nghiệp; giao thông,; thủy lợi; hạ tầng kỹ thuật] thành 3 loại:

  • Chỉ số giá xây dựng công trình.
  • Chỉ số giá theo yếu tổ chi phí [chỉ số giá vật liệu; chỉ số giá nhân công, chỉ số giá máy thi công; chỉ số giá phần chi phí khác].
  • Chỉ số giá theo yếu tổ chi phí [Chỉ số giá vật liệu; chỉ số giá nhân công; chỉ số giá máy thi công; chỉ số giá phần còn lại].

Chỉ số giá có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường; người ta sử dụng chỉ số giá như một công cụ để nhận biết xu hướng và định hướng thị trường xây dựng.

Chỉ số giá xây dựng còn dùng làm công cụ để xác định và điều chỉnh chỉ tiêu tổng mức đầu tư; dự toán chi phí xây dựng công trình; điều chỉnh giá hợp đồng; thanh quyết toán hợp đồng, quy đổi vốn đầu tư.

Xem thêm các bài viết khác về đơn giá tại đây và định mức tại đây

Video liên quan

Chủ Đề