Cho một Ví dụ về tính sáng tạo của ý thức

Ảnh: Minh họa

Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định ý thức của con người là sản phẩm của quá trình phát triển tự nhiên và lịch sử xã hội. Chủ nghĩa duy vật biên chứng cho ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não người thông qua hoạt động thực tiễn, nên bản chất ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là sự phản ánh sáng tạo thế giới vật chất.

Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Điều đó có nghĩa là nội dung của ý thức là do thế giới khách quan qui định, nhưng ý thức là hình ảnh chủ quan, là hình ảnh tinh thần chứ không phải là hình ảnh vật lý, vật chất như chủ nghĩa duy vật bình thường quan niệm.

Khi nói ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, cũng có nghĩa là ý thức là sự phản ánh tự giác, sáng tạo thế giới.

Tính năng động sáng tạo của ý thức thể hiện ở việc con người thu nhận thông tin, cải biến thông tin trên cơ sở cái đã có, ý thức sẽ tạo ra tri thức mới về vật chất. Ý thức có thể tiên đoán, tiên liệu tương lai, có thể tạo ra những ảo tưởng, những huyền thoại, những giả thiết khoa học. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.

Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người, song đây là sự phản ánh đặc biệt – phản ánh trong quá trình con người cải tạo thế giới. Quá trình ấy diển ra ở 3 mặt: sự trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh, mô hình hoá đối tượng trong tư duy hình ảnh tinh thần và chuyển vào mô hình hoá từ tư duy ra hiện thực khách quan hay gọi là hiện thực hoá mô hình tư duy - đây là giai đoạn cải tạo hiện thực khách quan. Chủ nghĩa duy vật biện chứng còn cho rằng ý thức không phải là hiện tượng tự nhiên thuần tuý mà còn gọi là hiện tượng xã hội ý thức bắt nguồn từ thực tiễn lịch sử xã hội, phản ánh những quan hệ xã hội khách quan. Đây chính là bản chất xã hội của ý thức.

Quan điểm Mác xít cho rằng vật chất quyết định ý thức, ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc của con người. Bộ óc con người cùng với thế giới bên ngoài tác động lên bộ óc – đó là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.

Nguồn gốc trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động và thực tiễn của xã hội.

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thể hiện mấy quan điểm sau:

Vật chất quyết định ý thức, vật chất quyết định nội dung ý thức. Cả ý thức thông thường và ý thức lý luận đều bắt nguồn từ điều kiện tự nhiên và xã hội nhất định. Những ước mơ phong tục, tập quán, thói quen nầy nẩy sinh trên những điều kiện vật chất nhất định đó là thực tiễn xã hội – lịch sử. Chủ nghĩa xã hội khoa học cũng dựa trên mảnh đất hiện thực là những tiền đề về kinh tế chính trị xã hội, về khoa học tự nhiên và sự kế thừa tinh hoa tư tưởng, văn hoá nhân loại cùng với thiên tài của Các Mác và Ăngghen.

Do thực tại khách quan luôn luôn biến động vận động nên nhận thức của nó cũng luôn luôn biến đổi theo, nhưng xét đến cùng thì vật chất bao giờ củng quyết định ý thức. Nhưng ý thức đã ra đời thì nó có tác động lại vật chất. Với tính độc lập tương đối của mình ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.

Sự tác động trở lại theo hai hướng thúc đẩy hoặc kìm hãm thậm chí phá hoại sự phát triển bình thường của sự vật.

Vai trò của ý thức là ở chỗ nó chỉ đạo hoạt động của con người, hình thành mục tiêu, kế hoạch, ý chí biện pháp hoạt động của từng người. Cho nên trong điều kiện khách quan nhất định ý thức – tư tưởng trở thành nhân tố quan trọng có tác dụng quyết định làm cho con người hoạt động đúng hay sai, thành công hay thất bại.

