Chính sách tỷ giá của Việt Nam năm 2022

VŨ HOÀNG GIANG

Nhiều yếu tố thuận chiều

Theo các chuyên gia kinh tế, công tác điều hành tỷ giá của NHNN trong năm 2021 có rất nhiều yếu tố thuận chiều dù bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Thứ nhất, Cục Dự trữ liên bang Mỹ [FED] đã tuyên bố bắt đầu cắt giảm quy mô chương trình mua tài sản từ đầu tháng 11. Đây là động thái đầu tiên của FED trong việc “hãm dòng chảy” sự hỗ trợ khổng lồ mà cơ quan này đã dành cho thị trường và nền kinh tế trong đại dịch Covid-19. Theo đó, FED sẽ giảm mỗi tháng 15 tỷ USD trong quy mô của chương trình. Trước khi cắt giảm, chương trình có quy mô 120 tỷ USD mỗi tháng. Nhiều ngân hàng trung ương khác tại Liên minh châu Âu, hay Vương quốc Anh cũng khẳng định chưa vội tăng các mức lãi suất điều hành.

Thứ hai, cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam xuất siêu trở lại trong tháng 9 với giá trị 360 triệu USD và tiếp tục đạt 1,1 tỷ USD trong tháng 10, đã kéo mức nhập siêu 10 tháng đầu năm 2021 xuống còn 1,45 tỷ USD. 

Thứ ba, trong tuần đầu tháng 11, NHNN đã mua vào khoảng gần 1,3 tỷ USD tăng cường dự trữ ngoại hối ở mức giá 22.750 VND/USD trước khi giảm giá mua vào xuống 22.650 VND/USD. Điều này cũng cho thấy nguồn cung USD trên thị trường Việt Nam hiện khá dồi dào. 

Trước đó, ngày 11/8/2021, NHNN đã điều chỉnh giá niêm yết mua vào USD với bước giảm mạnh chưa từng có trong nhiều năm gần đây, trong chuỗi mua ròng ngoại tệ đặc biệt mạnh kể từ năm 2016 cũng như trong các phương thức giao dịch mà cơ quan này áp dụng. Cụ thể, mức giá mua vào USD của Sở Giao dịch NHNN đã lùi về mức 22.750 VND/USD, tức giảm tới 225 VND so mức áp dụng liền trước đó, ngày 8/6/2021 đã giảm giá mua ngoại tệ xuống 22.975 VND/USD.

Góp phần ổn định nền kinh tế

Giới phân tích nhận định, một phần sự chủ động, linh hoạt trong công tác điều hành tỷ giá có được là kết quả khá khả quan trong các hoạt động tương tác của mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ. Cụ thể, Việt Nam đã khá mạnh mẽ, chủ động trong việc gỡ bỏ mối hoài nghi “thao túng tiền tệ” cách đây ít lâu từ phía đối tác.

Minh chứng rõ nét nhất là việc ngày 19/7/2021, Mỹ đã chính thức đưa ra kết luận về mối hoài nghi trên và khẳng định sẽ không có các biện pháp hạn chế thương mại đối với Việt Nam, liên quan quan ngại vấn đề “thao túng tiền tệ” kéo dài hơn hai năm trước đây.

Bên cạnh đó, NHNN dù vẫn có nhu cầu tăng dự trữ ngoại hối nhưng chỉ mua với mức giá ngày càng thấp hơn so trước kia và là mua có điều kiện. Dự trữ ngoại hối cập nhật gần nhất đã vượt mốc hơn 100 tỷ USD, chưa tính đến 7 - 8 tỷ USD đã mua được từ đầu năm đến nay ở các hợp đồng kỳ hạn đã thực hiện vào đầu quý III/2021, theo đó nâng mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam bảo đảm an toàn cao hơn chuẩn của Quỹ Tiền tệ quốc tế [IMF]. 

Chuyên gia kinh tế cao cấp của Văn phòng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Dorsati Madani đánh giá, năm 2020, Việt Nam nhận 17 tỷ USD kiều hối, tiếp tục nằm trong nhóm 10 nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới. Việt Nam duy trì được vị thế tích cực với dự trữ ngoại hối tăng lên trong nửa đầu năm 2021, riêng giai đoạn tháng 12/2020 đến tháng 4/2021, Việt Nam tích lũy được thêm sáu tỷ USD dự trữ ngoại hối. Lượng kiều hối năm 2021 có thể sẽ không suy giảm so năm 2020. 

Việc điều chỉnh hình thức can thiệp mua ngoại tệ giao ngay [giảm VND] khiến tỷ giá VND/USD trên các thị trường LNH, thị trường 1, thị trường phi chính thức cũng theo xu thế giảm. Hành động điều chỉnh giá mua của NHNN tác động tích cực đến tình hình nhập khẩu, bảo đảm sản xuất của nền kinh tế được ổn định, không bị đứt gãy trong bối cảnh đại dịch.

