Chiến lược An Độ Dương - Thái Bình Dương là gì

Trong tuyên bố chung sau hội nghị thượng đỉnh Đối thoại An ninh Bốn bên [còn gọi là Bộ Tứ] ở Tokyo, Nhật Bản hôm 24/5, lãnh đạo Mỹ, Australia, Ấn Độ và Nhật Bản tái khẳng định nhóm là "lực lượng vì tiến bộ" và "cam kết mang lại những lợi ích cụ thể cho khu vực".

Bộ Tứ cũng thông báo sẽ đầu tư hơn 50 tỷ USD trong 5 năm tới để hỗ trợ các dự án cơ sở hạ tầng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, cũng như nhất trí về một sáng kiến hàng hải mới, nhằm tăng cường giám sát hoạt động trên các vùng biển trong khu vực.

Giới chuyên gia cho rằng đây là khoản đầu tư lớn hơn nhiều so với một số cam kết hỗ trợ mà Mỹ đưa ra gần đây cho các nước ở châu Á, phần nào cho thấy Washington đang cần hỗ trợ từ các đồng minh và đối tác để duy trì động lực tiếp cận khu vực, đặc biệt là khi chính quyền Tổng thống Joe Biden đang phải dành nhiều ưu tiên cho tình hình an ninh châu Âu, khủng hoảng Ukraine lẫn các vấn đề kinh tế nội bộ.

"Sức mạnh lớn nhất của Mỹ chính là khả năng phối hợp với bạn bè và đồng minh trong khu vực. Những sáng kiến hỗ trợ tài chính của Bộ Tứ, trong đó đa số xuất phát từ Mỹ, được thiết kế nhằm chứng tỏ các hoạt động của Mỹ trong khu vực đang được ủng hộ", Bryce Wakefield, Giám đốc điều hành Viện Các vấn đề Quốc tế Australia, nói với VnExpress.

Trước đó, Bộ Tứ với sự dẫn dắt của Mỹ cũng đã phát huy vai trò trong những nỗ lực ứng phó thách thức toàn cầu. Trong năm 2021, nhóm ưu tiên cung cấp các khoản hỗ trợ ứng phó đại dịch Covid-19, tuyên bố đóng góp khoảng 5,2 tỷ USD cho sáng kiến tiếp cận vaccine Covax, chiếm khoảng 40% tổng quyên góp từ các chính phủ trên toàn cầu cho chương trình này.

Các nước trong Bộ Tứ cũng đã chuyển giao hơn 670 triệu liều vaccine khắp thế giới, trong đó ít nhất 256 triệu liều dành cho khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, theo tổ chức tư vấn chính sách Hội đồng Quan hệ Đối ngoại [CFR] tại Mỹ.

"Những nỗ lực trên cho thấy ngày càng rõ rằng Mỹ muốn dựa vào mô hình Bộ Tứ để chứng tỏ họ đang tiếp cận khu vực trên nền tảng đa phương", Wakefield nhận định. Đây được coi là một phần quan trọng trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ.

Từ trái qua: Tân Thủ tướng Australia Anthony Albanese, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Fumio Kishida và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi dự hội nghị thượng đỉnh Bộ Tứ ở Tokyo hôm 24/5. Ảnh: Reuters.

Ông Lục Minh Tuấn, thành viên Nhóm nghiên cứu quốc tế thuộc Đại học HUFLIT TP HCM, lưu ý nhiều trụ cột của Bộ Tứ được thiết lập sau hội nghị thượng đỉnh Tokyo "trên thực tế đều dựa chủ yếu vào các thế mạnh sẵn có của Nhật, Ấn Độ và Australia".

Trên lĩnh vực an ninh y tế, Mỹ đã tận dụng tối đa thế mạnh là trung tâm sản xuất vaccine lớn nhất thế giới của Ấn Độ, sự ủng hộ tài chính cùng hệ thống kho lạnh của Nhật Bản và năng lực vận chuyển từ Australia để củng cố trụ cột hợp tác y tế.