Liên hệ thực tiễn đối với người làm công tác Dân số - KHHGĐ, cho thấy hiện thực khách quan của công tác Dân số - KHHGĐ là những thách thức, áp lực hiện nay trên địa bàn Nghệ An nói chung và tại địa phương chúng ta nói riêng đang đặt ra. Đó là tỷ lệ sinh và sinh con thứ 3 trở lên còn khá cao, bình quân số con trên một người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ còn rất cao [xấp xỉ 2,5 con]; Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh còn đang là báo động đỏ; vấn đề già hóa dân số, vấn đề chất lượng dân số....., Nó phản ánh và tác động trực tiếp một hiện thực khách quan vào bộ óc con người, nhất là bộ óc của người làm công tác Dân số - KHHGĐ tạo thành ý thức trong quá trình công tác. Khi bộ óc của con người [vật chất]  tạo ra ý thức của mình đối với công việc. Khi bộ óc bị hạn chế tiếp nhận tác động của hiện thực khách quan [ bao gồm cả tự nhiên và xã hội] thì ý thức đối với công việc bị hạn chế.

Một viên chức dân số - KHHGĐ hạn chế về tác động của công tác Dân số - KHHGĐ đối với bản thân thì ý thức của họ rất kém đối với công việc, họ sẽ bàng quan trước mọi hiện tượng và sự vật.

Người viên chức Dân số - KHHGĐ thể hiện được vai trò ý thức của mình ở chỗ chỉ đạo được hoạt động của mình, biết hình thành mục tiêu công tác Dân số - KHHGĐ của đơn vị mình cần tổ chức thực hiện là vấn đề gì. Từ đó mới vạch ra được kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết. Như vậy, người viên chức Dân số - KHHGĐ phải thể hiện ý chí, biện pháp, cách thức hoạt động của mình. Trong điều kiện hoàn cảnh khách quan nhất định của mỗi đơn vị, thì ý thức của mỗi viên chức Dân số - KHHGĐ chính là hạt nhân quan trọng, là nhân tố không thể thiếu có tác dụng quyết định làm cho người viên chức hoạt động đúng hay sai. Chẳng hạn, một người viên chức không thể gọi là có ý thức khi nhiều lần không thực hiện được giờ giấc hội họp và làm việc trong một hiện thức khách quan và xã hội ý thức là đại đa số người ta chấp hành tốt. Một con người không thể coi là có ý thức, khi chính bản thân họ đã nhiều lần được lãnh đạo gặp riêng và góp ý, nhưng sự tác động khách quan ấy vẫn không làm thay đổi được ý thức của mình. Một người không thể coi là có ý thức khi hàng tháng nhân tiền lương làm việc mà không tự vấn bản thân mình đã làm được cái gì có ích, ưu điểm hay khuyết điểm đối với công việc.

Một viên chức có ý thức là họ biết vận dụng có tính năng động, sáng tạo áp dụng vào thực tiễn khách quan của đơn vị mình, không "vay mượn" , "cop pết" của người khác. Cái đó không phải là ý thức của mình.

Vì vậy, sức mạnh của ý thức con người không phải ở chỗ tách rời điều kiện vật chất thoát ly điều kiện khách quan mà là biết dựa vào điều kiện vật chất đã có phản ánh đúng qui luật khách quan để cải tạo thế giới một cách chủ động sáng tạo và có hiệu quả. "Ý thức con người không chỉ phản ánh thế giới khách quan mà còn tạo ra thế giới khách quan" - Lênin.

Quốc Bảo - TTDS

1. Tại sao ý thức mang tính chủ quan ?lấy ví dụ?

Theo quan điểm của Mác về bản chất của ý thức:

Ý thức là sự pa hiện thực khách quan vào bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo, bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan

+Ý thức là sự phản ánh nhưng không phải mọi sự phản ánh là ý thức mà ý thức là sự phản ánh cao nhất của TG khách quan, nó là sự phả ánh năng động, sáng tạo được thể hiện ở chỗ không phải là phản ánh nguyên xi hiện thực của chúng mà là sự phản ánh hiện thực vào bộ óc con người và có sự cải biến trong [thể hiện tính sáng tạo của nhận thức] tức là sự phản ánh có biến đổi [Điều này chính là thể hiện tính chủ quan của ý thức].

-Mác nói ý thức chẳng qua là vc được nan chuyền vào trong đầu óc con người và được cải biến ở trong đó.

+Sự sáng tạo được thể hiện: có thể sáng tạo ra những tri thức mới dựa trên nhưng tri thức đã biết về đối tượng.

-trên cơ sở nhận thức về đối tượng con người có thể sáng tạo ra đối tượng mới

- Đặc biệt ý thức luôn được thể hiện qua ngôn ngữ thực chát là sáng tạo lại hiện thực theo nghĩa mã hoá các năng lượng cv thành các năng lượng phi vc.

