Chính scahs ntrar hàng do lỗi sane xuất nguyen kim năm 2024

Mặc dù là một phim nói tiếng Anh, diễn viên Anh [Liam Neeson – người Ailen, thôi cứ tạm coi như vậy] nhưng có thể khẳng định Taken đậm chất Pháp. Mà nếu hay xem phim hành động Pháp thì bạn biết rồi đấy: chúng cực kì sôi động, hấp dẫn thậm chí có phần... ba xạo. Nếu tôi nói với bạn rằng tác giả kịch bản là Luc Besson, người đã mang đến hai series Transporter [Người vận chuyển] và Taxi, chắc bạn đã hình dung được Taken là như thế nào.

Đối với tôi, có những bộ phim rất đặc biệt: xem mãi không chán. Chúng thường có một số điểm chung như sau: phim hành động hấp dẫn, kịch tính, gợi một chút suy tưởng cảm xúc và quan trọng nhất là chúng phải làm bạn thoải mái khi xem. Thoải mái thật sự! Không có nội dung quá phức tạp làm rối trí, tình tiết vô lí miễn cưỡng hay một cái kết ngớ ngẩn hoặc gây ức chế, đôi khi vui nhộn hài hước..v.v.nhưng nói chung là mang đến một cảm giác thỏa mãn khó giải thích. Ngay cả những bộ phim hay có thể làm bạn bất ngờ đến phút chót cũng chưa hẳn đã có cái – tôi gọi là “giá trị xem lại”, cũng như trong game có cái gọi là replay value vậy – vì nếu bạn xem đến lần 2,3 thì yếu tố bất ngờ đã không còn. Nói thế để thấy, dạng phim như tôi đang đề cập, dẫu không phải quá xuất sắc, nhưng chúng có những yêu cầu rất đặc biệt không dễ thỏa mãn. Danh sách kể ra thì rất dài: LOTR The Return of the king, Blood Diamond, The Dark Knight, Catch me if you can... và cả Taken mà tôi đang nói đến đây nữa.

Tôi bắt đầu bằng việc... khen ngợi Liam Neeson. Vốn đã đứng tuổi và hay thể hiện những vai khắc khổ, Liam Neeson dễ dàng vào vai một người cha u sầu với những rắc rối gia đình. Cuộc đời điệp viên của ông đã phải trả giá bằng những giây phút ở bên vợ con, để rồi khi người vợ chịu hết nổi đã ôm con đi với một đại gia giàu có. Sau nhiều năm phục vụ, Bryan – người điệp viên – chấp nhận giải nghệ để có thời gian ở bên cô con gái nay đã đến tuổi dậy thì. Người xem không khỏi xót xa cho ông khi đến dự sinh nhật con gái với chiếc máy hát karaoke – món quà cô bé luôn thích – và lặng nhìn người cha dượng tặng cô bé cả một con ngựa quý. Tuổi xế chiều, cô độc buồn bã và ra đường có thể bị một thằng choai choai lắm tiền coi thường ra mặt, mặc cho những năm tháng oai hùng phụng sự tổ quốc. Đó là nỗi chua xót mà cũng là sự cao thượng của một người anh hùng thầm lặng.

Mở màn có chút ủy mị, ngay sau đó kịch tính được đẩy lên cao. Trong một lần nói dối cha đi Paris du lịch [mặc cho Bryan đã ngăn cản], Kim – con gái Bryan – bị bọn buôn người An-ba-ni bắt cóc. Bryan chỉ có 96 giờ để bay từ Mỹ đến Pháp, tìm cho ra con gái từ manh mối duy nhất là cuộc gọi cuối cùng của cô, trước khi cô biến mất mãi mãi.

Điều tôi thích nhất ở Taken, yếu tố đã làm nên một bộ phim “replay value” với tôi, là quá trình điều tra tuyệt vời của Bryan, cũng như màn trừng phạt thẳng tay dành cho những kẻ thủ ác. Bằng kĩ năng siêu hạng của một điệp viên CIA, Bryan đã theo dấu bọn tội phạm một cách tài tình từ những manh mối nhỏ nhất. Người xem được dịp thán phục cái cách ông tìm ra tên “chăn gái” bằng một màn “photoshop”, đóng giả khách làng chơi để gài máy nghe trộm hay lừa tên bắt cóc nói chuyện để kiểm tra giọng nói. Tất nhiên không thể không kể đến những màn đấu súng, lái xe đào thoát như... 007. Bryan là một chiến binh vô địch! Ai mà không ấn tượng trước việc ông tay không bước vào hang hùm và “làm gỏi” cả ổ chỉ sau... 15 phút? Xem “siêu nhân” biểu diễn bao giờ cũng rất “sướng”, đúng không? Nhất là đối thủ của ông chẳng phải hiền lành gì. Thật vậy! Bọn buôn người An-ba-ni trong phim này làm tôi thấy đáng sợ hơn nhiều so với loại “mafia Hollywood” nhan nhản khác.

Và Bryan đã làm tất cả những việc đó với một quyết tâm sắt đá, không nhân từ, không khoan nhượng. Đó chính là cái làm nên nét hấp dẫn tiếp theo: sự trừng phạt. Ông đã nói với tên bắt cóc: “Nếu mày đòi tiền chuộc, thì nói luôn là tao không có” “Nhưng tao có những kĩ năng đặc biệt đã được rèn luyện qua năm tháng” “Nếu mày thả con gái tao ra, mọi chuyện xem như chấp dứt. Bằng không, tao sẽ tìm mày, tao sẽ tìm ra và tao sẽ giết hết bọn mày”

Ông không nói đùa! Bryan thật sự đã giết sạch! Chẳng chừa tên nào! Cái ác phải bị đối lại bằng cái ác. Không nhân từ đàn bà! Không anh hùng rơm chủ nghĩa! Chỉ có một người cha tuyệt vọng đang đi tìm con và ai cản đường ông ta sẽ chỉ có một kết cục. Bryan cực kì thẳng tay! Ông sẵn sàng bắn vợ một người bạn [một tên cảnh sát tha hóa] vì không chịu cung cấp thông tin. Cái cảnh Bryan tra tấn tên buôn người hay lạnh lùng bắn thẳng vào tên trùm trong thang máy thật sự thống khoái, điên cuồng. Gặp thần giết thần, gặp quỷ giết quỷ! Khai ra thì sẽ được tha ư? Vì nhân vật chính là người tốt, là anh hùng? Với Bryan Mills, xưa rồi!!! “Tao tin mày! Nhưng điều đó không cứu mạng mày được đâu”

Cha có thể không mua được cho con những món đồ chơi đắt tiền, không cho con được một cuộc sống đầy đủ. Nhưng khi con cần, cha sẽ luôn ở bên con. Sẽ chỉ có cha liều thân để đi tìm con. Mọi tiền bạc, vật chất và cả con ngựa sinh nhật của cha mẹ con sẽ thành vô dụng, sẽ chỉ có cha mới có thể cứu con thôi. Và sau khi sóng gió qua đi, con sẽ lại trở về với cuộc sống sung túc của con, còn cha sẽ lại làm bạn với tuổi xế chiều buồn thảm. Nhưng cha sẽ luôn dõi theo con, bảo vệ con và ở bên con khi con cần đến. Vì cha là cha của con. Taken không chỉ là một action movie tuyệt đỉnh, mà còn là câu chuyện cảm động về tình cha con không gì thay thế được.

PS: Tin vui là phim sẽ có phần hai [có lẽ do phần 1 rất thành công về tài chính], Taken 2 sẽ được công chiếu vào tháng 10/2012

  • Hiendaoduc |||||||||||||||||||||||||||Moderator GVN Veteran

Cars [2006]​

Sau khi Cars 2 được ra mắt, hàng loạt những ý kiến trái chiều đã xuất hiện. Nhiều người cho rằng Cars 2 là một bước lùi so với người tiền nhiệm, số khác lại cho rằng nó vượt lên ở mặt giải trí cũng như hình ảnh. Bài viết này sẽ không so sánh 2 phần phim mà chỉ nhằm nói về Cars - bộ phim mà theo người viết, nó xứng đáng là phim xuất sắc nhất của Pixar từ trước đến nay.

Cốt truyện của phim thực ra rất đơn giản. Một tay đua trẻ tuổi tên Lightning McQueen đã gần như thắng cuộc đua Piston Cup nếu không bị ảnh hưởng bởi một biến cố xuất phát từ chính tính kiêu căng tự phụ của mình. Cuộc đua cuối cùng dẫn đến kết quả hòa. Để phân định lại, một cuộc đua khác được tổ chức ở California giữa 3 tay đua đứng đầu. McQueen, một lần nữa để sự kiêu ngạo của mình đi quá xa, đã bị lạc trên đường đến California và tình cờ đến một thị trấn nhỏ tên Radiator Springs. Ở đây anh đã tìm thấy được những điều từ trước đến nay mình chưa từng biết, qua đó đã rút ra được bài học làm thay đổi chính mình. Như mọi phim khác của Pixar, cốt truyện của Cars diễn ra trong không gian không quá rộng, không phức tạp, không đòi hỏi người xem phải vắt óc suy nghĩ, nhưng nó có một sức hút rất khó diễn tả, khiến người xem dù xem từ đầu hay xem ở giữa cũng phải ngồi đến cuối, mỗi lần xem lại tìm thấy một nét mới, một câu thoại thú vị mà những lần trước mình bỏ qua. Tuy nhiên, điểm mạnh của Cars chỉ nằm ở cốt truyện 30%, số còn lại dành cho cách đạo diễn thể hiện và truyền tải cho người xem cái cốt truyện đó như thế nào, và đó là cái mà người viết cảm thấy thích thú nhất.

Với bối cảnh diễn ra ở Radiator Springs hẻo lánh, Cars mang đến cho người xem một khung cảnh đồng quê cực kì "Mỹ". Đó là hoang mạc, là cánh đồng rộng tít tắp, dãy núi đá hoang vu... và con người - quên, xe cộ - ở đây. Cả cách suy nghĩ, cách nói năng... của nhân vật cũng đều có một vẻ mộc mạc của miền thôn quê. Mỗi con người của Radiator Springs đại diện cho một nét điển hình của miền quê nước Mỹ. Điểm nhấn của phim là anh chàng ngố Mater, là cô gái Sally đến từ thành thị nhưng đã bị vẻ đẹp của miền đất này giữ chân ở lại, là tay đua lừng danh nhưng đã giải nghệ Hudson. Tất nhiên, câu chuyện xoay quanh họ, nhưng không thể không kể đến những con người khác đã làm nên Radiator Springs: đó là anh thợ sơn gốc Latin Ramone, cô nàng da màu chủ cây xăng Flo, chủ cửa hàng lốp xe gốc Ý Luigi và phụ tá Guido, anh chàng hippie Fillmore luôn cãi cọ với ông lính già Sarge, bà lão Lizzie bán đồ lưu niệm... Sự xuất hiện của McQueen đã làm khuấy động cuộc sống vốn rất bình dị và buồn chán của thị trấn nhỏ, từng là viên ngọc của đường 66 thời hoàng kim. Chính tại đây, bằng sự quan tâm chăm sóc của mọi người, McQueen đã tìm thấy cho mình một khoảng lặng, để "slow down every once in a while", để biết rằng cuộc đời sẽ tươi đẹp hơn khi có bạn bè ở bên cạnh. Có thể nói rằng, nhân vật của Cars được khắc họa rất tốt, tuy nhiều nhưng không thừa. Mỗi nhân vật đều có những nét rất riêng, thể hiện được cá tính của mình. Tình tiết phim cũng rất đặc trưng và rất "Pixar". Ta có thể cười lăn cười bò khi xem cảnh Sarge chào cờ mỗi buổi sáng trong tiếng nhạc "Star Spangled Banner" của Fillmore [nghe rất hợp lí, chỉ có một vấn đề là bản "Star Spangled Banner" đó là của Jimmy Hendrix, một bài hát phản chiến và cực kì "hippie"], hay Lizzie chê bai cửa hàng lốp của Luigi, cảnh McQueen và Mater đi trêu chọc đám máy kéo, hoặc có thể là những chi tiết rất nhỏ như chú Hummer chưa bao giờ đi trên đất ở credit. Ngoài ra còn có những cảnh có thể gây ấn tượng như Sally và McQueen cùng nhau đi thăm Wheel Well, hay cảm động như lúc McQueen tuy về đầu nhưng đã dừng ngay trước vạch đích khi thấy đối thủ bị tai nạn. Mạch phim rất tự nhiên không hề gượng ép và đóng vai trò như một chất keo kết dính các nhân vật lại. Ngoài ra đó còn là công sức của các diễn viên lồng tiếng, những người đã truyền sức sống cho nhân vật một cách tài tình qua lời thoại. Tất cả đã làm nên một thế giới được thể hiện bằng xe hơi sinh động và đầy màu sắc.

Cars là một bức tranh đồng quê được vẽ nên bởi Pixar, bên cạnh đó còn là khâu âm nhạc cũng mang đậm sắc thái tương tự. Có thể nói rằng âm nhạc là khía cạnh người viết đánh giá cao nhất của phim. Đúng vậy, rất nhiều trường đoạn của phim đã không thể hay đến vậy nếu như không có âm nhạc. Âm nhạc của phim với sự góp mặt của Randy Newman có thể nói là rất ấn tượng. Nhạc của phim được chia thành 2 phần: một phần chỉ riêng về khắc họa cuộc sống tại Radiator Springs với phong cách chủ đạo là country và blues, phần còn lại là sự sôi động của những cuộc đua ồn ào với pop và rock. Tuy nhiên, điểm sáng của Cars chính là nằm ở phần country và blues. Phim đã lồng vào khung cảnh những bài nhạc rất hợp. Đó là "My Heart Would Know" [Hank Williams] với cảnh Radiator Springs buồn tẻ trong một buổi tối bình thường, là "Our Town" [James Taylor] khi thị trấn bị bỏ quên giữa sa mạc, là "Sh-Boom" [The Chords] với cảnh thị trấn bừng sáng trong ánh đèn neon. Một vài track mà người viết cảm thấy tâm đắc nhất:

[spoil]

[youtube]bd_A2Owv92U[/youtube]

[youtube]nIBPUaXhvXc[/youtube]

[youtube]N_q3GxxdVVU[/youtube]

[youtube]rY2oROqLM48[/youtube]​

[/spoil]​ Một câu chuyện không mới, nhưng cái cách Cars truyền tải đến người xem rất tự nhiên. Không hoành tráng, không lồng ghép những thông điệp nhân văn cao cả, cái mà phim muốn nói lên chỉ là giá trị của tình bạn, là sự trân trọng những gì mình đang có. Đôi khi những bài học đáng giá được rút ra từ những điều rất đỗi bình thường, cũng như giá trị của một bộ phim đến từ những chi tiết tưởng chừng như nhỏ bé. Có thể Cars không được đánh giá cao như Toy Story, Up hay WALL-E nhưng đối với người viết, nó là phim Pixar hay nhất. Xin ngừng bài viết tại đây bằng bài hát chính của phim:

[youtube]OjT1BBRX9Ms[/youtube]​

Lyrics: Cuộc sống luôn trôi nhanh, nhưng có lúc chúng ta nên chậm lại. Bạn có nghĩ vậy không?

-----

Một số chuyện ngoài lề: - Một số diễn viên lồng tiếng đã không thể góp mặt trong phần tiếp theo Cars 2 vì mất trong khoảng thời gian giữa 2 phim: George Carlin [Fillmore], Joe Ranft [Red], Paul Newman [Doc Hudson]. - Phiên bản Bluray của phim có 4 cảnh Deleted Scene không được đưa vào phim cũng như dựng 3D, tất cả đều chỉ dừng lại ở bản vẽ. Có thể xem tại đây:

[spoil][youtube]VYwflKyGRT8[/youtube]

[youtube]Wzkq6UFsEV8[/youtube]

[youtube]-UGyiQz5h_Y[/youtube]

[youtube]6uDGPZt-Qos[/youtube][/spoil]​

> Glory [1989]

Một ngày nọ, khi dừng chân tại Boston Common, một công viên thuộc khu trung tâm Boston, thủ phủ bang Massachusetts, Kevin Jarre đã lưu ý một chi tiết mà trước giờ ông không hề quan tâm: nhiều người lính trong cuộc Nội chiến Hoa Kì là người da đen. Mặc dù Nội chiến Hoa Kì thường được nhắc đến như cuộc đấu tranh giải phóng nô lệ nhưng rõ ràng, nó chưa từng xảy ra đối với Jarre hoặc nhiều người đã “tự biến mình thành dân da đen” để tham gia cuộc chiến. Từ cảm hứng đó, ông đã bắt tay thực hiện kịch bản cho Glory khi đến viếng Đài Tưởng Niệm Nội chiến Hoa Kì trong công viên. Kết hợp với hai tiểu thuyết “Lay This Laurel” của Lincoln Kirstein và “One Gallant Rush” của Peter Burchard cùng những lá thư của đại tá Robert Gould Shaw, Glory đã xuất hiện vào những ngày cuối cùng của mùa thu 1989.

Glory có nội dung xoay quanh Trung Đoàn Bộ Binh Tình Nguyện Massachusetts 54 gồm những người lính da đen, một số là những người tự do từ miền Bắc, số khác là những nô lệ chạy trốn và được lãnh đạo bởi những người da trắng mà một trong số đó là Robert Gould Shaw [Matthew Broderick], con trai của một gia đình Boston theo chủ nghĩa bãi nô. Vào thời đó, không ai tin rằng những người da đen có thể trở thành những người lính giỏi cũng như biết phục tùng kỉ luật ngoài chiến trường nhưng Trung Đoàn 54 đã chứng minh điều ngược lại. Trận đánh đồn Wagner của quân Liên Minh tại Charleston thuộc tiểu bang South Carolina đã trở thành một trong những trận chiến đẫm máu nhất của cuộc Nội chiến. Được bao bọc bởi địa hình đầm lầy và đồi dốc, pháo đài này đã khiến Trung Đoàn 54 hứng chịu một trận “tắm máu” thảm thiết. Bên cạnh đó, trận đánh này cũng minh họa một trong những chiến lược giao tranh đặc biệt thời bấy giờ: nếu bạn là một người lính có kỉ luật, bạn vẫn phải tiếp tục hành quân dưới làn đạn của quân thù. Dù chịu thất bại nhưng những người lính vốn là nô lệ này vẫn giữ vững quân kỉ đến cùng. Chính trận đánh vào ngày 18 tháng 7 năm 1863 đó đã biến đổi cách nhìn của những tướng lĩnh da trắng về những người lính xuất thân từ nô lệ và họ đã mạnh dạn tuyển thêm nhiều người da đen vào quân ngũ. Với quân số cao nhất lên đến 180,000 người trong tổng số quân Liên Bang, những người lính xuất thân từ nô lệ chính là nhân tố quyết định thay đổi cục diện cuộc Nội chiến này.

Những người da đen rất hãnh diện khi trở thành quân nhân, khoác lên mình bộ quân ngũ của quân Liên Bang nhưng đồng thời cũng quá tự trọng để chấp nhận tình trạng phân biệt chủng tộc đang diễn ra khi được trả lương ít hơn trong khi họ cũng hành quân, cũng phải đổ từng đó máu và cũng hi sinh như những người lính da trắng. Vì sao những người lính này lại được trả lương ít hơn khi cùng thực hiện một công việc như những người da trắng? Shaw và Cabot Forbes [Cary Elwes], phó chỉ huy rốt cuộc cũng hiểu được lí lẽ của những nô lệ và quyết định tham gia vào cuộc đình công khi nhận lương. Chính hành động này đã tạo một bước ngoặt cho Trung Đoàn 54, góp phần thắt chặt tình đồng đội cũng như niềm tin giữa những người lính và chỉ huy của họ. “You’ll go back to your big house”, thứ duy nhất những người nô lệ này có được sau cuộc Nội chiến như đại tá Shaw đã hứa, không phải tiền bạc, danh vọng hay một huân chương nào nhưng đáng tiếc, cuộc tấn công đồn Wagner vào tháng 7 năm đó đã lấy đi 1,515 binh sĩ của Trung Đoàn 54 và gần 100 binh sĩ mất tích sau trận đánh.

Glory là phim điện ảnh đầu tay của đạo diễn Edward Zwick bên cạnh những Legends of the Fall, The Last Samurai, Blood Diamond… từng được giới phê bình cũng như khán giả đánh giá rất cao. Vai diễn người nô lệ chạy trốn rồi trở thành binh nhì thuộc Trung Đoàn 54 đã giúp Denzel Washington chiến thắng tại hai giải Oscar và Quả Cầu Vàng đều ở hạng mục Nam Diễn Viên Phụ Xuất Sắc Nhất. Tuy không giành tượng vàng Oscar ở hạng mục Thiết Kế Trang Phục Xuất Sắc Nhất nhưng những gì mà Norman Garwood làm được đã giúp người xem có một cảm nhận rõ nét văn hóa và phong tục thời bấy giờ từ những chi tiết nhỏ nhất. Một trong số đó là cảnh những đôi giầy được chuyển đến Trung Đoàn 54 hoàn toàn giống nhau, chỉ trở nên bình thường nếu bạn mang chúng đủ lâu. Từ chi tiết này lại dẫn đến những chi tiết lớn hơn như cảnh những đứa trẻ, con của những người lĩnh canh da đen trố mắt nhìn quân phục của những người lính khi họ hành quân qua nhà của chúng. Và tất cả những chi tiết trong phim đều hướng đến cảnh đánh đồn Wagner đẫm máu, một trận đánh thất bại hoàn toàn của quân Liên Bang nhưng lại mang một ý nghĩa cực kì quan trọng trong lịch sử cuộc Nội chiến: những gì binh lính da trắng làm được, những người nô lệ cũng có thể làm được, thậm chí tốt hơn nhiều lần.

Một vấn đề khi xem Glory mà người xem dễ nhận thấy: mọi thứ đều được tường thuật từ quan điểm của một chỉ huy da trắng trong Trung Đoàn 54. Tại sao chúng ta phải quan sát những người lính da đen qua những suy nghĩ của ông ta thay vì qua những người nô lệ này? Nói cách khác, vì sao diễn viên được trả cát-xê cao nhất trong phim lại thuộc về một diễn viên da trắng? Liệu đó có phải là một sai lầm khi bạn thưởng thức một câu chuyện có nội dung chủ yếu về những việc người da đen đã trải qua và không biết tại sao những việc đó được nhiều người da trắng chứng kiến rộng rãi. Đạo diễn Zwick từng tuyên bố không muốn Glory đi theo mô tuýp: một câu chuyện về những người da đen cùng một anh hung da trắng dù việc này sẽ đem lại nhiều thuận lợi về phương diện thương mại. Diễn viên gạo cội Morgan Freeman thủ vai người đào huyệt trong phim cũng đồng tình: “Chúng tôi không muốn phim đi theo vết xe đổ đó. Đây là một bộ phim nói về Trung Đoàn 54, không phải về Đại tá Shaw nhưng vào thời điểm đó, không thể tách rời Đại tá Shaw và Trung Đoàn 54 do ông chỉ huy.”.

Hiendaoduc |||||||||||||||||||||||||||Moderator GVN Veteran

The Three Musketeers [2011]​

À vâng, ngự lâm lại lên phim. Một điều không lấy gì làm bất ngờ cho lắm vì cuốn tiểu thuyết lừng danh của Alexandre Dumas đã từng được chuyển thể lên màn ảnh không dưới 20 lần từ khi nó được xuất bản cho đến nay. Mỗi lần ngự lâm lên phim là một góc nhìn mới, một cốt truyện đã được sửa đổi để phù hợp hơn với khán giả, và tất nhiên, phiên bản mới nhất được đạo diễn bởi Paul W.S. Anderson cũng không nằm ngoài quy luật đó. Bộ phim được định nghĩa là "A steampunk-influenced reinterpretation" của cuốn tiểu thuyết được hi vọng sẽ mang đến một phong cách mới lạ. Bản thân người viết khi đi xem phim đã mong đợi rằng nó sẽ đi theo thành công của Sherlock Holmes [2009] - một phiên bản Sherlock Holmes lạ nhưng được đánh giá là thành công. Tiếc thay, nó lại chưa đủ tầm.

Về cốt truyện, The Three Musketeers [TTM] kể lại chuyến phiêu lưu của D'Artagnan và 3 chàng ngự lâm Athos, Porthos, Aramis phải ngăn chặn một âm mưu của đức Hồng y Richelieu và quận công Buckingham nhằm gây chiến giữa Pháp và Anh, ngoài ra còn để thanh toán một mối thù xưa với Milady de Winter, điệp viên của Richelieu. Nếu đã đọc truyện, khán giả sẽ nhận ra rằng: cốt truyện của TTM mới chỉ nhắc đến một nửa đầu của cuốn tiểu thuyết. 3 nhân vật chính được giới thiệu bằng một màn hành động đầu phim tương đối bắt mắt với những chi tiết khá quen thuộc nhưng lạ lùng trong bối cảnh như Aramis mặc áo choàng nhảy như Batman. Sau đó, câu chuyện sẽ xoáy vào nhân vật D'Artagnan, một chàng trai trẻ tuổi xứ Gascon tìm đường đến Paris nhằm thỏa mãn giấc mơ làm lính ngự lâm. Các chi tiết của truyện được nhắc đến nhiều làm khán giả có cảm giác quen thuộc, nhưng cũng chính vì cốt truyện mà phim đã bộc lộ một điểm yếu: nhắc đến nhiều nhưng không nói được bao nhiêu. Điều này làm mạch phim bị loãng, nhiều trường đoạn dài dòng không cần thiết, một cái kết tuy mở nhưng bị cụt nên gây hụt hẫng. Trường đoạn mà người viết thấy hấp dẫn nhất lại là lúc Athos và các bạn đột nhập vào London. Đặc biệt là phần giữa phim nhàm chán đến khó tin. Các nhân vật chính được xây dựng khá tốt, tuy nhiên còn một số nhân vật dường như chưa thể hiện được hết khả năng của mình. Ngoại trừ 4 cái đinh chính của phim là 4 nhân vật ngự lâm, Christoph Waltz [vai Richelieu] chưa hẳn thể hiện được cái gian hùng cũng như dấu ấn riêng của một nhân vật phản diện giấu mặt mà giống như một phiên bản Hans Landa không hoàn chỉnh, còn Orlando Bloom [vai Buckingham] thì lại là một sự thất vọng khi vào vai phản diện quá... kém, là nhân vật phụ được đôn lên làm nhân vật chính nhưng xét về diễn xuất thì vẫn là nhân vật phụ. Số nhân vật còn lại bình thường, chỉ đóng vai trò "bình hoa di động" và thậm chí còn gây phản cảm như hoàng hậu Anne, vua Louis XIII hay ngay cả nhân vật Constance. Nói chung người viết không phản đối việc sửa đổi các chi tiết truyện cho phù hợp với phim, nhưng thực sự mạch phim quá lỏng lẻo và có phần gượng ép, hài thì cũng có hài nhưng là hài nhạt. Có lẽ điểm mạnh của phim không nằm ở kịch bản.

