Chính sách ưu đãi đầu tư tỉnh thanh hóa năm 2024

Trong những năm gần đây, Thanh Hóa được biết đến là một địa phương có môi trường kinh doanh thông thoáng, nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư được chính quyền địa phương ban hành và giám sát quyết liệt. Đồng thời, tỉnh đầu tư hàng nghìn tỉ đồng xây dựng hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư. Ngoài ra, Thanh Hóa đã chủ động tăng cường mở rộng, đa dạng hóa hợp tác quốc tế với các nước, các cơ quan đại diện, cơ quan phát triển quốc tế, các tổ chức xúc tiến đầu tư, thương mại, tài chính… để cung cấp thông tin về tiềm năng, cơ chế, chính sách, danh mục dự án ưu tiên đầu tư của tỉnh, qua đó đã thu hút được nhiều nhà đầu tư vào địa bàn tỉnh. Trong giai đoạn 2011-2015, tỉnh Thanh Hóa đã thu hút được 660 dự án đầu tư trực tiếp với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 129.000 tỷ đồng và hơn 2.528 triệu USD. Hiện tại, Thanh Hóa đang là địa phương thu hút nguồn vốn FDI thuộc tốp đầu cả nước, với 59 dự án FDI còn hiệu lực và tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 12,6 tỷ USD.Trong mắt các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hình ảnh một Thanh Hóa cởi mở, thân thiện đã và đang dần rõ nét.

Theo nghị quyết mới ban hành, Thanh Hóa ưu tiên hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp [CCN]. Mức hỗ trợ 1 tỷ đồng/ha đối với CCN thuộc địa bàn huyện 30a [trừ các CCN có ranh giới tiếp giáp với đường Hồ Chí Minh], riêng CCN thuộc địa bàn huyện Mường Lát hỗ trợ 1,5 tỷ đồng/ha, mức hỗ trợ tối đa không quá 20 tỷ đồng/CCN; hỗ trợ 0,7 tỷ đồng/ha đối với CCN thuộc các huyện miền núi còn lại và CCN của các huyện 30a có ranh giới tiếp giáp với đường Hồ Chí Minh, mức hỗ trợ tối đa không quá 15 tỷ đồng/CCN; hỗ trợ 0,5 tỷ đồng đối với các CCN thuộc các huyện đồng bằng và các huyện ven biển, hỗ trợ tối đa không quá 10 tỷ đồng/CCN.

Nghị quyết mới giúp Sở Công Thương Thanh Hóa có thêm cơ chế hỗ trợ cho nghề, làng nghề CN-TTCN

Tỉnh cũng dành những chính sách hỗ trợ đầu tư dự án sản xuất CN-TTCN và thu hút lao động tại các huyện miền núi. Dự án được hỗ trợ 1 tỷ đồng/ha khi triển khai tại khu vực thuộc các huyện 30a; hỗ trợ 0,7 tỷ đồng/ha đối với các dự án đầu tư thuộc các huyện miền núi còn lại, mức hỗ trợ tối đa không quá 2 tỷ đồng/dự án. Với các dự án hỗ trợ thu hút lao động tại các huyện miền núi, tổng số lao động được hỗ trợ lớn nhất bằng tổng số lao động theo công suất tối đa của dự án và không quá 2 tỷ đồng/dự án. Cụ thể, đối với các dự án đầu tư thuộc các huyện 30a, tùy vào mức sử dụng lao động, kinh phí được hỗ trợ dao động từ 1 – 1,5 triệu đồng/người; đối với các dự án thuộc miền núi khác sử dụng từ 100 – trên 1.000 lao động, mức hỗ trợ từ 0,5 – 1 triệu đồng/người.

Với các nghề, làng nghề TTCN, tổ chức, cá nhân được hỗ trợ một phần kinh phí để du nhập nghề mới tạo thành làng nghề hoặc khôi phục làng nghề được UBND tỉnh công nhận sẽ được hưởng mức hỗ trợ 0,5 tỷ đồng/làng nghề.

Hỗ trợ kịp từ khuyến công

Trên địa bàn tỉnh có khoảng 132 làng nghề với 36 nghề TTCN đang hoạt động, trong đó có 2 nhóm làng nghề hoạt động hiệu quả, gồm: Nhóm làng nghề chế biến nông, lâm, thủy sản và thực phẩm và nhóm làng nghề sản xuất TTCN. Một số làng nghề có doanh thu cao, như: Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu cói ở Nga Sơn; sản xuất miến gạo Thăng Long [Nông Cống]; đúc đồng Thiệu Trung [Thiệu Hóa]; nghề mộc, xã Hoằng Hà [Hoằng Hóa]…

Nghề và làng nghề CN-TTCN những năm qua có bước phát triển mạnh mẽ, góp phần thay đổi đáng kể diện mạo ngành công nghiệp nông thôn của tỉnh. Kết quả này có được nhờ sự năng động, linh hoạt của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất TTCN đồng thời với đó là sự hỗ trợ kịp thời từ chương trình khuyến công của tỉnh.

Thông qua nguồn lực được huy động từ nhiều nguồn, Trung tâm Khuyến công và Tiết kiệm năng lượng tỉnh đã hỗ trợ các cơ sở đầu tư mua máy móc, trang thiết bị hiện đại vào sản xuất; tập huấn nâng cao nhận thức, tay nghề, tác phong công nghiệp cho lao động nông thôn; tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm TTCN. Theo đánh giá từ các doanh nghiệp, cơ sở được hỗ trợ, việc hỗ trợ sản xuất đã giúp các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư công nghệ sản xuất mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động. Tuy nhiên, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất CN-TTCN trên địa bàn tỉnh đa phần nhỏ về quy mô, năng lực tài chính mỏng dẫn đến những hạn chế trong đầu tư cho công nghệ sản xuất hiện đại. Do vậy, chất lượng và mẫu mã sản phẩm chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Theo Nghị quyết ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022-2026, nguồn lực cho triển khai các hoạt động hỗ trợ sẽ từ nguồn ngân sách của tỉnh.

Ngày 6-10-2021, Thủ tướng Chính phủ ban hànhQuyết định số 29/2021/QĐ-TTg [QĐ 29/2021/QĐ-TTg] quy định về ưu đãi đầu tư đặc biệt. Đây là chính sách nhằm khuyến khích phát triển một số dự án đầu tư có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội. Quyết định này quy định cụ thể về nguyên tắc, mức, thời gian và điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với các dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Đầu tư năm 2020.

Công nhân Nhà máy Xi măng Long Sơn trong ca sản xuất.

Thực hiện Quyết định nêu trên, Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa đã ban hành văn bản số 7593/CT-TTHT ngày 18-11-2021 gửi các doanh nghiệp [DN], Ban quản lý khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh, các đơn vị liên quan để thông tin và lưu ý một số nội dung liên quan.

Theo đó, Quyết định 29/2021/QĐ-TTg quy định áp dụng ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với DN, bao gồm DN, HTX thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư năm 2020, có các dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Đầu tư.

Dự án quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Đầu tư năm 2020 được áp dụng ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt gồm:

- Dự án đầu tư thành lập mới [bao gồm cả việc mở rộng dự án thành lập mới], các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển có tổng vốn đầu tư từ 3.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 1.000 tỷ đồng trong thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư; trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

- Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 30.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 10.000 tỷ đồng trong thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư.

Về tiêu chí công nghệ cao, chuyển giao công nghệ, DN Việt Nam tham gia chuỗi giá trị sản xuất trong nước được quy định cụ thể tại Điều 3 QĐ 29/2021/QĐ-TTg [Theo đó, dự án công nghệ cao quy định tiêu chí cụ thể với 3 mức: 1, 2 và 3; DN Việt Nam tham gia chuỗi quy định theo 2 mức: 1 và 2; tiêu chí chuyển giao công nghệ được quy định theo 2 mức: 1 và 2]

Quyết định 29/2021/QĐ-TTg quy định nhiều ưu đãi đầu tư đặc biệt, như: Ưu đãi thuế suất, thuế thu nhập DN; thời gian miễn giảm thuế thu nhập DN; tiền thuê đất, thuê mặt nước.

Trong đó, thuế suất ưu đãi 9% trong thời gian 30 năm áp dụng đối với thu nhập của tổ chức kinh tế từ thực hiện dự án đầu tư thuộc đối tượng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 20 Luật Đầu tư năm 2020.

Thuế suất ưu đãi 7% trong thời gian 33 năm áp dụng đối với thu nhập từ dự án đầu tư thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Dự án đầu tư thành lập mới [bao gồm cả việc mở rộng dự án thành lập mới đó], các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển có tổng vốn đầu tư từ 3.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 1.000 tỷ đồng trong thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư.

+ Dự án đầu tư thuộc đối tượng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 20 Luật Đầu tư năm 2020 và đáp ứng một trong 4 tiêu chí sau: Là dự án công nghệ cao mức 1, có DN Việt Nam tham gia chuỗi mức 1, giá trị gia tăng chiếm từ trên 30% đến 40% trong giá thành toàn bộ của sản phẩm đầu ra cuối cùng do tổ chức kinh tế cung cấp, đáp ứng tiêu chí chuyển giao công nghệ mức 1.

Thuế suất ưu đãi 5% trong thời gian 37 năm áp dụng đối với thu nhập từ các hoạt động của đối tượng hoặc dự án đầu tư thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

+ Dự án đầu tư thuộc đối tượng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 20 Luật Đầu tư năm 2020 và đáp ứng một trong 4 tiêu chí sau: Là dự án công nghệ cao mức 2, có DN Việt Nam tham gia chuỗi mức 2, giá trị gia tăng chiếm trên 40% trong giá thành toàn bộ của sản phẩm đầu ra cuối cùng mà tổ chức kinh tế cung cấp, đáp ứng tiêu chí chuyển giao công nghệ mức 2.

Công nhân Công ty TNHH Kim Việt - Việt Nam, thị trấn Nông Cống trong ca sản xuất.

Ưu đãi tiền thuê đất, thuê mặt nước:

+ Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước 18 năm và giảm 55% tiền thuê đất, thuê mặt nước cho thời gian còn lại đối với tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 Quyết định 29/2021/QĐ-TTg.

+Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước 20 năm và giảm 65% tiền thuê đất, thuê mặt nước cho thời gian còn lại đối với tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư thuộc trường hợp đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 5 Quyết định 29/2021/QĐ-TTg.

+Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước 22 năm và giảm 75% tiền thuê đất, thuê mặt nước cho thời gian còn lại đối với đối tượng hoặc tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 5 Quyết định 29/2021/QĐ-TTg.

Theo quy định [tại Khoản 5 Điều 20 Luật Đầu tư năm 2020], ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt không áp dụng đối với các trường hợp sau:

+ Dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư trước ngày Luật Đầu tư năm 2020 có hiệu lực thi hành [trước ngày 1-1/2021].

+ Dự án đầu tư quy định tại khoản 5 Điều 15 của Luật Đầu tư năm 2020 gồm: [1] Dự án đầu tư khai thác khoáng sản; [2] Dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ dự án sản xuất ô tô, tàu bay, du thuyền; [3] Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại theo quy định của pháp luật về nhà ở.

Quyết định QĐ 29/2021/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày ký ban hành [từ ngày 6-10-2021]. Tổ chức kinh tế tự kê khai việc đáp ứng tiêu chí, điều kiện; thực hiện các thủ tục xác nhận việc đáp ứng tiêu chí, điều kiện [nếu có] và áp dụng thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư đặc biệt theo quy định của pháp luật. Cơ quan quản lý Thuế, tài chính xem xét việc hưởng ưu đãi đầu tư đặc biệt theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và pháp luật về đất đai. Theo quy định, sau 5 năm triển khai thực hiện Quyết định 29/2021/QĐ-TTg nêu trên, Thủ tướng Chính phủ có thể xem xét, điều chỉnh quy định cho phù hợp thực tiễn trên cơ sở báo cáo tổng hợp, đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan về tác động và hiệu quả của chính sách ưu đãi đầu tư này.

Chủ Đề