Washington còn thuyết phục New Delhi tham gia mạnh mẽ hơn vào lĩnh vực này bằng cách đầu tư cho vaccine do hãng Johnson& Johnson hợp tác với Biological E sản xuất.

Vaccine này chiếm phần lớn trong cam kết cung cấp một tỷ liều vaccine của Bộ Tứ trong năm 2022, thay vì hai loại vaccine đã được chính phủ Ấn Độ cấp phép sử dụng khẩn cấp là Covaxin và Covishield.

Ở lĩnh vực chống biến đổi khí hậu, Mỹ đã ủy quyền cho Australia chủ trì tổ chức Diễn đàn Năng lượng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ở Sydney vào tháng 7, đồng thời tận dụng sáng kiến xây dựng Liên minh Cơ sở hạ tầng Thích ứng Thiên tai [CDRI] do Ấn Độ sáng lập. Đây được coi là hình thức bù đắp cho sự hiện diện tối thiểu của các cơ sở quan trắc khí hậu Mỹ trong khu vực, theo ông Tuấn.

Chống biến đổi khí hậu cũng là nội dung hợp tác quan trọng giữa Mỹ và Australia trong nỗ lực cạnh tranh ảnh hưởng từ Trung Quốc tại các quốc đảo Thái Bình Dương. Trong tuyên bố chung ngày 24/5, Bộ Tứ đã cam kết gia tăng hỗ trợ khu vực này ứng phó hệ quả của biến đổi khí hậu.

Ông Nguyễn Thế Phương, giảng viên khoa quan hệ quốc tế thuộc Đại học Kinh tế - Tài chính TP HCM, cho rằng cam kết này của Bộ Tứ là rất quan trọng, trong bối cảnh các quốc đảo ở Nam Thái Bình Dương đặc biệt cần nguồn đầu tư lớn để phát triển kinh tế và chống biến đổi khí hậu. Họ xem vấn đề biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng là mối đe dọa sinh tồn của quốc gia.

"Rõ ràng sức hút từ nguồn tiền của Trung Quốc là quá lớn để họ làm ngơ, trong khi hỗ trợ thời gian qua từ Australia và New Zealand vẫn không đủ. Trung Quốc đang là nhà tài trợ lớn thứ ba cho các đảo quốc Thái Bình Dương và hoạt động xây dựng của họ trong khu vực đạt quy mô đáng kể", ông nói.

Ở hai lĩnh vực hợp tác về an ninh hàng hải phát triển năng lượng hydro, Bộ Tứ cũng giữ vai trò quan trọng trong loạt sáng kiến mà Mỹ đề xuất, theo ông Tuấn.

Sáng kiến Nâng cao Nhận thức về Hàng hải [IPMDA] mới của Mỹ phụ thuộc nhiều vào các trung tâm thông tin phức hợp trong khu vực như Trung tâm tổng hợp thông tin khu vực Ấn Độ Dương có trụ sở tại Ấn Độ, Cơ quan Nghề cá của Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương trên Quần đảo Solomon và Trung tâm Hợp nhất Thái Bình Dương ở Vanuatu. Hai trung tâm ở Solomon và Vanuatu đều nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ Australia.

Các định hướng phát triển năng lượng hydro của Mỹ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cũng phải kết hợp với ưu thế công nghệ hàng đầu của Nhật Bản và Australia. Hai cường quốc khu vực từ tháng 1 đã ký thỏa thuận lập trục đối tác thương mại cho lĩnh vực này.

Ông Tuấn cho rằng những sáng kiến này cho thấy năng lực và hiện diện của Nhật Bản, Australia và Ấn Độ trong Bộ Tứ đang ngày càng tăng, trong khi vai trò của Mỹ dần trở nên mờ nhạt hơn.

Tổng thống Mỹ Joe Biden [bên phải] trò chuyện cùng Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Cung điện Akasaka ở Tokyo, ngày 23/5. Ảnh: AP.