Vì vc thì tồn tại một cách khách quan ngoài ý thức của con người còn ý thức là hiện thực chủ quan tồn tại bên trong bộ óc người vì vậy ý thức luôn chỉ là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan.

Như vậy ý thức mang tính chủ quan bởi sự phản ánh của thế giới vật chất phụ thuộc rất nhiều vào sụ nhận thức, biến đổi bên trong bộ óc con người. Mỗi người có trình độ khác nhau, góc nhìn khác nhau sẽ dẫn đến nhận thức [hay ý thức] về sự vật hiện tượng khác nhau [ ý thức luôn chỉ là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan] là vì vậy.

VD:Cái cây bên ngoài và cái cây do con nguời nhận thức; cái cây trong nhận thức phụ thuộc vào khả năng của mỗi bộ óc con người.

VD 2: trong chuyện thầy bói xem voi người sờ vào cái vòi thì chỉ nhận thức được cái vòi, người sờ vào cái tai thì có nhận thức về cái tai..... vì họ mù nên không nhìn thấy và không nhận thức được tất cả các bộ phận đó mới cấu thành 1 con voi dẫn đến ý thức về con voi bị lệch theo chủ quan của mỗi người.

2. ý nghĩa phương pháp luận giữa vật chất và ý thức?cho ví dụ?

Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức đồng thời vạch ra sự tác động trở lại vô cùng quan trọng của ý thức đối với vật chất. Ý thức do vật chất sinh ra và quyết định, song sau khi ra đời, ý thức có tính độc lập tương đối lên có sự tác động trở lại to lớn đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.Nói đến vai trò ý thức là nói đến vai trò của con người vì ý thức là ý thức của con người. Bản thân ý thức tự nó không thể thay đổi được gì trong hiện thực. Ý thức muốn tác động trở lại cuộc sống hiện thực phải bằng lực lượng vật chất, nghĩa là phải được con người thực hiện trong thực tiễn. Điều ấy có nghĩa là sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động của con người được bắt đầu từ khâu:- nhận thức cho được quy luật khách quan,- biết vận dụng đúng đắn quy luật khách quan,

- phải có ý chí,

- phải có phương pháp để tổ chức hành động.Vai trò của ý thức là ở chỗ trang bị cho con người những tri thức về:- bản chất quy luật khách quan của đối tượng,- trên cơ sở ấy con người xác đinh đúng đắn mục tiêu và đề ra phương pháp hoạt động phù hợp.Con người với ý thức của mình xác định các biện pháp để thực hhiện tổ chức các hoạt động tực tiễn để thực hiện mục tiêu đề ra.Ở đây ý thức có thể quyết định làm cho con người hoạt động đúng và thành công khi phản ánh đúng thế giới khách quan. Ngược lại nếu ý thức phản ánh sai sự thật khách quan thì sẽ dẫn đến sai lầm và thất bại.Vì vậy phải phát huy tính năng động và sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con người để tác động cải tạo thế giới khách quan.Tuy nhiên, cơ sở để phát huy tính năng động sáng tạo chủ quan của ý thức là việc thừa nhận và tôn trọng tính khách quan của thế giới vật chất. Nếu như thế giới vật chất và những quy luật của nó tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý thức của con người thì trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tiễn khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình.

Nếu chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan, nếu lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực thì tôi hay bạn, chúng ta sẽ rơi vào không tưởng và duy ý chí.

3. ý nghĩa phương pháp luận cua nguyên lý mối liên hệ phổ biến?cho ví dụ?

Trước hết, chúng ta cần phân biệt rõ khái niệm về nguyên lý và khái niệm về mối liên hệ. Nguyên lý là những nluận điểm về học thuyết lý luận mà tính chân lý của chúng là hiển nhiên không cần chứng minh được xác định trong tư duy của con người có chức năng lý giải mọi sự vật hiện tượng. Ví dụ: Mặt trời mọc hướng đông lặn hướng tây là một chân lý không do nhận thức chúng ta quyết định. Người định ra được sự việc trên chỉ là định ra một nguyên lý mà thôi.Mối liên hệ là dùng để chỉ sự ràng buộc, làm tiền đề chỉ ra sự tồn tại giữa các mặt trong 1 sự vật hay giữa các sự vật với nhau, mối liên hệ trên mang tính phổ biến, gồm có liên hệ bên trong và bên ngoài; liên hệ gián tiếp và trực tiếp. Vì vậy, khi xem xét chúng ta có cái nhìn toàn diện. Liên hệ trong không gian xem xét sự vật ở vị trí khác nhau dẫn đến có mối liên hệ khác nhau. Liên hệ thời gian, xem xét mối liên hệ khi chúng ở nhiều thời điểm, quá trình khác nhau của sự phát triển. Vì dụ: Hôm nay, anh ta là người xấu nhưng ngày mai anh ta trở thành người tốt.- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: Mọi sự vật hiện tượng tồn tại trong nhiều mối liên hệ ràng buộc lại với nhau. Mối liên hệ này phải là mối liên hệ phổ biến khách quan để sự vật và hiện tượng luôn phát triển, không cô lập. Mối liên hệ phổ biến khách quan chi phối tổng quát mọi sự vận động của sự vật, hịên tượng.Ý nghĩa thực tiễn: Chúng ta phải chú trọng tất cả các mối liên hệ, đánh giá đúng vai trò mối liên hệ đang chi phối đối tượng. Qua hoạt động thực tiễn, chúng ta sử dụng nhiều biện pháp, phương tiện thích hợp để thúc đẩy mối quan hệ đó phát triển một cách tích cực. Ví dụ: Về không gian, trước đây anh ta là con nhà giàu, nhưng hiện nay anh ta là người nghèo. Vì vậy trước đây anh ta là người tốt nhưng hiện nay anh ta trở thành kẻ trộm cắp.- Nguyên lý về sự phát triển: Như chúng ta đã biết, phát triển là khuynh hướng của vận động, đi từ thấp đến cao, đi từ đơn giản đến phức tạp. Còn vận động thì có cái sinh ra và có cái mất đi; có cái vận động đi lên, có cái vận động đi xuống. Phát triển gồm có: phát triển trong tự nhiên là thích nghi cơ thể với môi trường; trong XH là nâng cao năng lực tự nhiên ; trong tư duy là hoàn thiện khả năng nhận thức của con người.Mọi sự vật, hiện tượng luôn không ngừng vận động và phát triển. Vì vậy, khi xem xét 1 sự vật phải có quan niệm sự vật đó phát triển [như đã nói ở trên phát triển là khuynh hướng vận động đi từ thấp đến cao].Ý nghĩa thực tiễn: Chúng ta cần chú trọng đến điều kiện khả năng, tình hình thực tế của đối tượng để nhận ra mọi xu hướng thay đổi có thể xảy ra đối với đối tượng.

Thông qua các hoạt động thực tiễn, chúng ta cần xây dựng nhiều biện pháp thích hợp để biến đổi đối tượng; phát huy những mặt tốt, hạn chế những mặt xấu của đối tượng, hướng đối tượng vận động theo quy luật phù hợp với lợi ích [phát triển].

4.ý nghĩa phương pháp luận cua nguyên lý về sự phát triển ?cho ví dụ?

Nguyên lý về sự phát triển: Như chúng ta đã biết, phát triển là khuynh hướng của vận động, đi từ thấp đến cao, đi từ đơn giản đến phức tạp. Còn vận động thì có cái sinh ra và có cái mất đi; có cái vận động đi lên, có cái vận động đi xuống. Phát triển gồm có: phát triển trong tự nhiên là thích nghi cơ thể với môi trường; trong XH là nâng cao năng lực tự nhiên ; trong tư duy là hoàn thiện khả năng nhận thức của con người.Mọi sự vật, hiện tượng luôn không ngừng vận động và phát triển. Vì vậy, khi xem xét 1 sự vật phải có quan niệm sự vật đó phát triển [như đã nói ở trên phát triển là khuynh hướng vận động đi từ thấp đến cao].Ý nghĩa thực tiễn: Chúng ta cần chú trọng đến điều kiện khả năng, tình hình thực tế của đối tượng để nhận ra mọi xu hướng thay đổi có thể xảy ra đối với đối tượng.

Thông qua các hoạt động thực tiễn, chúng ta cần xây dựng nhiều biện pháp thích hợp để biến đổi đối tượng; phát huy những mặt tốt, hạn chế những mặt xấu của đối tượng, hướng đối tượng vận động theo quy luật phù hợp với lợi ích [phát triển].

Video liên quan

Chủ Đề