Tuy kịch bản không tốt như mong đợi, nhưng TTM vẫn có những điểm sáng riêng của mình. Và điểm sáng ở đây là về phần nhìn. Phải công nhận rằng dù không cần 3D nhưng phim đẹp, màu sắc rất sáng. Phục trang nhân vật được thiết kế rất đẹp. Ngoài ra còn là phong cách ăn tiền của Paul W.S. Anderson: cảnh hành động sử dụng slow-motion, kết hợp với góc quay quả nhiên tạo cảm giác hoành tráng và phấn khích. Gây ấn tượng nhất có lẽ là trường đoạn chiến đấu giữa 2 con tàu trên không - mang phong cách đậm nét của series Pirates - và cảnh 4 vs. 40. Tuy nhiên, sự phân bố các cảnh hành động lại không đều dẫn đến phim bị loãng như đã nói ở trên. Dù chỉ xem 2D nhưng nhìn chung người viết đánh giá phim thành công về mặt thị giác.

TTM đánh dấu sự tái hợp của đạo diễn Paul W.S. Anderson và nhà soạn nhạc Paul Haslinger sau Death Race [2008]. Âm nhạc của phim tuy hợp với khung cảnh và tiết tấu của những đoạn hành động nhưng dường như chưa tạo được dấu ấn riêng khiến người xem phải ấn tượng. Nhiều trường đoạn chịu ảnh hưởng khá nhiều từ âm nhạc Hans Zimmer:

[youtube]1odL9XoN7qQ[/youtube]​

Cốt truyện còn nhiều vấn đề chưa giải quyết hết. Một cái kết mở. Có thể TTM chỉ là phần 1 của một series phim trong tương lai. Nhưng nếu như vẫn muốn thu hút khách ra rạp, đạo diễn Paul W.S. Anderson phải có sự cải tiến về kịch bản vì đây là điểm yếu nhất của phim. Xét cho cùng, dù hành động có mãn nhãn đến mức nào, một mớ hổ lốn pha tạp, không có phong cách riêng cũng không thể làm nên một bộ phim hay.

Nomurasan Zael ♥ CalistaModerator GVN Veteran

Tham gia ngày: 17/1/08 Bài viết: 14,641

Harry Potter and the Deathly Hallows part II

Cân nhắc khi đọc, có thể spoil

Như đã hẹn, chúng ta lại gặp nhau trong phần hai của tập 7 thiên hùng ca “Harry Potter và Bảo Bối Tử Thần”. Có một điều dễ nhận thấy là nếu part một đã được đánh giá cao, thì part hai cũng như vậy, lí do là vì đây không phải là sequel được làm sau đó vài năm, mà là một bộ phim được chia ra hai phần, chiếu vào hai thời điểm. Những ai đọc truyện đều biết: vào lúc này, sẽ chỉ còn một điều chờ đợi Harry và nhóm bạn: trận chiến Hogwarts. Hogwarts, nơi bắt đầu và cũng là nơi kết thúc mọi chuyện; nơi hai thế lực thiện ác đối đầu trong trận chiến sinh tử cuối cùng; nơi tình bạn, tình yêu, ý chí và sự hi sinh được đẩy lên mức cao nhất. Vì thế, nếu phần một là cuộc trốn chạy của nhóm Harry, thì phần hai này tập trung vào trận chiến Hogwarts. “It all ends!” – “Tất cả sẽ kết thúc”

Có một phiền toái mà chắc ai cũng biết:phim không được chiếu ở Việt Nam. Vì lí do gì thì chỉ có... trời mới biết. Nhiều người đã phải “chữa cháy” bằng cách ra nước ngoài xem phim. Đáng lo ngại là việc này có thể tạo ra tiền lệ xấu: sẽ có những bộ phim bom tấn khác không được công chiếu. Nói chung là sự háo hức của khán giả đã bị dội một gáo nước lạnh. Hãy hy vọng là điều này không lặp lại nữa vậy.

Trở lại với Hogwarts, sau khi “không còn đường nào để đi”, nhóm Harry biết là mình phải quay về “mái nhà xưa yêu dấu”. Vừa thấy Harry trở về, cả trường lập tức nổ ra một cuộc “cách mạng”. Vị hiệu trưởng “không được lòng dân” - Giáo sư Snape - bị “đảo chính” và cả trường chuẩn bị cho cuộc chiến trước mắt. Cái “không khí chiến tranh” ở Hogwarts xem rất thích mắt: mọi người nhốn nháo tìm cho mình một vị trí kháng cự, cô McGonagall gọi đội quân giáp sắt bảo vệ trường hay cảnh các giáo sư phóng bùa chú lên trời tạo thành lớp bảo vệ khổng lồ - một trong những hình ảnh ấn tượng nhất phim... trên nền nhạc hùng tráng càng làm tăng sự hưng phấn và cảm giác hừng hực nơi người xem. Rồi cuộc chiến bắt đầu, sau câu nói “Begin” của Voldemort. Phe hắc ám cũng không phải tay vừa! Họ cũng cống hiến cho phim một trong những cảnh đáng nhớ nhất: pha “nã pháo” sáng rực bầu trời đêm. Part 2 tiếp tục phát huy thế mạnh – có lẽ là của tất cả các phần HP trước – những hiệu ứng phép thuật kì ảo: ngoài hai màn trình diễn đã kể trên, đó còn là cảnh Harry trong hầm vàng nhà Lestrange, cảnh ngọn lửa quỷ thiêu cháy Phòng Yêu Cầu cùng chiếc vương miện, hay những pha chiến đấu rực lửa mê hoặc mọi ánh nhìn...

Điều hay nhất của một tác phẩm điện ảnh – đặc biệt là một tác phẩm chuyển thể - đến từ bản chất của nó: có lẽ là khả năng hình tượng hóa. Đọc một đoạn văn miêu tả chẳng thể giúp ta hình dung tốt bằng một hình ảnh lóe lên trong vài giây. Part 2 đã làm tốt việc này. Phim đã cho thấy những hình ảnh ta khó lòng tưởng tượng ra khi đọc truyện, và với sự thêm thắt sáng tạo, chúng tỏ ra hiệu quả: chẳng hạn cảnh hai anh em Fred và George trước trận chiến, cảnh thầy Lupin và cô Tonks với tay ra nắm lấy nhau trong ánh nhìn buồn bã, cảnh Ron và Hermione trong Phòng Chứa Bí Mật khá “hay ho”, hay đặc biệt là cảnh Harry trong limbo với cụ Dumbledore đầy kì ảo. Cuộc chiến ở Hogwarts đã diễn ra rất tuyệt vời: hoành tráng, quyết liệt và bi hùng với những góc máy rất đẹp, như lúc cụ Aberforth gọi Thần Hộ Mệnh xua tan cả một quân đoàn Giám Ngục. Tuy nhiên, có một điểm tôi chưa hài lòng là trận chiến Hogwarts thiếu đi độ chi tiết. Chẳng hạn, có thể chia ra các cặp đấu và luân phiên qua lại, có thể “bullet – time” một vài đoạn hi sinh... sẽ tăng tính “drama” lên rất nhiều. Cảnh chiến đấu cuối cùng của Harry và Voldemort được “chế biến” khác nguyên tác, dài hơn và nhiều chi tiết hơn, có cả cảnh “mèo vờn chuột” của Voldy, có lẽ để tăng độ hấp dẫn và kịch tích, và cuối cùng cái chết “đẹp mắt” của Voldemort cũng là điều bạn khó lòng được chứng kiến khi đọc truyện. Chuyển thể hoàn chỉnh một tác phẩm đã là không phải dễ, thêm thắt sáng tạo còn khó hơn, HP7 part 2 làm được điều đó, và làm một cách thành công.

Harry Potter và Bảo Bối Tử Thần, không chỉ là chương cuối, không chỉ là đoạn kết, nó còn là câu chuyện đẹp về tình yêu, lòng tin và sự hi sinh. Lòng tin tuyệt đối của Harry với cụ Dumbledore đã giúp cậu hoàn thành kế hoạch của cụ, sự hi sinh của cha, mẹ, chú Sirius và thầy Lupin đã tiếp thêm sức mạnh cho cậu trên con đường đối mặt với cái chết, và tất nhiên cả tình yêu diệu kì của “Hoàng tử” cùng câu chuyện của ông là minh chứng cho sức mạnh lớn nhất trên thế giới này. Những giá trị nhân văn và triết lí mà J.K.Rowling gửi gắm trong bộ Harry Potter, sẽ mãi mãi sáng ngời chân lý.

Lúc này thì điều tôi đang băn khoăn nhất là tìm những ngôn từ để kết lại bài viết này, kết lại bài viết này cũng có nghĩa là kết lại hoàn toàn series HP. Nói thế nào nhỉ? Thôi thì chẳng cần dài dòng, cuộc vui nào chẳng có lúc tàn, chỉ cần HP luôn ở trong tim chúng ta, và dù sau này sẽ có những cuốn sách nổi tiếng khác, những bộ phim bom tấn khác hay một hiện tượng giải trí khác, sẽ luôn có một và chỉ một Harry Potter.

8/10

Các file đính kèm:

phanthieugia thích bài này.

zFantasyz Admin note: đây là nick của kẻ lừa đảo.

Tham gia ngày: 1/7/06 Bài viết: 108

Requiem For A Dream [ 2000 ] [ Nội dung ] Sara Goldfarb [Ellen Burstyn] là một phụ nữ góa chồng sống một mình ở Brighton Beach, Brooklyn. Thú vui của bà là xem tivi, ăn chocolate và các thực phẩm giúp tăng cân. Cậu con trai Harry Goldfarb [Jared Leto], một kẻ nghiện ma túy nặng, thỉnh thoảng mới tới thăm mẹ để xin tiền mua heroin. Phim mô tả 3 mốc thời gian, mùa hè - mùa thu và mùa đông. Một buổi sáng mùa hè, Sara nhận được cú điện thoại mời bà tham dự một chương trình truyền hình từ hãng truyền hình Malin & Block. Từ lúc đó, Sara ăn kiêng nhằm trở nên đẹp hơn trong ngày lên hình. Thấy cách đó chẳng mang lại kết quả mong muốn, bà chuyển sang dùng thuốc giảm béo của một bác sĩ lang băm. Harry phát hiện thấy trong đơn thuốc giảm béo có amphetamine, một loại thuốc kích thích thần kinh và gây ảo giác, cậu khuyên mẹ không nên uống thuốc. Sara giải thích rằng cơ hội xuất hiện trên chương trình truyền hình đã mang đến cho bà mục đích sống và bà cần phải giảm cân để gây ấn tượng tốt với khán giả. Harry không còn cách nào khác là ra về với tâm trạng thất vọng. Không được mẹ chu cấp tiền mua cocaine, Harry lao vào kiếm tiền bằng cách buôn bán ma túy cùng với một người bạn tên là Tyrone C. Love [Marlon Wayans]. Việc làm ăn diễn ra suôn sẻ tới mức Harry bắt đầu nghĩ tới viễn cảnh mở một cửa hàng bán các mẫu quần áo do Marion Silver [Jennifer Connelly], cô bạn gái và cũng là một nhà tạo mẫu thời trang, thiết kế.

[ Cảm nhận ]

Phim Requiem for a Dream là một bộ phim mang tính nghệ thuật cao, bao gồm cả nội dung và cách thể hiện. Trong phim sử dụng rất nhiều hiệu ứng hình ảnh và âm thanh độc đáo, từ việc duplicate liên tục các sequence, lồng hai chuyển động song song multi-frame, fast motion, hiệu ứng mắt cá [ fish-eye ] hay đoạn motion blur lúc Sara trên đường lên tàu hỏa nhưng hiệu ứng hình ảnh mình thích nhất lại là thủ pháp treo camera trước khuôn mặt của nhân vật và để mặc cho khuôn hình đằng sau chuyển động, những cảnh quay như thế này tạo được hiệu quả rất cao trong phim và làm mình rất thích, nhất là lúc Tyrone chạy trốn cảnh sát rồi màn hình đen kịt ập đến hiện lên chữ “FALL”. Cái fish-eye mình đã thấy dùng trong nhiếp ảnh nhiều nhưng điện ảnh thì chưa, có thể do mình chưa coi nhiều, đoạn Sara ngồi trong phòng khám của tay bác sĩ đểu kia dùng cách này rất hay, đặc tả khuôn mặt méo mó và bắt đầu mất phương hướng của Sara rất tốt, việc tua nhanh giọng nói của tay bác sĩ cũng làm cho hình ảnh Sara trở nên kỳ quái hơn bao giờ hết. Việc duplicate liên tục các sequence quay cách hút/uống thuốc cũng rất ấn tượng, tạo ra sự liên tục và cảm giác mới trong phim, mình rất thích cảnh Harry trên xe taxi sau khi thăm mẹ, cậu thương mẹ và bắt đầu khóc, nhưng chỉ sau một sequence hút thuốc chưa tới 2 giây như vậy, cậu đã trở lại cái khuôn mặt tỉnh bơ của dân nghiện, vô cảm và quên hết các lo âu xung quanh. Mình đánh giá đây là một cảnh rất đắt của phim.

Nhắc về các nhân vật thì mình đặc biệt ấn tượng với bà Sara và anh bạn Tyrone. Nói về nhân vật Harry và Marion, mình cũng đang suy nghĩ rằng họ yêu nhau thật sự không, hay chỉ là quan hệ giữa hai người nghiện ma túy, nhưng mình thích cái giả thuyết họ yêu nhau thật hơn, nhất là sau khi xem cái đoạn hội thoại giữa họ vào Mùa hè và rồi sau đó, ma túy giết chết mọi thứ, từ tình cảm, lòng tự trọng cho đến giấc mơ yên bình của Harry, trong phim này mình thấy đoạn nói chuyện điện thoại của hai người này là xúc động hơn hết thảy các cảnh mà họ đóng, nhưng không phủ nhận họ diễn khá. Nhân vật Sara thuộc tuýp các bà mẹ luôn cho rằng con mình là thiên thần, và từ đó bao che cho con mình, quả thật là lúc Sara đi chuộc lại cái TV mà Harry đem bán thì mặt mình có nhăn lại một chút, nhất là khi bà nói “Harry là đứa con duy nhất của tôi, là tất cả của tôi”, cái cô đơn mà bà cảm nhận đã làm bà quên mất việc giáo dục con mình, và dù bà luôn mong muốn con được hạnh phúc, nhưng bà lại không đủ nghiêm khắc để nuôi con và dưỡng con. Hơn nữa, mình có cảm giác bà đã hơi lầm khi đánh giá về những người hàng xóm của bà, bà cho họ là ích kỷ, nhưng qua những cảnh mình thấy trong phim, họ cũng rất tốt và quan tâm tới bà, hình ảnh hai người hàng xóm ôm nhau khóc giữa trời tuyết đã chứng minh ý này. Nhân vật Tyrone cũng là một nhân vật mình chú ý tới, bởi một lẽ đơn giản là do nhân vật ấy được Marlon Wayans đóng. Marlon Wayans là ai ? Là anh chàng nhí nhố nhảm nhí của Scary Movies, White Chicks hay Little Man, và ai mà có thể ngờ được là Marlon có thể diễn tốt như thế này trong RFAD. Tyrone có một flashback quý báu về người mẹ của anh khi mở cửa nhìn đống ma túy của mình và hình ảnh ấy theo anh tới cuối phim. Và khi đó mình tự hỏi, người mẹ của Tyrone là như thế nào, lại là một bản sao của Sara chăng vì trong phim không hề nói tới việc bà còn sống hay đã chết. Từ đó, câu chuyện có thể tiếp tục suy diễn theo trí tưởng tượng của người xem.

Requiem for a Dream, Nguyện cầu cho một giấc mơ là một cái tên hay và là một lời tưởng niệm chân thành nhất cho những giấc mơ đã tan thành mây khói của các nhân vật trong phim. Giấc mơ hạnh phúc bên Marion của Harry đã sụp đổ, giấc mơ về công việc của Marion đã bị vứt bỏ, giấc mơ về một vòng tay của Tyrone cũng chẳng thành và giấc mơ hạnh phúc của Sara đã toàn toàn tan vỡ. Cảnh cuối phim nhân vật nào cũng cười nhưng người xem thì không ai cười nổi, Sara mơ mình trở thành người chơi trên show truyền hình bà yêu thích và được gặp người con Harry thành đạt của mình, cái hiện thực và mộng tưởng ấy quá khác nhau khiến người xem bùi ngùi khi thấy hai mẹ con họ ôm nhau trong hạnh phúc, thật trớ trêu khi ấy Sara đã mất trí còn Harry thì đã mất đi cánh tay. Bản nhạc Lux Aeterna đã trở thành nhạc cầu siêu cho những giấc mơ muộn màng ấy, thật buồn và ám ảnh.

Requiem for a Dream làm tớ có một cảm giác rất lạ, có thể nói là lạ lùng nhất từ trước tới nay. Đó là xúc động sau khi xem xong và không dám xem lại về sau này, có lẽ không chỉ bởi hình ảnh khiến mình lạnh gáy lúc cuối phim, mà theo mình thì hình như là mình đã hoàn toàn bị bộ phim làm cho ám ảnh, làm mình cảm nhận được cái đau khổ của các nhân vật, từ đó không dám coi lại vì dễ tạo xúc động. Tớ thì vậy, nhưng theo mình thì ai cũng nên coi phim này, đơn giản chỉ vì nó là một kiệt tác. Nói một chút về bản nhạc Lux Aeterna. Lux Aeterna [ nghĩa là eternal light - ánh sáng vĩnh cửu ] là bản nhạc do Clint Mansell sáng tác dành riêng cho phim Requiem for a Dream và sau này đã có nhiều bản mix trong một số phim và trailer. Phải nói rằng bản nhạc này cực kỳ hay, mọi người nên nghe thử :] [video]nQ3wDHnd-QY&feature=artist[/video]​ Thanhan1212 thích bài này.

Hiendaoduc |||||||||||||||||||||||||||Moderator GVN Veteran

Cars 2 [2011]​

5 năm là một quãng thời gian không ngắn nhưng cũng không quá dài để cho ra đời một sequel. Và Cars 2, bộ phim tiếp nối câu chuyện của Cars [2006] cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó. Với một phim được cộp mác Pixar, 5 năm là biết bao chờ đợi của những người hâm mộ những chiếc xe hơi biết nói. Vậy liệu Cars 2 có đáp ứng được lòng mong đợi đó không?

Nếu coi Cars là câu chuyện của chàng Lightning McQueen kiêu ngạo tìm thấy cho mình một khoảng lặng để thay đổi, thì Cars 2 là một sự đối lập khi đó là chàng ngố Mater tìm kiếm sự sôi động của thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, Mater lại vướng vào một nhiệm vụ của điệp viên Finn McMissile [Michael Caine] nhằm phá tan một âm mưu của đám xe cà tàng [tạm dịch của "lemon"] được chỉ huy bởi Zündapp và một ông trùm giấu mặt nhằm chiếm lĩnh thị trường dầu mỏ. Một motif rất quen thuộc: một anh ngố nhà quê lên tỉnh nhưng lại làm điệp viên cứu thế giới. Thực sự mà nói, cốt truyên của "hàng Pixar" luôn chỉ là phần phụ vì nó đủ đơn giản và dễ hiểu để ai cũng có thể nắm bắt được, tuy nhiên cách truyền tải của Cars 2 dường như có vẻ gì đó lạc điệu, không hơn bộ phim giải trí bình thường: cốt truyện hời hợt, thông điệp khá mờ nhạt, rất nhiều cảnh hành động và tương đối bạo lực, một điều hiếm thấy của các phim hoạt hình Pixar. Hệ thống nhân vật của phim khá hùng hậu nếu tính cả những nhân vật mới được giới thiệu và những người bạn cũ ở Radiator Springs. Và tất nhiên, Mater và Finn là 2 ngôi sao của phim. Mater sau khi để sự ngô nghê của mình gây rắc rối cho McQueen đã nhận ra được giá trị bản thân và phá án một cách xuất thần. Tuy nhiên, sự ngô nghê của Mater bị lạm dụng quá mức dẫn đến có phần phản cảm. Trái ngược với Mater, Finn được xây dựng như hình mẫu các điệp viên tiêu biểu: kĩ năng siêu hạng, vũ trang tận răng và sự cao ngạo đúng kiểu Ăng-lê. Tuy nhiên ngoài 2 nhân vật chính, hệ thống nhân vật phụ của Cars 2 lần này đóng vai trò mờ nhạt, một điều rất đáng tiếc vì Cars đã từng rất thành công khi khắc họa rất tốt các nhân vật phụ. McQueen lần này chỉ chiếm một phần nhỏ thời lượng với cuộc đua tranh nho nhỏ giữa anh và tay đua người Ý Francesco Bernoulli. Nhìn chung, cốt truyện của Cars 2 có thể đủ hấp dẫn và hài hước để kéo khán giả xem đến cuối, nhưng bộc lộ điểm yếu so với Cars khi dường như nó không có một sự thú vị, một khoảnh khắc cảm động cần có để làm người xem có hứng thú xem lại. Tất cả có thể tạo ra cảm giác hoành tráng, cháy nổ ầm ĩ đã mắt đã tai nhưng không đọng lại gì nhiều sau khi xem xong. Đây quả là một điều rất đáng tiếc cho bộ phim đến từ một studio đẳng cấp như Pixar.

Với cốt truyện được trải dài trên khắp thế giới chứ không chỉ gói gọn trên đất Mỹ, Cars 2 đã mang đến cho người xem sự choáng ngợp về hình ảnh và âm thanh. Người viết rất ấn tượng về cách phim khắc họa thế giới qua những chiếc xe hơi: từ Tokyo đầy sắc màu, Paris tráng lệ đến London cổ kính. Có thể gói gọn phần hình ảnh của phim theo câu nói "Người sao xe vậy". Con người và nét văn hóa các nước được xây dựng bằng xe hơi quả thật rất quen thuộc và hài hước. Đó có thể là xe Nhật mặc kimono, một ngôi làng nhỏ ở Ý với lễ hội ngoài trời, sự lãng mạn của Pháp, hoặc đám xe Anh uống bia và cư xử rất "Hooligan"... Tuy nhiên, có một chi tiết hiệu ứng khá tệ ở cuối phim là cốc bia bị đổ, bọt bia bắn lên xe. Khâu lồng tiếng nhân vật cũng gây ấn tượng tốt với âm điệu rất đặc trưng cho quốc tịch của mình mặc dù các nhân vật đều nói tiếng Anh. Các nhân vật cũ vẫn gây cảm giác quen thuộc nhờ vào chất giọng quen thuộc của mình. Điểm sáng của phần lồng tiếng cho tuyến nhân vật mới là Michael Caine [Finn] và John Turturro [Francesco]. Đặc biệt, John Turturro với chất giọng Ý không thể hợp hơn cho vai Francesco: tính khí tưng tửng, tự tin pha lẫn với sự ngạo mạn, mặc dù Francesco không có nhiều lời thoại nhưng đặc biệt người viết cảm thấy rất ấn tượng.

Về âm nhạc, thay vì nhà soạn nhạc Randy Newman, Cars 2 mang dấu ấn của nhà soạn nhạc Michael Giacchino. Sự thay đổi về bối cảnh cũng dẫn đến sự thay đổi rõ rệt về score: Cars 2 không còn mang nặng âm hưởng đồng quê Mỹ, thay vào đó là chất hành động của những bộ phim điệp viên của thời đại 60s-70s, và phần lớn xoay quanh những cảnh hành động của Finn McMissile. Tuy nhiên, âm nhạc của phim tuy hợp với khung cảnh phim nhưng theo cảm nhận cá nhân của người viết lại không gây ấn tượng vì không có dấu ấn riêng. Điểm sáng của âm nhạc là những bài hát mang phong cách pop/rock của Weezer [You Might Think] và cặp song ca Brad Paisley/Robbie Williams [Collision of Worlds]. Brad Paisley cũng đóng góp một ca khúc đồng quê hiếm hoi của phim [Nobody's Fool]. Sau đây là ca khúc được chiếu trong phần credit của phim:

[youtube]Xi7ctwvjb5A[/youtube]

Lyrics:

[spoil]

[/spoil]​ Quả thật rất khó để đánh giá Cars 2 vì nó không phải là quá dở để bị chê bai thẳng thừng, nhưng không thể vì "mác Pixar" mà nó có thể nghiễm nhiên được coi là một thành công. Tuy vậy, có thể kết luận Cars 2 theo một ý kiến của thành viên trên trang web IMDB: "Something's missing". Thật vậy, tuy có thể vẫn hấp dẫn, hài hước nhưng dường như Cars 2 vẫn còn thiếu một cái gì đó rất khó diễn tả, chỉ có thể gọi đơn giản là "chất Pixar". Không phải ngẫu nhiên mà Cars 2 bị đánh giá là phim kém nhất của Pixar từ trước đến nay, khi mà chất lượng của phim chỉ có thể được coi như một phim hoạt hình giải trí thông thường. Và, nó không đáp ứng được kì vọng của người hâm mộ.

-----

Một số chuyện ngoài lề: - Nhân vật Finn McMissile đã được lên kế hoạch xuất hiện trong Cars. Nhưng Finn đã được đẩy xuống Cars 2. - Cảnh ở Paris có một tấm biển nhà hàng ghi chữ "Gastow's". Đó là phiên bản "Cars" của nhà hàng Gusteau's, bối cảnh của bộ phim Ratatouille, một phim khác của Pixar. - Một số video ghi lại cảnh lồng tiếng nhân vật:

[spoil][youtube]Jr-vzj5mT80[/youtube]

[youtube]IJIWEclK8KM[/youtube]

[youtube]jBp81vXrPSg[/youtube]

[youtube]i57IVqZ3wLM[/youtube][/spoil]​

> I. David Lynch

Một so sánh đơn giản, nhắc đến Lynch là tôi nghĩ ngay đến Mulholland Drive, hệt như Terry Gilliam và Brazil.

Lynch có một tác động khá kì lạ với khán giả [cả đại chúng & thiểu số] và thậm chí cả các tay bút phê bình tên tuổi, có nhiều người tuy không ưa phong cách nhưng lại thích/khâm phục một phim nhất định của ông. Từ tác phẩm đầu tay Eraserhead [1977], bộ phim mẫu mực The Elephant Man [1980] cho đến Lost Highway [1997] - một bản nháp, một bước đệm cho Mulholland Drive hay mãi các phim sau này như Inland Empire hay The Straight Story.

Nói một cách văn hoa, Mulholland Drive trước tiên tập hợp một cách đầy đủ tất cả những gì tinh túy nhất của Lynch, sau đó ông ta đặt nó vào đúng chỗ nó phải ở và đồng bộ hóa sao cho tất cả chạy cùng nhau một cách nhịp nhàng và uyển chuyển nhất.

Nội dung và cách dẫn truyện, cách thắt nút mở nút, sự đa tầng nghĩa, các ẩn dụ & biểu tượng, chất hài hước, thoại, quay phim, diễn xuất, âm nhạc... dường như mọi thứ đều hoàn hảo. Một trong những phim xuất sắc nhất thập niên trước. Một phim đáng được 10/10.