Việc NHNN trở lại mua ngoại tệ giao ngay như trên có chủ ý tạo nguồn tiền cung ứng mới và tức thời cho thị trường, thêm điều kiện tạo nguồn vốn dồi dào và bình ổn lãi suất, hoặc tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại hạ được tiếp lãi suất, nới lỏng tiền tệ hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Mặt khác, với lượng kiều hối và số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào Việt Nam lớn, nên lượng USD ngoài ngân hàng và nhu cầu găm giữ ngoại tệ, đặc biệt là USD tăng cao. Hiện tại, NHNN duy trì mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng USD là 0%. Mức lãi suất này rất kém hấp dẫn nếu so mức lãi suất tiền gửi bằng VND tại các ngân hàng thương mại [đơn cử, kỳ hạn một năm dao động từ khoảng 5% đến 7%]. Việc điều chỉnh giảm giá mua USD của NHNN khiến cho USD kém hấp dẫn trong mắt người dân, doanh nghiệp đang nắm giữ USD, cũng là cơ hội để Việt Nam loại trừ tình trạng “đô-la hóa” nền tài chính và kinh tế.

Về vấn đề này, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú nêu rõ, thực tế, niềm tin vào giá trị của đồng nội tệ được cải thiện, tình trạng găm giữ ngoại tệ đang trên đà giảm. Việc NHNN chủ động điều hành chính sách tiền tệ cũng như dự trữ ngoại hối là một trong những điều kiện quan trọng góp phần ổn định vĩ mô và nền kinh tế.

Theo đánh giá của các chuyên gia, năm 2016 ngành ngân hàng tiếp tục điều hành tiền tệ một cách linh hoạt và chặt chẽ. Ngân hàng Nhà nước [NHNN] vẫn theo sát mục tiêu ổn định lạm phát và thận trọng với mục tiêu này.

Áp dụng cơ chế tỷ giá trung tâm linh hoạt

Ngay từ ngày 1/1/2016, NHNN thực hiện công bố tỷ giá trung tâm biến động linh hoạt hàng ngày theo sát diễn biến thị trường trong, ngoài nước và phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ đã giúp hạn chế các cú sốc bên ngoài và giảm tâm lý găm giữ ngoại tệ, hỗ trợ cho sự ổn định của tỷ giá và thị trường ngoại tệ. Trong điều hành, trên cơ sở bám sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước, NHNN đã chủ động, kịp thời thực hiện các biện pháp ổn định thị trường. Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thị trường ngoại tệ trong nước diễn biến ổn định hơn so với mức độ biến động khá lớn của các nước trên thế giới và khu vực.

So với đầu năm, tỷ giá VND/USD tăng khoảng 1,1-1,2%, thanh khoản thị trường tốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Tại một số thời điểm tỷ giá tăng do yếu tố tâm lý bởi biến động trên thị trường quốc tế như sự kiện Brexit, kết quả bầu cử tổng thống Mỹ, Fed tăng lãi suất nhưng đã nhanh chóng ổn định trở lại. Tâm lý găm giữ ngoại tệ giảm, hệ thống TCTD mua ròng lượng lớn ngoại tệ từ nền kinh tế, nhờ đó, NHNN mua được lượng lớn ngoại tệ bổ sung Dự trữ ngoại hối Nhà nước.

Nếu theo dõi thị trường liên ngân hàng thì có thể thấy cung cầu ngoại tệ tương đối ổn định. Có thể lý giải điều này là do tỷ giá bên ngoài có tăng, nhưng lượng giao dịch không thực sự lớn để có thể gây ảnh hưởng đến thị trường trong hệ thống ngân hàng. Hơn nữa, khả năng NHNN can thiệp là hoàn toàn có thể, do lượng dự trữ tương đối dồi dào, giúp tạo ổn định thị trường.

Bên cạnh đó, năm qua NHNN điều hành cung tiền hợp lý tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng [TCTD] ổn định lãi suất huy động, có điều kiện phấn đấu giảm lãi suất cho vay và hỗ trợ việc phát hành thành công khối lượng lớn TPCP với lãi suất thấp, đồng thời hỗ trợ ổn định tỷ giá và đảm bảo kiểm soát lạm phát. Các chỉ tiêu tiền tệ tăng đúng định hướng NHNN đề ra từ đầu năm. Nhờ đó, tính đến ngày 29/12/2016, tổng phương tiện thanh toán tăng 17,88%, huy động vốn tăng 18,38% so với cuối năm 2015. Lạm phát cơ bản được kiểm soát ổn định và cả năm đạt 1,87%, góp phần quan trọng trong việc thực hiện kiểm soát lạm phát đạt mục tiêu dưới 5% của Quốc hội đề ra.

Đáng chú ý, mặc dù có áp lực tăng nhưng với việc thực hiện linh hoạt các giải pháp của NHNN nên năm 2016 mặt bằng lãi suất được giữ ổn định, một số tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ sản xuất kinh doanh.

Nhờ chính sách điều hành linh hoạt mà trong năm vừa qua diễn biến tín dụng và cơ cấu tín dụng phù hợp với chỉ tiêu và định hướng điều hành của NHNN. Tính đến cuối năm 2016 tín dụng tăng 18,71% so với cuối năm 2015. Cơ cấu tín dụng diễn biến tích cực theo hướng mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, chất lượng, tập trung chủ yếu cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tín dụng đối với lĩnh vực đầu tư...

Tiếp tục ổn định mặt bằng lãi suất

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, năm 2017 nền kinh tế sẽ gặp nhiều khó khăn, do đó sẽ tác động đến hệ thống tài chính ngân hàng, tác động đến điều hành chính sách tiền tệ của NHNN.

Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc NHNN cho biết, năm 2017, NHNN sẽ phấn đấu ổn định mặt bằng lãi suất như năm 2016, nếu có điều kiện phấn đấu giảm lãi suất cho vay với đối tượng và kỳ hạn cụ thể.

Theo bà Nguyễn Thị Hồng, để đạt được như vậy không phải dễ dàng, NHNN sẽ tiếp tục điều hành thông qua thị trường liên ngân hàng, qua các kênh nghiệp vụ thị trường mở điều tiết thanh khoản và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng ở mức hợp lý để các tổ chức tín dụng nếu có khó khăn về thanh khoản có thể tiếp cận được nguồn vốn này .

Đồng thời, NHNN tiếp tục chỉ đạo linh hoạt các công cụ để giữ mặt bằng lãi suất ổn định, phấn đấu giảm lãi suất cho vay với đối tượng và kỳ hạn cụ thể. NHNN cũng tiếp tục tham gia là nhân tố dẫn dắt thị trường ngoại hối, tỷ giá.

Bà Nguyễn Thị Hồng cho rằng, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, độ mở cửa nền kinh tế cũng khá lớn so với các nước trong khu vực thì những diễn biến đó sẽ tác động không chỉ về yếu tố kinh tế mà còn tác động đến tâm lý, kỳ vọng tại thị trường trong nước. Vì vậy, thời gian tới, NHNN sẽ theo dõi sát diễn biến thị trường, theo dõi hàng ngày, hàng giờ, sẵn sàng phương án dự phòng để phản ứng nhanh trước biến động của thế giới và trong nước./.

Page 2

Vào ngày 06/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam [này là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam] - Ngân hàng của Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Châu á. Sự kiện trọng đại này đã mở đầu cho một thời kỳ lịch sử vẻ vang của
quá trình phát triển nền tiền tệ độc lập và hoạt động Ngân hàng Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.

Ngân hàng Sơn La là một trong những Ngân hàng được Chính phủ và Ngân hàng Trung ương sớm đặt nền móng cho hoạt động ngân hàng ở khu vực Tây Bắc. Tháng 9/1952 [sau hơn một năm Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập], Đại lý Ngân hàng Sơn La được thành lập - [đây là tổ chức tiền thân của Ngân hàng Sơn La ngày nay]. Lúc đó Đại lý Ngân hàng chỉ có 6 cán bộ, do đồng chí Phạm Quốc Lương - Tỉnh uỷ viên được cử làm Trưởng đại lý. Lực lượng cán bộ rất ít nhưng với sự nỗ lực, khắc phục mọi khó khăn, Đại lý đã: thực hiện thắng lợi nhiệm vụ thu hồi tiền địch ở những vùng mới giải phóng, phát hành tiền Ngân hàng, chiếm lĩnh trận địa tiền tệ, cấp phát chi tiêu cho các đơn vị quân đội, phục vụ kịp thời chiến dịch Nà Sản và chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, cho vay vận tiêu, tổ chức giao lưu hàng hoá, cho vay vùng mới giải phóng để nhân dân có tiền mua trâu cày, nông cụ, khôi phục và phát triển

sản xuất, đảm bảo cuộc sống.

Tháng 7/1954, Ngân hàng khu Tây Bắc được thành lập, thay thế hoạt động của Đại lý Ngân hàng Sơn La. Để phù hợp với nhiệm vụ cách mạng, Ngân hàng Khu Tây Bắc được giải thể và ngày 01/01/1963 Ngân hàng tỉnh Sơn La chính thức được tái lập lại với tổng số cán bộ là 68 người, do đồng chí Võ Sỹ Trang làm Trưởng chi nhánh; Ngân hàng Sơn La lúc đó có các Chi - Điểm: Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Yên Châu, Mộc Châu và Mường La [theo Quyết định số 11/QĐ ngày 08/01/1963 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước]. Dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và Ngân hàng Trung ương, các mặt hoạt động về tiền tệ, tín dụng, thanh toán và ngân hàng không ngừng được mở rộng và ngày càng phát triển. hầu hết các ngân hàng cơ sở được thành lập, đội ngũ cán bộ không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng. Ngân hàng Sơn La đã cho vay hàng trăm triệu đồng vào việc phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, tập trung vốn thực hiện cuộc vận động đưa hai vạn người từ miền xuôi lên khai hoang và phát triển kinh tế. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Ngân hàng Sơn La đã phát động toàn ngành chấn chỉnh đội ngũ, kiện toàn tổ chức, nâng cao ý chí chiến đấu, giữ

vững phẩm chất và đạo đức cách mạng, hoàn thành nhiệm vụ. Lúc này, hoạt động ngân hàng chuyển sang thời chiến phục vụ nhu cầu phòng không, chiến đấu, sơ tán đảm bảo duy trì cuộc sống bình thường, bảo vệ an toàn tài sản, kho tàng, tiền bạc và con người; tiếp tục phục vụ nhu cầu vốn tín dụng, tiền mặt, tiền lương trong khu vực quân đội và tổ chức kinh tế quốc doanh ở nơi sơ tán.

Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV: “… với nhiệm vụ chiến lược, xây dựng XHCN và bảo vệ Tổ quốc”, Ngân hàng Sơn La - do đồng chí Mai Văn Nhuần - Trưởng chi nhánh, đã tích cực chủ động, mở rộng một cách hợp lý tín dụng XDCB, đầu tư cho nhiều hạng mục công trình, nhằm tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật CNXH. Toàn ngành quán triệt quan điểm: “… kiên trì nguyên tắc tăng cường quản lý theo cơ chế mới, lấy kế hoạch làm trung tâm, coi tín dụng vốn lưu động là mặt trận phía trước, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn hàng đầu, chuyển mọi hoạt động ngân hàng sang hạch toán kinh doanh XHCN…”, do vậy các mặt công tác tiền tệ, tín dụng, thanh toán, cấp phát XDCB và ngân hàng phát triển mạnh.

Trong công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước [từ năm 1986], hoạt động ngân hàng cũng được đổi mới, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Cùng với đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến việc

cải tiến và đổi mới tổ chức, hoạt động ngân hàng. Nghị định 53 ngày 26/3/1988 của Chính phủ ra đời đã chính thức quyết định việc cải tổ hệ thống ngân hàng từ một cấp trở thành hệ thống ngân hàng hai cấp.

Tại Sơn La, tháng 8/1988 hệ thống Ngân hàng Sơn La chính thức bao gồm: Ngân hàng Nhà nước tỉnh, do đồng chí Cầm Bạc Liêu làm Giám đốc chi nhánh - thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng trên địa bàn; các Ngân hàng chuyên doanh gồm: NhNo-PTNT tỉnh, do đồng chí Cầm Hiếu Kiên làm giám đốc; Công ty kinh doanh Vàng bạc đá quý, do đồng chí Vũ Hữu Nhương làm giám đốc, thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, vàng, bạc đá quý. Tháng 6/1990, Ngân hàng Đầu tư & Xây dựng tỉnh [nay là NHĐT-PT] chính thức được tái lập lại, do đồng chí Nguyễn Kim Tuệ làm Giám đốc, hoạt động chủ yếu là kinh doanh tiền tệ, tín dụng và cấp phát vốn đầu tư XDCB. Tháng 01/1995, nghiệp vụ cấp phát tín dụng được chuyển sang Cục Đầu tư – Phát triển tỉnh. Từ đó đến nay, NHĐT-PT tỉnh Sơn La chính thức hoạt

động theo chức năng của một NHTM quốc doanh…

Từ năm 1995, hệ thống Ngân hàng Sơn La có thêm mô hình Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, đến nay trên địa bàn đang có 6 Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động tốt. Năm 2003, Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập trên cơ sở tách hoạt động Ngân hàng phục vụ người nghèo thuộc Ngân hàng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tỉnh. Năm 2008, thành lập mới 2 chi

nhánh ngân hàng thương mại là Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương và Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình.

Năm 2013, mô hình Tổ chức Tài chính vi mô được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ Quỹ hỗ trợ phụ nữ miền núi phát triển huyện Mai Sơn.

 Năm 2015, thành lập mới Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Sơn La.

Trong suốt quá trình hoạt động, Ngân hàng Sơn La được sự lãnh đạo Thường trực tỉnh ủy, hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; sự đóng góp lớn của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, Ngân hàng Sơn La đã vững bước đi lên và không ngừng trưởng thành về nhiều mặt: Từ một đại lý ngân hàng hoạt động nghiệp vụ là quản lý, cấp phát tiền mặt, tổ chức thanh toán và làm một số nghiệp vụ tín dụng mang tính bao cấp. Ngày nay, Ngân hàng Sơn La có một hệ thống tổ chức bộ máy lớn mạnh, bao gồm: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh có chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng trên địa bàn theo sự uỷ quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: phổ biến, chỉ đạo, triển khai thi hành các văn bản quy phạm pháp luật; thực hiện thanh tra, giám sát, cấp phép về hoạt động ngân hàng; cung ứng dịch vụ thanh toán, ngân quỹ; quản lý ngoại hối, quản lý hoạt động kinh doanh vàng…Các tổ chức tín dụng trên địa bàn, bao gồm các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Phát triển, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô thực hiện các chức năng kinh doanh tiền tệ: huy động vốn, cho vay, thực hiện chính sách tín dụng đối với các đối tượng chính sách; cung cấp dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, ngoại hối…; màng lưới hoạt động của các tổ chức tín dụng ngày càng được mở rộng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu giao dịch của khách hàng. hệ thống Ngân hàng Sơn La đã phát triển vững mạnh kể cả về số lượng tổ chức tín dụng, về quy mô hoạt động và đa dạng về loại hình. Tại thời điểm này, toàn tỉnh đã có 127 điểm giao dịch về hoạt động ngân hàng. Trong đó: 9 chi nhánh cấp I; 10 chi nhánh cấp III; 55 phòng giao dịch, 1 quỹ tiết kiệm, 8 quỹ tín dụng nhân dân, 1 tổ chức tài chính vi mô, 43 máy ATM. Đội ngũ cán bộ, nhân viên từ một đại lý có 06 cán bộ bao gồm cả lãnh đạo và nhân viên, đến nay hệ thống Ngân hàng Sơn La có đội ngũ đông đảo, gần 1.000 công chức, viên chức và lao động, trong đó số cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm trên 80%. Với tổ chức màng lưới hoạt động và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên, ngành Ngân hàng Sơn La đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần xây dựng hệ thống Ngân hàng Việt Nam vững mạnh.

