Cho 1 12 lít khí CO2 ở đktc hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch 3 92 gam KOH khối lượng muối thu được

Trang chủ

Sách ID

Khóa học miễn phí

Luyện thi ĐGNL và ĐH 2023

MỘT SỐ CÔNG THỨC HAY DÙNG TRONG THI TRẮC NGHIỆMI/ CÔNG THỨC TÍNH MUỐI CO321. Tính lượng kết tủa xuất hiện khi hấp thụ hết một lượng CO 2 vào dung dịch chứa hỗn hợp gồm NaOH và Ca[OH]2nkt = nOH - nCO2hoặc Ba[OH]2.Ví dụ: Hấp thụ hết 6,72 lít CO 2 [đktc] vào 300 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba[OH] 2 0,6M.Tính khối lượng kết tủa thu được.2. Tính thể tích CO2 cần hấp thụ hết vào một dung dịch Ca[OH] 2 hoặc Ba[OH]2 để thu được một lượng kết tủa theoyêu cầuDạng này có hai kết quả :1/ nCO2 = nkt2/ nCO2 = nOH- - nktVí dụ: Hấp thụ hết V lít CO2 [đktc] vào 300 ml dung dịch Ba[OH]2 1M được 19,7 gam kết tủa. Tìm V3. Bài toán CO2, SO2 phản ứng với dung dịch bazo:Đặt T=nOH,nCO 2Nếu:T ≤ 1 => tạo muối HCO31< T < 2 => tạo 2 muối HCO3- và CO32T ≥ 2 => tạo muối CO32- [dd bazo dung dư]Bài Tập:Câu 1. Hấp thụ SO2 vào dung dịch NaOH thu được dung dịch X. Dung dịch X vừa có khả năng tác dụng với dung dịch NaOH vừacó khả năng tác dụng với dung dịch BaCl2. Vậy X chứa:A. NaHSO3 , Na2SO3 B. Na2SO3 , NaOHC. NaHSO3 , SO2D. Na2SO3Câu 2. Sục 3,36 lít CO2 [đktc] vào 200 ml dung dịch Ba[OH]2 0,4M. Tính khối lượng kết tủa thu được.A. 1,97 gamB. 3,94 gamC. 9,85 gamD. 7,88 gam .Câu 3. Dung dịch X chứa NaOH 0,2M và Ba[OH]2 0,1M. Sục 7,168lít khí CO2 [đktc] vào 1 lít dung dịch X thì khối lượng kết tủathu được làA. 15,76 gam.B. 7,88 gam.C. 19,7 gam.D. 10 gam.Câu 4. Hấp thụ hoàn toàn 8,96 lít CO2 [đktc] vào 200 ml dung dịch hỗn hợp KOH 2M và Ca[OH]2 0,5M thu được dung dịch X.Dung dịch X chứa chất tan làA. K2CO3B. Ca[HCO3]2C. KHCO3 và K2CO3D. KHCO3 và Ca[HCO3]2Câu 5. Cho 0,56 lít khí CO2 [đktc] trên hấp thụ hoàn toàn bởi 100ml dung dịch Ba[OH] 2. Tính nồng độ mol/l dung dịch Ba[OH] 2để:a/ Thu được lượng kết tủa lớn nhất.A. 0,1MB. 0,15MC. 0,20MD. 0,25Mb/ Thu được 1,97 gam kết tủa.A. 0,125MB. 0,15MC. 0,175MD. 0,20MCâu 6. Cho 0,336 lit SO2 [đkc] pứ với 200ml dung dịch NaOH; thu được 1,67 g muối. Nồng độ dung dịch NaOH đem phản ứnglà:A. 0,15 MB. 0,2C. 0,01MD. 0,1 MCâu 7. Nung 18,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị 2, thu được 9,6 gam chất rắn và khí X. Lượng khí X sinh racho hấp thụ vào 150 ml dd NaOH 1M, khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là:A. 21,2 gamB. 7,95 gamC. 12,6 gamD. 15,9 gamCâu 8. Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200 ml dungdịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí [ở đktc]. Giá trị của V làA. 3,36.B. 2,24.C. 4,48.D. 1,12.Câu 9. Cho 1,9 gam hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat của kim loại kiềm M tác dụng hết với dung dịch HCl[dư], sinh ra 0,448 lít khí [ở đktc]. Kim loại M làA. Li.B. Rb.C. Na.D. K.Câu 10. Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO 2 [đktc] vào 125 ml dung dịch Ba[OH] 2 1M, thu được dung dịch X. Coi thểtích dung dịch không thay đổi, nồng độ mol của chất tan trong dung dịch X làA. 0,4M.B. 0,6M.C. 0,1M.D. 0,2M.Câu 11. Dung dịch A chứa NaOH 1M và Ca[OH]2 0,25M. Sục 2,24 lít [đktc] khí CO2 vào 100 ml dung dịch A ta thu được một kếttủa có khối lượng :A. 10 g.B. 5 g.C. 2,5 g.D. 15 g.Câu 12. Hấp thụ 4,48 lít [đktc] khí CO2 vào 0,5 lít dung dịch NaOH 0,4M và KOH 0,2M thì thu được dung dịch X. Cho X tácdụng với 0,5 lít dung dịch Y gồm BaCl2 0,3M và Ba[OH]2 0,025M. Kết tủa thu được làA. 19,700 gam.B. 39,400 gam.C. 24,625gam.D. 32,013gamCâu 13. Cho 2,24 lít CO2 vào 20 lít dung dịchCa[OH]2 , thu được 6 gam kết tủa .Nồng độ của dung dịch Ca[OH]2 đã dùng là :A. 0,003MB. 0,0035MC. 0,004MD. 0,003Mhoặc0,004MCâu 14. Sục V lít CO2 [đktc] vào 400ml dung dịch Ba[OH]2 0,5Msau phản ứng thu được 29,55 gam kết tủa. Xác định VA. 3,36 và 5,6B. 4,48C. 3,36D. 3,36 và 4,48Câu 15. Cho V lít khí CO2 [đktc] hấp thụ hoàn toàn vào 200 ml dung dịch hỗn hợp KOH 1M và Ba[OH] 2 0,75M thu được 27,58gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V làA. 6,272 lít.B. 8,064 lítC. 8,512 lít.D. 2,688 lít.Câu 16. Cho 13,44 lít khí CO2 [ở đktc] hấp thụ hết bởi 2,5 lít dung dịch KOH. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 20,0gam KHCO3. Tính nồng độ mol/l của dung dịch KOH?A. 0,40 MB. 0,65 MC. 0,45 MD. 0,55 MCâu 17. Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 [ởđktc] vào 2,5 lít dung dịch Ba[OH]2 nồng độ a mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa.Giá trị của a là :A. 0,06B. 0,032C. 0,04D. 0,048II/ BÀI TOÁN KHỬ OXYT KIM LOẠICO + FeOCO2 + FenCO phản ứng = nCO2 sinh ra = noxy trong oxytPhản ứng nhiệt nhôm: 2Al + 3CuOAl2O3 + 3CuBài Tập:Câu 1. Cho 4,48 lít khí CO [ở đktc] từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 8 gam một oxit sắt đến khi phản ứng xảy rahoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Công thức của oxit sắt và phần trăm thể tích củakhí CO2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng là [Cho H = 1; C = 12; O = 16; Fe = 56]A. FeO; 75%.B. Fe3O4; 75%.C. Fe2O3; 65%.D. Fe2O3; 75%.Câu 2. Cho luồng khí CO [dư] đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn,thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu làA. 0,8 gam.B. 8,3 gam.C. 2,0 gam.D. 4,0 gam.Câu 3. Hỗn hợp A gồm sắt và sắt oxit có khối lượng 5,92 gam. Cho khí CO dư qua hỗn hợp A, nung nóng cho đếnkhi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí sinh ra sau phản ứng được dẫn qua dung dịch Ca[OH] 2 dư được 9 gam kết tủa.Khối lượng sắt thu được làA. 4,48 gamB. 4,45 gamC. 4,84D. 4,54 gam.Câu 4. Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí. Sau khi phản ứng xảy rahoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH [dư] thu được dung dịch Y, chất rắn Z và3,36 lít khí H2 [ở đktc]. Sục khí CO2 [dư] vào dung dịch Y, thu được 39 gam kết tủa. Giá trị của m làA. 36,7.B. 48,3.C. 57,0.D. 45,6.Câu 5. Đốt nóng một hỗn hợp gồm Al và 16 gam Fe2O3 [trong điều kiện không có không khí] đến khi phản ứngxảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M sinh ra 3,36 lít H2[ở đktc]. Giá trị của V làA. 100.B. 200.C. 150.D. 300.Câu 6. Cho khí CO qua ống đựng a gam hỗn hợp gồm CuO, Fe 3O4, FeO, Al2O3 nung nóng. Khi thoát ra được cho vàonước vôi trong dư thấy có 30g kết tủa trắng. Sau phản ứng, chất rắn trong ống sứ có khối lượng 202g. Khối lượng agam của hỗn hợp các oxit ban đầu làA. 200,8gB. 216,8gC. 103,4gD. 206,8gCâu 7. Khử hoàn toàn một oxit sắt X ở nhiệt độ cao cần vừa đủ V lít khí CO [ở đktc], sau phản ứng thu được 0,84gam Fe và 0,02 mol khí CO2. Công thức của X và giá trị V lần lượt làA. Fe3O4 và 0,224.B. FeO và 0,224.C. Fe2O3 và 0,448.D. Fe3O4 và 0,448.Câu 8. Một hỗn hợp 26,8g gồm Al và Fe2O3 .Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm thu được chất rắn A . Chia A thành 2phần bằng nhau : - Phần I tác dụng dung dịch NaOH dư thu được khí H2 .- Phần II tác dụng với HCl dư thu được 5,6 lit khí H 2 [đktc]. Khối lượng Al và Fe có trong hỗn hợpban đầu lần lượt làA. 5,4g và 11,4gB. 10,8g và 16gC. 2,7g và 14,1gD. 7,1g và 9,7gCâu 9. Một hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3 .Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn thu được chất rắn A .A tác dụngvới NaOH dư thu được 3,36 lit khí [đktc] còn lại chất rắn B .Cho B tác dụng dung dịch H 2SO4 loãng ,dư thu được 8,96lit khí [đktc]. Khối lượng của Al và Fe2O3 tương ứng làA. 10,8g và 16g.B. 13,5g và 16g.C. 13,5g và 32g.D. 6,75g và 32g.III/ CÔNG THỨC TÍNH Al3+, Zn2+1. Tính khối lượng kết tủa thu được khi cho Al3+ tác dụng với OH-: nkt = 4nAl3+ - nOH2. Tính thể tích dung dịch NaOH cần cho v ào dung dịch Al3+ để xuất hiện một lượng kết tủa theo yêu cầuDạng này phải có hai kết quả :1/ nOH = 3nkt2/ nOH = 4nAl3+ - nkt3. Tính khối lượng kết tủa thu được khi cho Zn2+ tác dụng với OH-: nkt = [4nZn2+ - nOH-]/2Ví dụ : Hoà tan 30 gam rắn X gồm Fe, FeO, Fe 2O3, Fe3O4 bằng H2SO4 đặc, nóng dư giải phóng 11,2 lít khí SO 2[đktc]. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được bao nhiêu gam muối khan?BÀI TẬPCâu 1. Hoà tan hoàn toàn 8,2 gam hỗn hợp Na 2O, Al2O3 vào nước thu được dung dịch A chỉ chứa một chất tan duynhất. Tính thể tích CO2 [đktc] cần để phản ứng hết với dung dịch A.A. 1,12 lítB. 2,24 lítC. 4,48 lítD. 3,36 lítCâu 2. Thêm 150ml dung dịch NaOH 2M vào một cốc đựng 100ml dung dịch AlCl 3 nồng độ x mol/l, sau khi phảnứng hoàn toàn thấy trong cốc có 0,1 mol chất kết tủa. Thêm tiếp 100ml dung dịch NaOH 2M vào cốc, sau khi phảnứng hoàn toàn thấy trong cốc có 0,14 mol chất kết tủa. Tính x.A. 1,6MB. 1,0MC. 0,8MD. 2,0MCâu 3. Cho m gam hỗn hợp B gồm CuO, Na2O, Al2O3 hoà tan hết vào nước thu được 400ml dung dịch D chỉ chứa mộtchất tan duy nhất có nồng độ 0,5M và chất rắn G chỉ gồm một chất. Lọc tách G, cho luồng khí H 2 dư qua G nung nóngthu được chất rắn F. Hoà tan hết F trong dung dịch HNO 3 thu được 0,448 lít [đktc] hỗn hợp khí gồm NO 2 và NO có tỉkhối so với oxi bằng 1,0625. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính m.A. 34,8gB. 18gC. 18,4gD. 26gCâu 4. Cho 200 ml dung dịch AlCl 3 1M tác dụng với dung dịch NaOH 0,5M thu được một kết tủa keo, đem sấy khôcân được 7,8 gam. Thể tích dung dịch NaOH 0,5M lớn nhất dùng là bao nhiêu?A. 0,6 lítB. 1,9 lítC. 1,4 lítD. 0,8 lítCâu 5. Hoà tan 0,54 gam Al trong 0,5 lít dung dịch H 2SO4 0,1M được dung dịch A. Thêm V lít dung dịch NaOH 0,1Mcho đến khi kết tủa tan trở lại một phần. Nung kết tủa đến khối lượng không đổi ta được chất rắn nặng 0,51 gam. Giátrị của V là :A. 1,2 lítB. 1,1 lítC. 1,5 lítD. 0,8 lítCâu 6. Cho m gam Kali vào 250ml dung dịch A chứa AlCl 3 nồng độ x mol/l, sau khi phản ứng kết thúc thu được 5,6lít khí [đktc] và một lượng kết tủa. Tách kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được 5,1 gam chất rắn. Tính x.A. 0,15MB. 0,12MC. 0,55MD. 0,6MCâu 7. Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Na 2O, Al2O3 vào nước được dung dịch trong suốt A. Thêm dần dần dungdịch HCl 1M vào dung dịch A nhận thấy khi bắt đầu thấy xuất hiện kết tủa thì thể tích dung dịch HCl 1M đã cho vàolà 100ml còn khi cho vào 200ml hoặc 600ml dung dịch HCl 1M thì đều thu được a gam kết tủa. Tính a và m.A. a=7,8g; m=19,5gB. a=15,6g; m=19,5gC. a=7,8g; m=39gD. a=15,6g; m=27,7gCâu 8. Cho 200ml dung dịch KOH vào 200ml dung dịch AlCl 3 1M thu được 7,8 gam kết tủa. Nồng độ mol của dungdịch KOH đã dùng là:A. 1,5M hoặc 3,5MB. 3MC. 1,5MD. 1,5M hoặc 3MCâu 9. Cho m gam Na vào 50ml dung dịch AlCl 31M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,56 gam kết tủa vàdung dịch X. Thổi khí CO2 vào dung dịch X thấy xuất hiện kết tủa. Tính m.A. 1,44gB. 4,41gC. 2,07gD. 4,14gCâu 10. Thêm 240ml dung dịch NaOH 1M vào một cốc thuỷ tinh đựng 100ml dung dịch AlCl 3 nồng độ x mol/l,khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 0,08 mol chất kết tủa. Thêm tiếp 100ml dung dịch NaOH 1M vàocốc, khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 0,06 mol chất kết tủa. Tính x.A. 0,75MB. 1MC. 0,5MD. 0,8MCâu 11. Thêm m gam kali vào 300ml dung dịch chứa Ba[OH] 2 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Thêm từtừ dung dịch X vào 200ml dung dịch Al 2[SO4]3 0,1M thu được kết tủa Y. Để thu được lượng Y lớn nhất thì giá trị củam là:A. 1,71gB.1,59gC.1,95gD.1,17gCâu 12. Hỗn hợp A gồm Al và Al2O3 có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 1,8 : 10,2. Cho A tan hết trong dung dịch NaOHvừa đủ thu được dung dịch B và 0,672 lít khí [đktc]. Cho B tác dụng với 200ml dung dịch HCl thu được kết tủa D,nung D ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 3,57 gam chất rắn. Tính nồng độ mol lớn nhất của dungdịch HCl đã dùng.A. 0,75MB. 0,35MC. 0,55MD.0,25MCâu 13. Cho 400 ml dung dịch E gồm AlCl 3 x mol/lít