II. Mind-fvcked Một từ yêu thích của tôi và nếu ai hay đọc review chắc sẽ thấy hơi nhàm

nhưng sự thật là thế. Phải sau hai lần xem trọn vẹn tôi có thể dám gọi là "đã hiểu" bộ phim này. Cũng phải thôi, giới phê bình nước ngoài có cực nhiều nghiên cứu/giả thuyết về Mulholland Drive nhưng hiếm có ai dám phát biểu là mình đã hiểu hoàn toàn/nắm rõ 100% về Mulholland Drive cũng như các thông điệp mà bộ phim mang lại. Xét về mặt "xoắn não" trên phương diện ngữ nghĩa đơn thuần, có lẽ Mulholland Drive còn phức tạp hơn Brazil một bậc. Nếu bạn thích những phim kiểu này, tôi cho là bạn sẽ biết lý do tại sao những Inception, Shutter Island hay Source Code được khán giả đại chúng đón nhận và tung hô một cách nồng nhiệt như những đại diện tiêu biểu của thể loại này. Nó được gói gọn chỉ trong hai từ: nửa mùa. Từ đó dẫn đến hai lý do ở phía dưới mà chúng ta sẽ dần tiếp cận trong bài viết này: mạch thời gian/cách dẫn truyện và cách Lynch để người xem tự diễn giải theo sở thích của riêng mình.

III. Surrealism Có quá nhiều điểm tương đồng giữa Mulholland Drive và Brazil. Cả hai đều làm người xem rối tung lên vì sự đan xen giữa thực và ảo, giữa mơ và thật. Nguyên lý hết sức đơn giản: một khi con người ta gặp phải một cú sốc tâm lý/tinh thần quá lớn và không thể xử lí được nó, bộ não sẽ tạo ra một thế giới tưởng tượng giúp ta quên đi cái thực tại khắc nghiệt. Những đặc điểm cấu thành nên thế giới ảo đó [từ nhân vật, khung cảnh cho đến những chi tiết nhỏ nhất] phản ánh đầy đủ con người, tính cách nội tại và cách nhìn nhận thế giới của chủ thể, chỉ khác một điều: những rắc rối sẽ được giải quyết/biến mất & những ước mơ/mong muốn sẽ thành sự thật.

Sự kết nối giữa các thế giới của thực tại - ảo tưởng chính là những đặc điểm tiêu biểu nhất của việc áp dụng chủ nghĩa siêu thực - Surrealism vào điện ảnh. Tuy vậy, theo cảm nhận của cá nhân, việc thể hiện tinh thần chủ nghĩa siêu thực trong Brazil và Mulholland Drive lại hoàn toàn khác nhau. Tiện đây xin nhắc lại một câu khá tâm đắc tôi đã dùng trong bài review Brazil: "Chủ nghĩ siêu thực vốn chưa bao giờ là một con đường thẳng tắp, một chiều hay một bài nhạc pop dễ nghe, dễ thích, dễ chán cả. Nó là một cái nhìn đa chiều, phức tạp của con người; là nơi trốn tránh, ẩn nấp của các tác gia khỏi sự tàn phá của hiện thực tàn bạo. Chính vì vậy nó tạo ra một trạng thái nửa tỉnh nửa mê, sử dụng hình ảnh để làm những câu từ ưu mĩ và tràn ngập những cắt cảnh tối tăm khó hiểu. Tưởng là ảo, là không thật nhưng lại vô cùng thật."

IV. Worth Watching again Một trong những yếu tố tôi khá coi trọng khi đánh giá và cho điểm một bộ phim. Điện ảnh nói chung và Hollywood nói riêng đang đi xuống một cách trầm trọng về mặt chất lượng dù phim mới ra nhiều như lá mùa thu và có kinh phí lớn khủng bố. Đến hơn 90% phim mới ra nằm trong ba dạng này: - Phim dạng bom tấn/bom xịt, lấy tiền/kĩ xảo ra lòe người. Dù sao đại bộ phận khán giả cũng chỉ cần giải trí là chính nên tạm bỏ qua không nói. - Phim nửa mùa, tỏ vẻ dành cho một số bộ phận người xem vốn hoang tưởng về gu phim của mình, nghĩ mình thông thái hơn những người thích xem phim dạng bom tấn ở trên. - Những bộ phim khuôn mẫu/nhạt nhẽo làm ra để tranh giải Oscar. Oscar to lắm không?

Hay tại tôi vốn thích những gì phá cách và nổi loạn và ghét những thứ theo luật lệ, khuôn mẫu? Dù là gì đi nữa thì những thể loại trên xem một lần còn thấy phí thời gian chứ chưa nói đến giá trị của việc xem nhiều lần.

Nói đến giá trị của việc xem lại thì Mulholland Drive là 1 ví dụ không thể chuẩn hơn được nữa. Sau lần xem đầu tiên tôi vẫn còn khá mơ hồ nhưng bắt đầu từ lần thứ hai trở đi, cảm giác mình đã nhập tâm vào câu truyện và mạch thời gian, mỗi phút, mỗi cảnh quay, mỗi lần xem lại tôi đều rút ra được một cái gì đó hoàn toàn mới mẻ.

"Life Is Too Short for Mediocre." - Đời quá ngắn cho những thứ tầm thường. Vậy nên tôi nghĩ thay vì bỏ hàng giờ để xem những bộ phim làng nhàng thì hãy dùng nó để xem lại những bộ phim đáng được xem lại. Đọc đến đây chắc nhiều người sẽ có cảm giác khó chịu: chú nghĩ chú là ai mà đi bảo người ta phải xem phim thế nào Nhưng không hề luôn, tôi vốn chỉ coi việc viết review phim như một dạng nhật kí ghi lại mọi tâm tư, tình cảm, thế giới quan của mình để so sánh nó trước/sau khi xem một bộ phim. Đơn giản vậy thôi, up bài viết này lên đâu và có ai đọc không cũng không quan trọng.

  1. Timeline & Narrative Lý do thứ năm này có một mối quan hệ cực kì chặt chẽ với lí do thứ tư: mạch thời gian và cách dẫn truyện của phim được thiết kế và sắp đặt một cách hỗn loạn và bạn chỉ có thể hiểu nó và cảm thấy hợp lý nếu xem từ hai lần trở lên. Chú ý: hỗn loạn một cách có chủ ý/trật tự hoàn toàn khác với hỗn loạn do không biết dẫn truyện nhé. Nhưng ở mục này tôi sẽ không đi sâu vào phân tích về mặt chuyên môn mà sẽ chỉ đem lại một cái nhìn toàn cục và chi tiết nhất về kết cấu của bộ phim.

Mulholland Drive là câu chuyện về một người phụ nữ tên Diane Selwyn [Naomi Watts đóng]. Bố mẹ của Diane mất khi cô còn rất bé nên Diane sống từ nhỏ với ông bà - và bị ông [?] lạm dụng tình dục. Bà Diane biết nhưng làm ngơ và đổ mọi tội lỗi lên đầu cô. Một bi kịch thường thấy, nói cách khác Diane bị "parent issue", có một tuổi thơ không yên lành. Ngày trước tôi vẫn nhớ bố mẹ hay dặn mình, có yêu có lấy ai thì chọn con nhà bình thường - tức là gia đình hạnh phúc, không có rắc rối hay trục trặc gì đó... Thuở ấy còn ham chơi, lời dặn đi vào tai này rồi đi ra tai kia mà thôi, tôi chỉ thắc mắc một cách ngây thơ và cười bảo bố mẹ cổ hủ quá: yêu nhau thì để ý mấy cái đấy làm gì, cưới con người ta chứ cưới bố mẹ người ta đâu. Nhưng những gì va vấp trong đời mới thấy bố mẹ luôn đúng, một con người có vấn đề về tâm lý thì chưa chắc đã là do "parent issue" nhưng ai mà bị "parent issue" thì phần lớn đều có trục trặc về tâm lý.

Diane là một người như vậy. Tổn thương từ ngày bé đó sẽ mãi mãi không lành, cộng thêm một tuổi thơ thiếu thốn tình thương có ảnh hưởng rất lớn đến những hành động sau này của Diane. Rồi có một sự kiện đã thay đổi cuộc đời Diane đó là cô thắng ở cuộc thi nhảy Jitterbug ở Ontario, Canada [Cảnh đầu tiên của phim]. Ông bà của Diane trở nên vui vẻ [?] và động viên cô đi lập nghiệp ở Hollywood, cùng lúc đó dì Ruth - làm nghề tuyển trạch diễn viên [Casting agent] ở Hollywood mất và để lại cho Diane một khoản tiền kha khá.

Kết cục: Diane bay đến Los Angeles với khát khao trở thành diễn viên/ngôi sao nổi tiếng. Nhưng đời vốn không như mơ, một thân một mình ở Hollywood, để kiếm được một vai diễn dù to dù nhỏ không phải dễ! Tiền thì cứ cạn dần, Diane phải chuyển đến ở một khách sạn rẻ tiền và đi làm bồi bàn ở quán Winkie. Dù sống tiết kiệm nhưng tiền đi làm cũng không đủ chi tiêu, Diane trở nên tuyệt vọng và tham gia vào đường dây gái gọi.

Có tiền, Diane nghỉ việc ở Winkie và chuyển đến ở nhà số 12, 2590 Sierra Bonita. Dù vậy, Diane vẫn tiếp tục theo đuổi sự nghiệp điện ảnh và được Wally Brown - một người bạn cũ của dì Ruth đồng ý cho thử vai nữ chính trong bộ phim ông ta đang sản xuất "The Sylvia North Story" nhưng không gây được nhiều ấn tượng. Đạo diễn Bob Brooker đã chọn Camilla Rhodes [Laura Harring] - người sau này trở thành bạn của Diane. Vì lí do kinh tế, hai người chuyển đến ở chung và từ bạn chuyển thành người tình [nói cho đúng hơn là: Diane ái mộ và muốn trở thành như Camilla còn Camilla chỉ coi Diane như người hâm mộ và thích/thấy vui thì sống vậy thôi].

Con đường sự nghiệp của Camilla thăng tiến nhanh chóng không phải vì cô ta có tài mà vì cô ta sẵn sàng ngủ với bất kì ai để có được vai diễn, và nhờ sự thăng tiến ấy Camilla lại giúp Diane theo cách tương tự - chỉ có điều ở một phạm vi nhỏ hơn. Diane tiếp tục yêu Camillia điên cuồng nhưng không được đáp lại. [Để ý cảnh làm tình đầu tiên của Betty với Rita, Betty hai lần nói "I'm in love with you" nhưng Rita không hề đáp lại].

Đến một ngày, Camilla nhận được vai chính trong một phim mainstream của đạo diễn Adam Kesher [Justin Theroux] nhờ ngủ với tay bỏ tiền ra làm phim [Executive Producer] Castigliane [Dan Hedaya]. Vì đây là một phim mang tính thương mại nên Camilla cuối cùng đã có đủ tiền để chuyển ra ngoài sống, tuy Camillia & Diane chưa chia tay nhưng Diane bị suy sụp, trầm cảm nặng và phải đi gặp bác sĩ tâm lý. Ở đó, Diane được khuyên là nên chuyển sang nơi khác ở -> đổi nhà với người bạn tên Rosa ở nhà số 17.

Tay đạo diễn Adam lúc này vừa ly dị thế là Adam & Camilla bắt đầu cặp kè với nhau cho dù mối quan hệ Camilla-Diane chưa kết thúc [Cảnh 2h:04m - Camilla & Adam hôn nhau ở phim trường]. Diane ghen tuông nhưng không làm gì được vì cô quá yêu Camillia và hy vọng quan hệ Adam-Camilla sẽ sớm kết thúc như mọi mối tình qua đường trước của Camilla. Nhưng mọi chuyện đâu có đơn giản vậy.

Tất cả những gì tôi vừa kể ở trên cho đến giờ đều không được thể hiện và tường thuật một cách trực tiếp. Ta chỉ thu thập được những thông tin đó một cách gián tiếp nhờ vào những tưởng tượng tron mơ của Diane.

Nói một cách khác, mạch phim chính bắt đầu khi hai người Camilla & Diane làm tình ở căn nhà số 17 [cảnh 2h:01m:30s], Camilla nói hai người không thể tiếp tục được nữa và phải chấm dứt mọi chuyện. Diane nổi điên và đuổi Camilla đi.

Một cắt cảnh quan trọng đó chính là cảnh bữa tiệc ở nhà Adam [2h:07m]. Camilla mời Diane đến vì hai lí do: - Giải thích một lần cuối với Diane và muốn hàn gắn mối quan hệ bạn bè này. - Camilla thông báo tin mình đính hôn với Adam và muốn người hâm mộ trung thành như Diane ở đấy để ủng hộ, để chứng kiến thành công của mình. Dạng người như Camilla thật đúng là không thiếu ở ngoài đời.

Vì quá yêu Camilla nên Diane vẫn đến với hy vọng, dù yêu Adam nhưng Camilla-Diane vẫn có thể thân tình với nhau như trước. Và Diane đã bị dội một gáo nước lạnh khi Camilla hôn một phụ nữ khác ngay trước mắt mình. Giọt nước tràn ly, tình yêu biến thành thù hận đưa chúng ta đến với cảnh phim tiếp theo: Diane thuê tên sát thủ Joe để giết Camilla [Cảnh hai người nói chuyện ở quán Winkie đoạn 2h:16m]. Joe giao ước khi nào hắn xong việc Diane sẽ tìm thấy một chiếc chìa khóa xanh ở một chỗ hẹn trước đằng sau quán Winkie.

Một thời gian sau, Diane thấy chiếc chìa khóa xanh ở chỗ đã hẹn và mang về nhà đặt lên bàn. Camilla đã chết. Cảm giác sợ hãi, đau buồn, trống rỗng và tội lỗi đè nặng và chất chồng tạo nên một cơn trầm cảm khủng khiếp nhất mà Diane từng trải qua. Cô chơi thuốc và chìm đắm vào cơn mê bất tận, vào tượng tưởng của riêng mình - ở đó mọi chuyện đều tốt đẹp và tươi sáng [ngay sau cảnh nhảy Jitterbug]. Gần 2 tiếng đầu bộ phim chính là giấc mơ của Diane vậy.

Trong mơ, Diane là Betty [lấy tên của cô bồi bàn lúc gặp tên sát thủ Joe], một cô gái mới chân ướt chân ráo từ Ontario đến Hollywood, vẫn còn ngây thơ, trẻ trung, sôi nổi, nhiệt tình và dì Ruth của cô vẫn còn sống. Camilla thì biến thành Rita - cô gái bị mất trí nhớ sau vụ ám sát hụt ở Mulholland Drive. Đến đây là bắt đầu khá dễ hiểu, từ phút thứ 25 cho đến 1h:45m là quá trình Betty/Diane giúp Rita/Camilla đi tìm hiểu xem mình là ai. Thêm nữa, những gì Diane không có được ngoài đời thì Betty sẽ có được trong mơ: dì Ruth còn sống và cho cô một ngôi nhà, một mái ấm; buổi thử vai "The Sylvia North Story" thành công xuất sắc; Betty được tay đạo diễn Adam để ý [chemistry giữa hai người lúc ở trường quay???]; tình yêu hai chiều giữa Betty/Diane với Rita/Camilla, sự trừng phạt với tay đạo diễn Adam, Rita thoát chết khỏi vụ ám sát hụt....

Nhưng cơn mơ nào rồi cũng sẽ đến lúc kết thúc, đến một lúc nhất định những tưởng tượng cũng không còn đủ sức kìm chế và kiểm soát cú sốc tinh thần của Diane và tất cả sẽ tan vỡ như bong bóng xà phòng. Mở đầu bằng cái xác thối mà Rita và Betty tìm thấy ở căn nhà số 17 và đặc biệt là cắt cảnh ghê rợn ở Club Silencio.

Giấc mơ tan vỡ và Diane choàng tỉnh dậy bởi tiếng gõ cửa. Đó là cô bạn hàng xóm De Rosa - người đã đổi nhà cho Diane sang lấy đồ. Diane nhìn thấy chiếc chìa khóa xanh, thực tại khắc nghiệt lại tràn về trong cô. Mới ngày nào hai người còn làm tình nơi đây vậy mà giờ Camilla đã chết. Diane không biết làm gì khác ngoài việc nghĩ đến Camilla, mọi chuyện tưởng chừng còn bi kịch hơn lúc trước, cuộc đời này còn gì vui thú, còn lý do gì để cô sống nữa đây?

Rồi lại có tiếng gõ cửa dồn dập, Diane tưởng tượng ra hai ông bà già quen ở sân bay hiện hồn về ám mình, tưởng tượng ra cảnh Camilla gào thét một cách ghê rợn, tưởng tượng ra tiếng hét và chấn thương thuở ấu thơ. Không chịu được cơn điên này nữa, Diane rút súng ra tự sát. Hết phim.

VI. Metaphoric & Symbolic Nếu như chương V nói cho bạn biết phim diễn ra thế nào [How] thì chương VI và VII sẽ giải thích cho bạn hiểu các nguyên nhân tiềm ẩn tại sao nó lại như vậy [Why]. Có ba điều chính bạn cần chú ý trong hai chương này:

Mọi thứ đều có ý nghĩa, đều là biểu tượng, ẩn dụ... Không có gì là ngẫu nhiên, không có gì là vô tình cả. Không dưới một lần, Lynch sử dụng cùng một diễn viên cho hai vai [thậm chí là các vai rất nhỏ] tưởng chừng như không liên quan đến nhau. Cũng như Diane sử dụng tất cả những người cô "biết" để cho đủ các nhân vật trong trí tưởng tượng của mình. Điều này là cực kì hợp lí vì ít khi ta mơ mà các nhân vật trong mơ lại là một người hoàn toàn xa lạ. Nói đơn giản hơn, người mơ sẽ sử dụng tất cả các người và đồ vật mà họ quen biết để lấp đầy giấc mơ của mình. Mối tương quan mật thiết và tính biểu tượng giữa các nhân vật trong mơ và thực.

- Nói qua một chút về mối quan hệ giữa Diane với ông bà mình: cảnh nhảy Jitterbug ở đầu phim là kí ức thực của Diane sau khi chơi thuốc nên ta thấy nó có phần nào hoang dại và tưng tửng. Ta thấy là khuôn mặt mờ ảo không rõ của ông bà Diane cho thấy có trục trặc rõ ràng trong mối quan hệ của họ: Diane muốn nhớ lại, muốn tưởng tượng rằng ông bà mình đã ở đó, vui vẻ và ủng hộ mình trong một thời khắc quan trọng trong đời nhưng làm việc đó không hề dễ chút nào.

- Chiếc đèn bàn đỏ xuất hiện ở cuối chuỗi các cuộc điện thoại bắt nguồn từ lão trùm Roque [phút 17] ngay sau khi Rita mất tích sau vụ tai nạn. Ta nên nhớ lúc này đang là trong tưởng tượng của Diane! Nào hãy cùng điểm lại nhé: tên trùm Roque bỏ tiền ra làm bộ phim "The Sylvia North Story" - đạo diễn là Adam và Adam gần như đã chắc chắn sẽ giao vai nữ chính cho Rita - điều mà Roque không hề muốn [hắn muốn vai nữ chính vào tay cô nàng tóc vàng Camilla Rhodes]. Do vậy, Roque thuê anh em nhà Castigliani giết Rita [đầu tiên là thuê hai tên tài xế xe Limo nhưng thất bại do vụ tai nạn nên tiếp theo chúng thuê tên sát thủ Joe đi xử lí rắc rối và hậu họa - ở ngoài đời thật thì Joe cũng chính là tên sát thủ mà Diane thuê giết Camilla].

Nó tượng trưng cho quy cách hoạt động của thế giới ngầm ở Hollywood: sơ đồ kim tự tháp. Sự hối tiếc của Diane, cô cho rằng tại bữa tiệc ở nhà Adam đêm hôm đó do lão Roque chủ trì cô không nên đến -> Camilla sẽ không chết. Cái đèn đó là ám chỉ đến gái mại dâm [Xem thêm VII. Color Symbolism - Màu đỏ]

- Trong "10 Clues to unlock this thriller" của Lynch, ông viết: "Pay attention to clothing, the ash-tray and the coffee cup."

Trong Mulholland Drive có khá nhiều gạt tàn nhưng cái ta cần chú ý đến chỉ có một: cái gạt tàn hình đàn Piano ở nhà Diane. Nó cho ta biết một cách chính xác vị trí và mạch thời gian của các cảnh nó xuất hiện. Cảnh Diane nghe điện thoại ở cạnh chiếc đèn ngủ màu đỏ, ta thấy chiếc gạt tàn đầy mẩu thuốc lá [đầu lọc màu nâu] - lạ một điều là từ đầu phim đến cuối phim ta không hề thấy Diane/Betty hút thuốc bao giờ. Hai người duy nhất trong phim hút thuốc đầu lọc màu nâu là tên sát thủ Joe và cô gái điếm Laney -> Diane đã từng tham gia đường dây gái gọi ở Hollywood. Chiếc cốc cà phê Diane dùng ở nhà giống hệt chiếc cốc cà phê ở quán Winkie. Nó cho thấy hai điều: Diane từng làm ở Winkie và lấy nó về nhà dùng và hai, đơn thuần Diane sử dụng hình ảnh chiếc cốc ở nhà vào trong mơ. Quần áo [xem thêm VII. Color Symbolism - Màu đỏ/hồng].

- Ta để ý: một, trong mơ khi Betty và Rita gọi điện đến nhà Diane Selwyn, tiếng máy trả lời tự động giống hệt tiếng điện thoại của nhà Diane ngoài đời thật. Và hai, cái xác mà Betty & Rita tìm thấy có nguyên nhân chết giống Diane 24 giờ sau [súng bắn] + tư thế nằm của cái xác cũng y hết. Từ một và hai ta suy ra được cái chết của Diane ở trong mơ mang tính tượng trưng/dự báo cho cái chết của Diane ở ngoài đời.

- Bạn còn nhớ nhân vật Dan và Herb không? Dream within Dream/mơ trong mơ: Cảnh Dan & Herb nói chuyện ở quán Winkie đoạn từ 11m:40 cho đến 16m:40 là một trong những cảnh dễ gây hiểu nhầm nhất bộ phim. Đây thực chất là giấc mơ của Rita trong giấc mơ của Diane... Điều thú vị ở đây là Dan còn xuất hiện một lần nữa - cũng ở quán Winkie nhưng nếu lần xuất hiện thứ nhất ở trong mơ thì lần này ở đời thực: khi đó Diane đang nói chuyện với tên sát thủ Joe [Joe giơ chiếc chìa khóa xanh ra - máy quay chuyển sang mặt Diane rồi nhảy sang chỗ Dan đứng rồi Diane hỏi tên Joe chiếc chìa khóa này mở cái gì]. Hãy xem lại cảnh này và chú ý đến thái độ không vừa lòng của tên sát thủ Joe cũng như là sự căng thẳng của Dan. Không có gì là ngẫu nhiên hay vô tình ở đây cả.

Trong cảnh này, Herb đóng vai trò là một bác sĩ tâm lí đang nghe Dan kể về hai giấc mơ và con quái vật [bum].

+ Herb là bác sĩ tâm lý thật của Diane ngoài đời và trong mơ biến thành bác sĩ tâm lý của Dan [Dan và Diane là một mà thôi]. Herb thất bại trong việc cứu Diane cũng như cứu Dan. Có lẽ vì những gì Dan cảm thấy chính là những gì Diane cảm thấy ở đời thực: Herb không tin Diane/Dan, không tin con quái vật kia là có thật và thách thức/động viên Dan hãy mặt-đối-mặt với con quái vật [nó ở đây là sự điên rồ/nỗi sợ hãi/sự tăm tối trong nội tại]. Kết quả như nào thì ta đã rõ.

+ Giống như Betty và Rita, Herb và Dan là hai khía cạnh trái ngược nhau tồn tại trong tiềm thức của Diane. Khi đang chịu một chấn động về tinh thần, bộ não/tiềm thức con người có xu hướng tách ra thành hai - đấu tranh nội tâm là quá trình bắt buộc để từ nhận thức đi đến hành động thực tế. Một Herb đa nghi xui giục, động viên Diane/Dan hãy đối mặt với nỗi sợ của mình, nhìn nhận lại xem mình đã làm gì; một Dan phủ nhận mọi trách nhiệm của mình, và muốn tin rằng mọi thứ không có thật. Ý thức của Diane tìm cách tách hai khía cạnh này ra xa nhau, trong khi tiềm thức của cô muốn sát nhập chúng thành một. Cảnh hai người nói chuyện ở Winke và Dan bị con quái vật dọa ngất xỉu là một hình ảnh ẩn dụ cực kì hoàn hảo cho sự đấu tranh nội tại này.

- Tên vô gia cư/con quái vật [Bum]:

Tượng trưng cho góc tối trong con người Diane, một con quái vật được sinh ra sau những tổn thương nặng nề thuở thơ ấu. Kẻ canh gác cánh cổng giữa thế giới ảo và thực của Diane [cảnh hắn cầm chiếc hộp xanh]. Hắn sẵn sàng xử lí những ai dám xâm phạm cánh cổng ấy [Dan là một ví dụ]. Trái ngược với một Hollywood giàu sang đầy hoa lệ, L.A còn rất nhiều góc tối: người nhập cư, vô gia cư, thất nghiệp, an sinh xã hội... hay thứ nổi tiếng nhất: thất bại của những giấc mơ Hollywood màu hồng. Việc con quái vật loay hoay không biết làm sao để mở chiếc hộp xanh cũng như cảnh Diane hỏi tên sát thủ Joe xem cái chìa khóa xanh mở cái gì cho thấy tâm tư của Diane: cô không tìm ra được chìa khóa thành công ở Hollywood.

- Gã cao bồi: Xuất hiện ba lần [một với Adam và hai với Diane]. Một là trong mơ, cảnh nói chuyện với tay đạo diễn Adam khi anh ta không chịu nghe lời anh em mafia nhà Castigliane, rằng phải chọn cô gái kia đóng vai chính. Hai là ở bữa tiệc ở nhà Adam, Diane thấy hắn đi ra ngoài cửa. Có một câu hắn nói với Adam rằng: "You will see me one more time if you do good. You will see me two more times if you do bad." -> Ta ngầm hiểu ở đây là chuyển giao giữa mơ và thực của Diane, trong mơ Diane dùng hình ảnh gã cao bồi để trả đũa Adam, và vì cô đã sai lầm, đã giết Camilla, không còn là con người ngây thơ, trong trắng ngày xưa.

Ở lần xuất hiện lần thứ ba, lúc này giấc mơ của Diane vừa kết thúc và cô phải tỉnh dậy nhưng việc máy quay gặp khó khăn trong việc chuyển cảnh từ căn nhà của dì Ruth sang căn nhà của Diane cho thấy Diane vẫn cố níu kéo, không chịu chấp nhận thực tại. Ta nhìn thấy cô gái đang nằm ngủ trên giường của Diane rõ ràng không phải là Diane mà là Rita/Camilla. Gã cao bồi nói "Hey pretty girl." và mỉm cười. "Time to wake up". Màn hình chuyển sang màu đen hoàn toàn và khi mọi thứ trở lại rõ ràng, Rita/Camilla biến mất, thay vào đó là cái xác của Diane Selwyn mà Betty và Rita đã phát hiện ở căn nhà số 17. Tên cao bồi lại xuất hiện nhưng lần này hắn không cười mà đóng cửa lại và đi mất. Gã cao bồi như thực tại khắc nghiệt, cưỡng ép Diane chấm dứt cơn mơ một cách hoàn toàn.

Trong giấc mơ của Diane, ta thấy một điều rõ ràng là gã cao bồi cực kì quyền lực. Việc Adam phải lên núi gặp, ánh sáng lúc tên cao bồi xuất hiện, hắn nói với Adam rất kiểu bề trên và Adam chỉ biết nghe/tuân lệnh tạo cho ta cảm giác như hắn là thánh thần phương nào > Là một người có tác động mạnh đến Diane trong quá khứ nên ngay cả trong mơ ở thời điểm hiện tại hắn cũng có uy quyền đến vậy [Adam cũng chính là một phần của con người Diane trong mơ] > Là người đã lạm dụng tình dục [ông] Diane hồi bé.

- Dì Ruth:

Dì Ruth tượng trưng cho cuộc sống đầy tình yêu thương và thành công ở Hollywood của Diane. Ở đời thực, dì Ruth chết trước khi Diane đến Los Angeles còn trong mơ thì bà ta vừa đi Canada cùng ngày Betty vừa đến. Thế nhưng hai dì cháu vẫn không gặp nhau ở sân bay, điều đó cho thấy cảm xúc của Diane với dì Ruth ở đời thực: dù là chỗ dựa tình cảm [một vị trí thay thế cho sự thiếu thốn hình bóng người mẹ] nhưng dường như dì Ruth luôn ở ngoài tầm với của Diane, là một thứ hạnh phúc cô không bao giờ có được. Betty/Diane có thể là hình ảnh dì Ruth hồi trẻ! [Xem VIII. Open Interpretations

10]

- Cặp vợ chồng già Betty/Diane quen ở sân bay L.A:

Diane mượn hình ảnh ông bà mình để tạo ra nhân vật này theo hướng mà cô mong muốn: hạnh phúc, động viên và vui vẻ khi cô thắng cuộc thi nhảy Jitterbug và chúc cô mọi sự may mắn ở Hollywood. Có một điều khó hiểu là việc hai ông bà già này cười khá là nham hiểm sau khi chia tay Betty và ngồi trên xe. Sâu trong tiềm thức của Diane, cô vẫn hận rằng tại ông bà mình nên giờ cô mới ra nông nỗi này chăng? Cặp vợ chồng già này tượng trưng cho Camilla và Adam! Cảnh hai ông bà già cười trong chiếc limo đen y hệt cảnh Camilla/Adam âu yếm và cười với nhau trước mặt Diane trong bữa tiệc ở nhà Adam. Mối quan hệ của Diane/Betty với hai cặp này cũng giống nhau. Đầu tiên ở sân bay L.A, ta thấy bà già tay trong tay đi với Betty/Diane còn ông già chả thấy đâu hết. Rồi tự nhiên ông ta xuất hiện và lấy/đưa bà già đi mất [hãy so sánh với cảnh Camilla tay trong tay với Diane lên nhà Adam dự tiệc rồi Adam xuất hiện và lấy Camilla đi mất]. Khi xét đến động cơ và cách làm việc của tên sát thủ Joe [giết cả những người không liên quan khi cần thiết], nhiều khả năng khi giết Camilla hắn đã giết cả Adam. Cặp vợ chồng già tí hon chui từ chiếc hộp xanh ra chính là Camilla/Adam từ địa ngục trở về ám Diane đến phát điên và tự sát.

- Louise Bonner:

Louise: "Someone is in trouble. Who are you? What are you doing in Ruth’s apartment?" Betty: "She’s letting me stay here. I’m her niece. My name’s Betty." Louise: "No it's not. That’s not what she said. Someone is in trouble, something bad is happening."

Mặc một cây đen từ đầu đến chân, khuôn mặt chìm trong bóng tối không rõ mặt - ta khẳng định đây là một kiểu nhân vật có thể nhìn thấy ma quỷ/tiên tri được tương lai... Một hình ảnh tượng trưng cho sự ăn năn, hối hận và cảm giác tội lỗi của Diane. Thông qua những nhân vật, những hình ảnh ẩn dụ này, Diane dần khám phá ra sự thật và góc tối trong con người mình cũng như những gì cô đã làm...

Hãy đọc kĩ đoạn hội thoại ở trên, chú ý đến những câu in đậm và tự trả lời nhanh: "Someone" là những ai? "Something bad" là chuyện gì? "No, it's not" là trả lời cho câu nào và tại sao?

VII. Color symbolism Màu sắc là một biểu tượng chủ đạo trong Mulholland Drive. Việc dùng màu làm biểu tượng vốn đã vô cùng quen thuộc trong văn hóa cũng như các hình thái nghệ thuật như phim, ảnh, nhạc, thơ... Ví dụ như màu đỏ thường ám chỉ năng lượng, tình yêu, sức sống, máu, nguy hiểm... Màu hồng là lãng mạn, dịu dàng, trong trắng... Màu vàng lạc quan, hy vọng, niềm vui, ghen tuông... Đen là tình dục, quyền lực, nỗi sợ hãi, ma quỷ, chết chóc, buồn bã, tức giận...

Trong Mulholland Drive ta dễ dàng nhận thấy Lynch sử dụng một bảng ba màu chính: xanh da trời, đỏ và hồng. Chúng ta sẽ cùng phân tích từng màu và các hình thái thể hiện cũng như ý nghĩa của chúng.

1. Đỏ/Hồng: Đây là hai loại phụ nữ chính. Hồng là những cô gái trong trắng, ngây thơ, dễ thương, nữ tính còn đỏ ám chỉ những phụ nữ nóng bỏng, hấp dẫn, gợi tình. Diane/Betty chắc chắn là kiểu màu hồng, trái ngược với Camilla/Rita là tuýp màu đỏ. Khi kết hợp với màu đen/trắng/xanh da trời, màu hồng sẽ bớt trẻ con và trở nên hấp dẫn hơn và màu đỏ sẽ bớt dâm đãng, khêu gợi đi.

- Màu quần áo của Betty [chủ yếu là màu hồng] so với quần áo của Rita [đỏ/đen]. - Cái đèn ngủ màu đỏ xuất hiện 3 lần + đường dây điện thoại + ga trải giường màu đỏ của Diane -> hệ thống gái gọi mà Diane là một mắt xích. - Quán hotdog có tên Pink's -> hotdog ở đây cũng là 1 hình ảnh ẩn dụ: dụng ý của Lynch để cho ta hiểu tại sao một kiểu phụ nữ hồng như Diane lại đi làm gái. Cộng thêm cảnh nói chuyện giữa em gái điếm [một bản sao/Doppelgänger của Diane: màu và kiểu tóc giống hệt] với tên sát thủ Joe + Cái đèn ngủ cũng xuất hiện ở cảnh này! + Chiếc xe tải màu xanh [xin đọc phần màu xanh] càng củng cố vững chắc luận điểm này.

- Tay đạo diễn Adam trong mơ cũng tượng trưng cho Diane. Cảnh Adam đi về nhà bắt gặp vợ ngoại tình với tay dọn bể bơi Gene chính là Diane đang đi vào kí ức của chính mình, chứng kiến lại một sự kiện tăm tối trong đời cô: bị ông lạm dụng và bà thì làm ngơ. Tại sao? + Lorraine tóc vàng y hệt Diane, nhưng dài hơn. + Việc Lorraine thay đổi quần áo từ đồ lót đen thành váy ngủ xanh da trời -> Diễn biến tâm lý của Diane trước và sau bị lạm dụng. + Hành động đổ sơn hồng lên đồ trang sức của vợ. "Family jewels" là slang chỉ bộ phận sinh dục của người đàn ông trụ cột trong gia đình > sự trong trắng của Diane bị chính ông mình lấy đi.

+ Câu nói của Gene: "Just forget you ever saw it. It's better that way" + Adam bị đấm chảy máu mũi -> trinh tiết + Vết sơn còn dính mãi trên người Adam -> tổn thương này là vĩnh viễn với Diane

\> Tình thương duy nhất Diane nhận được thời thơ ấu là của dì Ruth. Đó là lí do vì sao ngôi nhà của dì Ruth trong mơ lại có ý nghĩa với Diane đến vậy. Từ đó dẫn ta đến vấn đề tiếp theo: tóc của dì Ruth màu đỏ [Diane tóc vàng còn Camilla/Rita tóc đen].

2. Xanh da trời: Màu quan trọng và có sức nặng nhất bộ phim. Nhưng tại sao lại là màu xanh da trời mà không phải màu nào khác?

Trong khoa học, "Blueshift/Dịch chuyển xanh" là kết quả của hiệu ứng Doppler khi các hạt chuyển từ mức năng lượng cao xuống mức năng lượng thấp [dẫn đến thay đổi bước sóng/màu sắc ánh sáng]. Mạch thời gian và cách dẫn truyện vốn "đã không làm theo một thứ tự nào cả" nên Lynch dùng màu xanh như một thứ phương tiện chuyển tiếp, một cánh cổng thần kì giữa những trạng thái đối lập nhau ấy - giúp cho người xem dễ phân biệt và theo dõi hơn: đó là hồng-đỏ, là sống-chết, giữa mơ và thực, giữa tỉnh táo và điên rồ...

- Vali của Betty ở sân bay màu xanh. Diane đang dần chìm vào trong mơ... Ngay sau đó, Diane chia tay hai ông bà già làm quen trên máy bay [hai người này tượng trưng cho ông bà Diane]. Họ đi chiếc limousine màu đen, sau đó máy quay chuyển sang phía đầu xe: có chiếc xe tải màu xanh đi phía trước. [Kí ức về ông bà dần chìm vào quên lãng...]

- Cảnh ở Club Silencio thì màu xanh ở khắp mọi nơi. Từ cái đèn biển hiệu Club Silencio, ánh sáng/chớp/khói sân khấu, mái tóc của người phụ nữ. Đây là một cảnh giàu hình tượng và tinh tế nhất bộ phim. Rèm đỏ và ghế đỏ cũng cho ta thấy một điều: chủ đề xuyên suốt của cảnh này là tình dục [Diane bị lạm dụng tình dục hồi bé, quan hệ giữa Diane và Camilla]. Nhà ảo thuật là ẩn dụ tượng trưng những kí ức ấu thơ mà Diane bấy lâu nay chôn giấu trong lòng -> gây ra cơn co giật liên hồi cho Diane. Những gì ông ta nói như một lời cảnh báo vậy: thật mà không phải thật, đừng tin vào những gì mắt mình nhìn thấy, tất cả chỉ là tưởng tượng mà thôi, Camilla không thể trở thành Rita, tình yêu của Diane sẽ không bao giờ được đáp lại. Camilla thích thú khi có Diane ở cạnh ái mộ mình, khoái trá khi Diane ở bên chứng kiến những thành công và cách cô ta quyến rũ đàn ông. Nói cách khác, tình cảm của Camilla ban phát cho Diane y hệt một ngôi sao dành cho người hâm mộ cuồng nhiệt mà thôi. Vì đó là bản chất thật của Camilla - quyến rũ và thao túng người khác bằng sắc đẹp của mình. "It is … an illusion."

Sau đấy nhà ảo thuật biến mất, ánh sáng chớp lóe và khói xanh dần mờ đi, Diane dần trở lại bình thường và hình ảnh người đàn bà đội tóc giả xanh ngồi trên hàng ghế VIP hiện rõ ra trước mắt người xem. Bà ta tượng trưng cho cái chết của Camilla [mà Diane cũng đang cố quên đi và che đậy bằng cơn mơ này]. Giải thích: Abraham Lincoln bị ám sát khi cũng đang ngồi ở vị trí tương tự [bị bắn qua tai trái] và ta nhớ lại rằng: giấc mơ của Diane bắt đầu bằng việc Camilla/Rita bị ám sát hụt. Hãy bật lại phim đoạn 6m:30s để thấy tai trái của Rita bị chảy máu vì đứt khuyên.

Mọi chuyện vẫn chưa kết thúc. Sau khi nhà ảo thuật biến mất, ánh sáng xanh lại một lần nữa nhấp nháy tràn ngập căn phòng như muốn nói những biến cố, những chấn động tâm thần ấy, Diane không thể kiểm soát nổi nữa và đang dần được hé lộ/tiếp nhận. Lúc này, Cookie - tay quản lí khách sạn Adam/Diane ở [thêm một lý do cho mối tương quan giữa hai người Adam và Diane] ra giới thiệu ca sĩ Rebekah del Rio ra hát. Bà ta hát bài "Crying" bằng tiếng Tây Ban Nha. Có một câu chuyện về ca sĩ được mệnh danh là "The Crying Lady of Los Angeles" này. Bị chồng bỏ rơi để chạy theo người đàn bà khác, trong cơn đau đơn cực độ bà ta đã dìm chết hai con mình sau đó tự sát. Khi bà ta hát, cả Betty và Rita đều tỏ ra khiếp sợ, khóc lóc khá thảm [đặc biệt là Betty]. Rebekah ngừng hát nhưng tiếng ca vẫn văng vẳng đâu đây, tất cả chỉ là ảo tưởng thôi ư. Thế rồi đột nhiên bà ta ngã lăn ra đất, chết hay bất tỉnh chả rõ. Betty mở xắc ra và thấy chiếc hộp xanh - tiếng hát chấm dứt. Betty và Rita nhìn nhau - lộ vẻ hoảng sợ tột độ.

- Chiếc hộp và chìa khóa màu xanh, hai biểu tượng quan trọng nhất của Mulholland Drive. Như đã nói ở trên, những vật thể màu xanh có tác dụng chuyển tiếp giữa hai trạng thái đối lập nhau, nhưng ở đây: chiếc chìa khóa và chiếc hộp luôn đi cùng với nhau khiến nó càng cho thấy tính hai mặt có ý nghĩa lớn trong phim. [Cảnh ở sân bay Diane/Betty cũng có hai chiếc vali xanh!] Là mối tương quan và giống nhau đến kì lạ giữa các nhân vật trong phim [kể cả các nhân vật phụ nhất như Cookie với De Rosa - người đổi nhà cho Diane]. Là sự đối lập của Diane/Betty-Camilla/Rita. Vì những tổn thương thuở ấu thơ nên con người Diane đầy mâu thuẫn và đối lập nhau. Cô yêu Camilla nhưng sự hận thù, căm ghét với Camilla cũng không kém. Diane muốn yêu mình & được người khác yêu [muốn trở thành ngôi sao] nhưng một phần trong cô lại căm ghét chính bản thân mình [muốn trở thành diễn viên, được đóng phim, trở nên khác bản thân mình]. Là trong mơ Diane có những gì mà ngoài đời cô không có và Camilla có.

- Sau cảnh ở Club Silencio, máy quay chuyển sang cảnh tiếp theo: Rita và Betty vội vã về nhà, cách Betty cầ chiếc hộp xanh trên tay khiến ta có cảm tưởng như đó là một quả bom nổ chậm vậy. Betty để chiếc hộp lên giường, Rita mở tủ để lấy cái chìa khóa xanh. Dù vậy, mãi đến khi Rita lôi được cái chìa khóa ra khỏi vì, cô mới nhận ra là Betty đã biến mất. Nỗi sợ hãi dâng cao, Rita mở chiếc hộp ra - máy quay xoáy vào không gian đen ngòm bên trong chiếc hộp và Rita... biến mất! Ngay sau đó dì Ruth bước vào [có vẻ bà ta nghe thấy tiếng động gì đó] nhưng cả Betty và Rita đã biến mất hoàn toàn, kể cả chiếc hộp xanh! Chiếc hộp xanh cũng giống như chiếc hộp Pandora - thứ mở ra chết chóc và dịch bệnh cho con người, nó chứa đựng mọi tội lỗi của Diane, một khi nó đã được mở ra thì không còn gì có thể cứu Diane được nữa, kể cả Betty, kể cả tình yêu và mái ấm của dì Ruth! Giấc mơ tan vỡ và Diane trở về với thực tại nghiệt ngã, trở về với căn nhà số 17 - nơi cô tự kết liễu đời mình bằng súng!

VIII. Open Interpretations Lynch từ chối giải thích và đưa ra một cái kết cố định cho bộ phim này. Thay vào đó ông đưa ra một danh sách "10 Clues to unlock this thriller":

Take a good look at the beginning of the movie, two important hints are given already before the opening title. When and where do red lamp screens play a role? Pay attention to the name of the movie Adam Kesher is re-casting actresses for. Does the title appear somewhere else as well? Take a good look at the crash site [where the car accident happened]. Who is giving whom a key, and why? Pay attention to clothing, the ash-tray and the coffee cup. Who do you take notice of in the club "Silencio"? what can you feel, see and get out of this place? Is it only Camilla's talent that helps her? Pay attention to the things happening around the man behind Winkies. Where is aunt ruth?

Mỗi một người xem, với tính cách, thế giới quan và kinh nghiệm sống khác nhau sẽ có những cách đánh giá, nhìn nhận cũng như những giả thuyết riêng phù hợp cho mình. Sau khi dạo qua một vòng thì tôi thấy cũng có rất nhiều giả thuyết thú vị khác về Mulholland Drive.

1. Camilla chưa chết: Không có nhiều khả năng lắm vì nó mâu thuẫn với khá nhiều vấn đề trong phim, nhưng cũng đáng để ta xem xét.

2. Camilla không tồn tại: Diane luôn đơn độc, Camilla không có thật - cô ta chỉ là sản phẩm tưởng tượng của Diane mà thôi. Điều đó giải thích tại sao ta không thấy xác của của Camilla. Và cuối cùng Diane tự sát vì thế giới tưởng tượng đó không thể kéo nổi thế giới thực tại nữa.

3. Diane tự sát cũng chỉ là một cơn mơ thứ hai. Biến thể: mơ trong mơ, sau giấc mơ thứ nhất tỉnh dậy, Diane tự sát nhưng hóa ra đó vẫn là mơ.

4. Diane bị tâm thần phân liệt: Diane/Camilla chỉ là những nhân cách khác nhau mà thôi. Điều này không phải không có lý khi xem xét đến phong cách và những bộ phim mà Lynch đã đạo diễn.

5. Cả bộ phim là câu chuyện của Camilla.

6. Giấc mơ của Diane thực ra là một bộ phim mà Camilla và Diane đóng chung.

7. Rita có thật: Vẫn là Diane thuê tên sát thủ Joe để giết Camilla nhưng Camilla thoát chết nhờ tai nạn, Diane tưởng Camilla đã chết, suy sụp và tự sát. Betty chỉ là tưởng tượng của Camilla/Rita.

8. Vũ trụ song song: Diane & Camilla vs. Betty & Rita. Chiếc hộp và chìa khóa xanh là cánh cửa thông giữa hai vũ trụ.

9. Gender Crisis: Diane là nữ nhưng bị sinh ra trong cơ thể nam [Dan/Diane].

10. Diane/Betty là hình ảnh dì Ruth hồi trẻ. - Trong căn nhà số 1612 Havenhurst, khi nào Betty có ở trong đó thì không có dì Ruth và ngược lại. - Căn nhà không có vẻ hiện đại [kiểu dáng, nội thất, đồ dùng... của những năm thập niên 50]. - Các bộ phim tay đạo diễn Adam làm cũng toàn thuộc thập niên 50. - Cuộc thi nhảy Jitterbug.

...............................

IX. The Wizard of Oz Lynch thừa nhận Mulholland Drive chịu nhiều ảnh hưởng, có nhiều ám chỉ và liên quan đến Wizard of Oz. Trùng hợp là tôi cũng cực kì thích Phù thủy xứ Oz nên đây cũng là một lí do khá quan trọng. Cả hai đều tồn tại song song thực tại và tưởng tượng & việc hình tượng hóa các nhân vật ngoài đời vào trong mơ. Là sự tương đồng giữa Diane và Dorothy, cuộc phiêu lưu của cô diễn viên trẻ Betty/Diane ở Hollywood hay Dorothy ở xứ Oz giúp họ tìm ra câu trả lời về bản chất con người thật của mình thông qua những người đồng hành kì lạ: Scarerow-Gã cao bồi, người thiếc Tin Man-tên trùm Roque hay con sư tử hèn nhát Cowardly Lion-anh em nhà Castigliane. Ba nhân vật ấy dẫn đường giúp cho Diane/Dorothy tìm ra, đối mặt và giải quyết với phần tăm tối trong con người mình. Đã có những bài luận văn dài hàng chục trang viết về vấn đề này nhưng tôi sẽ không nói đề cập sâu hay mượn những ý tưởng ấy để viết ở đây. Nó quá dài và phần nào không cần thiết. Hay nói thật lòng là viết bảy chương trước kiệt sức nên giờ không viết nổi nữa lol

  1. Cảm xúc Một câu truyện phức tạp được kể theo một cách khác thường; tràn ngập ẩn dụ, biểu tượng; chất trào phúng; quay phim, âm nhạc xuất sắc... nhưng cái mà tôi đánh giá cao nhất ở Mulholland Drive nói riêng và một bộ phim nói chung đó là cảm xúc chứ không phải tất cả những phân tích có phần dài dòng và khô khan nói trên. Từng cắt cảnh dù nhỏ hay lớn đều tạo ra những cảm xúc cực kì mạnh. Và ám ảnh. Có một phần trong con người tôi thích những gì "bệnh bệnh", những gì gây ám ảnh lâu như vậy.

XI. Comedy Mulholland Drive là một phim Drama/Thriller/Mystery nhưng chất Comedy của nó còn hay hơn khối phim được gắn cái mác Comedy - một điều bất thường đến thú vị khi xét đến tính chất tăm tối/gây ám ảnh người xem của bộ phim này Có thể kể qua một số cảnh như: cảnh tên sát thủ Joe giết ba người, tất cả những cảnh có tay đạo diễn Adam ở trong mơ của Diane [Lynch đã tự nhận đây là một phiên bản châm biếm trào phúng của chính ông]...

XII. Thematic Mulholland Drive đem đến cho ta một cái nhìn đa chiều về Hollywood bằng một cách khác thường và chua cay nhất - những góc tối đằng sau tiền bạc, hào quang: gái gọi, bán thân xác lấy vai diễn, những con rối do bọn trùm xã hội đen giật dây, quấy rối tình dục và ngược đãi trẻ em, scandal và hoang tưởng, ảo tưởng, ám ảnh về tiền bạc cũng như danh vị, thất bại cay đắng của các giấc mơ màu hồng...

Thêm nữa, bộ phim mang đậm chất L.A, một trong những bộ phim mà ta xem và ta có thể khẳng định: nó được quay tại đó và nó không thể quay ở đâu khác.

XIII. Cinematography Peter Deming đã làm quá xuất sắc công việc của mình trong bộ phim này. Nghệ thuật và thanh thoát, những cắt cảnh tranh sáng tranh tối đầy âm u, etc...

XIV. Soundtracks Âm nhạc trong phim được sáng tác và chọn bởi Angelo Badalamenti - một trong những composer tài năng nhất của điện ảnh hiện đại [khác với đương đại nhé]. Đơn giản nhưng phù hợp và gây ám ảnh trong từng cảnh phim một. Chính Angelo Badalamenti cũng đã phát biểu: âm nhạc của tôi tăm tối và bị kịch - đẹp một cách bi kịch. Ngoài ra, ba bài I've Told Every Little Star, Crying và đặc biệt là Sixteen Reasons [truyền cảm hứng cho tên bài viết này] cho thấy nhạc ngày xưa vẫn có một cái chất riêng mà nhạc hiện đại không thể thay thế được.

[video=youtube;PPbSYJ1LNl0]//www.youtube.com/watch?v=PPbSYJ1LNl0[/video]​

XV. Naomi Watts

Tôi cực kì thích Naomi Naomi! Dường như ta lấy những gì tinh tế và đẹp nhất của 2 kiểu phụ nữ Đỏ và hồng, nhào nặn với nhau và ta có Naomi.

Thêm nữa cô là một trong những nữ diên viên đẹp và tài năng vẫn còn đóng phim hiện nay. Bạn định hỏi tôi Naomi đã được giải Oscar nào chưa ư? Oscar is way overrated - Oscar vốn được đề cao một cách quá đáng. Sandra Bullock được Oscar cho The Blindside và vô số diễn viên làng nhàng khác nữa?? Khỏi xoắn đi...

Naomi đã thể hiện một diễn xuất tuyệt vời trong Mulholland Drive: từ một Betty ngây thơ, tràn đấy năng lượng, nhiệt huyết, sức sống, đam mê, khát vọng của một cô gái mới đến Hollywood; cảnh thử vai phim "The Sylvia North Story" đầy nhục cảm; đoạn Rita và Betty làm tình lần thứ nhất; cảnh trong Club Silencio hay một Diane suy sụp, tan vỡ, trống rỗng, hận thù ở cuối phim...

XVI. Sex Scenes Hề hề, phải nói trước là tôi rất thích xem các cảnh Lesbian

Thường thì trong phim ảnh tôi không mong có các cảnh sex lắm, đa phần toàn câu khách là một, không thì nhạt nhẽo chả có vị gì cả. Nhưng phải công nhận, cảnh làm tình đầu tiên của Rita và Betty cực kì nghệ thuật và không kém phần nóng bỏng. Có lẽ là một trong những lesbian scene hay nhất trong lịch sử phim ảnh

Một số bài dài hơi khác:

Cloud Atlas - Thiên sử thi về loài người Brazil: An awe-fvcking-some cult-classic Masterpiece Từ Sucker Punch nói chuyện Mainstream vs. Cult: The Case For Success Incubators The Matrix's Concept Akira Kurosawa và điện ảnh Nhật Bản 100 năm qua

Nomurasan Zael ♥ CalistaModerator GVN Veteran

Tham gia ngày: 17/1/08 Bài viết: 14,641

Star Wars Episode I The Phantom Menace​

Sau 12 năm, tác phẩm kinh điển của George Lucas đã trở lại. Hoài niệm với fan cũ? Chinh phục fan mới? Hay đây là lần xuất hiện sau cùng trước khi vĩnh viễn lùi vào dĩ vãng?

Viết về một tác phẩm đã trở thành “huyền thoại điện ảnh” như Star Wars, thiết nghĩ cũng chẳng cần dài dòng làm gì. Nhất là lần phát hành này thuộc dạng “bình mới rượu cũ”: chuyển lên 3D để tận thu, một chiêu thức vắt sữa của Hollywood, và nội dung thì fan chắc đã thuộc nằm lòng. Vậy nên, bài giới thiệu Star Wars Episode I Phantom Menace này sẽ chỉ tập trung vào những gì đáng chú ý nhất của lần “tái xuất giang hồ” này, cũng như cố gắng mang đến cho bạn câu trả lời cho thắc mắc “có nên đi xem không?”.

Tôi không nhớ rõ lắm về năm 2005, năm công chiếu tập phim Revenge of the Sith, nhưng hai phần Phantom Menace và Attack of the Clones thì rất rõ: các doanh nghiệp nhập phim ở ta chưa phát triển lắm. Cơ hội để thưởng thức các bộ phim bom tấn Hollywood với tần suất dày đặc và sự đa dạng, phong phú như hiện nay là khá... xa xỉ. Còn bộ ba original từ những năm 77-84 lại càng ngoài tầm với. Thế nên, nếu bạn là một trong rất nhiều người Việt Nam có cảm giác nuối tiếc chưa một lần được xem Star Wars ở rạp thì bạn đã có lí do đầu tiên để đi xem rồi đấy.

Chỉ sau 15 phút xem phim thì tôi đã từ bỏ hi vọng về một bộ phim 3D hấp dẫn. Chắc bạn cũng thừa hiểu đây là một bản convert, nguồn phim lại cũ rồi thì đừng mong nhiều làm gì? Phần tạo cảm giác 3D nhất chắc chỉ có... phụ đề, còn lại chẳng có gì nổi bật. Mặc dù, ở một số cảnh vẫn có thể cảm nhận được phần nào [có chút cảm giác về độ sâu nhưng nhìn chung vẫn khá tệ], có lẽ bạn nên chấp nhận việc xem một bộ phim 2D... qua kính vậy. Và nếu là người xem phim kinh nghiệm, bạn sẽ biết bạn còn phải trả một cái giá nữa: cảnh phim sẽ tối hơn một chút.

Hiệu ứng 3D không ấn tượng? Đã được dự báo từ trước! Vậy tôi sẽ nói đến hai điều “gỡ gạc” đáng chú ý nhất. Thứ nhất: như câu nói “phong độ nhất thời, đẳng cấp mãi mãi”, “đẳng cấp Star Wars” vẫn được khẳng định dù lớp áo bên ngoài có thể không hoàn hảo: đó là cảm giác rạo rực khi đoạn nhạc dạo đầu huyền thoại cất lên, là lời giới thiệu đã in sâu trong tâm trí bao thế hệ “cách đây lâu lắm rồi, ở một thiên hà xa thật xa...”, là cảnh quan kì ảo của phi thuyền, trạm vũ trụ, không gian, những cuộc chiến thiên hà... mà bạn chỉ có thể cảm nhận được qua màn hình lớn ở rạp [khác biệt rất nhiều so với xem ở nhà, cho dù đó là bản HD trên TV hàng chục “inh”]. Thứ hai: phim vẫn còn đó những trường đoạn kinh điển: chắc ít ai quên được trận chiến tuyệt đỉnh của Qui Gon Jin, Obiwan vs Darth Maul trong nhạc nền hùng tráng của “phù thủy âm thanh” John Williams hay đoạn đua xe “quá nhanh, quá nguy hiểm” của Anakin. “Chất Star Wars” đó sẽ mãi chinh phục mọi thế hệ khán giả.

Phantom Menace là phần Star Wars đầu tiên tôi xem và tôi khá thích trong cả sáu phần. Nếu bạn là fan Star Wars thì chắc đã có câu trả lời cho mình. Nếu không, episode I là một phim viễn tưởng hành động không tồi để “lính mới” làm quen. Và đừng quên, phim dài hơn 2 tiếng và có thêm một số cảnh mới [so với bản VCD tôi xem lần đầu – có thể không mới nhưng ngày đó đĩa đểu bị cắt bớt] nên cũng không có cảm giác “phí tiền”.

pikeman2 Dante, the strongest Demon SlayerGVN Veteran

The Avengers [2012]​

"Và sẽ đến 1 ngày, 1 ngày không giống bất kỳ ngày nào khác, khi những người anh hùng mạnh mẽ nhất của Trái đất phải đoàn kết lại chống lại kẻ thù chung. Đó là ngày The Avengers ra đời – để chiến đấu với những kẻ thù mà không anh hùng nào có thể đơn độc chiến thắng!". Đó là câu mở đầu của cuốn truyện Avengers đầu tiên xuất bản năm 1963. Và sau vài thập kỷ, đến năm 2008, Marvel đã đặt viên gạch đầu tiên xây dựng nên thế giới Marvel cinematic universe trong cảnh after-credits của Iron Man. Với Samuel L. Jackson trong vai Nick Fury, ông vào nhà Tony Stark để nói chuyện với anh về kế hoạch The Avengers Initiative. Marvel đã đặt 1 mục tiêu lớn, và sau 4 năm với 5 bộ phim, chúng ta cuối cùng cũng được thấy chúng dẫn đến đâu: The Avengers. Và phải nói là nó đã không phụ sự trông đợi của người hâm mộ! Marvel Studios, với sự trợ giúp của Joss Whedon, đã cho chúng ta không chỉ là 1 phim chuyển thể từ comic tuyệt vời mà còn là 1 phim action/adventure thú vị nhất mấy năm gần đây.

Sau khi bị tống cổ khỏi Asgard, Loki [Tom Hiddleston] đã trở nên điên loạn hơn bao giờ hết, hắn bị ám ảnh bởi sức mạnh và tham vọng muốn trở thành vua 1 lần nữa. Hắn trở lại với 1 kế hoạch để thống trị Trái Đất, với sự trợ giúp của đội quân xâm lược ngoài hành tinh. Nhưng Nick Fury [Samuel L. Jackson] cũng có những kế hoạch riêng của mình. Ông muốn tập hợp những anh hùng của Trái Đất thành 1 đội để chống lại Loki. Theo lời kêu gọi của ông, Captain America [Chris Evans], Iron Man [Robert Downey, Jr.], và tiến sĩ Bruce Banner [Mark Ruffalo] đến để hỗ trợ. Thor [Chris Hemsworth], sau khi biết được kế hoạch của người em trai [khác cha khác mẹ ], đã trở lại Trái đất để giúp đỡ, nhưng do hiểu lầm nên đã xung đột trực tiếp với đội. Cái tôi cá nhân và niềm tin khác nhau của các thành viên trong đội gây nên những xung đột, nhưng họ cần học cách làm việc cùng nhau khi Trái đất đang trên bờ vực chiến tranh, hoặc để nó rơi vào tay Loki.

Đó là nội dung cơ bản của phim, tốt nhất là không nên nói nhiều vì sợ sẽ spoil mất. Phải nói là khi Marvel bắt đầu chuẩn bị cho 1 bộ phim về The Avengers, mình đã khó có thể tin được nó sẽ xảy ra thật. 1 bộ phim lớn crossover từ nhiều phim khác, làm thế nào làm được? Đây là 1 series comic book mình yêu thích, nên kỳ vọng vào bộ phim cũng rất cao. Và Marvel nhanh chóng tìm được cách xóa tan mọi nghi ngờ của mình bằng cách thuê Joss Whedon viết đạo diễn và kịch bản cho phim. Whedon nổi tiếng với những TV Series ông sáng tạo và đạo diễn [1 số tập] như Buffy the Vampire Slayer, Angel, và Firefly. Không chỉ là 1 đạo diễn, Joss Whedon còn là 1 comic book writer [cốt truyện Astonishing X-Men ông này viết rất hay, hy vọng trong tương lai có thể được xem 1 phim X-Men do Whedon đạo diễn], do đó ông cũng hiểu rõ các nhân vật. Trong những tác phẩm của mình dù là TV Show hay comic book, Whedon luôn luôn tìm được cách giữ cân bằng giữa các nhân vật, ai cũng có thời khắc tỏa sáng của mình. Do đó thuê ông làm The Avengers là 1 quyết định vô cùng sáng suốt của Marvel.

Không có cảnh nào trong phim mà mình thấy nhân vật không được tận dụng hoặc cảm thấy thừa thãi. Có nhiều nhân vật như vậy trong 1 bộ phim thì thật khó khăn để cân bằng giữa các tuyến nhân vật được, đặc biệt là trong 1 phim có nhiều cảnh hành động như thế này. Và mặc dù có nhiều cảnh hành động, nhưng character development cũng không phải không được coi trọng. Đối thoại giữa các nhân vật cũng rất tuyệt, Whedon luôn luôn giỏi chuyện này mà. Ông hiểu cảm giác của các nhân vật và biết cách họ sẽ cư xử với nhau như thế nào. Đặc biệt là quan hệ giữa Stark và Rogers, nơi chúng ta thấy được sự đối lập về quan điểm và phong cách sống của 2 người. Những vết rạn nứt nhỏ mà có thể sẽ dẫn đến cốt truyện comic nổi tiếng Civil War. Với những người lo sợ đây sẽ là Iron Man 3, đừng lo. Đây không phải là phim về Tony Stark và những người bạn lập dị của anh. Đây lại càng không phải Captain America 2 hay Thor 2. Đây là 1 phim khởi đầu cho 1 series của riêng mình. Phim có liên quan đến những sự kiện trong Thor, Captain America, Iron Man… nhưng nó không phải 1 sequel chỉ tập trung vào những chuyện đó. Chúng ta sẽ được thấy Steve đối mặt với thực tế anh cô độc giữa thế giới này, khó khăn đến mực nào khi thức giấc mà biết được tất cả những người bạn của mình đều đã ra đi. Anh là 1 con người lỗi thời, luôn nghiêm túc với mọi chuyện, và xứng đáng là 1 đội trưởng. Phim cũng nói đến khối Tesseract, như đã được xuất hiện trong Captain America và cảnh cuối của Thor. Chúng ta cũng sẽ được thấy tình huynh đệ của Loki và Thor, và chuyện tình cảm mới bắt đầu của 2 ông bà Pepper [Gwyneth Paltrow] và Tony ở đoạn đầu phim.

Tất nhiên là phim sẽ không thể hay nếu không có dàn cast tuyệt vời này. Robert Downey Jr., Chris Evans, và Chris Hemsworth đều đã chứng tỏ họ rất hợp với các vai Iron Man, Captain America, và Thor trong những phim riêng của mình, và tất cả trong cùng 1 phim thì càng tuyệt vời hơn. Và lần này thì Samuel L. Jackson đã thực sự vào vai Nick Fury, không chỉ là mặc trang phục vào và nói vài câu vì ông là hình mẫu của Nick Fury trong Ultimate comic của Marvel như các phim trước. Ông thể hiện được mình là 1 người đàn ông đầy quyền lực, người gánh vác an nguy của thế giới trên vai. Ông hiểu trách nhiệm của mình và biết mình cần làm gì. Clark Gregg vẫn thú vị trong vai đặc vụ Phil Coulson, 1 nhân vật được Marvel sáng tạo riêng cho Cinematic Universe này. Anh có 1 số cảnh hài hước với Chris Evans, vì Coulson rất thần tượng Steve Rogers. Cobie Smulders vào vai đặc vụ Maria Hill lần đầu tiên cũng rất ổn. Cô có vẻ không đồng ý với ý tưởng của Fury về đội Avengers cho lắm.

Mình cũng thích Jeremy Renner trong vai Hawkeye và Scarlett Johansson trong vai Black Widow. 2 người có vẻ không quá lạc loài giữa những anh hùng đầy siêu năng lực như nhiều người lo lắng. Nhưng đối với mình thì 2 diễn viên xuất sắc nhất trong phim lại là Tom Hiddleston với vai Loki, và Mark Ruffalo trong vai Bruce Banner. Hiddleston lại 1 lần nữa khuấy động màn ảnh với vai Loki. Trở thành 1 người đàn ông không còn gì để mất, lần này Loki điên cuồng tìm kiếm quyền lực, và hắn sẽ không dừng lại trước bất kỳ ai hay thứ gì ngăn cản hắn trở thành vua, dù có phải trả giá thế nào đi chăng nữa. Anh có nhiều cảnh đối thoại với các nhân vật chính, thực sự thể hiện được sự ranh mãnh các khía cạnh tâm lý của Loki. Ruffalo trở thành diễn viên thứ 3 vào vai Bruce Banner trên màn ảnh rộng, và bất ngờ là anh làm rất tốt. Nhiều fan đã tỏ ra lo lắng anh không thể thay thế được Edward Norton, nhưng có vẻ điều đó hơi thừa. Ruffalo đã thể hiện xuất sắc vai Bruce Banner. Anh diễn vai này không giống với bất kỳ ai trước đó. Sống với 1 mặt của bản thân mà anh muốn giấu, anh giữ mình tránh xa khỏi thế giới bên ngoài. Anh có thể rất là phá hoại, nhưng anh cũng chỉ muốn giúp người khác, và anh đã làm vậy. Mình rất hy vọng Marvel và Feige sẽ làm 1 bộ phim mới về Hulk với Ruffalo trong vai chính, vì với mình đây không chỉ là phiên bản tốt nhất của Bruce Banner trên màn anh, mà cả Hulk nữa. Đây là Hulk mà mình muốn thấy. 1 kẻ có sức mạnh khủng khiếp, lần này Hulk cũng thông minh hơn, có vẻ Banner đã kiểm soát được Hulk hơn.

Nói đến phần hành động của phim, phim đầy những cảnh hành động, và nó đều rất tuyệt! Thực sự là Whedon và các cộng sự đã làm rất tốt khoản này, đặc biệt là nửa tiếng cuối phim. Mình biết là mọi người cảm thấy các phim của Marvel thường không có các trận đánh ấn tượng ở third act, thế thì đây chính là phim các bạn chờ đợi. Trận đánh cuối cực kỳ hoành tráng. Nhìn các nhân vật sát vai nhau chiến đấu đã đủ phê với fan comic như mình. Đây chắc chắn là 1 trong những phim hành động ấn tượng nhất mình được xem trong thời gian gần đây.

1 điều mình thích nữa là Whedon đã không quên khiếu hài hước của mình, các TV Shows và comic của ông đã chứng minh điều đó. Và phim này cũng có nhiều chi tiết vui nhộn. Chúng thực sự phù hợp với phim, và không quá lố nhưng nhiều phim hành đông khác [if you know what I’m talking about]. Mình không muốn nói nhiều, vì chắc chắn là những chi tiết đó sẽ vui hơn nếu ta không biết trước nó sẽ xảy ra. Mình đã rất ngạc nhiên vì trong trailer không hề có những chi tiết này. Không chỉ có những chi tiết hài hước, sẽ có nhiều bất ngờ thú vị nữa trong phim mà chưa hề được gợi ý trong trailer. Đó là 1 điều tốt khi mà các trailer không show ra những cảnh hay nhất phim phải không?

Whedon cũng đã giải thích những gì mọi người thắc mắc trước khi xem phim. Tại sao Thor không gặp Jane trong phim này? Đã có câu trả lời. Làm cách nào Thor trở lại Trái đất khi mà cây cầu Bifröst đã bị phá hủy? Cũng sẽ được trả lời. Loki đã đi đâu sau khi rơi vào hư vô trong Thor? Cái này cũng có nói đến luôn.

Âm nhạc của Alan Silvestri [Forrest Gump, Beowulf, Cast Away] soạn cho phim này mình cũng thích, nhưng đây không phải tác phẩm xuất sắc nhất của ông. Mình đặc biệt thích nhạc trong trận đánh cuối phim. Quay phim cũng rất, rất tốt, đặc biệt là những cảnh hành động và các cảnh quy mô lớn. Về phần 3D thì đáng tiếc là nó không thêm được gì nhiều cho phim, vì phim cũng chỉ là post-converted chứ không quay bằng máy quay 3D. Trang phục được thiết kế bởi Alexandra Byrne – costume designer đã từng đoạt giải Oscar thì thật không có gì để chê, vẫn có những nét đặc trưng từ comic nhưng được design lại rất hiện đại và đẹp hơn hẳn.

The Avengers chắc sẽ làm hài lòng các fan của Marvel Comics, nhưng cũng sẽ là 1 phim giải trí vui và thú vị với những người xem không quen thuộc với comic. Với 1 dàn diễn viên ấn tượng đến từ nhiều phim khác nhau, những cảnh hành động hoành tráng, và cũng nhiều tình tiết vui nhộn, với mình thì đây thực sự là 1 perfect summer action blockbuster. The Avengers là 1 khởi đầu không thể tốt hơn cho mùa phim hè sắp tới của Hollywood, và chắc chắn mình sẽ đi xem lại phim này sớm. Đây chắc chắn là 1 trong những phim mình thích nhất năm nay.

“You’re gonna lose. It’s your nature.”

10/10

À mà nếu nói đến cốt truyện Avengers mình muốn được làm thành live action nhất thì có lẽ là 3 ep cuối của “Avengers: Earth’s Mightiest Heroes”: “A day unlike any other”. Trong đó thì Loki lập mưu chia rẽ các thành viên của Avengers, đưa mỗi người đến 1 thế giới khác [9 realms trong thần thoại Bắc Âu], có đủ các chủng tộc orc, elf, dwarf... Các nhân vật phải đơn độc chiến đấu để tìm đường về, tập trung lại ở Asgard để cứu Thor và đánh bại Loki. Tuy nhiên làm cái này thì chắc tốn khối tiền kỹ xảo, nguyên bối cảnh của 9 realms chắc phần lớn phải làm CG rồi, lại còn đống quái vật nữa..

[video=youtube;VCg8EAR57Bk]//www.youtube.com/watch?v=VCg8EAR57Bk[/video]

> Người ta nói một bản nhạc hoàn hảo, một bản nhạc mẫu mực thì khi bắt đầu bằng nốt nhạc nào, cũng sẽ kết thúc bằng nốt đấy. Cloud Atlas chính là một bản nhạc như vậy. Tự thân cái tên "Cloud Atlas" của bộ phim vốn cũng được lấy từ Bộ Lục tấu do nhà soạn nhạc Robert Frobisher [câu chuyện số hai trong sáu câu chuyện] viết ra nên so sánh trên là cực kì chuẩn xác. Sáu câu chuyện, sáu cung bậc tình cảm khác nhau đưa ta vào một vòng quay bất tận và sau gần 3 tiếng mọi thứ lại quay trở lại điểm xuất phát ban đầu.

Nhưng tại sao Robert Frobisher lại đặt tên bản nhạc đó là Cloud Atlas - Vân Đồ? Mỗi con người như một giot nước trong đại dương bao la vô tận, không có điểm bắt đầu và cũng không có nơi kết thúc. Vòng đời của mỗi giọt nước nhỏ bé ấy là một chu kỳ bất tận: nước theo mưa từ mây rơi xuống đất, theo sông chảy ra đại đương, ở đây nước lại bốc hơi tạo thành mây và rơi xuống tiếp thành mưa ở vẫn những đại dương ấy. Đời ta không chỉ của riêng ta mà cùng rất nhiều người khác tạo thành một bản đồ mây, sẽ còn đầu thai và tái ngộ ở những kiếp sau. Những hành động/quyết định của bạn sẽ còn tác động và ảnh hưởng qua lại mãi về sau. Cho dù đó là thiện nghiệp hay ác nghiệp thì nó đều khai sinh ra tương lai của chính mình.

Cloud Atlas được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của David Mitchell viết năm 2004. Vốn là một người thường xuyên đọc sách nên tôi cảm thấy khá hứng thú với sự thú vị và mới lạ của quyển truyện này. Tôi phải thú nhận rằng nó mới lạ đến mức làm một người vốn không quan tâm đến mấy chủ đề kiểu kiếp trước kiếp sau, đầu thai, nghiệp chướng… như mình thay đổi và đọc nó say mê. Dù sao thì tôi cũng không hy vọng lắm vào một phiên bản phim của nó vì hai lý do.

Một, tôi nghĩ đây là một tác phẩm dạng không-thể-chuyển-thể-lên-phim. Nó quá dài, quá rối rắm, đa tầng đa nghĩa và không thích hợp với định dạng phim truyện. Hai là Hollywood vốn đã quá nổi tiếng với khả năng phá hoại nhiều tác phẩm văn học. Nhưng khi xem trailer tôi đã thay đổi hoàn toàn ý nghĩ đó: chị em nhà Wachowski và đạo điễn Tom Tykwer đã làm quá xuất sắc công việc của mình. Họ đã giữ đúng lời hứa: vừa truyền tải hết nội dung sâu sắc của tác phẩm này đồng thời vẫn phần nào mang tính giải trí và phần nào hướng đến khán giả đại chúng. Trailer hay nhất và dài nhất từ trước đến giờ tôi được xem! Dẫu có đôi chút hụt hẫng vì Cloud Atlas không được 10 điểm như trailer của nó hứa hẹn nhưng nó cũng xứng đáng với một điểm 9+. Điều thú vị ở chỗ: Cloud Atlas là một phim độc lập [indie] có kinh phí lớn nhất cho đến giờ [100 triệu đô, chủ yếu từ nguồn tài trợ của các nhà đầu tư, tiền riêng của chị em nhà Wachowski, tiền quỹ hỗ trợ của chính phủ Đức…] nên nhiều người hay nhầm lẫn nó thành bom tấn [blockbuster]. Cái lúc đọc thông tin này tôi đã hơi mỉm cười: đa phần phim indie đều có nét đáng chú ý cả. Có thể nhiều phim không xuất sắc, hay không đến mức tuyệt phẩm nhưng nó luôn có những bản sắc riêng, những giá trị độc đáo mà những phim mainstream không có được. Đó là điều tạo nên sự khác biệt.

Cloud Atlas là một bộ phim có giá trị xem lại cao.

Số phim từ năm 2000 cho đến nay mà tôi xem hơn một lần có lẽ chỉ đếm được trên một bàn tay. Cho đến thời điểm viết bài review này, tôi đã đọc truyện hai lần và xem phim hai lần. Một lần ngoài rạp và một lần sau khi dịch xong trọn vẹn bộ phim. Lần xem sau mọi thứ đột nhiên trở nên giàu cảm xúc hơn. Thậm chí đã rơm rớm trong 30 phút cuối. Cả phim nhiều phân cảnh có tác động mạnh quá: lúc chỉ huy Hae-Joo Chang chết khi quân đội chính phủ tấn công, cảnh tái chế Người Nhân bản ở nhà máy Papa Song, cảnh làng của Zachry bị bọn Kona phá hủy, cảnh vợ chồng Adam – Tilda tái ngộ, cảnh làm tình của Hae-Joo Chang và Sonmi-451, đoạn Sonmi-451 nói với Lưu trữ viên “Đã có người tin rồi đấy”, cảnh trong mơ của Robert Frobisher…

Nói một cách ví von “bậy bạ” thì Cloud Atlas giống như khi bạn làm tình ba lần một đêm vậy. Đầu tiên cả hai còn đang thèm khát nhau, vì chưa quen với thân thể đối phương nên hai bên cứ vờn và vuốt ve mơn trớn nhau mãi. Mọi thứ dần được đẩy lên cao trào, hai hòa thành một, sáu kết nối thành một. Đó là lúc cơn cực khoái lần một ập đến. Sau đó bộ phim lắng xuống trong một thời gian ngắn như để cho khán giả nghỉ dưỡng sức, chuẩn bị cho cơn cực khoái lần hai. Rồi lần ba. Mỗi lần nó lại mãnh liệt và kéo dài hơn lần trước. Mệt mỏi nhưng đầy thỏa mãn. Nếu phải nêu ra một lí do chính khiến bộ phim chỉ được 9/10 thì chắc là do cuốn tiểu thuyết. Tham vọng là tốt. Nhưng một khi nó vượt qua khỏi khả năng và tầm kiểm soát của mình, nó sẽ tạo ra cảm giác chút hơi hụt hẫng không tới. Chứ còn theo ý kiến cá nhân thì ba đạo diễn cực kì tuyệt vời. Hai điểm trừ nhỏ nữa có lẽ là hóa trang [khá thất thường, lúc tốt lúc tệ – có lẽ là vì đoàn làm phim chia thành hai bên và hoạt động hoàn toàn độc lập, trừ đạo diễn và diễn viên chung] và hai là những cảnh hành động không đặc sắc cho lắm.

Điều đầu tiên khiến tôi nhớ đến Cloud Atlas là âm nhạc. Bản thân là một nhà soạn nhạc nên toàn bộ nhạc nền [Score] của phim là do đạo diễn Tom Tykwer cùng viết với hai người đồng hành quen thuộc Johnny Klimek và Reinhold Heil. Bộ ba này vốn đã làm việc cùng nhau từ lâu trong mấy phim của Tom Tykwer đạo diễn như The Perfume, Run Lola Run, The International… Ngoài ra họ cũng có viết một phần nhạc cho Ma Trận. Phải thú thật đây là score hay nhất tôi từng được nghe. Bạn có thể nghe đủ 26 bài ở ĐÂY.

Mỗi lần nghe cái danh sách trên là sởn cả da gà vì nhiều cung bậc, sắc thái tình cảm khác nhau quá.

“Opening Title” căng thẳng như đàn mới lên dây, mọi chuyện còn quá mới, quá hồi hộp, tất cả chỉ là khởi đầu mà thôi. Thế mà tim ta lúc này đã như muốn vỡ òa ra vì mọi chuyện vào guồng quá nhanh và ta vẫn chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra.

“Sloosha’s Hollow” bí ẩn, rờn rợn như bản thân Già Georgie trong câu chuyện thứ Sáu. Một cảm giác ớn lạnh chạy dọc xương sống.

“Won’t Let Go” và “The Escape” đẩy mọi thứ lên cao trào lần thứ nhất, máu ta sôi sục trong mạch, adrenalin tràn dâng trong cơ thể. Tim như đang chạy đua với thời gian. Nhanh, nhanh nữa đi. Và đỉnh điểm của đường parabol ấy là cơn cực khoái tuôn ra ào ạt, nhưng rồi cũng chính nó lại dìu ta đi xuống để chuẩn bị cho những cao trào tiếp theo.

“Temple of Sacrifice” lại nhẹ nhàng, đằm thắm, da diết, nó làm ta nhớ lại một mối tình cũ còn dang dở, một thời yêu đương chinh chiến dại khờ. Nếu đã kết thúc đường ai nấy đi rồi thì thôi không nói làm gì, nhưng chuyện tình dở dang lại khác. Dường như nó có thể ám ảnh ta cả đời. Giống như đang đọc một cuốn sách hay thì mất nửa sau vậy. Đã bao giờ bạn có cảm giác phát điên lên như vậy chưa?

“All Boundaries Are Conventions” có chút gì đó dịu êm, thanh thoát như một làn gió thu ở giữa cánh đồng hoa. Đầu óc ta thấy bình yên và thanh thản. Ngọn gió đưa ta vượt lên khỏi những mệt mỏi, định kiến, những luật lệ gò bó, những quy định. Ta sinh ra, được nuôi dạy, uốn nắn bởi bố mẹ, nhà trường, xã hội. Nhưng liệu đó có phải là bản chất thật sự của mình không? Nếu không thì khoảng cách giữa ta và nó là bao nhiêu? Ranh giới là gì? Liệu ranh giới do con người đặt ra có phải là để ta vượt qua? Cái gì được phép vượt qua và cái gì không được phép vựot qua? Mà vượt qua để làm gì? Nếu bạn đủ may mắn thì bạn sẽ khám phá ra nó đủ sớm…

“Chasing Luisa Rey” đưa ta đến cơn cực khoái thứ hai. Một cảm giác kì lạ trộn lẫn giữa kích thích, sung sướng và mệt mỏi. Trống đập liên hồi, căng thẳng lên quá cao, có nên dừng lại tạm nghỉ một chút đã rồi mới lại tiếp tục không nhỉ? Điệu nhạc như vờn lấy ta vậy, tiến rồi lại lùi, sang trái rồi lại sang phải, ngỡ đang lên mà lại là đi xuống.