Theo chuyên gia Wakefield, chính quyền Tổng thống Biden cần nỗ lực hơn nữa để chứng tỏ với khu vực rằng mong muốn tiếp cận từ Washington trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là đủ chân thành và vững chắc.

7 tháng sau khi công bố chiến lược "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Tự do và Mở", chính quyền Tổng thống Biden mới công bố Khung Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương [IPEF], một trong 5 trụ cột của chiến lược.

Giới chuyên gia đánh giá Mỹ đến nay mới đưa ra các sáng kiến đơn lẻ, thiếu tính đột phá lẫn sức nặng tài chính trên lĩnh vực hợp tác đầu tư và kinh tế. Trong Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN - Mỹ gần đây, Washington tuyên bố hỗ trợ 150 triệu USD cho khu vực, nhưng chưa đề ra cam kết đầu tư rõ ràng lẫn khả năng tiếp cận thị trường Mỹ trên nhiều lĩnh vực, Wakefield cho biết.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo rằng trong quá trình tăng cường hợp tác, Bộ Tứ cũng cần thuyết phục khu vực rằng nhóm không theo đuổi chiến lược đối trọng "quyết liệt quá mức" với Trung Quốc. Giới chức Mỹ nhiều lần truyền tải thông điệp muốn mang đến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mô hình và cơ hội phát triển bền vững thay thế các khoản vay có mức độ rủi ro cao từ Trung Quốc.

Tuyên bố chung của Bộ Tứ hôm 24/5 không nhắc trực tiếp đến Trung Quốc, nhưng hàm ý đối trọng vẫn được thể hiện rất rõ. Lãnh đạo Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia cùng lên án "những hành động cưỡng ép, khiêu khích hoặc đơn phương thay đổi nguyên trạng" ở khu vực, trong đó có hành vi "quân sự hóa các thực thể tranh chấp, sử dụng tàu hải cảnh cùng dân quân biển nguy hiểm và cản trở khai thác tài nguyên xa bờ".

Nhiều nước ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương chọn ổn định làm ưu tiên hàng đầu và không muốn phải "chọn phe" trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc. Chuyên gia Wakefield cho rằng đây sẽ là một thách thức lớn với Bộ Tứ cũng như chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ, trong bối cảnh Bắc Kinh từng cáo buộc Washington muốn thiết lập một "NATO châu Á" thông qua mô hình Bộ Tứ, nhằm kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc.

"Bộ Tứ dường như đã thành công trong xây dựng định hướng là bên cung cấp vật tư y tế, vaccine, hậu cần hỗ trợ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ứng phó đại dịch", Wakefield nói. "Câu hỏi đặt ra là điều này có được Bộ Tứ duy trì trong một môi trường an ninh khu vực phức tạp hơn hay không".

Thanh Danh

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây đã công bố chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở, tiếp nối các chiến lược của chính quyền tiền nhiệm. Theo đó, Washington cam kết tập trung vào mọi ngóc ngách của khu vực, từ Nam Á đến các đảo Thái Bình Dương để củng cố vị thế và "cân bằng ảnh hưởng".

  • Tam giác AUKUS: Liên minh thế hệ mới tại Ấn Độ - Thái Bình Dương

Tài liệu dài 19 trang về chiến lược mới của Mỹ được công bố trong khuôn khổ chuyến công du của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới các nước thuộc Thái Bình Dương, tham dự cuộc họp Nhóm Bộ tứ, gặp gỡ các nhà ngoại giao khu vực trong tuần qua. 

Chuyến đi kéo dài một tuần tới những vùng xa xôi của châu Á và Thái Bình Dương thể hiện quyết tâm của Mỹ trong việc chứng minh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là khu vực trọng yếu trong chính sách đối ngoại của chính quyền ông Biden.

Mỹ không đi một mình 

 Mỹ sẽ tăng cường hiện diện của lực lượng tuần duyên Mỹ ở khu vực. Ảnh: US Navy.

"Mỹ không đi một mình trong việc đối phó tầm ảnh hưởng và tham vọng ngày càng tăng của Trung Quốc". Đây là tóm lược nội dung cơ bản mà hãng tin AP nhận định về chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mới của Mỹ.  

Cụ thể, phía Mỹ nêu rõ tài liệu này không phải là chiến lược đối phó với Trung Quốc nhưng xác định Trung Quốc "là một trong những thách thức mà khu vực phải đối mặt, nhất là sự trỗi dậy, hành vi quyết đoán và ngày càng hung hăng của nước này". 

Tài liệu có đoạn: "Hành động ép buộc và gây hấn của Trung Quốc trải rộng trên toàn cầu, nhưng nghiêm trọng nhất là ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", đồng thời viện dẫn Bắc Kinh đã tiến hành chiến dịch gây sức ép kinh tế với Australia, xung đột với Ấn Độ ở biên giới hay bắt nạt các nước láng giềng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. 

 Một tàu Trung Quốc tấn công tàu cá Việt Nam năm 2015.

Phía Mỹ cũng tái khẳng định quan điểm không buộc các nước trong khu vực chọn Washington hay Bắc Kinh, nhưng sẽ củng cố chặt chẽ một mạng lưới liên minh để định hình môi trường chiến lược xung quanh Trung Quốc, xây dựng "cân bằng ảnh hưởng" theo hướng có lợi cho Mỹ cùng các đồng minh, đối tác. 

"Washington sẽ mở rộng có ý nghĩa sự hiện diện ngoại giao của mình ở Đông Nam Á và các đảo Thái Bình Dương. Mỹ cũng ưu tiên các cuộc đàm phán quan trọng có dấu hiệu đình trệ trong năm qua với những quốc đảo Thái Bình Dương có khả năng hỗ trợ quân đội Mỹ", AP lưu ý. 

Hãng tin Reuters bình luận, Mỹ sẽ tập trung vào "mọi ngóc ngách" của khu vực, từ Nam Á đến các đảo Thái Bình Dương để củng cố vị thế và cam kết lâu dài trước một Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ.

Ấn Độ đóng vai trò then chốt

Washington xác định Ấn Độ vừa là nhân tố thúc đẩy sức mạnh cứng vừa tăng sức mạnh mềm. Ảnh: Indianexpress.

Giới chuyên gia nhận định, rõ ràng để đi xa thì Mỹ không thể đi một mình. Do đó, tuyên bố về việc thắt chặt với các liên minh là điều dể hiểu. Tuy nhiên, Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ tích cực cho đồng minh đóng vai trò "then chốt" là Ấn Độ. 

Tài liệu nêu trên khẳng định: "Mỹ tiếp tục hỗ trợ sự trỗi dậy của Ấn Độ và vai trò dẫn dắt khu vực của New Delhi. Ấn Độ là đối tác cùng chí hướng và động lực trong Nhóm Bộ tứ [QUAD] gồm Mỹ, Nhật, Ấn, Australia. 

Với New Delhi, Washington đã xác định đây là nhân tố vừa thúc đẩy sức mạnh cứng vừa tăng sức mạnh mềm. Việc nhóm QUAD hỗ trợ Ấn Độ sản xuất vaccine COVID-19 hỗ trợ các nước phản ánh mục tiêu tăng tầm ảnh hưởng, mời gọi các đối tác khác vốn lo ngại QUAD là một tập hợp đối trọng Trung Quốc.

Tờ Politico cho rằng, việc đưa New Delhi trở thành lá cờ đầu cho thấy Washington đang thúc đẩy tiềm lực của ba nước còn lại trong QUAD thay vì chỉ một mình gánh vác như trước đây. Nhật Bản đã tăng cường hiện diện và phối hợp nhịp nhàng với Mỹ từ thời chính quyền tiền nhiệm. Australia cũng vừa thiết lập cơ chế an ninh AUKUS với Mỹ và Anh, mở đường cho tàu ngầm hạt nhân tới khu vực. 

Linh Đan

Video liên quan

Chủ Đề