và Al2[SO4]3 y mol/lít tác dụng với 612 ml dung dịch NaOH1M, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 8,424 gam kết tủa. Mặt khác, khi cho 400 ml E tác dụng với dung dịchBaCl2 [dư] thì thu được 33,552 gam kết tủa. Tỉ lệ x : y làA. 4 : 3B. 3 : 4C. 7 : 4D. 3 : 2IV/ CÔNG THỨC TÍNH HNO31. Tính khối lượng muốimmuối = mkim loại + mgốc axit-+ Với HNO3: nNO3 tạo muối = ne nhường = ne nhận =[1.1]3.nNO + nNO2 + 8nN2O + 10nN2 + 8nNH 4 NO3 .mmuối = mkim loại + 62 × [ 3.nNO + nNO2 + 8nN 2O + 10nN2 + 8nNH 4 NO3 ] + 80 × nNH4NO3[1.2]+ Với hỗn hợp H2SO4 đặc và HNO3: [thường không tạo muối amoni]mmuối = mkim loại + 62 × [3.nNO + nNO + 8nN O + 10nN + 8nNH NO ] + 96 × nSO2224322.Tính số mol HNO3 phản ứng.naxit nitric phản ứng = 4 × nNO + 2 × nNO + 10 × nN O + 12 × nN + 10 × nNH NO222433. Tính hỗn hợp oxit Fe phản ứng với HNO3Bài toán: cho Fe + O2 → m gam hh oxit , cho HNO3 vào hh oxit→ sp khử.Bằng phương pháp quy đổi chứng minh ta chứng minh được công thức sau:mFe=0,7* mhh+ 5,6*ne nhận[1.3]đây là công thức gốc suy ra công thức:m muối NO3=[m hh oxit +24nNO]*242/80m muối NO3=[m hh oxit +8nNO2]*242/80vd: 12 gam hh rắn gồm Fe,FeO,Fe2O3,Fe3O4 + CO→ m gam Fe. Cho lượng Fe thu được +HNO3 → 1,12 lít NO.Tính m?vd: 6 gam hh Fe,FeO,Fe2O3,Fe3O4 + HNO3 → 3,36 lít NO2. tính kl muối thu được?m muối=[6+0,15*8]242/80=21,78Bài Tập:Câu1. Hòa tan hết m[g] Al trong dd HNO3, thu được hỗn hợp khí [đktc] gồm NO và NO2 có thể tích là 8.96 lit và có tỷkhối đối với hiđrô là 16.75. giá trị của m là:A. 9.1125B. 2.7gC. 8.1gD. 9.225gCâu2. Cho 11g hỗn hợp Al và Fe vào dd HNO3 loãng dư, thì có 6.72lit [đktc] khí NO bay ra. Khối lượng các kim loại AFe trong hỗn hợp đầu lần lượt là:A. 2.7g, 11.2gB. 5.4g, 5.6gC. 0.54g, 0.56gD. kết quả khácCâu3. Hòa tan hoàn toàn 12g hỗn hợp Fe và Cu[ tỷ lệ mol 1:1] bằng axit HNO 3, thu được V lit[ đktc] hỗn hợp khí X [NO và NO2], và dd Y[ chỉ chứa 2 muối và axit dư]. tỷ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V[lit] là:A. 2.24B. 5.6C. 3.36D. 4.48Câu4. Cho m[g] Al tan hoàn toàn trong dd HNO3 thấy tạo ra 11.2lit[đktc] hỗn hợp 3 khí NO, N 2O, N2 với tỷ lệ mol tươnglà 1:2:2. Giá trị của m là:A. 16.47gB. 23gC. 35.1gD. 12.73gCâu5. Cho 0.28mol Al vào dd HNO3 dư thu được khí NO và dd chứa 62.04g muối. Số mol khí NO thu được là:A. 0.2B. 0.28C. 0.1D. 0.14Câu6. Cho m[g] Al tác dụng vừa đủ với dd HNO3 tạo ra hỗn hợp khí A gồm 0.15mol NO và 0.05mol N2O. Giá trị của mA. 7.76gB. 7.65gC. 7.85gD. 8.85Câu7. Cho 18.5g hỗn hợp Fe và Fe3O4 vào 200ml dd HNO3 đun nóng, khuấy kỹ thu được 2.24lit khí NO[đktc], dd Y và 1kim loại . Nồng độ đ HNO3 đã dùng là:A. 1.2MB. 2.4MC. 3.2MD. 2MCâu8. Cho 0.9mol Cu vào 400ml dd H2SO4 1M và NaNO3 1M. Số mol khí NO thu đựoc là:A. 0.2B. 0.4C. 0.6D. 0.8Câu9. Hòa tan 16.2g một kim loại chưa rõ hóa trị bằng dd HNO3 loãng, sau pư thu được 4.48lit[đktc] hỗn hợp khí X gồmvà N2 . Biết tỷ khối của X đối với H2 bằng 18, dd sau pư không có muối NH4NO3. Kim loại đó là:A. CaB. MgC. AlD. FeCâu10. Hoà tan htoàn 62.1g kim loại M bằng dd HNO 3 loãng sau pứ thu được 16.3lit hh khí X gồm 2khí không màu,không hoá nâu trong kk[đkc].