Ví dụ về các tính chất của giáo dục

GS. TSKH. NGUYỄN VĂN HỘ PGS. TS. HÀ THỊ ĐỨC Giáo dục học ĐẠI CƯƠNG TẬP MỘT NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU...................................................................................................................7Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA GIÁO DỤC HỌC ................................9Chương I: GIÁO DỤC HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC ........................................................9I. Giáo dục là một hiện tượng đặc biệt của xã hội loài người ..........................................91.1. Vị trí, vai trò của giáo dục trong đời sống xã hội .....................................................91.2. Đặc điểm tương quan giữa giáo dục và kinh tế.......................................................121.3. Tính lịch sử và tính giai cấp của giáo dục...............................................................141.4. Chức năng xã hội của giáo dục ..............................................................................15II. Đối tượng và nhiệm vụ của giáo dục học .................................................................162.1. Đối tượng của giáo dục học ..................................................................................162.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của giáo dục học .................................................................162.3. Hệ thống các khoa học về giáo dục, mối quan hệ giữ giáo dục học với các khoahọc khác.......................................................................................................................172.4. Một số khái niệm cơ bản của giáo dục học ............................................................19III. Các phương pháp nghiên cứu giáo dục học ............................................................203.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận.....................................................................213.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn..................................................................21Chương II. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CÁC TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC...24I. Tư tưởng giáo dục trong thời cổ đại ..........................................................................241.1. Giáo dục trong xã hội cộng sản nguyên thủy..........................................................241.2. Giáo dục trong xã hội chiếm hữu nô lệ ..................................................................24II. Tư tưởng giáo dục thời trung đại và cận đại.............................................................302.1. Vài nét về tư tưởng giáo dục trong xã hội phong kiến............................................302.2. Giáo dục trong thời văn hóa phục hưng .................................................................302.3. Một số nhà giáo dục tiêu biểu trong thời tiền tư bản chủ nghĩa...............................31III. Xu thế phát triển của giáo dục hiện nay ..................................................................32Chương III: GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH ......................................34I. Sự phát triển nhân cách của con người ......................................................................341.1. Khái niệm con người, nhân cách trong giáo dục.....................................................341.2. Sự hình thành và phát triển của nhân cách..............................................................36II. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách .............................372.1. Vai trò của di truyền..............................................................................................372.2. Ảnh hưởng của môi trường đối với sự phát triển nhân cách...................................382.3. Giáo dục và sự phát triển nhân cách ......................................................................392.4. Hoạt động - nhân tố quyết định trực tiếp sự hình thành, phát triển nhân cách. 40III. Giáo dục và các giai đoạn phát triển của nhân cách của học sinh ..........................423.1. Sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em trước tuổi học ở trường phổthông............................................................................................................................433.2. Sự phát triển nhân cách của học sinh tiểu học và trung học cơ sở..........................44Chương IV. NGUYÊN LÝ GIÁO DỤC .........................................................................47I. Khái niệm về nguyên lý giáo dục ..............................................................................47II. Cơ sở khoa học và thực tiễn của nguyên lý giáo dục. ...............................................471. Tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin và của Đảng ta về nguyên lý giáo dục. ............472. Cơ sở thực tiễn của nguyên lý giáo dục ....................................................................50III. Nội dung nguyên lý giáo dục .................................................................................531.1. Học đi đối với hành:..............................................................................................531.2. Giáo dục kết hợp với hoạt động sản xuất ...............................................................531.3. Nhà trường gắn liền với đời sống xã hội................................................................54IV. Những biện pháp thực hiện nguyên lý giáo dục ......................................................55Chương V. MỤC ĐÍCH VÀ CÁC NHIỆM VỤ GIÁO DỤC ...........................................57I. Mục đích và mục tiêu giáo dục .................................................................................571.1. Mục đích giáo dục ................................................................................................571.2. Mục tiêu giáo dục và đào tạo. ................................................................................591.3. Mối quan hệ giữa mục đích và thực tiêu giáo dục: .................................................61II. Các nhiệm vụ giáo dục ............................................................................................612.1.Giáo dục trí tuệ cho học sinh [nhiệm vụ trí dục] .....................................................622.2.Giáo dục đạo đức và ý thức công dân cho học sinh [nhiệm vụ đức dục] ................622.3. Giáo dục lao động và hướng nghiệp cho học sinh .................................................632.4. Giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng cho học sinh ........................................642.5. Giáo dục thẩm mĩ cho học sinh..............................................................................65Chương VI. HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN .......................................................66I. Khái niệm về ức thông giáo dục quốc dân [HTGDQD]. ............................................66II. Những cơ sở xây dựng hệ thống giáo dục quốc dân .................................................67III. Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam.........................................................71Chương VII. NGHỀ DẠY HỌC ......................................................................................82I. Những đặc điểm cơ bản của nghề dạy học. ...............................................................821. Mục đích của nghề dạy học......................................................................................822. Đối tượng của nghề dạy học.....................................................................................823. Công cụ lao động của nghề dạy học..........................................................................824. Sản phẩm của nghề dạy học. ....................................................................................835. Thời gian và không gian lao động sư phạm. .............................................................836. Hệ thống những kỹ năng đảm bảo cho hoạt động giáo dục của người giáo viên đạt hiệu quả: ................................................................................................................83II. Đặc điểm nhân cách của người giáo viên.................................................................84III. Hoạt động và nhân cách của học sinh PTTH: .........................................................891. Đặc tính chung trong hoạt động của học sinh PTTH:................................................892. Đặc tính chung về nhân cách của học sinh PTTH .....................................................90Phần thứ hai: LÝ LUẬN DẠY HỌC ...............................................................................94Chương IX: QUÁ TRÌNH DẠY HỌC..............................................................................94I. Khái niệm về lý luận dạy học ...................................................................................94II. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC .............................................951. Dạy học và ý nghĩa của nó. ......................................................................................952. Nhiệm vụ dạy học ....................................................................................................963. Các nhiệm vụ dạy học cụ thể. ................................................................................1004. Khái niệm về quá trình dạy học. .............................................................................1025. Quy luật cơ bản của QTDH....................................................................................1086. Bản chất của quá trình dạy học. .............................................................................1147. Các yếu tố tạo nên quá trình dạy học và mối quan hệ giữa chúng............................1188. Động lực của QTDH .............................................................................................1209. Logíc của QTDH ...................................................................................................123Chương IX. NGUYÊN TẮC DẠY HỌC ......................................................................131I. Khái niệm về nguyên tắc dạy học. ..........................................................................1311. Khái niệm. .............................................................................................................1312. Các nguyên tắc dạy học được xây dựng dựa trên những cơ sở sau: ........................131II. Hệ thống các nguyên tắc dạy học cụ thể. ...............................................................1321. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục trong dạyhọc. ...........................................................................................................................1322. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn dạy học. ...................1333. Đảm bảo sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng trong dạy học. ...............1344. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính vững chắc .........................................1355. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất ........................................................................1366. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính hệ thống và tính tuần tự trong dạyhọc. ...........................................................................................................................1387. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò tự giác, tích cực, độc lập của họcsinh và vai trò chủ đạo của thầy trong dạy học. ..........................................................139Chương X. NỘI DUNG DẠY HỌC ..............................................................................143I. Cấu trúc của nội dung dạy học.................................................................................143II. Các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo việc xây dựng nội dung dạy học.............................148III. Kế hoạch dạy học, chương trình dạy học, sách giáo khoa và các tài liệu dạy học khác. .........................................................................................................................151I. Khái niệm về phương pháp:....................................................................................154II. Phân loại các phương pháp khoa học .....................................................................156III. Khái niệm về phương pháp dạy học......................................................................1591.1. Phương pháp dạy học là gì? ................................................................................1591.2. Phương pháp dạy học có các đặc điểm cơ bản sau: .............................................160IV. Phân lọai các phương pháp dạy học......................................................................165V. Các phương pháp dạy học truyền thống.................................................................1691. Các phương pháp dạy học dùng lời.........................................................................1692. Các phương pháp dạy học trực quan.......................................................................1783. Các phương pháp dạy học thực tiễn. ......................................................................1824. Các phương pháp kiểm tra và đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.............................188VI. Một số phương pháp dạy học mới trong quá trình dạy học hiện nay. ...................1931. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................1942. Dạy học chương trình hóa ......................................................................................1953. Phương pháp Algôrit trong dạy học .......................................................................200VII. Kết luận về phương pháp dạy học ......................................................................202Chương XII. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC ....................................................................204I. Ý nghĩa của phương tiện dạy học ...........................................................................204II. Các phương tiện dạy học phổ biến được sử dụng trong nhà trường phổ thônghiện nay .....................................................................................................................206III. Yêu cầu về mặt cấu trúc của các phương tiện dạy học ..........................................208I. Khái niệm về hình thức tổ chức dạy học .................................................................2101. Khái niệm: .............................................................................................................2102. Một số mô hình tổ chức bài học. ............................................................................210II. Những hình thức tổ chức dạy học trong nhà trường phổ thông. .............................2131. Hình thức bài học ..................................................................................................2132. Những ưu, nhược điểm của hình thức bài học: .......................................................2143. Phân loại bài học. ..................................................................................................2154. Cấu trúc bài học......................................................................................................2165. Cấu trúc của các lợi bài học và các phương án kết hợp các yếu tố tạo nên bài học....2226. Những yêu cầu đối với bài học ..............................................................................2267. Chuẩn bị lên lớp ....................................................................................................2278. Những công việc nêu trên đước sắp xếp theo quy trình bao gồm các bước cụ thểsau.............................................................................................................................229III - Những hình thức tổ chức dạy học khác...............................................................2311. Hình thức học ở nhà [tự học] .................................................................................2312. Hình thức thảo luận và hình thức xêmina ...............................................................2333. Hình thức dạy học theo nhóm. ...............................................................................2354. Hình thức giúp đỡ riêng [phụ đạo]..........................................................................2375. Hình thức hoạt động ngoại khóa trong dạy học ......................................................237SÁCH THAM KHẢO ...................................................................................................240LỜI NÓI ĐẦU Khoa học giáo dục với tư cách là khoa học nghiên cứu nhằm phát hiện những quy luật và tính quy luật của các quá trình hình thành nhân cách bao gồm trong nó nhiều chuyên ngành ứng với các góc độ khác nhau của sự phát triển cá nhân dưới ảnh hưởng của giáo dục. Giáo dục học đại cương là một trong nhiều ngành đó, nó xem xét, tìm hiểu quá trình giáo dục trên bình diện tổng quát nhất. Những kết quả do giáo dục học đại cương mang lại sẽ là chỗ dựa cho các chuyên ngành giáo dục học khác cả trên phương diện định hướng chung và những vấn đề cụ thể. Trong nhiều năm các nhà giáo dục học nước ta đã dày công nghiên cứu và cho ra đời những giáo trình giáo dục học Đại cương rất có giá trị như: Giáo trình Giáo dục của các giáo sư Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt, Lê Khánh Bằng, Vũ Ngọc Quang, Phạm Viết Vượng… những giáo trình này đã phản ánh khá đầy đủ, sâu sắc thành tựu phát triển giáo dục và khoa học giáo dục mỗi giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phù hợp với từng bậc học [Đại học Sư phạm, Cao đẳng Sư phạm], đã góp phần tích cực và việc cung cấp một hệ thống kiến thức giáo dục tổng thể cho nhiều hệ của thầy giáo, cô giáo trong cả nước. Nối tiếp những kết quả nghiên cứu cảu các tác giả đi trước, trên cơ sở tiếp thi có chọn lọc những luận điểm khoa học được đề cập tới trong các cuốn giáo dục của Việt Nam và nước ngoài, dựa trên những đòi hỏi thực tiễn của đất nước trong giai đoạn hiện nay, xu thế phát triển của hoạt động giáo dục trên thế giới, chúng tôi đã cố gắng biên soạn cuốn Giáo dục học Đại cương nhằm phục vụ cho nhu cầu đào tạo giáo viên trong gian đoạn hiện nay. Để biên soạn giáo trình học đại cương lần này, chúng tôi đã dựa trên các quan điểm tiếp cận lịch sử, tiếp cận thực tiễn và tiếp cận hoạt động, trong đó lấy quan điểm hoạt động làm nồng cốt để xây dựng hệ thống kiến thức trong tất cả các chương mục của cuốn sách. Trong nội dung cuốn giáo trình, ngoài những phần đã quen biết trong cấu trúc của giáo trình Giáo dục học, chúng tôi đã đi sâu vào phần trọng yếu nhất của hoạt động giáo dục và của nhà trường là hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục [theo nghĩa hẹp]. Giáo trình nhằm phục vụ chủ yếu cho việc giảng dạy và học tập của giáo viên cao học thạc sĩ theo các chuyên ngành giáo dục. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã cố gắng hết sức mình và học hỏi nhiều ở các tác giả đi trước cũng như các bạn đồng nghiệp, song không thể không tránh khỏi những sơ suất cả về nội dung và hình thức. Chúng tôi rất mong có sự góp ý của đông đảo bạn đọc khi tiếp cận với cuốn sách. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. TÁC GIẢ 7PHẦN THỨ NHẤT NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA GIÁO DỤC HỌC Chương I: GIÁO DỤC HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC I. Giáo dục là một hiện tượng đặc biệt của xã hội loài người 1.1. Vị trí, vai trò của giáo dục trong đời sống xã hội - Giáo dục là một hiện tượng xã hội, trong đó một tập hợp xã hội [nhóm] đã tích lũy được một vốn kinh nghiệm nhất định truyền đạt lại cho một nhóm xã hội khác nhằm giúp họ tham gia vào đời sống xã hội, giúp họ hiểu biết các chuẩn mức, khuôn mẫu, giá trị xã hội để trở thành những nhân cách phù hợp với sự đòi hỏi của lợi ích xã hội. Đây chính là nét đặc trưng cơ bản của giáo dục với tư cách là một hiện tượng xã hội. Kinh nghiệm xã hội được hiểu là những tri thức về các quy luật vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội, tư duy, những kỹ năng, kỹ xải hoạt động thực tiễn, các chuẩn mực về đạo đức, lối sống, văn hóa, truyền thống v.v… Trên cơ sở của sự lĩnh hội kinh nghiệm xã hội, mỗi cac nhân sẽ nhào nặn lại theo cách của riêng mình để trở thành một nhân cách, tương ứng với những đòi hỏi của cộng đồng xã hội, của mỗi hình thái phát triển kinh tế - xã hội nhất định. - Trong hệ thống xã hội, giáo dục là một trong 5 thiết chế đáp ứng nhu cầu cơ bản của xã hội về mặt phát triển. Thế hệ trẻ mới sinh ra, một mặt kế thừa những đặc điểm sinh học của loài [di truyền] vốn đã tồn tại ngay trong quá trình hình thành và phát triển bào thai, mặt kahsc, và mặt này chỉ khi đứa trẻ ra đời nó mới được tạo lập, đó là sự kế thừa các di sản xã hội mà thế hệ trước để lại. Con người về mặt bản chất khác với thế giới loài vật chính là ở đặc trưng kế thừa xã hội. Quá trình kế thừa xã hội được thực hiện trong hoạt động giáo dục [tự phát hoặc tự giác], nhờ đó mà mỗi cá nhân có thể tiếp thu những kinh nghiệm sống nhằm thích ứng với sự biến đổi của môi trường xung quanh, đặc biệt là môi trường xã hội. Những mối quan hệ giữa con người với con người nảy sinh trong hoạt động sống của mỗi cá nhân đặt trước học phải có khả năng nhận biết, nắm vững, cải biến những quan hệ có tinh quy luật này để bản thân có thể tồn tại và phát triển. Hướng dẫn thế hệ trẻ có được khả năng hội nhập một cách chủ động với những quy luật xã hội được hiện trong quá trình giáo dục, và chính những sản phẩm do giáo dục tạo bên [những nhân cách sống] lại đến lượt mình phục vụ 8cho sự tồn vong phát triển. Jacques Delors [1996] đã viết “ý kiến càng phổ biến cho rằng sự đóng góp cho xã hội loài người mà có trong tay để nhào nặn nên tương lai” [Giáo dục cho ngày mai - Tài liệu tổng kết nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập UNESRO] - Người đưa tin UNECO, tháng 4/1996. * Yếu tố tự phát và tự giác trong hoạt động giáo dục: Hoạt động giáo dục tồn tại trong mọi giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội, song hoạt động giáo dục tồn tại theo hai cớ chế, đó là cơ chế tự phát và cơ chế tự giác. Hoạt động truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm là một trong những mối quan hệ tương tác giữa con người với con người, tồn tại rất đa dạng, phong phú. Nếu dựa trên phương thức truyền đạt và lĩnh hội, chúng ta có thể phân thành 2 dạng ứng với 2 cơ chế hoạt động giáo dục. Dạng thứ nhất, kinh nghiệm được truyền đạt và lĩnh hội một cách ngẫu nhiên, [người cần truyền đạt và người cần lĩnh hội]. Hoạt động giáo dục theo dạng này thường xuyên xuất hiện một cách tự nhiên mà không tiân thủ theo một dự kiễn đã được hoạch định. Nó giải quyết những nhu cầu trước mắt của mỗi cá nhân và có thể cho cả cộng động [người cổ xưa đi săn thú, kèm theo những đứa trẻ nhỏ - con trai, việc truyền thụ kinh nghiệm của người cho trẻ với mục đích là giúp trẻ có được các tri thức và những kỷ năng, thao tác cần thiết để săn bắt được con thú và tránh được những nguy hiểm. Những đứa trẻ tiếp thu những kinh nghiệm săn bắt do người lớn dạy bảo để tồn tại, góp phần làm phong phú thêm của cải cho cộng đồng và qua đó mà tích cóp dần, hình thành những kinh nghiệm sống cho bản thân]. Hoạt động giáo dục theo cơ chế tự phát có một số đặc trưng cơ bản là: - Mục đích hoạt động chủ yếu thông qua việc truyền đạt lĩnh hội kinh nghiệm trực tiếp, đơn lẻ, thiếu tính kế hoạch và hệ thống. - Kết quả đạt được do hoạt động giáo dục theo cơ chế tự phát mang lại là rất hạn chế cả về số lượng và chất lượng, và để đạt được kết quả đó, con người phải tiêu tốn một lượng thời gian khá lớn. - Đối tượng giáo dục khi lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo chủ yếu đi theo con đường bắt chước, học thuộc, điều đó tạo ra những con người thụ động, bảo thủ, kém tính sáng tạo. Hoạt động giáo dục thực hiện theo con đường tự phát bắt nguồn từ phương thức sản xuất lạc hậu của những xã hội trước đây [xã hội cộng sản nguyên thủy, xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến], một nền sản xuất chủ yếu dựa trên sức lực của cơ bắp, lực lượng sản xuất giản đơn, sản phẩm tạo ra theo con đường 9đơn chiếc, khối lượng tri thức khoa học của nhân loại gia tăng thêm chưa nhiều, hàm lượng trí tụê chứa đựng trong mỗi sản phẩm là không đáng kể v.v… Mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng tồn tại thông qua lao động bằng con đường trực tiếp và thâm nhập vào đối tượng, dưới sự chỉ dẫn của thế hệ đi trước và những cá nhân khác có kinh nghiệm hơn. Có thể nói hoạt động giáo dục được sản sinh từ những điều kiện cụ thể xã hội, có sự phù hợp ở mức độ đòi hỏi và xã hội đó. Ngày nay, với sự hiện diện của nền kinh tế công nghiệp, kinh tế tri thức khoa học, công nghệ đã tạo ra hệ thống sản xuất xã hội có kỹ thuật và kỹ năng rất phức tạp, đa dạng, làm nảy sinh nhu cầu chuẩn bị cho toàn bộ thế hệ trẻ khả năng tham gia vào sự phát triển đó của sản xuất cũng như giúp họ thích ứng nhanh chóng với sự biến đổi không ngừng, mau lẹ của đời sống xã hội. Để làm được việc này hoạt động giáo dục đa cấp, đa ngành với những mục đích, nội dung, phương pháp và hệ thống tổ chức đào tạo thích hợp với từng loại đối tượng, từng khối lượng thời gian. Giáo dục thực thi chức năng này trong xã hội hiện đại được thừa nhận là tổ chức chủ yếu của quá trình xã hội hóa cá nhân. Giáo dục không chỉ cung cấp cho thế hệ trẻ là hệ thống tri thức, kỹ năng cần thiết của các loại hình hoạt động hiện có trong xã hội với tư cách là bộ máy trọng yếu nhất trong tạo nguồn nhân lực, giáo dục còn giúp cho thế hệ trẻ có được một nhân cách hoàn chỉnh về tình cảm, đạo đức, về sự hiểu biết các chuẩn mực, giá trị xã hội để họ có thể sống hòa nhập với cộng đồng. Như vậy, giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt của lòai người, một hiện tượng có mục đích mà chỉ xã hội loài người mới có. Các hiện tượng giáo dục đó được nảy sinh ngay từ khi có xã hội loài người và là nhu cầu cấp thiết của sự phát triển xã hội. Nhờ đó, các thế hệ sau chiếm lĩnh những kinh nghiệm, những tri thức giúp học có thể tham gia tích cực vào mọi hoạt động trong cuộc sống và lĩnh vực hoạt động khác, làm cho xã hội loài người luôn tồn tại và phát triển không ngừng. Nét đặc trưng cơ bản của giáo dục là : thế hệ trước truyền đạt lại những kinh nghiệm sống cho thế hệ sau để họ tham gia vào đời sồn xã hội. Các thế hệ sau tiếp thhu, lĩnh hội những kinh nghiệm sống mà thế hệ trước truyền lại, đồng thời họ lại làm phong phú hơn những kinh nghiệm sống đó. Những kinh nghiệm xã hội bao gồm: các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cùng những giá trị văn hóa xã hội như các chuẩn mực về đạo đức, niềm tin, hành vi, thói quen, các dạng hoạt động giao lưu của con người trong xã hội mà từ đó các cá thể dần dần trở thành nhanh cách. Nhờ đó, giáo dục làm cho nhân cách con người được phát triển ngày càng đầy đủ, phong phú, đa dạng và hoàn thiện hơn. Đó là chức năng của giáo dục, nó 10là phương tiện quan trọng nhằm “táo sản xuất nhân cách”, tái sản xuất những sức mạnh tinh thần, bồi dưỡng, những năng lực và phẩm chất tốt đẹp để mỗi cá nhân tồn tại, phát triển và tự khẳng định mình. 1.2. Đặc điểm tương quan giữa giáo dục và kinh tế Tính tất yếu và mối quan hệ giữa giáo dục và kinh tế - Mác chỉ rõ: “Giáo dục nói chung phụ thuộc vào điều kiện sống” [Toàn tập, T.6, tr.591.Pyc] điều đó có nghĩa là: giáo dục phụ thuộc vào trình độ sản xuất của sức sản xuất, của tình trạng phân công lao động xã hội, của các mối quan hệ giai cấp và những vấn đề khác của chính trị, pháp quyền. Tuy nhiên cũng cần phải nhìn thấy sự tác động trở lại của giáo dục đối với kinh tế. Một nền kinh tế chỉ trở nên vững mạnh và tăng tiến liên tục, nếu nó chứa đựng một hệ thống giáo dục có đường lối chính sách, cơ chế tiến bộ, phát triển cân đối về số lượng và chất lượng. Ngược lại, giáo dục muốn phát triển theo xu hướng tiến bộ lại cần có chỗ dựa và được sự hỗ trợ của một nền kinh tế vững mạnh, có nền sản xuất hiện đại, tiên tiến. - Cần lưu ý rằng mối quan hệ giữa giáo dục và kinh tế luôn được sự gìn giữ, bảo vệ, định hướng và kiểm soát của thể chế chính trị, pháp quyên, của văn hóa xã hội. - Đặc biệt không nên tuyệt đối hóa mặt này hay mặt kia của mối liên hệ, giữa giáo dục và kinh tế. Nhấn mạnh một chiều tác động của kinh tế giáo dục, hạ thấp tính độc lập tương đối của hoạt động giáo dục sẽ không khai thác được sức mạnh năng động của giáo dục đối với sự tiến bộ của kinh tế, còn nếu thổi phồng tác dụng của giáo dục đối với kinh tế, cho đó là yếu tố quyết định, có vai trò chủ yếu với hoạt động kinh tế mà coi nhẹ các nhân tố khác là sai lầm. Tính tiếp nối liên tục và phân đoạn trong khoảng thời gian - Hoạt động của kinh tế và giáo dục diễn ra liên tục và đan kết vào nhau. Mỗi kế hoạch phát triển kinh tế [tổng thể hay bộ phân] và kế hoạch phát triển giáo dục [cả hệ thống trong từng ngành] đều phải tính tới các thành quả trước đó và định liệu cho thời gian tương lai theo phân đoạn trên những khoảng thời gian dài. Tính chất này được quy định bởi đặc thù của hoạt động sư phạm: cái đi vào hệ thống giáo dục hôm nay [học sinh] chịu sự chi phối của những điều kiện kinh tế hiện tại, nhưng phải sau hàng chục năm nữa mới tham gia vào đời sống kinh tế xã hội [người hoạt động ]. 11- Khi lập kế hoạch giáo dục vừa phải phù hợp với khả năng hiện tại của nền phát triển, vừa phải có tính tới nhu cầu phát triển kinh tế [đặc biệt là sự phân công lao động] của tương lai. - Về phía kinh tế, việc bỏ vốn đầu tư cho giáo dục cần xét dưới góc độ phục vụ cho sự phát triển giáo dục của hiện tại [và đó cũng chính là phục vụ đời sống văn hóa, tinh thần cho xã hội ], đồng thời đó cũng chính là đầu tư cho chính sự phát triển kinh tế theo chiều sâu. - Để xách định được quy mô và nhịp độ phát triển giáo dục phù hợp với trạng thái kinh tế trong hiện tại và tương lai, cần tập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế giáo dục [cơ sở khoa học quy hoạch này là những dự báo về phát triển kinh tế, phát triển dân số và các vấn đề xã hội, xu hướng phát triển của ngành hệ thống giáo dục và từng phân hệ trong hệ thống]. * Tính đa dạng và tương quan kinh tế giáo dục - Tương quan kinh tế giáo dục là một trong những mối tương quan của giáo dục với toàn bộ đời sống xã hội, ngoài mối liên hệ với kinh tế giáo dục còn có các chức năng chính trị, xã hội ; tư tưởng - văn hóa; ngược lại, kinh tế bên cạnh mục tiêu phục vụ đời sống tinh thần còn phải phục vụ các nhu cầu về đời sống vật chất và các nhu cầu đa dạng khác của xã hội. Tuy nhiên, trong bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội thì chức năng kinh tế của giáo dục cần được coi là chức năng then chốt…… đã từng chỉ rõ: “Thực chất của bước quá độ từ xã hội tư bản lên xã hội chủ nghĩa lại là ở chỗ các nhiệm vụ chính trị giữ một địa vị phụ thuộc so với nhiệm vụ kinh tế”[K.Marx F.Enges, V.Lênin, I.Stalin. Bàn về giáo dục tr.2]. Sự phụ thuộc ở đây chỉ rõ giáo dục muốn phục vụ đắc lực cho chính quyền vô sản, thì mục đích của nó phải được định hướng cho sự phát triển kinh tế của đất nước. - Xác định chức năng kinh tế của giáo dục có tính then chốt trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, song không thể lạm dụng vào hoạt động giáo dục những mục tiêu kinh tế đơn thuần. Mỗi hoạt động giáo dục đều có chứa đựng những nội dung kinh tế nhất định, nhưng trường học là nơi đào tạo chứ không phải là cơ sở kinh doanh sản xuất. [Trong cơ chế thị trường, có những tiểu hệ thống giáo dục được bao cấp ở mức độ cần thiết, có những loại hình đào tạo cần được xã hội hóa, huy động tiềm năng trong xã hội, song nhiệm vụ chính yếu của nó, dù dưới hình thức nào cũng là tạo nên những nhân cách cho xã hội, đó chính là tiền của, là tiềm năng tạo ra vật chất]. * Tính kinh tế sản xuất trong tương quan kinh tế giáo dục 12- Tương quan kinh tế - giáo dục cần xét tới những đặc thù kinh tế sản xuất của ngành giáo dục. Nó là một ngành sản xuất đặc biệt của nền kinh tế quốc dân, thành phẩm của giáo dục tuy không phải là vật phẩm hàng hóa mang ra trao đổi, nhưng nó sẽ có mặt và tham gian vào mọi hoạt động của quá trình sản xuất và chính nó cũng được tạo nên theo một quy trình công nghệ đặc biệt - Hoạt động đào tạo ở các cơ sở giáo dục phải đảm bảo về kinh tế - kỹ thuật theo tính chất của một quá trình sản xuất tương ứng với nó là các yếu tố đảm bảo quy trình đào tạo: người dạy, người học, nội dung, chương trình, cơ sở vật chất, tổ chức quản lý, kiểm tra giám sát v.v… Có thể nói trong các giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội loài người, khi các phương thức sản xuất xã hội đổi sẽ kéo theo hàng lọat những biến đổi về tư tưởng, chính trị, về cấu trúc xã hội, về lối sống văn hóa, thẩm mỹ, v.v… Trong lĩnh vực giáo dục, môi trường xã hội, điều kiện kinh tế, văn hóa, … ảnh hưởng sâu sắc tới mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, hình thức giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu của đời sống xã hội. Đó là tính quy định của môi trường kinh tế - chính trị -xã hội đối với hoạt động giáo dục, trong đó các lực lượng giáo dục và người giáo dục là hai nhân tố đặc trưng cơ bản nhất. Mối quan hệ tương tác giữa các tác nhân: môi trường, nhà giáo dục - đối tượng giáo dục phản ẩnh tính quy luật phổ biến, khách quan quá trình giáo dục. 1.3. Tính lịch sử và tính giai cấp của giáo dục Lịch sử phát triển của giáo dục và nhà trường cho thấy rằng, trong các giai đoạn phát triển khác nhay của lịch sử xã hội loài người, cùng với sự đổi thay của cơ cấu tổ chức xã hội, sự thăng trầm về chính trị, kinh tế, văn hóa của mỗi quốc gia, sự nghiệp giáo dục đều có những thay đổi, chuyển hướng và những cải cách, đổi mới về mục tiêu, nội dung, hình thức cho phù hợp với yêu cầu của xã hội, của thời đại mới. Vì vậy giáo dục luôn là một phạm trù lịch sử, mang tính lịch sử rõ nét. Trong xã hội giai cấp, giáo dục mang tính giai cấp đậm nét. Tính giai cấp giáo dục cũng là một quy luật khách quan trong quá trình phát triển của hệ thống giáo dục - đào tạo. Tính quy luật này đã quy định bản chất giáo dục, bởi lẽ giáo dục luôn là phương thức đấu tranh giai cấp, nhà trường là công cụ của chuyên chính giai cấp và hoạt động giáo dục - đào tạo tồn tại như là môi trường, là phương tiện đấu tranh và bảo vệ quyền lợi của một giai cấp trong xã hội. Trong xã hội có giai cấp đối kháng, không thể có một nền giáo dục trung lập, đứng ngoài hoặc đứng trên cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội, không thể có một nền giáo dục thoát ly mọi hệ tư tưởng của giai cấp. Hiện nay, trong thời 13kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tính giai cấp của giáo dục được phản ảnh đậm nét trong các văn kiện Đại hội Đảng, trong các chỉ thị, nghị quyết của Nhà nước, trong Luật giáo dục về mục đích, mục tiêu giáo dục trong thời kỳ đổi mới nhằm thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục hướng tới việc phát triển toàn diện, hài hòa nhân cách của mọi thành viên trong xã hội nói chung, thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng. 1.4. Chức năng xã hội của giáo dục Chức năng xã hội của giáo dục là những tác động tích cực của hoạt động giáo dục đối với các quá trình xã hội về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, v.v… Trong xã hội chúng ta hiện nay, các chức năng xã hội của giáo dục thường được phân chia thành 3 loại như sau: a. Chức năng kinh tế sản xuất : Theo K.Marx, sức lao động của con người chỉ tồn tại trong nhân cách sống của người đó. Như vậy, để cải tạo cái bản thể tự nhiên chung của con người, giúp họ có được những kỹ năng, kỹ xảo về một lĩnh vự lao động nào đó thì cần phải có sự huấn luyện, đào tạo, nghĩa là họ phải được giáo dục. Như vậy, giáo dục đã tái tạo sản xuất sức lao động xã hội, đã tạo ra sức lao động mới có hiệu quả cao hơn, thay thế sức lao động cũ bằng cách phát huy những năng lực chung và năng lực chuyên biệt của từng cá nhân. Theo ý nghĩa đó, giáo dục đã tạo ra một năng suất lao động ngày càng cao hơn, thúc đẩy nền kinh tế sản xuất xã hội ngày càng phát triển. b. Chức năng chính trị - xã hội Giáo dục có vai trò chủ đạo trong việc hình thành, phát triển nhân cách con người. Với các hình thức giáo dục phong phúc và đa dạng, nhà giáo dục cung cấp cho người giáo dục hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, phát triển năng lực phẩm chất, nhân cách, hình thành thái độ, niềm tin và các chuẩn mực xã hội cùng các dạng hoạt động giao lưu… Như vậy, giáo dục đã có tác động sâu sắc tới các mối quan hệ xã hội, tới sự phân chia các nhóm, các tổ chức, các giai tầng xã hội. Nói cách khác, ở bất kỳ một chế độ chính trị xã hội nào, nhỡ có sự tác động to lớn của giáo dục tới việc hình thành, phát triển nhân cách của con người mà tác động tới cấu trúc của xã hội, ảnh hưởng sâu sắc tới chế độ chính trị của một quốc gia, một dân tộc. c. Chức năng tư tưởng - văn hóa 14Với mục tiêu: nâng cao dân trí, bòi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài, giáo dục góp phần to lớn trong việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ văn hóa, trình độ học vấn cho mọi người, nâng cao trình độ học vấn cho toàn xã hội. Giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, phát hiện, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Lịch sử đã chứng minh rằng, ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, các nhà văn hóa, các nhà tư tưởng lớn đều được đào tạo, bồi dưỡng qua hệ thống giáo dục trong các loại hình trường. Nói tóm lại, giáo dục thực hiện trong các chức năng xã hội của mình như là một công cụ, phương tiện để sản xuất sức lao động xã hội, cải biến cấu trúc xã hội, xây dựng nền văn hóa và hệ tư tưởng cho xã hội. Có như vậy, giáo dục mới đáp ứng được những đòi hỏi về sự phát triển của những hình thái kinh tế xã hội, về các quan hệ xã hội, các lực lượng sản xuất, các hình thái ý thức xã hội khác,… Giáo dục cung góp phần làm thỏa mã những nhu cầu cơ bản của con người: nhu cầu được học hành, được lao động sáng tạo, được phát triển và hoàn thiện nhân cách. Có thể nói, giáo dục là một phúc lợi cơ bản, là đời sống tinh thần, là hạnh phúc và niềm to lớn của mỗi thành viên trong xã hội. II. Đối tượng và nhiệm vụ của giáo dục học Kể từ khi giáo dục học thực sự trở thành một lĩnh hội khoa học độc lập, một khoa học về sự giáo dục, đào tạo con người, về quá trình hình thành và phát triển nhân cách thì cũng là lúc giáo dục học có đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể, có hệ thống các khái niệm, các phạm trù cơ bản và các phương tiện nghiên cứu của nó. 2.1. Đối tượng của giáo dục học Đối tượng nghiên cứu của giáo dục học là quá trình giáo dục. Quá trình giáo dục trước hết cần được hiểu một cách khái quát là một quá trình xã hội được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch, hướng vào việc truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội nhằm hình thành và phát triển nhân cách theo những mục đích và điều kiện do xã hội quy định ở những giai đoạn lịch sử nhất định. Đó là quá trình tổ chức, điều khiển các hoại hình hoạt động, giao lưu phong phú và đa dạng của nhà giáo dục đối với người được giáo dục, giúp họ chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội, những giá trị văn hóa của nhân loại. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của giáo dục học Giáo dục học, với tư cách là một khoa học có các nhiệm vụ cơ bản sau: 15- Nghiên cứu mục tiêu chiến lược và xu thế phát triển của giáo dục - đào tạo trong mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội. Mục tiêu chiến lược của giáo dục là cái đích mà nền giáo dục của một quốc gia cần hướng tới trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. Xu hương phát triển của giáo dục là những định hưỡng lớn mà sự nghiệp giáo dục của một quốc gia, một khu vực hay toàn cầu đang hướng tới: Giáo dục nhân văn, giáo dục hòa nhập, giáo dục cộng đồng, giáo dục tiếp tục, giáo dục thường xuyên, nhà trường hiện đại,… đã đang là những xu thế phát triển của giáo dục và đang được các nhà khoa học sư phạm quan tâm nghiên cứu trong giáo dục hiện đại ngày nay; - Nghiên cứu các quy luật và tính quy luật của các quá trình giáo dục như quy luật hình thành phát triển nhân cách và các quy luật phản ánh mối quan hệ tương tác giữa hoạt động dạy học, giáo dục với môi trường kinh tế, chính trị, xã hội, với sự phát triển như vũ bão của khoa học, kỹ thuật, công nghệ,…; - Nghiên cứu cấu trúc của quá trình giáo dục theo ngững tiếp cận khác nhau để xây dựng những giải pháp tác động có cơ sở lý luận và thực tiễn đối với từng thành tố cấu trúc trong hệ thông giáo dục nhằm đặt hiệu quả giáo dục tối ưu trong những hoàn cảnh và điều kiện xã hội nhất định. 2.3. Hệ thống các khoa học về giáo dục, mối quan hệ giữ giáo dục học với các khoa học khác Trải qua một thời kỳ phát triển lâu dài, giáo dục học đã tự phân chia thành các chuyên ngành khoa học riêng biệt tạo thành một hệ thống khoa học giáo dục hoàn chỉnh. Sự phân chia này được quy định bởi các đặc trưng của quá trình giáo dục có đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu khác nhau và được tiến hành trong các thể chế giáo dục khác nhau. Hệ thống bao gồm: - Giáo dục học đại cương: nghiên cứu những vấn đề chung, về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của giáo dục học. Đó là những vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhất trong việc nghiên cứu tiếp theo các chuyên ngành khoa học giáo dục khác. - Lý luận dạy học: Là một chuyên ngành của giáo dục có đối tượng nghiên cứu là quá trình giáo dục với tư cách là quá trình bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể nhằm hình thành các phẩm chất đạo đức, các nét tính cách, niềm tin, thói quen, các yêu cầu và chuẩn mực do xã hội quy định. - Lý luận dạy học các môn học trong các loại hình trường: Tùy theo mục đích, nhiệm vụ và yêu cầu của từng môn học trong các loại hình trường khác 16nhau, lý luận dạy học cho từng môn học được nghiên cứu sao cho phù hợp với đặc điểm đối tượng của người học và đáp ứng với yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học của bộ môn. - Lịch sử giáo dục học: Là một chuyên ngành khoa học nghiên cứu lịch sử quá trình phát triển các thuyết học, các luận điểm, các quan điểm tư tưởng,… về giáo dục và lịch sử phát triển thực tiễn giáo dục trải qua các thời kỳ khác nhau của lịch sử xã hội loài người. Đặc biệt là nghiên cứu lịch sử đấu tranh của những tư tưởng giáo dục tiến bộ chống những tư tưởng giáo dục phản động, lạc hậu, lỗi thời,… Trong quá trình hình thành và phát triển, với tư cách là một khoa học trong hệ tống các khoa học xã hội, lấy quá trình giáo dục làm đối tượng nghiên cứu, giáo dục học có mối quan hệ mật thiết với nhiều khoa học khác. Trước hết phải nói tới sự chi phối của Triết học đôi svới giáo dục. Triết học với tư cách là khoa học về các quy luật chung nhất của sự phát triển tự nhiên, xã hội tư duy con người luôn được coi là cơ sở nền tảng khii xem xét các quy lậut giáo dục. Chẳng hạn những quy luật về mối quan hệ giữa sự phát triển nhân cách con người dưới ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, văn hóa, chính trị,… Trong xã hội học - một ngành thuộc triết học sẽ là cơ sở cho giáo dục khi xác định mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chứac giáo dục nói chung và giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nói riêng. Lý luận về nhận thức của triết học Mác-Lênin là nền tảng cho việc xây dựng các quy luật vận động của quá trình dạy học, quá trình giáo dục. Những vấn đề về đạo đức học, mỹ học Mác-Lênin luôn được coi là cơ sở lý luận mang tính khoa học nhất trong khi xác định những nguyên tắc, nội dung, phương pháp hình thành các giá trị, chuẩn mực đạo đức, nếp sống v.v… cho học sinh; các quy luật của duy vật lịch sử, duy vật biện chứng được coi là những cơ sở phương pháp luân đúng đắn nhất trong nv KHGD. Hoạt động giáo dục và dạy học lấy con người làm đối tác, vì thế giáo dục còn liên quan mật thiết với một số khoa học nghiên cứu về con người như sinh lý học, tâm lý học. Sinh lý học được coi là cơ sở khoa học tự nhiên của giáo dục học. Những quy luật hoạt động của cơ thể sinh học con người nhơ quy luật vận động của hệ thần kinh cao của hệ thống các cơ quan cảm giác, tim mạch,…là cơ sở giúp cho khoa học giáo dục phù hợp với đặc điểm sinh học của học sinh trong từng cấp học. Tâm lý học bào gồm trong nó những quy luật về các quá trình, trạng thái và các phẩm chất tâm lý đa dạng của con người trong mối tương tác giữa con người 17với tự nhiên, với xã hội và với chính bản thân mình, luôn luôn đồng hành với giáo dục học, nhằm cung cấp cho giáo dục học những tri thức khoa học về các cơ chế biểu diễn của các quá trình bên trong ở mỗi con người. Những tri thức này không thể thiếu trong khi xem xét, tác động tới những đối tượng giáo dục cụ thể. Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học kỹ thuật, ảnh hưởng của các khoa học tự nhiên như toán học, điều khiển học, tin học đối với giáo dục học là đáng kể, đem lại hiệu quả rất đáng tin cậy trong việc xác định về bản chất của các hiện tượng giáo dục trong quá trình nghiên cứu cũng như trong quản lý, điều hành các quá trình giáo dục. Sự biểu hiện của mối liên hệ giữa giáo dục và khoa học rất đa dạng và phong phú. Đó có thể là sự liên kết để cùng nhu xem xét các mặt khác nhau của con người; hoặc cũng có thể là sử dụng chung các luận điểm khoa học, các dữ liệu, thông tin nhiều chiều trpng quá trình kết hợp nghiên cứu; và cũng có thể là quá trình sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức nghiên cứu của nhau để giúp cho hiệu quả nghiên cứu được chuẩn xác và toàn diện. 2.4. Một số khái niệm cơ bản của giáo dục học Với tư cách kà một khoa học, có đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu xác định, giáo dục học có hệ thống các khái niệm, các phạm trù cơ bản như: giáo dục, giáo dưỡng, dạy học, công nghệ giáo dục,… - Giáo dục [nghĩa rộng]: Trong thực tiễn, có thể hiểu phạm trù giáo dục thoi nghĩa rộng, nghĩa hẹp. Giáo dục [nghĩa rộng] là quá trình tòan vẹn nhằm hình thànhm phát triển nhân cách con người, được tổ chức một cách có mục đích, co kế hoạhc thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa nhà giáo dục và đối tượng giáo dục nhằm truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội mà loài người đã tích lũy trong lịch sử. Đó là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có phương pháp mà nhà giáo dục trong các cơ quan giáo dục chuyên nghiệp biệt. Về mặt này, khái niệm giáo dục [nghĩa rộng] trương đương với khái niệm quá trình sư phạm, đó là quá trình giáo dục diễn ra trong phạm vi nhà trường. - Giáo dục [nghĩa hẹp] là quá trình hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ, những nét tính cách của cá nhân, những hành vi và thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội thuộc các lĩnh vực tư tưởng - chính trị, đạo đức, lao động, thẩm mỹ và thể chất cho học sinh. - Giáo dưỡng: Là quá trình cung cấp cho con người học nội dung học vấn, mà cốt lõi của học vấn là hệ thống tri thức hkk cơ bản, hiện đại; hệ thống kỹ 18năng, kỹ xảo tương ứng, đặc biệt là những thái độ đối với tự nhiên, xã hội và với bản thân giúp họ đủ điều kiện bước vào cuộc sống tự lập, cống hiến nhiều cho xã hội. - Dạy học: Là con đường, là phương tiện cơ bản nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dưỡng. Đó là quá trình hoạt động phối hợp, thống nhất giữa người dạy và người học nhằm chiếm lĩnh có chất lượng và hiệu quả nội dung học vấn trong các loại hình trường. Như vậy quá trình giáo dục [nghĩa rộng] hay quá trình sư phạm tổng thể bao gồm hai quá trình bộ phận là quá trình giáo dục [nghĩa hẹp] và quá trình giáo dưỡng [hay quá trình dạy học]. - Giáo dục hướng nghiệp trong quá trình trường phổ thông là quá trình tác động của các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường tới học sinh giúp học định hướng được nghề nghiệp tương lai sao cho phù hợp với năng lực của bản thân đồng thồ đáp ứng yêu cầu khách quan xã hội. - Giáo dục cộng đồng: khái niệm này được dùng phổ biến ở nước ta vào những thập niên cuối cùng của thế kỷ XX. Đó là quá trình giáo dục trong đó mối quan hệ bền vững, gắn bó giữa giáo dục với các quá trình xã hội, với đời sống và cộng đồng là : Nền giáo dục được tổ chức và phát triển ổn định chặt chẽ cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm mục tiêu duy trì, cũng cố và phát triển cộng đồng. Mặt khác, đó cũng là quá trình phổ biến [mang tính tòan cầu] nhưng cũng đậm đà bản sắc dân tộc, truyền thống, tinh hoc văn hóa của từng dân tộc, từng cộng đồng và là lợi ích thiết thực của từng thành viên trong cộng đồng. - Công nghệ giáo dục: Khái niệm công nghệ giáo dục, công nghệ dạy học được dùng khá phổ biến trong các văn bản, các tài liệu, các công trình nghiên cứu khoa học giáo dục ở nước ta khoảng vài chục năm gần đây. Có rất nhiều qua điểm, nhiều định nghĩa về công nghệ giáo dục. Chúng ta nên hiểu một cách khái quát: công nghệ giáo dục không chỉ là việc sử dụng việc tích hợp nhiều lĩnh vực khoa học hiện đại nhằm đạt chất lượng nghiên cứu giáo dục học. III. Các phương pháp nghiên cứu giáo dục học Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục được xây dựng trê cơ sở phương pháp luận khoa học nói chung, phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục nói riêng. Trong thực tiễn hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục nói chung, nghiên cứu khoa học nói riêng, các nhà nghiên cứu thường sử dụng 2 19nhòm phương pháp nghiên cứu : các phương pháp nghiên cứu lý luận và các phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 3.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận là cách thức và phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu liên quan tới quá trình nghiên cứu một đề tài về giáo dục học nhằm xây dựng cơ sở lý luận hoặc mở rộng, làm sáng tỏ thêm các luận điểm, các học thuyết, các nguyên tắc,… Các nguồn tài liệu có liên quan tới một đề tài thuộc lĩnh vực giáo dục rất phong phú, da dạng. Đó là những tác phẩm của các tác giả kinh điển; các văn bản của Đảng và nhà nước về giáo dục - đào tạo; Các loại sách, các bài báo trên các tạp chí chuyên nghành,… Để thu thập được những tư liệu, người nghiên cứu phải tiến hành các thao tác tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo nhằm hệ thống hóa, khái quát hoc và xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu của mình. 3.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm các phương pháp cụ thể sau: - Phương pháp quan sát: là phương pháp trong đó người nghiên cứu sử dụng có mục đích, có kế hoạch các giác quan [kết hợp với các phương tiện] để ghi nhận, thu thập những biểu hiện của các hiện tượng, quá trình giáo dục nhằm khai thác những thông tin cần thiết phục vụ cho việc đánh giá thực trạng giáo dục hoặc đưa ra những giải pháp có cơ sở thực tiễn có sức thuyết phục. Có nhiều hình thức quan sát nhưng phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản như: phải đảm bảo tính cự nhiên, tính rõ ràng, tính phong phú, tính đa dạng, tính chính xác, tính cụ thể của đối tượng được quan sát và nhà nghiên cứu phải có sự hiểu biết về lý luận và thực tiễn liên quan tới các hiện tượng, quá trình giáo dục. - Phương pháp điều tra giáo dục: là phương pháp sử dụng một hệ thống các câu hỏi được xây dưng theo một mục tiêu nhất định nhằm thu thập được hàng loạt ý kiến trong thời gian tương đối ngắn giúp cho nhà nghiên cứu phát hiện thực trạng, nguyên nhân hoặc đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo. Có các hình thức điều tra cơ bản như: điều tra bằng anket [anket đóng, anket mở, anket hỗn hợp]; điều tra bằng trò chuyện [trực tiếp hoặc gián tiếp]; điều tra bằng trắc nghiệm khách quan [Trắc nghiệm điền khuyết, trắc nghiệm đúng - sai, trắc nghiệm đa phương án lựa chọn, trắc nghiệm thế, trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi, v.v…] Cần lưu ý một số yêu cầu như: những câu hỏi điều tra phải rõ ràng, chính xác, dễ hiểu, có thông tin khoa học… - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: là cách thức phát hiện, phân tích, đánh giá, khái quát hóa và hệ thống các kinh nghiệm giáo dục. Nhờ đó làm phong phú thêm lý luận đã có hoặc xây dựng lý luận mới giúp cho giáo dục 20không ngừng phát triển. Kho tổng kết kinh nghiệm, cần lưu ý: Chọn các điển hình để khai thác kinh nghiệm, khai thác từ nhiều nguồn [con người, văn bản, sản phẩm…] sao cho các kinh nghiệm đa dạng, phong phú, chân thực; những kinh nghiệm cần được chon lọc có tính hệ thống, tính khái quát cao; cần kiểm nghiệm những kinh nghiệm trong thực tiễn giáo dục,… - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: là phương pháp trong đó nhà nghiên cứu chủ động tác động đến đối tượng nghiên cứu trong những điều kiện được khống chế nhằm gây ra các biến đổi nhất định ở chúng về định tính cũng như định lượng. Có nhiều loại thực nghiệm như: Thực nghiệm thăm dò, thực nghiệm tác động, thực nghiệm kiểm chứng, thực nghiệm ứng dụng, thực nghiệp triển khai,… Khi tiến hành thực nghiệm, cần chú ý các yêu cầu cơ bản sau: Cần xây dựng quy trình, xác định giả thuyết thực nghiệm, chón nhóm thực nghiệm, đối chứng trong những điều kiện khống chế nhất định, cần tác động đúng phương pháp và xử lý kết quả thực nghiệm chính xác, chân thực cả về định lượng và định tính. Ngoài những phương pháp nghiên cứu trên, một số phương pháp bổ trợ khác cũng thường được sử dụng như: phương pháp chuyên gia, phương pháp nghiên cứu sản phẩm giáo dục, phương pháp toán thống kê, vv… Từ những vấn đề cơ bản đã trình bày ở trên, chúng ta có thể rút ra kết luận: giáo dục học là một khoa học về quá trình giáo dục, đào tạo con người, bởi lẽ nó có đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu, có hệ thống các khác niệm khoa học, có hệ thống các phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận khoa học biện chứng, khách quan. Câu hỏi ôn tập: 1. Hãy phân tích làm sáng tỏ: tính quy định của kinh tế - xã hội đối với giáo dục và các chức năng xã hội của giáo dục. Trong thời kỳ công nghiêp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, chức năng nào quan trọng nhất? Vì sao? 2. Hãy phân tích làm sáng tỏ tính lịch sử, tính giai cấp của giáo dục. Theo tinh thần của luật giáo dục đã quy định, nền giáo dục nước ta hiện nay có mang tính giai cấp không? Vì sao? Cho ví dụ minh họa. 3. Phân biệt một số khái niệm cơ bản của giáo dục học: Giáo dục [theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp], giáo dưỡng và dạy học, quá trình sư phạm tổng thể, cho ví dụ cụ thể để minh họa. 214. Trình bày đối tượng và các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản giáo dục học? Cho ví dụ thực tiễn. 5. Nêu khái quát phương pháp nghiên cứu giáo dục học và cho ví dụ một đề tài nghiên cứu một hiện tượng hoặc quá trình giáo dục mà anh [chị] đã thực hiện [hoặc dự kiến sẽ tiến hành nghiên cứu trong tương lai]. 22Chương II. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CÁC TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC I. Tư tưởng giáo dục trong thời cổ đại Từ những buổi bình minh của nhân loại, khi cuộc sống của con người còn phụ thuộc vào thế giới tự nhiên bao la đầy huyền bí. Để tồn tại, loài người đã không ngừng lao động, đấu tranh với thiên nhiên và các loại kẻ thù hoang dã, không ngừng chinh phục hoàn cảnh vì lợi ích của con người. 1.1. Giáo dục trong xã hội cộng sản nguyên thủy Cách đây hàng vạn năm, khi loài người mới tách khỏi thế giới động vật, những người tối cổ đó sống trong các hang động theo từng bầy người nguyên thủy, mầm móng của sự giáo dục xuất hiện nhưng vẫn còn đậm nét tính bản năng. Khi các công xã thị tộc hình thành và đã định cư phần lớn ở các ven sông, bìa rừng, ven biển, nới có khí hậu ôn hòa và nguồn thức ăn phương pháp,… Qua lao động và đấu tranh với thiên nhiên, con người tinh khôn dần và đã tích lúy khá nhiều kinh nghiệm, những kinh nghiệm đó được truyền thụ lại và thế hệ sau đã tiếp thu, đó chính là hiện tượng giáo dục. Giáo dục trong xã hội cộng sản nguyên thủy mang tính chất thực tiễn, tự phát và hoàn toàn dân chủ, bình đẳng cho mọi người, nó đã được nảy sinh trong cuộc sống lao động và đấu tranh vì tồn tại và mưu sinh. 1.2. Giáo dục trong xã hội chiếm hữu nô lệ 1.2.1. Ở một số nước phương Đông cổ đại, từ mấy nàgn năm trước công nguyên, khi sản xuất phát triển, công xã thị tộc tan rã, cùng với sự xuất hiện gia đình, cùng với những của cải dư thừa là sự xuất hiện người giàu, người nghèo và có sự phân chia giai cấp. Khi đó, một số nhà nước chiếm hữu nô lệ đầu tiên đã ra đời. Đó là các quốc gia thuộc khu vực Lưỡng Hà [nơi có các con sông lớn chảy qua] như Ai cập, Babilon, Atxiri. Nhờ có các dòng sông lớn như Nin, Tigơrit, Ơphơrat, các nghề nông, công nghệ và thương mại sớ, phát triển. Những công việc đắp đê phòng lụt, trồng cấy, hái lượm, xây dựng đô thị dọc theo hai bên bờ sông đã cho người ta nhiều kinh nghiệm trong cải tạo tự nhiên và lao động sản xuất. Các lĩnh vực khoa học cũng bắt đầu hình thành và phát triển từ đó: như số học, hình học, y học, thiên văn, thuật chiêm tinh,… Những kinh nghiệm thực tiễn, những tri thức đó được tích lũy, hệ thống hóa dần dần và truyền đạt lại cho các thế hệ tiếp theo. Hoạt đọng giáo dục tuy mang tính chất thực tiễn, tự phát, song lại có ý nghĩa vô cùng to lớn, là cơ sở, nền tảng cho nhiều lĩnh vực khoa học như toán học, thiên văn học, ngôn ngữ học,… 23Trong nền “văn minh của làn sóng thứ nhất” này, người Ai cập, Babilon, Atxiri cổ đại đã sớm có văn tự, đó là những “văn tự thần thánh” với thứ chữ tượng hình phản ánh các sự vật và âm thanh mà con người tiếp nhận được trong thế giới vật chất. Cũng trong thời cổ đại đó, những người phương Đông cổ đại đã biết định ngày, tháng, năm và các mùa, vụ trong năm; đã có chữ viết, biết làm tóan, tính được diện tích, chu vi các hình đơn giản và tìm ra số “Pi”, v.v… 1.2.2. Ở Hi lạp thời cổ đại, sau khi chế độ thị tộc tan rã, nhiều nước nhỏ theo chế độ chiếm hữu nô lệ đã xuất hiện, trong đó có hai nước phát triển mạnh mẽ tiêu biểu nhất là Xpac-tơ và A-ten. * Giáo dục ở Spac-tơ: Với mục đích nhằm đào tạo thanh thiếu niên thành những võ sỹ, những chiến binh mạnh mẽ, giỏi kiếm cung, biết phục tùng và sẵn sàng đàn áp nô lệ, bảo vệ quyền lợi của giai cấp chủ nô, nội dung giáo dục trong nhà trường rất coi trọng các môn thể dục, quân sự như chạy, nhảy, ném đĩa, ném lao, cung, kiếm,… việc học chữ chỉ là thứ yếu. Đặc biệt, việc giáo dục phụ nữ đã bắt đầu xuất hiện: trẻ em gái cũng được giáo dục về thể chất và quân sự để sau này sinh ra những đứa trẻ mạnh khỏe, cường tráng. Mặt khác để khi có chiến tranh, con tria ra trận kết thì con gái, phụ nữ phải giữ thành và đảm nhận mọi việc trong xã hội. Như vậy giáo dục ở Spac-tơ có nhiều tiến bộ, song đã thể hiện tính giai cấp, chỉ phục vụ cho quyền lợi của các chủ nô mà thôi. * Giáo dục ở A-ten: A-ten là một quốc gia ở miền Đông - Nam Hy lạp, có nhiều hải cảng nên việc buôn bán, công thương phát triển rất sớm. Ngay từ thế kỷ thứ V trước công nguyên, nhà nước A-ten đã đạt tới mức độ cường tịnh và có một nền văn hóa phồn vinh. Về mặt giáo dục của A-ten so với Spac-tơ cũng rất phát triển và có những nét đặc trưng cho con em giai cấp chủ nô còn dạy học và các môn văn học, địa lý, kiến trúc, hội họa,… Tư tưởng giáo dục toàn diện đã có mầm móngo từ đây. Chính vì vậy, F. Ang-ghen đã viết: “Hầu hết các thế giới quan đời sau đã có mầm mống trong các hình thức triết học Hylạp”. Từ thế kỷ thứ VI đến thế kỷ IV trước công nguyên, ở Hy lạp đã xuất hiện ba nhà triết học vĩ đại, đồng thời cũng là các nhà giáo dục tiêu biểu là Xôcơrat, Platông, Arixtôt. a] Xôcơrat [469- 339 tr.], nhà triết học duy tâm phản đối chủ nghĩa duy vật, khoa học tự nhiên và vô thần luận. Ông quan niệm mục đích của triết học là dạy đức hạnh vì đức hạnh và tri thức chỉ là một. Tự biết mình là nguồn gốc của đức 24

Video liên quan

Chủ Đề