Nhưng đỉnh cao nhất phải nói đến “Death Is Only A Door”. Hoàn hảo. Đẹp đẽ. Buồn man mác. Day dứt. Nhưng nó không hề tuyệt vọng chút nào. Chết chưa chắc đã là hết. Quan trọng là bạn đã sống hết sống trọn vẹn hay chưa. Thêm nữa dường như lúc nào cũng có một cánh cửa mở ra cho chúng ta. Cái này đóng lại, cái khác sẽ mở ra. Cuộc vui nào rồi cũng đến lúc kết thúc nên hãy trân trọng từng cuộc gặp gỡ, từng mối giao duyên trong cuộc đời này. Phân cảnh dùng bản nhạc này – phân cảnh Hae-Joo Chang chết là một trong những phân cảnh giàu cảm xúc nhất phim với tôi. Tôi không nghĩ ra một phân cảnh phim hiện đại nào có thể kết hợp âm nhạc với hình ảnh một cách hài hòa và tuyệt vời như vậy.

Nếu phải kể thêm một phân cảnh giàu biểu cảm thì đó phải là cảnh Sixsmith và Frobisher ném đĩa trong cửa hàng đồ sứ. Một cảnh quá đẹp của Frobisher và Sixsmith trong cửa hàng đồ sứ nhưng nhiều bạn không hiểu đã hỏi mình liệu ngoài đẹp ra thì ý nghĩa của nó là gì. Thực ra nếu đọc truyện rồi thì sẽ nhận ra ngay phân cảnh này là một giấc mơ mà Frobisher đã kể cho Sixsmith qua thư.

“Sixsmith, Dreamt I stood in a china shop so crowded from floor to far-off ceiling with shelves of porcelain antiquities etc. that moving a muscle would cause several to fall and smash to bits. Exactly what happened, but instead of a crashing noise, an august chord rant out, half-cello, half-celeste, D major [?], held for four beats. My wrist knocked a Ming vase affair off its pedestal — E-flat, whole string section, glorious, transcendent, angels wept. Deliberately now, smashed a figurine of an ox for the next note, then a milkmaid, then Saturday’s Chld-orgy of shrapnel filled the air, divine harmonies my head. Ah, such music! Glimpsed my father totting up the smashed items’ values, nib flashing, but had to keep the music coming. Knew I’d become the greatest composer of the century if I could only make this music mine. A monstrous Laughing Cavalier flung against the wall set off a thumping battery of percussion.”

Frobisher mơ mình đứng cùng Sixsmith trong một cửa hàng đồ sứ chật chội đầy những giá, những chạn đựng bát đĩa. Chỉ cần một cử động nhỏ cũng có thể làm mọi thứ không ngừng tuôn rơi. Nhưngt hay vì tiếng bát đĩa vỡ thì lại vang lên âm nhạc của bộ lục tấu Vân Đồ! Đó chính là cảm xúc của Frobisher khi anh viết Bộ Lục tấu Vân đồ: Frobisher tin rằng anh và Sixsmith sẽ còn tái ngộ nhau ở thế giới khác. Một thế giới tốt đẹp hơn, một nơi tình yêu của hai người không bị cấm đoán. Âm nhạc và tiếng ồn cũng chỉ mang tính quy ước, luật lệ quy tắc là do con người đặt ra và cũng do con người thay đổi, nếu tiếng ồn có thể trở thành âm nhạc thì hai người đàn ông yêu nhau cũng có thể trở thành bình thường!

Hay như một “Finale” hài hòa và mẫu mực. Mọi chuyện đã kết thúc rồi. Tưởng đóng mà lại mở. Tưởng mở mà lại đóng. Hay nó chỉ là ảo giác của một vòng lặp bất tận? Cái cảm giác Déjà Vu này sao lại cứ đi theo ám ảnh lấy chúng ta mãi? ....

Cloud Atlas xứng đáng được giải Best Film Editing. Chuyển thể từ 500 trang tiểu thuyết dày đặc nội dung đa tầng đa nghĩa với sáu câu chuyện và ta có gần ba tiếng phim. Tính ra mỗi câu chuyện chưa được 30 phút. Làm sao để mở đầu? Lên cao trào? Làm sao để kết thúc? Làm sao để giới thiệu, xây dựng và liên kết nhân vật? Chưa xét đến việc các đạo diễn phải chứng minh cho thấy câu tagline “Everything is connected” không chỉ là nói suông, giả sử là sáu truyện này không liên quan gì đến nhau thì với thời lượng ít như vậy cũng đã là cả một vấn đề nan giải. Có lẽ không còn cách xử lí nào tinh tế và tốt hơn được nữa. Vậy điều gì mấu chốt khiến nó trở nên tinh tế? Tất nhiên ta luôn phải nói trước rằng, những luật lệ quy định trong lĩnh vực nghệ thuật chỉ mang tính tương đối, những tác phẩm vượt qua khuôn khổ thông thường lại là những tác phẩm xuất sắc nhất. Nhưng để phá luật thì trước hết bạn phải hiểu rõ luật, phải xử lí được nó một cách hoàn hảo trước đã. Phim cũng giống như nhạc, yếu tố quyết định ở đây là “in time” – cả bộ phim duy trì được đúng tốc độ và nhịp điệu như nó phải thế, chứ không chậm lúc đầu và hơi gấp gáp về sau. Thế không có nghĩa là cả bộ phim đều đều như nhau, vì nhịp độ khác tốc độ. Giống như bạn chơi một bản nhạc, có lúc thăng, có lúc trầm, có lúc mãnh liệt, có lúc dịu êm. Tốc độ đương nhiên là khác nhau nhưng nhịp độ tuyệt đối không được lệch lạc.

Thoại của Cloud Atlas cứ tự nhiên thấm vào trong đầu tôi như một dòng suốt mát lạnh, dịu nhẹ. Lúc này bạn chỉ muốn vục đầu xuống nước mãi, để cho từng giọt nước khẽ chảy qua mắt, qua tai, qua miệng… Nó vừa tinh tế, ý nghĩa vừa sâu sắc, đa tầng, khiến ta phải suy nghĩ – nhưng nó cũng có thể hóm hỉnh, hài hước và mỉa mai khinh bỉ, giễu cợt khi cần. Xã hội ngập tràn cái ác. Bạn có nên làm gì không? Phải chăng trong ta nhiều lần suy nghĩ, cánh én chẳng làm nên mùa xuân. Có đúng chăng?

- Một việc làm nhỏ bé của ta thì có ích gì không, hay chỉ như giọt nước bỏ biển? - Nhưng không phải đại dương bao la cũng là nhiều giọt nước tạo thành mà nên ư?

- Quan trọng là sự thật từ góc nhìn của cô. - Sự thật là duy nhất. Những góc nhìn khác của nó… không phải là sự thật.

Câu hỏi đặt ra ở đây là: Chúa tạo ra thế giới, vậy làm sao ta biết cái gì được phép thay đổi và cái gì không được xâm phạm?

Bản chất thật sự của cuộc sống không bất tử đó là: hâu quả của những lời nói và hành động của ta sẽ còn tác động qua lại và kéo dài đến tận mãi về sau.

Tự tử thực sự là một việc đòi hỏi kỷ luật và đúng nhịp điệu.

Một cuốn sách dang dở nói cho cùng chẳng khác gì một chuyện ái tình dang dở.

Con tạo xoay vần bởi những thế lực vô hình. Chúng thích làm tim ta quằn quại. Những thế lực ấy có mặt trước khi ta sinh ra từ lâu và sẽ còn tiếp diễn sau khi ta trở về với cát bụi.

Đời ta không chỉ của riêng ta. Từ lúc sinh ra cho đến khi chết đi, ta đều kết nối tới những người khác. Dù là quá khứ và tương lai. Dù là thiện nghiệp hay ác nghiệp thì nó cũng khai sinh ra tương lai chính mình.

Ta có thể chi phối người khác một khi vẫn cho họ một cái gì đó. Cướp đi tất cả thì người ta sẽ không còn bị chi phối bởi quyền lực của mình nữa.

Ta nghe thấy nó trong giấc mơ. Trong một quán cà phê mộng mị. Ánh sáng chói lòa, dưới lòng đất và không lối thoát. Và bồi bàn, mặt mũi đều giống nhau.

….

Cloud Atlas là một bộ phim thật đẹp. Nó như một bài thơ. Nó như một đoạn nhạc. Nó như gần ba tiếng thiền và mang lại cho ta cảm giác bình yên và thanh thản trong tâm hồn. Mọi thứ đều hài hòa, ngay cả độ dài 3 tiếng cũng là vừa đủ. Không quá dài làm người ta mệt mỏi, không quá ngắn tạo cảm giác hụt hẫng. Quay phim tốt, đạo diễn, biên kịch và editing xuất sắc, thoại sâu lắng, diễn xuất tốt [đặc biệt là Tom Hanks, Jim Broadbent, Hugo Weaving… Ngay cả Donna Bae dù gặp phải rào cản ngôn ngữ nhưng thực sự nhiều lúc Bae diễn rất tốt]. Nhạc hoàn hảo và góp một phần quá lớn vào thành công của phim. Nhưng như tôi thường nói, xét cho cùng cái mà tôi đánh giá cao nhất ở một bộ phim là về cảm xúc. Cloud Atlas cũng không phải ngoại lệ.

Vậy nói tóm lại Cloud Atlas nói về cái gì? Phim là một thiên sử thi về lịch sử loài người. Nó dẫn dắt ta đi qua sáu câu chuyện một cách đan xen lẫn nhau từ năm 1849 cho đến một tương lai xa hậu tận thế, từ Seoul cho đến San Francisco, từ Cambridge cho đến Hawaii. Mọi thứ ở đây đều được kết nối với nhau một cách khéo léo và tinh tế. Phần nổi của sự kết nối được thể hiện như này: nhạc sĩ Robert Frobisher ở truyện 2 vô tình đọc được cuốn hải trình của Adam Ewing viết ở truyện 1, anh ta vốn viết thư đều đặn cho người tình Rufus Sixsmith kể về cuộc sống của mình. Nữ phóng viên Luisa Rey ở truyện 3 được Sixsmith nhờ lật tẩy vụ bê bối ở nhà máy điện hạt nhân Swannekke. Vô tình cô lại đọc được mấy lá thư của ông và kể cho thằng bé hàng xóm Javier. Javier sau này viết thành bản thảo trinh thám và gửi cho nhà xuất bản Timothy Cavendish. Cuộc đời của Timothy về sau được dựng thành phim và Người nhân bản Sonmi-451 xem. Vì lí do gì đó nên xảy ra Ngày Tận thế và Sonmi-451 lại thành Chúa của những người dân tộc trong tương lai.

1. Hành trình từ đảo Chatham băng qua Thái Bình Dương về San Francisco của luật sư Adam Ewing [Jim Sturgess] năm 1849 để kí kết giấy sở hữu nô lệ giữa bố vợ mình và Cha Horrox. Trên đường anh đã làm quen và kết bạn với anh nô lệ tự do Autua. Anh giúp Autua và được Autua cứu lại. Adam thay đổi, hiểu ra bộ mặt của chủ nghĩa thuộc địa và nô lệ và chống lại bố vợ, đưa vợ mình là Tilda đi theo những người hoạt động vì chủ nghĩa bãi nô.

2. Những lá thư của nhạc sĩ Robert Frobisher [Ben Whishaw] gửi cho người tình/người bạn Rufus Sixsmith từ Edinburg năm 1936. Robert Frobisher là một nhạc sĩ nghèo nhưng có tài, vì lối sống phóng đãng trụy lạc nên đã bị bố mình tước quyền thừa kế. Số phận đưa đấy anh đến làm việc cho một nhà soạn nhạc vĩ đại tên Vyvyan Ayrs ở Edinburg. Nhiều biến cố lớn đã xảy ra và rồi cuộc đời ngắn ngủi nhưng "tươi sáng" của RF đã kết thúc bằng việc anh tự tử.

3. San Fransico năm 1973, Luisa Rey [Halle Berry] là một nữ phóng viên ở một tạp chí làng nhàng, dù vậy "Cha nào con nấy" - cô được thừa hưởng cá tính và sự thông minh của bố mình - ông cũng là phóng viên. Nhờ nhận được nhiều giúp đỡ của tiến sĩ vật lí Rufus Sixsmith, tiến sĩ Isaac Sachs hay Joe Napier, quá trình điều tra những âm mưu, tiêu cực đằng sau nhà máy điện hạt nhân ở Swannekke đã thành công.

4. London năm 2012. Cuộc đời của nhà xuất bản Timothy Cavendish [Jim Broadbent] bước sang một trang mới ngay sau cái đêm tác giả của cuốn tự truyện "Đấm vỡ mồm" do ông xuất bản quẳng nhà phê bình từ ban công xuống đường vì tội dám chê. Cuốn sách chuyển sang bán chạy bất ngờ và Timothy bị đám xã hội đen anh em của tay tác giả kia đòi tiền. Nhờ ông anh trai giúp nào có ngờ lại bị lão ta chơi khăm cho vào viện dưỡng lão. Ở đây Tim đã cùng ba người bạn già lập kế hoạch trốn thoát...

5. Neo-Seoul trong tương lai năm 2144. Đây là một thế giới giả tưởng trong tương lai gần khi mà Người nhân bản vô tính bị coi và đối xử độc ác, tàn bạo như nô lệ. Câu chuyện xoay quanh Sonmi-451, một Người nhân bản làm công việc bồi bàn tại chuỗi cửa hàng ăn nhanh Papa Song. Cô được Hae-Joo Chang, người của Quân Giải phóng cứu và gửi đi Bản Khải huyền đi khắp thế giới và các thuộc địa không gian để thức tỉnh loài người. Kết cục: Sonmi-451 chết nhưng những lời nói của cô thì còn sống mãi.

6. Quần đảo Hawaii - 106 năm sau Ngày Tận Thế. Trong truyện và phim không nói lí do tại sao lại có thảm họa tận thế khiến loài người chết gần hết và trở về thời kì đồ đá. Nhưng từ những lời thoại và chi tiết trong phim thì phần nhiều là do phóng xạ. Có điều không rõ là chiến tranh hạt nhân hay do một ngôi sao nào đó bức xạ lên Trái Đất quá mạnh... Thế giới lúc này chỉ còn hai chủng người: Người Prescient văn minh, hiện đại với những công nghệ của loài người từ xa xưa và Người Dân Tộc. Câu chuyện là cuộc gặp gỡ giữa cô gái Meronyme người Prescient và chàng trai dân tộc Zachry. Người Prescient đang chết dần vì phóng xạ và hy vọng duy nhất của họ là gửi tín hiệu cầu cứu đến các thuộc địa của loài người hồi xưa ở ngoài không gian. Để làm được như vậy, Meronyme phải nhờ Zachry dẫn cô vượt qua lãnh địa của bọn ăn thịt người Kona lên đỉnh Mauna Sol, trung tâm truyền tín hiệu vệ tinh từ ngày xưa còn sót lại.

Tóm tắt lại là như vậy. Chỉ có điều cái kết nối mờ nhạt mà một số bạn kêu mờ nhạt nó không phải là cái kết nối chính, không phải cái mà bộ phim muốn truyền tải đến người xem. Không chỉ là những thứ rõ ràng, bề mặt mà còn là kết nối giữa con người từ thế kỉ này sang thế kỉ khác. Là một cuộc phiêu lưu qua hàng thế kỉ của các tâm hồn con người. Liệu có kiếp sau hay không? Kiếp sau của ta sẽ như nào? Có gặp lại những người quen xưa cũ hay chăng? Hành động/nghiệp chướng của ta ảnh hưởng thế nào đến quá khứ, tương lai, hiện tại... Đó là những con người dù là năm 1849 hay 2144 thì họ vẫn chiến đấu cho một lí tưởng cao đẹp. Là bước chuyển mình từ ác quỷ thành cái thiện của một con người trong suốt nhiều thế kỉ. Là một cuộc cách mạng thay đổi loài người trong tương lai được nhen nhóm từ cách đó mấy trăm năm, bắt đầu từ một hành động giúp anh nô lệ trốn tàu của Adam Ewing... Thật ra trong truyện chỉ nói rõ sáu nhân vật chính là kiếp sau của nhau thông qua cái vết bớt hình sao chổi, nhưng phim đã phát triển lên thêm các nhân vật xung quanh bằng cách sử dụng một diễn viên cho nhiều vai diễn khác nhau để nâng cao và nhấn mạnh thêm. Có lẽ trong phim, vết bớt sao chổi không còn quan trọng như trong truyện nữa. Tấm hình dưới đây tuy thiếu một số nhân vật phụ nhưng cũng đủ để ta hình dung mối quan hệ của các nhân vật trong sáu truyện.

Tom Hanks đóng các vai: bác sĩ Henry Goose [truyện một], tay quản lí nhà trọ mà nhạc sĩ Robert Frobisher tự tử [truyện hai], tiến sĩ Isaac Sachs [truyện ba], tay xã hội đen viết sách rồi quẳng nhà phê bình chê sách của mình qua ban công Dermot Hoggins [truyện bốn], diễn viên đóng vai Timothy trong bộ phim mà Sonmi-451 xem [truyện năm], anh dân tộc Zachry [truyện sáu], Zachry lúc già đang kể truyện lại cho lũ cháu. Halle Berry đóng các vai: người phụ nữ bản xứ mà Adam Ewings gặp khi nhìn thấy anh nô lệ Autua bị quất roi [truyện một], Jocasta vợ của nhà soạn nhạc Vyvyan Ayrs [truyện hai], nữ phóng viên Luisa Rey [truyện ba], một vị khách trong lễ trao giải Lemon [truyện bốn], tay bác sĩ Ovid gỡ vòng cổ cho Sonmi-451 [truyện năm], cô gái người Prescient tên Meronyme [truyện sáu], Meronyme lúc già. Jim Broadbent đóng các vai: thuyền trưởng Molyneux của con tàu "Nữ tiên tri" mà Adam Ewing đi về San Francisco [truyện một], nhà soạn nhạc Vyvyan Ayrs [truyện hai], nhà xuất bản Timothy Cavendish [truyện bốn], ông già ăn mày kéo đàn nhị ở khu ổ chuột [truyện năm], một người Prescient trên con tàu [đoạn gần cuối truyện sáu]. Hugo Weaving đóng các vai: ông bố vợ Haskell Moore của Adam Ewing [truyện một], nhạc trưởng Kesselring [truyện hai], tay sát thủ Bill Smoke [truyện ba], y tá Noakes [truyện bốn], Mephi - người quyết định kết cục cuối cùng của Sonmi-451 [truyện năm], Già Georgie [truyện sáu]. Jim Sturgess đóng các vai: luật sư Adam Ewing [truyện một], tay họa sĩ bị đuổi khỏi nhà trọ [truyện hai], bạn của Megan Sixsmith, xuất hiện trong bức ảnh mà Rufus Sixsmith khoe với Luisa Rey ở thang máy [truyện ba], anh nông dân Scotland trong quán rượu [truyện bốn], chỉ huy Hae-Joo Chang [truyện năm], Adam - em rể của Zachry [truyện sáu]. Donna Bae đóng các vai: Tilda - vợ của Adam Ewing [truyện một], bạn của Megan Sixsmith, xuất hiện trong bức ảnh mà Rufus Sixsmith khoe với Luisa Rey ở thang máy [truyện ba], người phụ nữ Mexico giết sát thủ Bill Smoke [truyện ba], Sonmi-451 [truyện năm]. Ben Whishaw đóng các vai: thằng bé chạy việc trên tàu [truyện một], nhạc sĩ Robert Frobisher [truyện hai], tay hipster bán bản nhạc "Cloud Atlas" cho Luisa Rey [truyện ba], Georgette - chị dâu và cũng là người tằng tịu với Timothy Cavendish [truyện bốn], gã hỏi câu "Đông cơ liên hợp" [truyện sáu]. Keith David đóng các vai: nô lệ Kupaka của gia đình Cha Horrox [truyện một], Joe Napier - trưởng bộ phận an ninh của Seaboard, người cuối cùng lại quay ra giúp Luisa Rey [truyện ba], tổng tư lệnh An-kor Apis [truyện năm], một người Prescient trên con tàu đón Meronyme [gần cuối truyện sáu]. James D'Arcy đóng các vai: Rufus Sixsmith lúc trẻ [truyện hai], Rufus Sixsmith lúc già [truyện ba], y tá James ở viện dưỡng lão Aurora [truyện bốn], Lưu trữ viên [truyện năm]. Châu Tấn đóng các vai: tay quản lí khách sạn nơi Rufus Sixsmith bị Bill Smoke giết [truyện ba], Yoona-939 [truyện năm], Rose - em gái của Zachry [truyện sáu]. David Gyasi đóng các vai: anh nô lệ Autua [truyện một], Lester Ray - bố của Luisa Rey [truyện ba], Duophsyte - người Prescient [truyện sáu]. Hugh Grant đóng các vai: Cha Horrox ở đảo Chatham [truyện một], nhân viên khách sạn nơi Robert Frobisher và Rufus Sixsmith ngủ với nhau [truyện hai], Lloyd Hooks - CEO của tập đoàn Seaboard [truyện ba], Denholme - anh trai của Timothy Cavendish [truyện bốn], Seer Rheer - quản lí cửa hàng Papa Song nơi Sonmi-451 làm việc [truyện năm], tộc trưởng Kona [truyện sáu]. Susan Sarandon đóng các vai: vợ của Cha Horrox [truyện một], Ursula - tình yêu lớn của Timothy Cavendish [truyện ba], Yusouf Suleiman - nhà khoa học đòi quyền bình đẳng cho Người nhân bản [truyện năm], Nữ tư tế [truyện sáu].

Nghiệp chướng, đầu thai, kiếp trước kiếp sau... là một trong những thông điệp mà bộ phim mang tới. Nó được thể hiện rõ qua dụng ý chọn và sử dụng một diễn viên cho nhiều vai khác nhau. Ta có thể thấy rõ nhiều liên kết ở đây như là: - Ở truyện một, bố vợ của Adam Ewing [Hugo Weaving] là người ủng hộ chủ nghĩa nô lệ, Adam Ewing thông qua cuộc hành trình về San Francisco đã trở nên thay đổi và nhìn ra bản chất xấu xa của nó. Anh kéo vợ [Tilda - Donna Bae] chống lại ông bố vợ, đi làm việc với những người theo chủ nghĩa bãi nô. Và đến truyện năm, sự việc lại lặp lại: ông bố vợ là lão Boardman Mephi đại diện cho Đảng - giai cấp áp bức bóc lột, Tilda lúc này là Sonmi-451 [người nhân bản bị đối xử không khác gì nô lệ] được Hae-Joo Chang của Quân giải phóng [chính là Adam Ewing ở truyện một] cứu và cho cô nhìn thấy sự thật, cùng nhau chiến đấu... Hai người lại yêu nhau. Sonmi-451 chết trong hy vọng, ở một thế giới khác sẽ có Hae-Joo Chang đợi mình ở đó, như Tilda đã từng đợi Adam... Sự đối đầu của hai người với các nhân vật do Hugo Weaving đóng là mãi mãi về sau, là không thể tránh khói: từ con rể + con gái đối đầu với bố, đến người phụ nữ Mexico ra tay giết sát thủ Smoke cứu Luisa và Joe, anh nông dân Scotland ra đòn dứt điểm y tá Noakes, Hae-Joo Chang và Sonmi-451 chống lại Chính phủ độc tài mà đại diện là Mephi. Ở đây ta có thể thấy một sự phát triển tuyến tính của nhân vật do Jim Sturgess đóng: từ mới bắt đầu thay đổi chống lại sự bất bình đẳng biến thành một mắt xích quan trọng của Quân Giải phóng.

- Bản thân các nhân vật của Hugo Weaving đóng xuyên suốt sáu truyện đều là ác và khá có "duyên" với các nhân vật do Halle Berry đóng. Từ ông bố vợ ủng hộ chủ nghĩa nô lệ, cho đến tay nhạc trưởng phát xít người Đức Kesselring [Halle Berry đóng vai Jocasta vợ Vyvyan Ayrs là người Do Thái!], tên sát thủ Bill Smoke tìm cách giết Luisa Rey bịt đầu mối, lão Boardman Mephi của Đảng trong truyện năm, Già Georgie thì thầm, kích động, xúi giục Zachry giết Meronyme. Một điều thú vị là Frobisher tự tử bằng khẩu súng lục Luger của Đức quốc xã - Đức quốc xã cũng diệt chủng người đồng tính như người Do Thái. Các câu thoại đáng chú ý của các nhân vật do Hugo Weaving đóng cũng khá là giống nhau.

- Các nhân vật do Tom Hanks đóng, khởi đầu là ác và trải qua 6 câu chuyện, đấu tranh với bản ngã của mình đã trở về cái thiện: từ lão bác sĩ độc ác Henry Goose ở truyện 1, lão quản lí phòng trọ tham lam ở truyện 2, đến tiến sĩ Isac Sachs, lẽ ra nếu không gặp Luisa Rey [Halle Berry] thì anh ta có lẽ cũng sẽ im lặng để nhà máy hạt nhân đó nổ, nhưng vì làm vậy nên Sachs chết và quay lại cái vòng bất tận là đấu tranh với bản ngã trong mình, đó là Dermot ở truyện 4. Truyện 6 là thể hiện rõ nhất sự đấu tranh giữa cái ác và cái thiện trong ông ta, và một lần nữa lại nhờ nhân vật của Halle Berry là Meronym để tìm về với ánh sáng. Xuất phát điểm và con đường của Tom Hanks và Hugo Weaving là như nhau, tại sao kết thúc lại khác nhau? Câu trả lời chỉ có một: tình yêu với Halle Berry. Tình yêu chiến thắng cái chết. Tình yêu đánh bại cái ác. Tình yêu giúp ta vượt qua được nỗi sợ hãi, sự phụ thuộc vào mấy lời tiên tri của Nữ tư tế. Zachry đã dám đứng lên không nghe lời tiên tri số ba và cứa cổ tên Kona đã giết chết em gái mình. Một sự thay đổi lớn! Đến mức Isaac Sachs phải thốt lên: "Lúc này đây tôi đã làm cái việc mà lúc trước tôi không nghĩ mình sẽ dám làm. Mới hôm trước đời tôi còn đang đi theo hướng đó, vậy mà hôm nay nó đã rẽ sang hướng khác."

- Hàng loạt những cách chuyển cảnh giống nhau: ví dụ như Sonmi-451 và Hae-Joo Chang đang đi trên cái thanh sắt chạy trốn thì chuyển sang cảnh anh nô lệ Autua đi trên cánh buồm, Luisa Rey đang nói chuyện với Sixsmith thì chuyển sang cảnh Cavendish nói chuyện điện thoại... - Sixsmith bị Bill Smoke bắn vào họng, hệt như cách người tình cũ Rober Frobisher tự tử. - Viện dưỡng lão Aurora ở truyện bốn chính là căn nhà nơi Vyvyan Ayrs từng ở. - Ông già vô gia cư ở khu ổ chuột của quân giải phóng chơi bản nhạc Cloud Atlas cũng là Vyvyan Ayrs. - Chi tiết cái viên ngọc. Tay bác sĩ Henry Goose [Tom Hanks] cắt trộm từ áo của Adam Ewing [Jim Sturgess], rồi nó lại xuất hiện trên chiếc áo vét của Rufus Sixsmith tặng Robert Frobisher, và Robert Frobisher phải dùng nó để trả tiền cho lão chủ quán trọ [Tom Hanks], rồi cũng chính Zachry [Tom Hanks] lấy trộm của em rể Adam [Jim Sturgess]. Cái lúc Zachry bị bọn Kona tấn công, cổ họng anh ta bị nghẹn bởi chính viên ngọc ấy. Lúc nó đứt ra cũng là lúc Zachry giết được tên Kona! Tôi không chắc là cái nhẫn trên tay Isaac Sachs và cái khuyên tai của Dermot Hoggins có phải là nó không. Nhưng nếu đúng là vậy thì đây là một chi tiết cực kì thú vị. - Nhiều nhân vật có một nhân cách đồng đều qua nhiều thế kỉ, nhiều câu chuyện khác nhau: Donna Bae đều đóng vai thiện, các nhân vật Hugh Grant đóng toàn là vai ác. - Thằng bé chạy việc trên tàu [Ben Whishaw] vs. thuyền trưởng Molyneux giống như Robert Frobisher vs. Vyvyan Ayrs. - Keith David và David Gyasi luôn đồng hành cùng nhau: cùng là nô lệ ở đảo Chatham, cùng ở một trung đội hồi chiến tranh Triều Tiên, cùng là một số ít người Prescient còn sống sót. - Bãi nôn của Adam Ewing và bãi nôn của Seer Rheer. - Ở truyện bốn, y tá Noakes có dọa Timothy Cavendish là nếu không biết cư xử sẽ bị cho ăn "soap". - Seer Rheer [Hugh Grant] là người giết Yoona-939, sau đó chết vì dùng Soap quá liều. Đến truyện sáu, trưởng tộc Kona [cũng là Hugh Grant] giết chết Rose [Châu Tấn] và sau đó bị Zachry [Tom Hanks] cứa cổ chết. Ngược lại thì ở truyện ba, Isaac Sachs [Tom Hanks] lại bị Llyod Hooks [Hugh Grant] thuê Bill Smoke giết. Và còn rất rất nhiều chi tiết khác nữa....

Cloud Atlas là một phim mang tính hai mặt [duality] rất mạnh – bạn có thể tiếp cận và suy ngẫm theo hai cách khác nhau: tâm linh/triết lý và khoa học. Nó tùy thuộc vào bạn. Như Albert Einstein đã nói:”Khoa học mà thiếu tôn giáo thì khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng.” Đầu thai hay nghiệp chướng không phải là chủ đề duy nhất của bộ phim xét theo phía tâm linh/triết lý. Cloud Atlas còn nêu lên rất nhiều vấn đề khác nữa: chủ nghĩa nô lệ, phân biệt chủng tộc, cái thiện đối đầu với ác, đồng tính, sống và chiến đấu vì lý tưởng, tình yêu, đức tin, hy vọng, lòng dũng cảm, sự sống, cái chết, nỗi sợ hãi… Tác giả David Mitchell viết truyện này bị ảnh hưởng khá nhiều bởi các triết gia như Wittgenstein, Nietzsche, Freud hay thậm chí là đạo Phật [Phật giáo thực ra không hẳn là một thứ tôn giáo mà nó nghiêng về triết học nhiều hơn]. Để thấm hết cần không ít thời gian chứ không phải chỉ là sáu câu chuyện liên kết hời hợt như nhiều người nghĩ. Chẳng phải tự nhiên mà “Cloud Atlas” được đề cử giải Mann Booker năm 2004.

Còn nếu xem xét Cloud Atlas về phía cạnh khoa học thì sẽ là một vấn đề khá là phức tạp và mệt mỏi, nào là cơ học lượng tử, lý thuyết trò chơi và nhiều yếu tố hầm bà lằng khác nữa mà tôi không nắm rõ và cũng không muốn đề cập đến trong phạm vi bài viết này vì nó đã đi một chút quá xa.

Một số bài dài hơi khác:

My 50 favorite Mind-bending Movies Catching Fire: Sequel Syndrome & Franchise Disorder History of World Cinema [Part II: The Silent Era] History of World Cinema [Part I: Intro] 13 Greatest Black Comedies of All Time Nghệ thuật dựng phim: phần I ‘Man of Steel’ Case Study: Superhero – A Never Ending Trend Mulholland Drive: Sixteen Reasons Why I Love You LOST HIGHWAY Brazil [1985]: An awesome cult-classic Masterpiece The Matrix's Concept Từ Sucker Punch nói chuyện Mainstream vs. Cult: The Case For Success Incubators The Town Rashomon Akira Kurosawa và điện ảnh Nhật Bản 100 năm qua > Vốn là một người không quá ấn tượng hay thích phim bom tấn nhưng phải công nhận là từ năm 2012 đến giờ tôi ra rạp xem khá nhiều phim "thể loại này", nhiều đến mức phát ngán ngẩm, từ Thor, Avengers, The Dark Knight Rises, Fast Six... Tuy biết vậy nhưng hôm nọ vẫn mua vé xem Man of Steel của Zack Snyder với hy vọng sẽ có gì đó mới mẻ hơn vì tôi khá tin tưởng vào cái tên Zack Snyder. Ngoài ra thì bản thân tôi không có nhiều hứng thú với comics, siêu anh hùng nói chung hay siêu nhân nói riêng lắm. Nhưng đối với những người yêu thích comics thì có lẽ vài năm gần đây là một giai đoạn tuyệt vời khi chưa bao giờ chủ đề này lại nóng và hấp dẫn với các hãng phim đến vậy. Hầu hết những cái tên ưa thích trong truyện tranh của Marvel và DC đã/đang và sắp được lên màn ảnh rộng, những biểu tượng văn hóa đại chúng đang được các hãng phim xào xáo lại theo mọi cách để trở thành những sản phẩm bình mới rượu cũ của thế kỉ 21.

Dễ làm dễ ăn dễ kiếm tiền, lượng fan hâm mộ đông đảo từ bên comics, các hợp đồng kinh doanh sản phẩm ăn theo béo bở, độ rủi ro thấp nên không có gì ngạc nhiên khi mô hình làm phim kiểu này đang trở thành con gà đẻ trứng vàng của các hãng phim. Nó gợi cho tôi nhớ lại cái thời hoàng kim của thể loại phim cao bồi viễn Tây. Bắt đầu từ những năm 39,40 và kéo dài cho đến những năm cuối thập kỉ 50, đầu thập kỉ 60, phim cao bồi viễn Tây chủ yếu xoay quanh những tay súng miền Tây phiêu lãng cô độc, những người đại diện cho một tiêu chuẩn đạo đức cao hơn pháp luật của cái thời xa vắng ấy. Những kẻ sẵn sàng sử dụng bạo lực khi cần để bảo vệ công lí trong một thời đại có thể gọi là hoang dã, bạo lực và cực kì mọi rợ.

Bản thân các siêu anh hùng cũng không khác là mấy. Họ là những gì con người tìm kiếm trong thời kì "loạn lạc mới". Những hình mẫu lí tưởng nằm ngoài sự ràng buộc của pháp luật và chính quyền giúp họ thỏa mãn mọi ước nguyện mà xã hội, mà công lí, mà pháp luật không thể thực hiện được. Những con người ẩn danh, đôi khi là cô độc giúp bảo vệ nước Mĩ khỏi những kẻ thù mới: phát xít, chủ nghĩa cộng sản, khủng bố, người ngoài hành tinh... Comics đã có nguồn gốc từ lâu, nó ra đời trong chiến tranh thế giới thứ hai và nội dung thuở sơ khai đó là về chiến tranh. Khi đó nó là một phương tiện giải trí giúp người ta quên đi sự chán nản, tàn khốc của chiến tranh. Qua nhiều năm tháng và giai đoạn, nhiều thứ đã thay đổi, từ mục đích, ý nghĩa, cốt truyện cho đến cách tiếp cận khán giả nhưng chỉ có một điều bất biến duy nhất vẫn là không đổi: lí do khiến khán giả vẫn yêu thích các siêu anh hùng. Ở đây chúng ta sẽ không bàn về lịch sử của comics mà sẽ chỉ nói đến tác động của comics với điện ảnh thời hiện đại. Tại sao lại là bây giờ? Tại sao các phim về siêu anh hùng lại bùng nổ vào lúc này hơn bao giờ hết? Kĩ xảo và sự phát triển vượt bậc của công nghệ điện ảnh cũng chỉ là một phần nguyên nhân nhỏ. Lí do sâu xa hơn ở đây là: lúc này đây khán giả cần các siêu anh hùng hơn bao giờ hết. Họ cần một phương tiện, cần một thứ giải trí giúp họ ngủ ngon, giúp họ thỏa nguyện, giúp họ phần nào quên đi thực tại khó khăn: kinh tế ảm đạm, đạo đức xã hội đi xuống, khủng bổ và mâu thuẫn quân sự leo thang...

Manh nha từ năm 1978 với Superman của Christopher Reeve, tiếp nối với Superman II, Superman III, Superman IV... và sau đó là loạt phim Batman từ năm 1989 đến 1997 nhưng kỉ nguyên vàng của thể loại phim siêu anh hùng chính thức bắt đầu từ năm 2000 với X-Men. 13 năm trôi qua và các fan hâm mộ comics đã được mãn nhãn, no nê con mắt và cũng không hiếm khi thất vọng với những tác phẩm chuyển thể hoành tráng: bộ ba Spider-Man [2002, 2004, 2007] và giờ đã được reboot với The Amazing Spider-Man [2012], The Amazing Spider-Man 2 cũng sẽ ra rạp năm 2014. Là bộ ba nổi tiếng của Nolan đã thay đổi cái nhìn của nhiều người về thể loại siêu anh hùng, mang lại một chút không khí mới lạ: Batman Begins [2005], The Dark Knight [2008] và The Dark Knight Rises. Là một chuỗi các phim về nhóm X-Men [X-Men, X2, X-Men: The Last Stand, X-Men First Class, X-Men: Days of Future Past ra rạp 2014] và hàng loạt spin-off về nhân vật được yêu thích nhất trong nhóm: Wolverine. Là Watchmen của Zack Snyder. Đây chính là lí do khiến tôi háo hức chờ đợi Man of Steel. Tôi muốn xem Zack sẽ đặt dấu ấn cá nhân của mình vào nhân vật nhàm chán Superman thế nào, liệu nó có thể trở nên tuyệt vời như Watchmen? Là Avengers [2012] và Avengers 2 cũng đã được quyết định sẽ ra rạp năm 2015. Là bộ ba Iron Man của Robert Downey Jr [2008, 2010, 2013] Là Thor [2011, 2013], là Captain America [2011, 2014] Là Kick-Ass [2010, 2013], Hulk [2003, 2008], Daredevil [2003], Elektra [2005], Push [2009], Catwoman [2004], Green Lantern [2011], Punisher [2004, 2008], Hellboy [2004, 2008], Hancock [2008], Fantastic Four [2005, 2007], Jumper, I am number Four, Jonah Hex, Ghost Rider, Blade, Dredd, The Green Hornet... Là những dự án tương lai đã được duyệt như Ant-Man, Guardians of the Galaxy, The Fantastic Four [reboot], TMNT, Justice League...

Những cái tên trong danh sách còn kéo dài mãi mãi và có một điều chắc chắn là: trào lưu này sẽ còn lâu mới kết thúc. Cho đến khi nào các hãng phim vẫn tiếp tục ăn nên làm ra. Đó là tính chất muôn đời của Hollywood. Không có trào lưu nào tự dưng xuất hiện hoặc biến mất, nó chỉ chuyển từ hình thái này sang hình thái khác mà thôi. Trong bất cứ chuyện gì cũng đều có hai mặt tiêu cực và tích cực, tuy không thể phủ nhận nhiều tác phẩm chất lượng về mặt giải trí và chỗ đứng riêng của phim siêu anh hùng nhưng nói một cách khách quan thì việc các hãng phim sản xuất phim siêu anh hùng có hại với nghệ thuật điện ảnh hơn là có lợi. Tôi không bàn đến vấn đề doanh thu nhưng về mặt chất lượng thì dòng phim siêu anh hùng đang đi vào lối mòn tụt dốc nghiêm trọng. Nhưng đó là một điều mà chúng ta phải chấp nhận mà thôi. Vì hiện thực kinh doanh là thế. Điện ảnh trong con mắt nhiều người cũng chỉ là một hình thức kinh doanh và trong mắt các doanh nhân thì đồng tiền là trên hết. Mỗi một ngành công nghiệp đều có những mô hình thành công đã được thừa nhận và trong thời điểm hiện tại thì phim siêu anh hùng chính là mô hình đó.

Quay lại với phim cao bồi viễn Tây, vào thời điểm kết thúc kỉ nguyên vàng của dòng phim này không đồng nghĩa với việc các nhà làm phim Hollywood ngừng làm phim về nó mà họ phải tìm cách tiến hóa, chuyển mình cho hợp với thời đại. Những nhân vật, ý tưởng, phong cách mới... thậm chí là khác xa với những phim đời đầu đã mang lại nhiều nét tươi mới và thú vị, thậm chí nhiều tác phẩm nghệ thuật thực sự. Liệu chúng ta có thể hy vọng một điều tương tự với phim siêu anh hùng? Cũng không hẳn là không thể, hãy cứ hy vọng, hãy cứ để thời gian trả lời xem sao. Hoặc chúng ta cũng có thể suy nghĩ một cách lạc quan tếu như sau: kể cả khi Zack Snyder mang lại một Man of Steel nhàm chán, tẻ nhạt như bao phim siêu anh hùng khác đi chăng nữa thì cũng vẫn sẽ có một ánh sáng nơi cuối đường hầm: anh ta sẽ có tiền và tiếng nói hơn với các hãng phim để xin tiền cho những dự án phim thú vị nhưng khó có khả năng lôi khán giả ra rạp trong tương lai của mình. Và đó là một điều tốt. Và hãy hy vọng.

Lần đầu tiên tôi cảm thấy mình hồi hộp và mong đợi một phim siêu anh hùng đến thế. Cái tên Zack Snyder và vài trailer đậm chất tâm lí là một sự kích thích và kết hợp thú vị khiến tôi nóng lòng và chỉ quan tâm đến một điều duy nhất: Zack Snyder sẽ xử lí nội dung và kịch bản này như thế nào? Đã từ lâu tôi luôn mong chờ một bộ phim có tính giải trí cao, mãn nhãn nhưng vẫn hoàn hảo hảo mẫu mực [hay ít nhất là trên mức tròn vai] về mặt filmmaking. Gần đây thì có Cloud Atlas đã làm khá xuất sắc điều này nhưng tự thân Cloud Atlas không phải là một phim hành động và nó càng không phải là một phim bom tấn. Tiền làm phim là của chị em nhà Wachowski tự bỏ ra và huy động các nhà tài trợ chứ không phải tiền của hãng phim. Có lẽ vì vậy nên nó vẫn mang những đặc tính tốt của một phim Indie: xa cách và làm khó khán giả quần chúng. Và kết quả thì đã quá rõ ràng: nó thất bại nặng nề về mặt doanh thu phòng vé. Nhưng Man of Steel có thể khác, hay nói đúng hơn nó có nhiều cái rất khác. Nó có thể làm tốt hơn. Nó có thiên thời, địa lợi và nhân hòa để làm nên sự thành công này. Và Zack Snyder là một người có tham vọng, anh ta sẽ tận dụng cơ hội này. Câu hỏi ở đây là liệu anh ta sẽ dung hòa được hai yếu tố này hay Man of Steel sẽ trở thành một món ăn hổ lốn/tầm thường không hơn không kém?

Trong lĩnh vực nghệ thuật nói chung và điện ảnh nói riêng, tài năng là điều kiện cần và đôi khi chỉ có tài năng là chưa đủ. Thế giới này rất rộng lớn và còn cực kì nhiều người khác cũng giỏi như vậy. Cái làm ta nổi bật lên giữa đám đông chính là cá tính và phong cách. Ta làm tốt những việc mà nhiều người đã làm tốt thì nó cũng trở thành bình thường và trở nên khó biết đến hơn. Quan trọng và khó hơn là ta có đủ can đảm, quyết đoán để là chính mình, để đặt cái cá tính, con người mình vào những sản phẩm mình làm ra cho dù người khác có không thích hay chỉ trích nó hay không? Để khi đặt nó cạnh những tác phẩm đương thời, ta có thể tự hào nói rằng họ - những người khán giả có thể nhận ra rằng đó là của mình ngay lập tức, không do dự, không suy nghĩ. Với tôi, Zack Snyder là một đạo diễn như vậy. Những phim của anh ta như 300, Watchmen, Sucker Punch đều có chất riêng và mang đậm dấu ấn cá nhân. Đó là những tác phẩm nghệ thuật tự do, phóng túng về mặt hình ảnh, những món ăn bắt mắt nhờ sự chú ý đến những tiểu tiết trong từng cảnh quay, từng bộ trang phục, từng khung hình. Phải nói rằng sự chăm chút một cách kĩ lưỡng cho thẩm mĩ đã trở thành thương hiệu của Zack. Được nhiều người khen và cũng không ít lời phê bình tơi tả nhưng nhìn chung phim của anh ta đều gây ấn tượng với họ chứ không phải là một cái gì đấy làng nhàng, mờ nhạt. Có thể Zack Snyder chưa đặt tới cái tầm của nhiều đạo điễn huyền thoại trong quá khứ để cá tính và phong cách của anh ta được công nhận chung nhất trong giới phê bình nhưng trong cái giai đoạn điện ảnh nhạt nhẽo như hiện tại của Hollywood thì Zack Snyder là một làn gió cực kì thú vị.

Nếu chỉ nói đến phong cách và cái chất riêng của Zack Snyder thì Man of Steel là một sản phẩm thất bại. Sau một bộ phim ta đều có những cảm xúc và chiêm nghiệm cho riêng mình nhưng thú thật mà nói, những gì tôi cảm thấy và cảm nhận được sau 143 phút hành động điên cuồng chỉ là một sự thất vọng và hụt hẫng khó tả. Man of Steel không phải là một bộ phim dở, ít nhất là khi xét trên đúng hệ quy chiếu và chỗ đứng của riêng nó. So với những phim siêu anh hùng khác thì Man of Steel thể hiện sự vượt trội về nhiều mặt: độ hoành tráng và đập phá, cách dẫn truyện, nhạc nền, lời thoại, tâm lí nhân vật... Một điểm 7 có lẽ là hợp lí. Nhưng nói nó là một sản phẩm thất bại của Zack vì nó đi ngược lại với phong cách và thương hiệu đã xây dựng nên cho chính mình. Nếu như đi xem phim này mà không hề biết một chút thông tin gì về phim thì tôi không nghĩ đây là một phim của Zack.

Anh ta đã chạy theo số đông, đã sợ sức mạnh của một lớp fan hâm mộ siêu nhân đông đảo mà chiều lòng họ, đã làm Man of Steel để đạt được thành công trong mainstream một cách an toàn và được đón nhận rộng rãi nên cuối cùng nó kết thúc là một sản phẩm làng nhàng. Kiểu sản phẩm làm bạn tạm thỏa mãn nhưng không tạo được cảm hứng, giống như một bữa ăn cho đỡ cơn đói tạm thời nhưng chả no được lâu, hoặc không có gì đáng nhớ để bạn quay lại đó lần sau, một tác phẩm nhờ nhờ, nhạt nhòa như bao bộ phim bom tấn gần đây của Hollywood. Những bộ phim có thể là đáng tiền vé bỏ ra đấy nhưng không đáng để ta xem lại lần hai.

Trào lưu phim siêu anh hùng đang dần định nghĩa lại chuẩn mực một bộ phim hành động trong suy nghĩ khán giả theo một chiều hướng xấu: không biết từ bao giờ, đánh nhau đập phá tung tóe, nát bét thành phố càng tốt lại là tiêu chí để đánh giá một phim hành động/viễn tưởng hay. Không biết từ bao giờ những người thưởng thức điện ảnh trở nên dễ dài và tặc lưỡi với câu nói cửa miệng quen thuộc: "Đây là phim hành động, xem sướng mắt là được rồi, đừng bắt bẻ nội dung hay những cái khác làm gì."

Những người đạo diễn, sản xuất nghĩ rằng họ có thể làm thế để tung hỏa mù và lóa mắt người xem để khán giả quên đi những giá trị thực sự cần phải trân trọng của điện ảnh. Nhưng hóa ra là đúng thật. Họ - những người làm kinh doanh luôn đúng. Ít nhất là từ những con số doanh thu. Ít nhất là cách nhìn nhận, nhận thức và phản hồi của đám đông. Vì sao? Vì làm người xem choáng ngợp với hành động, kĩ xảo, hiệu ứng ngập tràn thì dễ. Làm người xem rung động bằng cảm xúc, bằng nghệ thuật, bằng những khoảnh khắc đáng nhớ... thì khó. 143 phút Man of Steel không có nổi một phân cảnh khiến tôi cảm thấy xao xuyến, run rẩy, phấn khích hay phải thốt lên một câu cảm thán. Dường như những khán giả ở rạp cũng có chung cảm xúc như vậy. Yên ắng quá, ngay cả sau khi bộ phim kết thúc, ít ai bàn tán, phấn khích nhất là sau 143 phút đầy adrenalin.

Ngoài action và kĩ xảo tràn lan [thật sự sau khi xem quá nhiều phim hành động bom tấn thì những bộ phim đánh nhau không ngừng nghỉ + nội dung sơ sài khiến tôi cảm thấy rất mệt mỏi] thì không còn có gì đặc biệt thêm để nói về Man of Steel. Hay gọi Man of Steel là một phiên bản nâng cấp, sửa lỗi hơi chắp vá của The Avengers cũng chẳng sai. Kết cấu và cấu trúc không khác gì mấy các phim siêu anh hùng khác. Lướt qua một lượt internet thấy đều khen Zack đã thêm vào những phần khắc họa tâm lí siêu nhân từ bé, hay cách dẫn truyện "hơi khang khác" với những phim siêu anh hùng đã từng làm. Nhưng thật sự tất cả đều làm chưa tới. Tất cả đều nửa vời. Kịch bản viết quá tệ và cẩu thả, quả không hổ danh Goyer. Dẫn truyện tốt nhưng nhịp phim không ổn định và biên tập quá tệ hại khiến lúc xem cảm thấy rất rất khó chịu. Phát triển nhân vật tưởng là dành nhiều thời gian hơn các phim siêu anh hùng khác nhưng lại vẫn sơ sài, khắc họa tâm lí rất hời hợt cho gọi là có, thật sự xem không thấy chút cảm xúc và đồng cảm với nhân vật chút nào. Những cảnh tâm lí xem trên trailer khá hứa hẹn nhưng đến lúc đặt trong tổng thể bộ phim thì lại vô cùng lạc lõng. Nhạc nền khiến nhiều lúc tưởng đang xem The Dark Knight Rises, nhạc của Hans Zimmer đang dậm chân tại chỗ và đi vào lối mòn, còn nhạc phim không có gì đặc biệt, quả là một điều thất vọng vì qua Sucker Punch và Watchmen thì tôi thấy Zack Snyder có gu nhạc rất chất. Nhưng điều đó đã không xảy ra trong Man of Steel. Bản thân tôi không có vấn đề gì với kĩ xảo kể cả nó tràn lan, nếu như nó là cái nền để phục vụ cho một tầng lớp nghĩa cao hơn của phim. Nhưng ở Man of Steel thì dường như nó đứng một mình, khoe mẽ, vô duyên và lố bịch. Diễn xuất tệ, một điều thường thấy ở các phim siêu anh hùng, từ nam chính cho đến nữ phụ. Siêu nhân - anh xuất hiện trong phần lớn thời lượng của phim nhưng không để lại ấn tượng gì mấy. Amy Adams cũng không thể cứu nổi một Lois Lane nửa vời. Trong Man of Steel, tuy Lois Lane được khắc họa đỡ tẻ nhạt hơn mấy bình hoa di động của siêu anh hùng khác một chút nhưng hình như biên kịch nghĩ thế là đủ cho một phim thể loại này rồi thì phải? Zod và Faora có lẽ là những điểm sáng về nhân vật duy nhất trong phim, một phong trào mới nổi của Hollywood trong thời gian gần đây khi để vai chính diện mờ nhạt và phản diện trở thành ngôi sao. So sánh các yếu tố khác về filmmaking so với những phim trước của Zack Snyder nói chung hay Watchmen nói riêng [cũng là một phim siêu anh hùng khác] thì không khác gì một trời một vực. Điều này thật đáng buồn, vì Zack là lí do để tôi xem Man of Steel nhưng cuối cùng thì anh ta lại là mắt xích yếu nhất của bộ phim. Có lẽ sai lầm lớn nhất của Zack là đã đồng ý nhận làm đạo diễn cho phim này. Đây không phải là một phim dở, nó tạm được. Nhưng một khi bạn phải xem đến 20 cái phim tạm được trong một năm thì nó sẽ không còn vui một chút nào.

Tổng kết lại thì Man of Steel vẫn kiếm tiền đều đặn cả nội địa và quốc tế [thậm chí đã hòa vốn từ lúc trước khi công chiếu nhờ quảng cáo], phần tiếp theo 'Man of Steel 2' đã được lên kế hoạch sản xuất. Zack Snyder tiếp tục đạo diễn. Hàng tá siêu anh hùng và reboot cũng đã sắp thành hiện thực. Không có gì có thể cản nổi cơn bão siêu anh hùng vào lúc này. Mất vài năm để các hãng phim làm phim siêu anh hùng bắt đầu đi đúng hướng và biến nó thành một mô hình an toàn/lãi cao lại vừa thỏa mãn được các fan comics nên sẽ còn lâu lắm họ mới chịu nhả miếng mồi ngon này ra. Ít nhất là cho đến khi có một chủ đề khác, một nguồn khai thác khác khiến họ phải đầu tư ít và kiếm lời nhiều hơn.

Một số bài viết khác:

Cloud Atlas - Thiên sử thi về loài người Mulholland Drive: Sixteen Reasons Why I Love You LOST HIGHWAY The Matrix's Concept Từ Sucker Punch nói chuyện Mainstream vs. Cult: The Case For Success Incubators The Town Rashomon Akira Kurosawa và điện ảnh Nhật Bản 100 năm qua > Bài gốc ở Blog: //anhtunguyenphotography.wordpress.com/2014/06/06/ke-sat-nhan-khong-mui/

Nếu đôi mắt cửa sổ tâm hồn thì cánh mũi của chúng ta là gì?

Dựa trên cuốn tiểu thuyết bán chạy năm 1986 của Patrick Süskind bộ phim đưa ta theo "dấu mũi" của nhân vật phản anh hùng Grenouille đi đến điểm tận cùng của nỗi ám ảnh.

Grenouille ngay từ những giây phút sinh ra đầu tiên đã là một nhân vật mang tầm vóc bi kịch. Đẻ rơi rớt ở cái chợ cá nghèo khổ, bẩn thỉu và bốc mùi nhất khu ổ chuột Paris thế kỷ XVIII, hắn bị mẹ mình bỏ mặc đó cho đến chết. Nhưng cái khát vọng sống trong Grenouille lớn lắm, cái mùi tanh thối tởm lợm không làm hắn sợ mà trái lại, cứu đời hắn khi khiến hắn cất tiếng khóc chào đời.

Bi kịch nối tiếp bi kịch, mẹ Grenouille bị kết tội chết vì định giết con còn hắn thì bị tống vào trại trẻ mồ côi hủi lạnh, nơi hắn suýt bị bọn trẻ khác giết chết ngay ngày đầu tiên. Rồi làm nô lệ cho một xưởng làm da thuộc khắc nghiệt, độc hại mà ngay cả những kẻ tá điền sung sức nhất cũng phải bỏ mạng nơi đây. Vậy mà Grenouille vẫn cứ sống, khỏe phây phây!

Trông bề ngoài Grenouille rất bình thường: gầy gò ốm yếu, ít nói, xa lánh con người và không có gì đặc biệt nhưng có hai điều kỳ lạ về hắn: khả năng nhận biết mùi chính xác đến kinh ngạc, thậm chí là từ khoảng cách rất xa và hai: người hắn hoàn toàn không có mùi.

Những tính cách của Grenouille gợi nhớ đến một siêu anh hùng của thế giới cũ nhưng ở thái cực ngược lại: hắn không phải con người mà là một chiếc bóng, vô cảm, vô dục và lạnh lẽo. Ở Grenouille có một sự mỉa mai trớ trêu nhất của đời người, còn hơn cả việc nhà soạn nhạc vĩ đại Beethoven bị điếc hay họa sĩ Eşref Armağan bị mù bẩm sinh. Mùi hương là cả thế giới của Grenouille, hắn được ban tặng [hay bị nguyền rủa] cho một tài năng đến thế nhưng chính bản thân hắn lại chẳng có mùi, điều Grenouille mãi sau này mới khám phá ra.

Giống như một con người không tên, không giấy khai sinh, không thẻ căn cước vậy. Đối với Grenouille, không có mùi nghĩa là hắn chẳng là ai trên cõi đời này cả, bất chấp khả năng trời sinh độc nhất vô nhị của mình. Không như những "người trần mũi thịt" như chúng ta, Grenouille ngửi thấy mùi hương của vạn vật, từ đồng, sắt, thủy tinh, mèo cho đến con người.

Trong cái bối cảnh lịch sử thế kỷ XVIII ấy, tắm rửa và sạch sẽ là điều không tưởng với người dân nghèo ở thành phố. Cả một thế giới đầy rẫy những thứ bốc mùi, ô uế như thế thì nước hoa hẳn là một thiên thần hạ giới. Cái lần đầu tiên Grenouille được ngửi cái mùi cả đời hắn chưa từng được thưởng thức cũng chẳng khác gì cảnh những kẻ cuồng đạo được thấy chúa hiển linh.

Grenouille ngấu nghiến thế giới như một kẻ tham lam vô độ muốn lưu giữ mọi tinh chất của thế giới, của vạn vật vào trong tay mình. Hắn có thể viết ra công thức 100 loại nước hoa hạng nhất cho bậc thầy chế tạo nước hoa đã qua thời hoàng kim Baldini dễ như ta đọc bảng cửu chương nhưng vẫn chẳng có tí chút thỏa mãn. Với tham vọng lưu trữ mùi hương của 13 phụ nữ còn trinh để tạo nên thứ nước hoa kỳ diệu trong huyền thoại, Grenouille rời bỏ thầy mình để đến Grass, nơi hắn bất đầu gây ra những tội ác tày đình.

Có lẽ cột mốc thay đổi cuộc đời Grenouille là khi hắn vô tình làm chết cô gái bán chanh. Dẫn lối bởi những ám ảnh cuồng loạn về mùi hương biến mất trên thân xác cô gái đã tắt thở, hắn quyết phải chế tạo ra cái mùi hương đó để chứng minh với thế giới sự tồn tại của mình, rằng mình cũng là một ai đó trên thế giới này chứ chẳng phải kẻ vô danh.

Cách xây dựng hình tượng Grenouille thật khiến cho tôi khó có thể cảm thấy ghét hay kinh tởm hắn. Chỉ thấy một sự tội nghiệp, không chỉ vì những điều sai trái mà còn vì những gì Grenouille làm chẳng khác nào theo đuổi chiếc bóng của chính mình. Hắn làm tất cả để đạt được sự hoàn mỹ của cái đẹp và tình yêu của người khác nhưng sự hoàn mỹ ấy đã bị triệt tiêu ngay từ những giây phút đầu tiên khi phương tiện và nỗi ám ảnh bệnh hoạn đã hủy diệt mục đích cao thượng.

Ben Whishaw đã có một vai diễn phim câm để đời khi đặc tả một Grenouille hết sức tuyệt diệu: bẩn thỉu, gần như không bao giờ mở miệng và bị ám ảnh với mùi hương đến cùng cực. Hắn ngửi mọi thứ ở mọi nơi, mọi lúc từ những hòn đá, ngọn cỏ, chùm quả chín mọng hay thùng cá ươn - cả triệu triệu thứ mùi của thế giới xộc thẳng vào cánh mũi Grenouille như một điều bất khả kháng.

Cả bộ phim tràn ngập những cảnh close-up Ben Whishaw đứng hít ngửi và khám phá thế giới bằng mũi - một cách biểu đạt cảm xúc bất thường trong điện ảnh, Ben và đạo diễn Tom Tykwer đã phải nghiên cứu hành vi của động vật và cách chúng tương tác với thế giới qua mũi của mình để có một vai diễn trọn vẹn nhất.

Ben Whishaw là ngôi sao rực rỡ nhất của bộ phim. Không, phải nói là mũi của Ben Whishaw mới đúng. Chỉ bằng thứ ngôn ngữ cơ thể và biểu cảm gương mặt kỳ diệu, Ben Whishaw có thể thay đổi thái độ và cảm xúc nhân vật chỉ bằng những cử động cơ mặt nhỏ và tinh tế nhất. Với khả năng như thế thì anh ta thật sự chẳng cần phải nói gì mà vẫn có thể truyền tải đến khán giả một Grenouille thật và đáng tin - một kẻ sát nhân và một thiên thần ngây thơ vô tội cùng một lúc.

Sau một thời gian dài ở nước ngoài tôi thường chỉ thấy những người già ở đây có cái tâm thế im lặng và bình tĩnh như Grenouille, họ có thể ngồi ở công viên lặng ngắm hoàng hôn cả tiếng đồng hồ chẳng làm gì hay ngồi bên nhau theo đuổi những ý nghĩ riêng của mình lâu thật lâu mà vẫn thấy thỏa mãn, tương thông và hạnh phúc. Người trẻ đòi hỏi nhiều ở nhau hơn thế. Tuổi trẻ mà - lúc nào cũng sục sôi năng lượng, nhiệt huyết, nông nổi, thiếu kiên nhẫn và mọi thứ phải ồn ào hết cỡ.

Tôi có thể thao thao bất tuyệt khi gặp một người bạn đồng sở thích, nhưng phần lớn thời gian tôi tận hưởng sự im lặng của mình để quan sát những người khác khoa tay múa chân nói chuyện. Sau một thời gian rất dài làm cái việc kì quặc như thế thì tôi thấy lời nói cũng chỉ là một loại mặt nạ mà bất kỳ ai cũng có thể khuôn đúc thành hình dạng tùy ý như mình muốn. Khi nói họ có thể giả tạo và tỏ ra là một con người khác, nhưng một khi dừng lại, bỏ cái mặt nạ đó ra thì mọi thứ thuộc về bản chất đều bị phơi bày ra hết. Sự im lặng không biết nói dối - nó có sức mạnh và âm hưởng bằng trăm nghìn câu chữ khi cất tiếng. Thế giới bi kịch của Grenouille khởi nguồn từ sự im lặng giống như Henry David Thoreau đã nói: "Bi kịch của quan hệ giữa con người với nhau chẳng phải sự hiểu nhầm của lời nói. Nó là khi im lặng không được thấu hiểu."

Sự im lặng thường đẹp đôi với bóng tối. Nơi đâu có ánh sáng ở đó cũng có bóng tối. Bóng tối là trọng tâm, là tương phản, là nền của cả bộ phim. Chỉ cần xem qua những khung hình đầu tiên tôi đã cảm thấy bảng màu và ánh sáng được đạo diễn Tom Tykwer lấy rất nhiều cảm hứng từ Chiascuro trong tranh của hai danh họa Caravaggio và Rembrandt. Tông màu lúc đầu lạnh và đơn sắc, theo thời gian khi Grenouille khám phá ra nhiều mùi hơn thì bảng màu cũng được mở rộng và trở nên ấm áp hơn. Tôi phải nói: những bộ phim như "Perfume" mới là một bữa tiệc thị giác thật sự chứ không phải Avatar - thiết kế bối cảnh và trang phục cũng không kém phần tuyệt vời. Hơn 1400 bộ quần áo thế kỷ XVIII cho 5200 diễn viên quần chúng được nghiên cứu và thực hiện trong bảy tháng hay như 2.5 tấn cá và 1 tấn thịt được dùng cho cảnh chợ cá kèm theo một đội 60 người đi làm bẩn đường phố cho giống một khu ổ chuột ở Paris ngày xưa.

Ngoài ra Tom Tykwer cũng sáng tạc nhạc [score] cho Perfume cùng với hai đồng sự quen thuộc Johny Klimek và Reinhold Heil như tất cả các phim khác của ông. Tykwer cho rằng sáng tác nhạc phim không chỉ là nội dung, kịch bản mà người đạo diễn hiểu cái không khí và những yếu tố trừu tượng tiềm ẩn khác. Đặc biệt hơn ông còn thu âm nhạc phim trước và mang đến phát ở các trường quay để các diễn viên có thể hòa mình vào không khí cảnh quay một cách nhập tâm nhất. Tôi nghĩ nếu không làm đạo diễn thì Tom Tykwer cũng sẽ trở thành một nhà soạn nhạc phim tài ba.

Cuốn tiểu thuyết "Das Parfüm" ra mắt những năm 1985 nhưng mãi 15 năm sau nhà sản xuất Bernd Eichinger mới mua được tác quyền làm phim vì tác giả Süskind từ chối cho tác phẩm lên phim trừ khi có một trong hai người làm đạo diễn: Stanley Kubrick và Milos Forman. Ông tin rằng chỉ có hai cái tên đó mới chuyển thể được cuốn sách của mình một cách trọn vẹn. Đây cũng là một câu chuyện thú vị, bản thân cuốn tiểu thuyết nói về sự ám ảnh nhưng ngay cả quá trình theo đuổi tác quyền 15 năm của Eichinger cũng đã đủ hấp dẫn để lên màn ảnh nhỏ. Người Đức vào thời điểm ấy đặt rất nhiều kỳ vọng lên bộ phim này, nhiều đạo diễn tên tuổi đã được cân nhắc như Martin Scorsese, Steven Spielberg, Ridley Scott... nhưng cuối cùng đạo diễn người Đức Tom Tykwer đã được chọn.

Quá nhiều tiểu thuyết với cái mác "Không thể chuyển thể" đã được đưa lên màn ảnh thành công khiến cụm từ trên đã phần nào trở nên thừa thãi và giảm giá trị. Ấy thế mà cuốn sách này của Patrick Süskind vẫn là một thử thách đặc biệt khó khăn. Mặc dù còn một số thiếu sót về kịch bản nhưng tôi vẫn rất thích cách diễn giải của Tykwer lên "Das Parfüm". Một bộ phim cần trí tưởng tượng để viết ra kịch bản, cần lòng dũng cảm để quay, cần sự suy ngẫm để diễn và cần những khán giả với sự tò mò và mở lòng táo bạo nhất để thưởng thức.

  • decothan Fire in the hole!GVN Veteran

    Tham gia ngày: 4/7/07 Bài viết: 2,546 Review phim Spirited Away. Tối yên tĩnh, vừa nghe Always with me vừa đọc bài review này, bao nhiêu cảm xúc tuyệt vời khi vừa xem xong bộ fim này liền quay trở lại ^\_^ Bài gốc ở trang facebook South Movies.

    syvil Liu Kang, Champion of EarthrealmGVN Veteran

    Thật là lâu lắm rồi Syl chả viết lách gì, căn bản cũng tại muốn viết thì phải có cảm hứng, nếu không khó nặn ra câu ra chữ lắm. Tự nhiên nghĩ thế nào tôi lại nhớ đến cảm xúc khi viết note về phim Paddington đầu năm ngoái, những cảm xúc hân hoan phấn khởi khiến người ta không nhịn được phải lưu lại một đôi dòng như để đóng khung lại niềm vui đơn giản đó trong một bức tranh của text; hầu hết là thế, tôi viết khi vui, khi những cảm xúc tích cực thôi thúc bàn phím, nhưng một đôi lần thì hoàn toàn ngươc lại bởi chỉ muốn viết để ném gạch cho sướng - hôm nay là Batman vs Superman của Zack Snyder.

Nếu bạn là một fan phim ảnh thì bạn sẽ không lạ lẫm gì với cái tên Zack Snyder, nhưng nếu bạn chưa biết thì tôi nói đơn giản một chút: Zack là đạo diễn nổi lên với một số phim như Dawn of the dead [một phim Zombie], 300 [phim về 300 chiến binh spartan] hay Watchmen [một phim siêu anh hùng gì đó chả mấy ai quan tâm]. Sau đó Zack nhìn thấy được thị trường màu mỡ của dòng phim siêu anh hùng và nhanh chóng nhảy vào nắm quyền đạo diễn cho loạt phim về Justice League sau khi Christopher Nolan thần thánh từ chối thẳng thừng vị trí thuyền trưởng cho 'đối thủ của Avengers'.

Phim của Zack, điển hình là 300, luôn cố gắng tạo nên những khung hình với theme màu theo phong cách ấn tượng và đôi lúc như kiểu một thế giới siêu thực. Có lẽ nhiều người cảm thấy 'đấy mới là nghệ thuật', nhưng nghệ thuật theo tôi phải tự nhiên, phải hài hòa chứ không phải là gượng ép, với việc lặp đi lặp lại các theme màu, các góc slow motion, các background qua một loạt những tác phẩm của ông ta từ '300' đến '300 phần 2' rồi sau đó là 'Man of Steel' hay 'Batman vs Superman' [dự kiến sẽ còn nhiều nữa, với ít nhất 4 - 5 phim về Justice league trong 3 năm tới]. Nếu bạn chưa hiểu tôi đang nói về điều gì, hãy nhớ lại một phân cảnh cực ảo trong 'The man from U.N.C.L.E' của Guy Ritchie, nhân vật Napoleon Solo do Henry Cavill thủ vai trèo vào cabin xe tải, nhẹ nhàng hút thuốc ăn bánh bất kể cách đó không xa là khói lửa mịt mù; nghệ thuật nên như thế, hơn là cứ suốt ngày dí vào bóng lưng của một nhân vật nào đó với vài bông hoa trên nền thảm cỏ đầy gió... Zack không sai, nhưng anh ta quá nghèo nàn về sáng tạo. First impression là thế, và nói thật là nếu Syl không phải quá bận chăm con mà không tìm hiểu trước thì còn lâu mới rủ vợ đi xem hàng của Zack.

Công bằng mà nói, Batman vs Superman không phải là một 'đống đặc sản', nhưng sẽ không ngoa nếu so sánh nó với một bát cơm đầy sạn. Hòn sạt đầu tiên, và to vật, là xây dựng nhân vật. Tôi không có ý kiến gì với việc Superman không mặc sịp đỏ, hay một Batman của Ben Afflect béo ị, nhưng điểm failed nhất nhất trong phim chính là hình tượng nhân vật Lex Luthor. Đó ... giống như một bát thức ăn cho cún được nấu lổn nhổn với nguyên vật liệu từ Joker của Heath Ledger hay Hans Landa của Christoph Waltz. Tôi có cảm giác như khi Jesse Eisenberg hỏi đạo diễn 'em phải diễn Lex như thế nào ?' thì Zack vứt vào mặt anh ta mấy bộ phim kia thì phải!

Phim siêu anh hùng không phải chỉ là phim giải trí, nó cũng có thể mang những khía cạnh nghệ thuật, những nhân vật kinh điển, nhưng điều kiện tiên quyết là ở năng lực của người đạo diễn, mà ví dụ sáng chói nhất là Dark Knight Trilogy của Chris Nolan. Tôi không phủ nhận mình là fan của Chris và có chút khắt khe với Zack, nhưng hãy nhìn những đạo diễn của loạt phim siêu anh hùng của Marvel, tôi chẳng hề thấy khó chịu với phim của họ, bởi họ không cố gượng ép biến một phim thương mại thành một thứ lẩu thập cẩm mang hơi hướng nghệ thuật như Zack.

Hạt sạn tiếp theo, nhỏ hơn, nhưng không thể không nhắc đến, là quay phim. Tôi muốn nói đến những góc máy, những khung hình 'bị' lạm dụng quá nhiều trong Man of Steel hay BvsS. Tôi phát mệt với những khuôn mặt to vật vã chiếm đến nửa khung hình, hay những thủ pháp lấy hình khá thô thiển mà bây giờ trẻ con nó cũng tự biết khi selfie. Nếu chỉ thỉnh thoảng đôi lúc thì không có gì đáng nói, nhưng nếu cứ một tí lại thấy những góc hình na ná nhau, kết hợp với phong cách 'nghệ thuật' của Zack kèm theo một tí sốt thập cẩm của hiệu ứng ánh sáng thì cũng giống như việc cả tuần ngày nào cũng chỉ ăn mì Ý, ngấy thấy mẹ lên được. Và ... vâng, không thể không nói đến điều đóng góp phần lớn nhất cho món mì Ý kinh dị này, là chất lượng mì đểu, ý tôi là sự lạm dụng hiệu ứng rung màn hình kiểu camera cầm tay. Một sự kế thừa 'tuyệt vời' từ Man of Steel, vốn đã bị chê thảm hại vì cái màn hình cứ rung liên tọi. Có thể bạn không tin nhưng tôi xem Man of Steel bằng cái máy tính bảng gắn trên giá, và cứ một tí tôi lại phải đưa tay giữ/kiểm tra xem cái máy của tôi có đang bị rung hay không. Cơn ác mộng tiếp diễn với BvsS, liên tục những khuôn mặt to vật vã kèm theo màn hình rung lắc đúng là trải nghiệm kinh dị cho những người có vấn đề về hệ thống tiền đình. Chris Nolan cũng sử dụng hiệu ứng đó trong Dark Knight Trilogy của mình, nhưng những trường đoạn hành động hoặc quan trọng thì KHÔNG! tiếc là Zack, và cameraman của anh ta, không hiểu!

Cuối cùng, tôi chê, là âm nhạc. Các fan của Hans Zimmer đừng nổi giận, bởi tôi cũng là fan của Hans, như các bạn. Nhưng cái gì cũng thế, những phân cảnh tuyệt vời thì mới tôn lên vẻ đẹp của âm nhạc, chứ không thể nào chỉ bằng một bản nhạc lại làm cho phân cảnh trở nên hay hơn được. Người ta nhắc đến Hans trong những phân cảnh của Chris Nolan, nhắc đến Joe Hisaishi trong những bộ phim của Hayao Miyazaki, nhắc đến nhạc của James Horner trong những siêu bom tấn của James Cameron ... bởi âm nhạc ở trong trường hợp đó làm tôn lên vẻ đẹp cho những thước phim hoàn hảo. Còn trong Batman vs Superman ? giai điệu của Hans trở nên lạc lõng, vô hồn, và vô nghĩa, đến mức mà tôi, nếu không xem giới thiệu, thì cũng chả nghĩ soạn nhạc cho phim là Hans. Tự nhiên lại nhớ đến Dawn of planet of the apes, những phân cảnh, trường đoạn trong phim ấn tượng đến mức mà ngay sau khi xem xong tôi phải search ngay xem music composer cho phim đó là người nào. Bộ phim hay khiến music score trở nên nổi tiếng, chứ music score không làm nên bộ phim hay, buồn cho Hans.

Chốt lại cho đống wall of text này, nếu phải cho điểm thì tôi chỉ cho 4 hay 5 điểm trên 10, và cảm ơn Zack, anh càng giúp tôi có thêm một tiêu chí sàng lọc phim để đỡ tốn tiền xem đống Justice League sau này. May mà đám Suicide squad, Wonder Woman, Flash hay Aquaman đều do người khác làm đạo diễn, coi như là an ủi vậy.

Xuân Hạ Thu Đông Rồi Lại Xuân Đạo diễn:Kim Ki Duk Bốn mùa thay đổi.Tuần hoàn như bao số phận con người. Tuổi xuân qua đi mau chóng.Chú tiểu,nhân vật chính chúng ta chỉ là một đứa trẻ.Vui đùa,hái thảo dược.Mùa xuân đẹp đẽ và bao hi vọng.Cậu bé sống với nhà sư bên một ngôi chùa nhỏ giữa hồ,với nét mặt ngây thơ, chơi ác với những con vật nhỏ bé hiền lành.Cậu buộc đá vào người chúng.Vô tư hồn nhiên như bao đứa trẻ khác.Tiếng cười ngây thơ vang vọng.Nhà sư lớn tuổn mải mê tụng kinh nhưng không quên theo dõi cậu bé.Sự trừng phạt sẽ đến.Ông buộc đá vào người thằng nhỏ,bắt nó giải thoát cho những con vật.Nếu không,sức nặng của hòn đá sẽ ám vào trong tâm suốt đời.Cậu bé đau đớn tìm con vật.Con sống,con chết.Cậu lại vô tư khóc.Lần này,ko còn thơ ngây.Tiếng khóc đau đớn như hòn đá buộc vào trong tâm cậu. Mùa xuân đẹp đẽ như khởi đầu bao đời người.Nhưng,cái ác đã dần hiện hữu.Vòng quay nhân quả bắt đầu. Hạ tới.Cậu bé đã lớn.Trưởng thành và đầy niềm vui sống với đời.Rồi cô ta tới,trong một cơn bệnh ở tâm.Âm và dương phải kết hợp.Cậu đem lòng yêu cô.Hai người làm tình trong cảnh suối chảy,bầu trời trong vắt.Thanh bình.Hai người đã hòa hợp làm một.Dục đã xảy ra nơi cửa chùa.Với một chú tiểu. “Ái dục đánh thức khát vọng chiếm hữu, và đồng thời nó cũng khởi vọng đưa tới việc ác”. Cô phải đi khỏi chùa,sau khi bệnh tình đã khỏi.Cậu bé bứt rứt.Lòng không yên.Trộm bức tượng Phật,cậu rời khỏi chùa.Bước qua cánh cổng dẫn đến một thế giới khác bên ngoài.Tìm tới dục vọng của loài người.Cánh cổng là sự chia cắt giữa cái tĩnh tâm và cái dục vọng ấy.Cậu bé đã bước qua.Tìm đến chốn sự đời.Tìm đến người yêu của mình. Mùa hạ nóng bỏng bởi tình yêu.Thời trai trẻ của đời người. Thu tới.Cảnh vật đẹp sao.Lá vàng lá đỏ ối cả một góc trời.Cậu bé,nay đã ngoài 30,vừa giết vợ xong,về lại chùa.Hận thù đau khổ của đời đã tràn ngập con người cậu. “Xin thầy hãy để cho con yên, con đang đau khổ lắm thầy biết không ? Tội ỗi của con là chỉ vì yêu. Con không muốn gì cả trên đời này, ngoài nàng. Nhưng nàng đã bỏ con đi theo người đàn ông khác, làm sao con chịu nỗi chứ !” “Vậy là con không biết gì về nam giới trong cõi ta bà này sao ? Đôi khi, ta phải biết từ bỏ một điều gì đó. Những gì con yêu thương ham muốn, kẻ khác cũng có lòng tương tự.” Cậu muốn tự tử.3 Không.Cậu tự tử không thành. “ dù con có chết thì tâm con vẫn đầy hận thù và đau khổ!” Nhà sư bắt cậu khắc một bài kinh trên sàn.Trút hết nỗi đau và thù hận qua đó.Tưởng chừng mọi chuyện đã êm thấm.Nhưng,gieo gì gặt đấy.Cảnh sát đến.Cậu khắc cho xong bài kinh.Cậu đã trút hết thù hận,trút hết con người tội lỗi của cậu vào đó.Cậu bị bắt đi.Chiếc thuyền không đi dc.Nhà sư vẫy tay vĩnh biệt.Nó mới di chuyển. Nhà sư tự thiêu ở giữa hồ.Không nghe,không thấy,không ngẫm sự đời nữa.Mùa thu kết thúc. Đông tới.Cậu bé ra tù.Nay đã lớn trong đầu óc lẫn thể xác.Cậu đào một hố băng lấy nước.Cậu rèn luyện cơ thể.Cho đến khi một cô gái với đứa con mình tới.Bịt mặt.Ba không còn đó.Cô để lại đứa con cho chùa,nhưng khi chạy đi thì lại rơi vào hố băng mà cậu bé đã đào.Oan nghiệt.Có phải đó là do cậu.Nếu cậu ko đào nó thì mấy ai vấp ngã dc. Cậu đau khổ,cậu đã gây quá nhiều nghiệp chướng.Như một hình thức cho nhân quả,cậu vác hòn đá và tượng phật,vượt bao gian khổ,leo lên đỉnh núi cao nhất.Nhiều khó khăn.Trả nghiệt không phải dễ dàng.Nhưng khi lên đến đỉnh.Một cảnh tượng tuyệt vời hiện ra.Mọi thứ như nhỏ bé lại. Rồi lại Xuân.Đứa con bỏ lại nay đã lớn.Và tiếp tục những trò chơi ác,với một mức độ trầm trọng hơn... Một vòng quay luân hồi lại đến.Liệu có ai thoát khỏi qui luật đó.Liệu có ai thoát khỏi tấn bi kịch của trò đời. Một bô phim đầy rẫy nhân văn và thấm đẫm Phật Giáo của Kim Ki Duk.Phim ko nhiều thoại,tất cả nội dung diễn tả qua phong cảnh đẹp tuyệt vời và diễn xuất tuyệt vời của nhân vật.Phải chăng đó là ngôn ngữ điện ảnh.Một bô phim rất khác so với phong cách Kim Ki Duk.Phim đã xong mà lòng còn nhiều suy nghĩ.Bốn mùa đời người trôi qua nhanh chóng,hỉ nộ ái ố đều đủ.Qui luật nhân quả.Bộ phim ám ảnh như mọi phim của Kim Ki Duk,nhưng theo một phương diện khác.Đẹp đẽ và ko điên loạn.

Chủ Đề