[dX/H2O=17.2] Xác định M.Câu11. Hoà tan hoàn toàn 1,35 gam một kim loại M bằng dung dịch HNO 3 dư đun nóng thu được 2,24 lit NO và NO 2[đktc] có tỷ khối so với H2 bằng 21 [ không còn sản phẩm khử khác]. Tìm kim loại MCâu12. Hòa tan 13g một kim loại có hóa trị không đổi vào HNO 3. Sau phản ứng thêm vào NaOH dư thấy bay ra 1,12lít khí có mùi khai. Xác định kim loại đã dùng?Câu 13. Hoà tan hoàn toàn 19,2 gam một kim loại M trong dung dịch HNO 3 ta thu được 4,48 lít NO [đktc]. Kim loạiM là :A. Zn = 65.B. Fe = 56.C. Mg = 24.D. Cu = 64.Câu 14. Hòa tan hoàn toàn 2,7g một kim loại M bằng HNO 3 thu được 1,12lít khí[đktc] hỗn hợp X gồm 2 khí khôngXmàu trong đó có 1 khí hóa nâu ngoài không khí. Biết d H 2 =19,2. M là?A. FeB. AlC. CuD. ZnCâu 15. Hòa tan kim loại M vào HNO3 thu được dung dịch A [không có khí thoát ra]. Cho NaOH dư vào dung dịch Athu được 2,24 lít khí [đktc] và 23,2g kết tủa. Xác định M.A. FeB. MgC. AlD. CaCâu 16. Hòa tan hoàn toàn 19,2g kim loại M trong dung dịch HNO 3 dư thu được 8,96lít[đktc] hỗn hợp khí gồm NO 2và NO có tỉ lệ thể tích 3:1. Xác định kim loại M.A. Fe[56]B. Cu[64]C. Al[27]D. Zn[65]Câu17. Hoà tan 16.2 g một kloại chưa rõ hoá trị bằng HNO 3 loãng, dư, sau pư thu được 4.48 lit hỗn hợp khí X gồm N 2và NO2 [đktc], dX/H2=18. Xác định kim loại. Biết rằng sau pư không có muối NH4NO3Câu 18. ĐH KB 2007: Nung m gam bột Fe ngoài không khí thu được 3g hỗn hợp chất rắn X. Hoà tan hết hỗn hợp Xtrong dung dịch HNO3 dư thu được 0,56 lit khí NO là sản phẩm khử duy nhất [đkc]. Giá trị của m là:A. 2,22B. 2,52C. 2,32D. 2,62Câu 19: ĐH 2008KA: Cho 11,36g hỗn hợp X gồm: Fe; FeO; Fe 2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO 3 loãngdư được 1,344 lit khí NO [đkc] và dung dịch Y. Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch Y là:A. 49,09gB. 35,50gC. 38,72gD. 34,36gCâu 20: ĐH 2009KB:Cho 61,2g hỗn hợp Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều.Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lit khí NO duy nhất [đktc], dung dịch Y và còn lại 2,4g kim loại. Côcạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m:A. 151,5gB. 97,5gC. 137,1gD. 108,9gCâu 21: ĐH 2008 KB: Cho 2,16g Mg tác dụng với dung dịch HNO 3 dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được0,896 lit khí NO [đkc] và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X:A. 13,92gB. 13,32gC. 8,88gD. 6,52gCâu 22: ĐH 2008 KB: Thể tích dung dịch HNO3 1M loãng ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm0,15 mol Fe; 0,15 mol Cu [Biết phản ứng chỉ tạo ra chất khử NO]:A. 0,8 litB. 1,0 litC. 1,2 litD. 0,6 litCâu 23: ĐH 2007 KA: Hoà tan hoàn toàn 12g hỗn hợp Fe và Cu [ tỉ lệ mol 1:1] bằng axit HNO 3 thu được V lit hỗnhợp khí X gồm NO và NO 2 