Ngành Ngân hàng luôn đáp ứng đủ các nhu cầu về thu, chi tiền mặt phục vụ cho chi trả tiền lương, tiền công, thanh toán dịch vụ hàng hoá… cho các tổ chức và cá nhân. Luôn quan tâm và chú trọng đến công tác an toàn hệ thống kho, quỹ đảm bảo an toàn tài sản của Nhà nước và của nhân dân. Trong những năm qua ở một số địa phương còn để xẩy ra các vụ mát mát tiền bạc trong kho, két, các máy ATM, nhưng đối với Ngân hàng Sơn La thì luôn đảm bảo an toàn cao. Đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực này luôn đảm bảo về phẩm chất, đạo đức, trung thực, liêm khiết, không vụ lợi cá nhân. Nhiều cá nhân là điển hình tiên tiến trong việc trả lại tiền thừa cho khách hàng.

Làm tốt công tác huy động vốn tại địa phương: Sơn La là tỉnh miền núi kinh tế phát triển chậm, công tác huy động vốn của các tổ chức tín dụng còn nhiều vất vả, song với sự nỗ lực, cố gắng, sáng tạo tìm mọi biện pháp để huy động vốn, công tác huy động vốn trên địa bàn cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu phục vụ đầu tư, cho vay các thành phần kinh tế. Với phương châm “Đi vay để cho vay” các TCTD đã tăng cường huy động mọi nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư thông qua nhiều kênh huy động vốn là: huy động tiền gửi tiết kiệm truyền thống, phát triển mạnh các hình thức phát hành giấy tờ có giá, khuyến mại bằng dự thưởng…; kỳ hạn rất phong phú như huy động theo tuần, 1 tháng đến 36 tháng, …; lãi suất hấp dẫn, linh hoạt, khuyến khích người gửi tiền. Duy trì tốt các mối quan hệ với các tổ chức kinh tế, thường xuyên bám sát thị trường, xây dựng chính sách khách hàng, chú trọng đổi mới phong cách giao dịch. Do vậy, nguồn vốn huy động trên địa bàn không ngừng tăng cao. Tổng huy động vốn năm 1986 chỉ đạt có 233 triệu đồng. Đến 28/02/2017, nguồn vốn huy động tại chỗ đã đạt được 13.017 tỷ đồng.

Trên cơ sở nguồn vốn huy động được, cùng với sự hỗ trợ nguồn vốn theo hệ thống của các NHTM, NHCSXH, QTDND trung ương…, các TCTD trên địa bàn đã bám sát, mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, kế hoạch, thời vụ sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế để chủ động phân tích, nghiên cứu thị trường tìm kiếm các dự án, phương án khả thi để mở rộng cho vay, nhằm hỗ trợ, khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Dư nợ cho vay tăng trưởng hàng năm. Năm 1986, dư nợ cho vay chỉ đạt 1,4 tỷ đồng. Đến 28/02/2017, dư nợ cho vay đã đạt 24.581 tỷ đồng, mà nợ xấu chỉ có 1,56% tổng dư nợ.

Vốn tín dụng đã đáp ứng cho các thành phần kinh tế, tập trung phục vụ sản xuất kinh doanh, phát triển nông nghiệp nông thôn theo chính sách của Đảng và Nhà nước. Đến hết năm 2016: Dư nợ cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn là 11.689 tỷ đồng, tỷ trọng 48,01% trong tổng dư nợ cho vay; cho vay theo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn 188 xã là 9.189 tỷ đồng; dư nợ cho vay đối với các đối tượng chính sách là 3.107 tỷ đồng.

Đặc biệt trong những năm gần đây, hệ thống Ngân hàng tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng với khách hàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận vốn tín dụng. Một số hình thức đã thực hiện là: Kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp; khảo sát tình hình hoạt động doanh nghiệp nghiệp; tổ chức các buổi làm việc giữa các tổ chức tín dụng với cấp ủy chính quyền các huyện, thành phố và với các doanh nghiệp; đề xuất với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức các chương trình kết nối Ngân hàng Doanh nghiệp; tổ chức các hội nghị tổng kết chủ trương chính sách về tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn đồng thời triển khai các chính sách tín dụng mới; các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và khách hàng vay vốn được các tổ chức thực hiện thường xuyên như: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ; ưu tiên thu nợ gốc trước, thu nợ lãi sau; miễn giảm lãi suất; giảm lãi suất của các khoản cho vay cũ…

Cùng với các hoạt động huy động vốn và cho vay, ngành Ngân hàng đã và đang ngày càng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, như: Thanh toán liên ngân hàng, chi trả lương qua tài khoản, rút tiền tự động qua máy ATM, các dịch vụ chuyển tiền qua Internet, thanh toán tiền hàng qua điểm chấp nhận thẻ [POS], thanh toán POS trên thiết bị di động [mPOS]… Các Ngân hàng đang vận hành có hiệu quả về hiện đại hoá ngân hàng, các hoạt động giao dịch một cửa, thanh toán, giao dịch liên ngân hàng đảm bảo nhanh, chính xác, an toàn; phát triển mạnh dịch vụ phát hành thẻ, rút tiền và thanh toán tự động qua máy ATM, thu chi hộ tiền thuế, thanh toán hộ tiền điện thắp sáng, tiền nước, các dịch vụ bảo hiểm, đại lý chứng khoán…

Hoạt động an sinh xã hội được ngành Ngân hàng đặc biệt quan tâm và có nhiều đóng góp thiết thực, góp phần xóa đói giảm nghèo trên quê hương Sơn La, tiêu biểu là: Đầu tư xây dựng các trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, trung tâm giáo dục lao động; tài trợ xe cứu thương, xe lăn, xây dựng nhà đại đoàn kết, làm nhà cho cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn, xây dựng các nhà, bếp ăn cho học sinh bán trú, quà tết cho người nghèo, tặng bò giống cho người nghèo, hỗ trợ thiên tai bão lũ, các thiết bị trường học…

Tóm lại: hoạt động của Ngân hàng Sơn La đã đóng góp tích cực trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong các thời kỳ, đặc biệt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh đạt tốc độ khá. Vốn tín dụng ngân hàng đã tập trung đầu tư để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các khu công, nông nghiệp, phát triển kinh tế nhiều thành phần, phục vụ tốt các trương trình phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, cho vay hỗ trợ đối với các đối tượng chính sách xã hội… góp phần nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần cho đồng bào các dân tộc, xoá đói giảm nghèo.

Page 3

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 1692/QĐ-NHNN

Hà Nội, ngày 08 tháng 8 năm 2017

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.

Quyết định này quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau đây:

1. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh An Giang.

2. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

3. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Kạn.

4. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bạc Liêu.

5. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Ninh.

6. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Giang.

7. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bến Tre.

8. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Dương.

9. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Phước.

10. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Thuận.

11. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Cà Mau.

12. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Cao Bằng.

13. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đắk Nông.

14. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đồng Nai.

15. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đồng Tháp.

16. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Điện Biên.

17. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Gia Lai.

18. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hà Giang.

19. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hà Nam.

20. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh.

21. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hải Dương.

22. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hậu Giang.

23. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hòa Bình.

24. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hưng Yên.

25. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Khánh Hòa.

26. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Kiên Giang.

27. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Kon Tum.

28. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lai Châu.

29. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lâm Đồng.

30. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn.

31. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lào Cai.

32. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Long An.

33. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Nam Định.

34. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Ninh Bình.

35. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Ninh Thuận.

36. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Phú Yên.

37. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Phú Thọ.

38. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Quảng Bình.

39. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Quảng Nam.

40. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi.

41. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Quảng Ninh.

42. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Quảng Trị.

43. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Sóc Trăng.

44. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Sơn La.

45. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Tây Ninh.

46. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Thái Bình.

47. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.

48. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Thanh Hóa.

49. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Thừa Thiên - Huế.

50. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Tiền Giang.

51. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Trà Vinh.

52. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Tuyên Quang.

53. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Long.

54. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc.

55. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Yên Bái.

Điều 2. Vị trí, chức năng

1. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại Điều 1 Quyết định này [sau đây gọi tắt là Chi nhánh] là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam [sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước]. Chi nhánh là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có con dấu và bảng cân đối tài khoản theo quy định của pháp luật.

2. Chi nhánh có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước [sau đây gọi tắt là Thống đốc] thực hiện quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối trên địa bàn và thực hiện một số nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương theo ủy quyền của Thống đốc.

Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn

Chi nhánh thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn trên địa bàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật với các nội dung sau:

1. Tổ chức phổ biến, tuyên truyền và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, văn bản chỉ đạo, điều hành của Thống đốc về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối đến các tổ chức tín dụng, các tổ chức khác và người dân trên địa bàn.

2. Thống kê, thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích tình hình kinh tế, tiền tệ trên địa bàn để tham mưu cho Thống đốc trong điều hành, thực hiện chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về lĩnh vực liên quan đến tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện công tác thông tin tín dụng.

3. Thực hiện việc cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể tổ chức tín dụng và chấp thuận nội dung khác của các tổ chức tín dụng trên địa bàn theo ủy quyền của Thống đốc.

4. Giám sát, chỉ đạo việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, kiểm soát đặc biệt và giải thể tổ chức tín dụng trên địa bàn theo ủy quyền của Thống đốc.

5. Thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối.

6. Thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố.

7. Cung ứng dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và các dịch vụ ngân hàng trung ương khác cho các tổ chức tín dụng và Kho bạc Nhà nước.

8. Quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng.

9. Thực hiện nghiệp vụ tái cấp vốn và cho vay thanh toán đối với các tổ chức tín dụng khi được Thống đốc ủy quyền.

10. Quản lý nhà nước về tiền tệ, kho quỹ, bảo đảm an toàn về tài sản, tiền giấy, tiền kim loại và các giấy tờ có giá bảo quản tại Chi nhánh và khi giao nhận theo quy định.

11. Thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm gửi theo phân công ủy quyền của Thống đốc.

12. Thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng và tội phạm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tiếp công dân, xử lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định.

13. Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, cải cách hành chính, văn hóa công sở.

14. Báo cáo, trả lời chất vấn theo yêu cầu của cấp ủy, chính quyền địa phương, Hội đồng nhân dân và Đoàn Đại biểu Quốc hội; trả lời kiến nghị của các cơ quan báo chí về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối.

15. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định.

16. Thực hiện công tác quốc phòng, an ninh; công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy, phòng chống thiên tai, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn tại Trụ sở Chi nhánh và các cơ sở vật chất khác thuộc thẩm quyền quản lý của Chi nhánh.

17. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.

18. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thống đốc giao.

Điều 4. Cơ cấu tổ chức

1. Phòng Tổng hợp, Nhân sự và Kiểm soát nội bộ.

2. Phòng Tiền tệ - Kho quỹ và Hành chính.

3. Thanh tra, giám sát ngân hàng.

4. Phòng Kế toán - Thanh toán.

Thanh tra, giám sát ngân hàng và Phòng Kế toán - Thanh toán có con dấu riêng để dùng trong hoạt động nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Chi nhánh do Giám đốc Chi nhánh quy định trên cơ sở nội dung của Phụ lục đính kèm.

Điều 5. Lãnh đạo, điều hành

1. Lãnh đạo và điều hành Chi nhánh là Giám đốc. Giúp việc Giám đốc có một số Phó giám đốc. Tổ chức và hoạt động của Chi nhánh thực hiện theo nguyên tắc tập trung, dân chủ và chế độ thủ trưởng.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc:

a] Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi nhánh theo quy định tại Điều 2, Điều 3 Quyết định này; chịu trách nhiệm trước Thống đốc và pháp luật về hoạt động của Chi nhánh;

b] Phân công nhiệm vụ và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các Phó giám đốc, các phòng trong Chi nhánh;

c] Quản lý biên chế, thực hiện các chế độ, chính sách đối với công chức và người lao động theo phân cấp ủy quyền của Thống đốc và quy định của pháp luật;

d] Trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tổ chức cán bộ; công tác kiểm soát nội bộ; công tác thanh tra, giám sát; xử lý vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật;

đ] Tham mưu, trình Thống đốc xem xét chấp thuận hoặc chấp thuận theo ủy quyền của Thống đốc danh sách dự kiến những người được bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc [Giám đốc] của tổ chức tín dụng có trụ sở chính trên địa bàn và thực hiện đình chỉ các chức danh nói trên theo ủy quyền của Thống đốc và quy định của pháp luật;

e] Có ý kiến bằng văn bản với Tỉnh ủy, Thành ủy và với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, Ngân hàng Hợp tác xã, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam về việc đồng ý hoặc không đồng ý trước khi các đơn vị này thực hiện việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời hạn giữ chức vụ, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức, điều động, luân chuyển, kỷ luật, thôi việc đối với Giám đốc và tương đương của đơn vị trực thuộc trên địa bàn.

Trong trường hợp cần thiết, có quyền kiến nghị với cấp có thẩm quyền đình chỉ công tác, xử lý hành chính hoặc đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cán bộ, viên chức, người lao động thuộc tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng trên địa bàn có hành vi vi phạm pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối.

g] Đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn;

h] Yêu cầu các tổ chức tín dụng trên địa bàn cung cấp thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất để phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh;

i] Đại diện pháp nhân Ngân hàng Nhà nước trước cơ quan pháp luật tại địa phương theo ủy quyền của Thống đốc;

k] Quản lý việc công bố thông tin về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối trên địa bàn; tiếp nhận, xử lý các thông tin do báo chí phản ánh liên quan đến lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối trên địa bàn. Những vấn đề vượt thẩm quyền báo cáo Thống đốc [qua Văn phòng] để xử lý;

l] Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thống đốc giao.

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó giám đốc:

a] Giúp Giám đốc chỉ đạo điều hành một số lĩnh vực công tác do Giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về những nhiệm vụ được phân công phụ trách;

b] Tham gia ý kiến với Giám đốc trong việc thực hiện các lĩnh vực công tác của Chi nhánh theo nguyên tắc tập trung, dân chủ và chế độ thủ trưởng;

c] Khi Giám đốc đi vắng, một Phó giám đốc được ủy quyền [bằng văn bản] thay mặt Giám đốc điều hành công việc chung của Chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những việc đã giải quyết và báo cáo lại khi Giám đốc có mặt.

Điều 6. Hiệu lực thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

2. Quyết định này thay thế Quyết định số 290/QĐ-NHNN ngày 25/02/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; [trừ các Chi nhánh tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Nghệ An, Đắk Lắk].

Điều 7. Trách nhiệm thi hành

Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận: - Như Điều 7; - Ban Lãnh đạo NHNN; - Các đơn vị thuộc NHNN; - Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Các tổ chức tín dụng;

- Lưu VP, TCCB1 [10b].

THỐNG ĐỐC

Lê Minh Hưng

PHỤ LỤC

NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG THUỘC CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
[Ban hành kèm theo Quyết định số 1692/QĐ-NHNN ngày 08/8/2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước]

1. Phòng Tổng hp, Nhân sự và Kiểm soát nội bộ: Tham mưu, giúp Giám đốc:

- Các công việc liên quan đến công tác tổ chức, nhân sự của Chi nhánh.

- Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, cải cách hành chính, văn hóa công sở theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.

- Xây dựng Quy chế, nội quy làm việc, công tác bảo vệ chính trị nội bộ.

- Tổ chức phổ biến, tuyên truyền và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, văn bản chỉ đạo, điều hành của Thống đốc về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối đến các tổ chức tín dụng, các tổ chức khác và người dân trên địa bàn.

- Thực hiện công tác thống kê, thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích tình hình kinh tế, tiền tệ trên địa bàn để tham mưu cho Thống đốc trong điều hành, thực hiện chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về lĩnh vực liên quan đến tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện công tác thông tin tín dụng.

- Thực hiện công tác quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng.

- Thực hiện nghiệp vụ tái cấp vốn và cho vay thanh toán đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn khi được Thống đốc ủy quyền.

- Xây dựng báo cáo, trả lời chất vấn theo yêu cầu của cấp ủy, chính quyền địa phương, Hội đồng nhân dân và Đoàn Đại biểu Quốc hội; trả lời kiến nghị của các cơ quan báo chí về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối trên địa bàn.

- Yêu cầu các tổ chức tín dụng, các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng trên địa bàn cung cấp thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất để phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh.

- Thực hiện công tác Thi đua - Khen thưởng.

- Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước và chính quyền địa phương theo quy định.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

2. Phòng Tiền tệ - Kho quỹ và Hành chính: Tham mưu, giúp Giám đốc:

- Thực hiện cung ứng tiền mặt cho các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Trung ương.

- Tổ chức kiểm tra việc chấp hành chế độ an toàn kho, quỹ và việc chấp hành quy định về quản lý tiền mặt của các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng trên địa bàn.

- Làm đầu mối phối hợp với công an địa phương, bộ đội biên phòng, cơ quan hải quan trong việc đấu tranh phòng, chống tiền giả, tổ chức giám định tiền giả, tiền nghi giả.

- Quản lý, bảo quản an toàn quỹ dự trữ phát hành, quỹ nghiệp vụ phát hành, tài sản quý, giấy tờ có giá tại Chi nhánh; thực hiện nghiệp vụ xuất, nhập quỹ dự trữ phát hành; thu, chi quỹ nghiệp vụ của Chi nhánh và giao nhận tiền mặt với các tổ chức tín dụng và khách hàng theo quy định.

- Thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.

- Thực hiện công tác quốc phòng, an ninh; công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy, phòng chống thiên tai, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn tại Trụ sở Chi nhánh và các cơ sở vật chất khác thuộc thẩm quyền quản lý của Chi nhánh.

- Tổ chức mua sắm tài sản cố định, công tác xây dựng cơ bản, bố trí, sử dụng tài sản và các cơ sở vật chất khác thuộc quyền quản lý của Chi nhánh.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước theo quy định.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

3. Thanh tra, giám sát ngân hàng: Tham mưu, giúp Giám đốc:

- Thực hiện việc cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể tổ chức tín dụng và chấp thuận nội dung khác của các tổ chức tín dụng trên địa bàn theo ủy quyền của Thống đốc.

- Thực hiện việc giám sát, chỉ đạo việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, kiểm soát đặc biệt và giải thể tổ chức tín dụng trên địa bàn theo ủy quyền của Thống đốc.

- Tổ chức, thực hiện công tác thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối.

- Thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố theo quy định.

- Thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi theo phân công, ủy quyền của Thống đốc.

- Thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng và tội phạm; tiếp công dân xử lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định

- Chấp thuận hoặc chấp thuận theo ủy quyền của Thống đốc danh sách dự kiến những người được bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản trị thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc [Giám đốc] của tổ chức tín dụng có trụ sở chính trên địa bàn và thực hiện đình chỉ các chức danh nói trên theo ủy quyền của Thống đốc và quy định của pháp luật.

- Có ý kiến bằng văn bản với Tỉnh ủy, Thành ủy và với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, Ngân hàng Hợp tác xã, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam về việc đồng ý hoặc không đồng ý trước khi các đơn vị này thực hiện việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại kéo dài thời hạn giữ chức vụ, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức, điều động, luân chuyển, kỷ luật, thôi việc đối với Giám đốc và tương đương của đơn vị trực thuộc trên địa bàn.

- Đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước theo quy định.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

4. Phòng Kế toán - Thanh toán: Tham mưu, giúp Giám đốc:

- Thực hiện các công việc liên quan đến cung ứng dịch vụ thanh toán và các dịch vụ ngân hàng trung ương khác cho các tổ chức tín dụng và kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.

- Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.

- Triển khai các nhiệm vụ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

- Thực hiện công khai tài sản, tài chính theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện các nội dung công việc liên quan đến công tác tin học, quản lý trang thiết bị tin học.

- Quản lý và vận hành hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng trong phạm vi trách nhiệm của Chi nhánh.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước theo quy định.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao./.

Page 4

Page 5

Page 6

Page 7

Page 8

Page 9

Page 10

Page 11

Page 12

Page 13

Video liên quan

Chủ Đề