và dung dịch Y [chỉ chứa 2 muối và axit dư]. Tỉ khối của X so với H 2 là 19. Giá trị của Vlà:A. 2,24B. 3,36C. 4,48D. 5,6Câu 24: ĐH 2009KA: Cho 3,024g một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO 3 loãng thu được 940,8 ml khí NxOy[đktc, sản phẩm khử duy nhất] có tỉ khối so với H2 là 22. Khí NxOy và kim loại M là:A. NO và MgB. N2O và FeC. NO2 và AlD. N2O và AlCâu 25: ĐH 2009 KA: Hoà tan 12,42g Al bằng dung dịch HNO 3 loãng dư được dung dịch X và 1,344 lit [đktc] hỗnhợp khí Y gồm N2O và N2, tỉ khối của Y so với H2 là 18. Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối khan:A. 106,38gB. 34,08gC. 97,98gD. 38,34gCâu 26: ĐH 2010 KB: Nung 2,23g hỗn hợp X gồm 3 kim loại Fe, Al, Zn trong oxi sau một thời gian thu được 2,71ghỗn hợp Y. Hoà tan hết Y vào dung dịch HNO 3 dư được 0,672 lit khí NO ở đkc [sản phẩm khử duy nhất]. Số molHNO3 phản ứng:A. 0,12B. 0,14C. 0,16D. 0,18Câu 27: DHK A 2011: Đun nóng m gam hỗn hợp Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng 7 : 3 với một lượng dungdịch HNO3. Khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,75m gam chất rắn, dung dịch X và 5,6 lít hỗn hợp khí [đktc] gồmNO và NO2 [không có sản phẩm khử khác của N+5]. Biết lượng HNO3 đã phản ứng là 44,1 gam. Giá trị của m làA. 44,8.B. 40,5.C. 33,6.D. 50,4.Câu 28: DHKA 2011: Cho 0,87 gam hỗn hợp gồm Fe, Cu và Al vào bình đựng 300 ml dung dịch H 2SO4 0,1M. Saukhi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,32 gam chất rắn và có 448 ml khí [đktc] thoát ra. Thêm tiếp vào bình0,425 gam NaNO3, khi các phản ứng kết thúc thì thể tích khí NO [đktc, sản phẩm khử duy nhất] tạo thành và khốilượng muối trong dung dịch làA. 0,224 lít và 3,750 gam.B. 0,112 lít và 3,750 gam.C. 0,112 lít và 3,865 gam.D. 0,224 lít và 3,865 gam.Câu 29: DHKA 2011: Cho 7,68 gam Cu vào 200 ml dung dịch gồm HNO 3 0,6M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phảnứng xảy ra hoàn toàn [sản phẩm khử duy nhất là NO], cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch sau phản ứng thì khối lượngmuối khan thu được làA. 20,16 gam.B. 19,76 gam.C. 19,20 gam.D. 22,56 gam.Câu 30: DHKB 2011: Cho 1,82 gam hỗn hợp bột X gồm Cu và Ag [tỉ lệ số mol tương ứng 4 : 1] vào 30 ml dung dịchgồm H2SO4 0,5M và HNO3 2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được a mol khí NO [sản phẩm khử duynhất của N+5]. Trộn a mol NO trên với 0,1 mol O 2 thu được hỗn hợp khí Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với H 2O, thu được150 ml dung dịch có pH = z. Giá trị của z là:A. 1B. 3C. 2D. 4V/ CÔNG THỨC TÍNH H2SO4Bài toán: cho hỗn hợp kim loại R + H2SO4→ muối+ sp khử +H2OTa có : m muối = mR+ 96*[2nSO2+ 6nS+ 8nH2S]/2nH2SO4 phản ứng= 2nSO2+ 4nS+ 5nH2SVí dụ: Hoà tan hết 10 gam rắn X gồm Al, Mg, Cu bằng H2SO4 đặc nóng vừa đủ, được dung dịch chứa m gam muối và10,08 lít SO2 [đktc]. Tìm m.m=400[mhh +16.nSO2 ]160

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề