Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ là gì

Kinh nguyệt là hiện tượng lớp niêm mạc tử cung bong tróc ra mỗi ngày ở cơ thể phụ nữ. Chúng sẽ bao gồm một phần mô niêm mạc tử cung và máu kinh từ bên trong tử cung chảy ra ngoài cơ thể thông qua âm đạo.

Ở đây, kinh nguyệt sẽ có mối liên hệ với chu kỳ của buồng trứng. Tuỳ vào từng thời điểm, các hormone tiết ra sẽ làm cho các nang trứng phát triển, nội mạc tử cung dày lên và giải phóng các nang trứng (rụng trứng).

Lúc này, trứng sẽ di chuyển xuống phần ống dẫn trứng, nếu gặp được tinh trùng sẽ thụ thai, lớp niêm mạc này sẽ tiếp tục phát triển thành “cái nôi” để thai làm tổ. Trường hợp trứng không gặp tinh trùng thì lớp niêm mạc này sẽ bị phá vỡ rồi bong ra hình thành nên hiện tượng kinh nguyệt.

Còn chu kỳ kinh nguyệt là thuật ngữ miêu tả chu kỳ của hiện tượng kinh nguyệt diễn ra hàng tháng mà cơ thể phụ nữ trải qua. Chu kỳ kinh sẽ được tính bắt đầu từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cho đến ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo.

Về cơ bản, quá trình hành kinh của phụ nữ là giống nhau, còn chu kỳ kinh sẽ có sự khác nhau.

Các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Về cơ bản, chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ thường sẽ trải qua các giai đoạn như sau:

Giai đoạn tăng sinh

Đây được xem là giai đoạn xuất hiện cùng lúc với thời điểm hành kinh, được tính từ ngày đầu tiên xuất hiện kỳ kinh và kết thúc khi diễn ra quá trình rụng trứng. Lúc này các nang trứng và lớp niêm mạc tử cung bắt đầu dày lên.

Đến khoảng ngày thứ 10 – 14, sẽ có một trong những nang trứng phát triển sẽ trưởng thành (noãn). Lúc này, khi các hormone trong cơ thể tiết ra đúng lúc, đúng thời điểm (thường rơi vào ngày thứ 14) sẽ tác động trực tiếp lên tuyến yên tiết ra một hormon tên là LH – Luteinizing Hormone làm cho nang trứng phóng noãn. Đây là hiện tượng rụng trứng.

Giai đoạn chế tiết

Giai đoạn này sẽ bắt đầu từ ngày 15 – 28 của một chu kỳ kinh nguyệt. Sau khi trứng rụng sẽ di chuyển tới ống dẫn trứng để đợi tinh trùng. Nếu có sự thụ tinh xuất hiện, phần lớp niêm mạc này sẽ tiếp tục hình thành phát triển thành phôi thai.

Ngược lại, nếu không có quá trình thụ tinh nào, lớp niêm mạc này sẽ bị bong, vỡ ra hình thành nên kinh nguyệt. Lúc này, cơ thể chị em sẽ gặp một số triệu chứng của tiền kinh nguyệt như khó ngủ, ngực sưng đau, giảm ham muốn, tâm trạng thất thường…

Giai đoạn hành kinh

Đây là giai đoạn xuất hiện khi trứng ở chu kỳ trước không được thụ tinh. Lúc này, phần niêm mạc tử cung bị bong ra sẽ được đẩy ra khỏi cơ thể thông qua âm đạo hình thành nên kinh nguyệt.

Vậy nên, ở giai đoạn này chị em sẽ thấy xuất hiện máu kinh kèm theo một số triệu chứng đi kèm như tức ngực, đau bụng dưới, nóng giận, khó chịu… Thông thường, giai đoạn hành kinh chỉ kéo dài từ 3 – 7 ngày.

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ là gì
Một chu kỳ kinh nguyệt

Kỳ kinh thường bắt đầu ở độ tuổi nào?

Khi hiểu được rõ hiện tượng kinh nguyệt là gì? Thì tuỳ vào từng độ tuổi, thể trạng, dân tộc mà kỳ kinh sẽ xuất hiện khác nhau. Thông thường, có nhiều phụ nữ bắt đầu có kinh rất sớm từ lúc 8 tuổi và muộn nhất là 16 tuổi.

Nhìn chung, thường chị em sẽ bắt đầu có kinh nguyệt sau khi lông mu và ngực phát triển.

Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài bao lâu?

Thông thường, độ dài của một chu kỳ kinh nguyệt rơi vào khoảng 28 ngày, bắt đầu từ ngày đầu tiên của kỳ kinh đến ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo. Nhưng thực tế, một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, bình thường giữa 2 lần hành kinh sẽ từ 24 – 38 ngày.

Một số triệu chứng thường gặp trong kỳ kinh nguyệt

Khi xuất hiện kỳ kinh nguyệt, cơ thể của chị em sẽ có nhiều thay đổi tuỳ vào thể trạng từng người. Một số triệu chứng thường gặp nhất trong ngày kinh nguyệt mà chị em có thể nhận biết như:

  • Chuột rút ở vùng xương chậu
  • Xuất hiện máu kinh
  • Nổi mụn
  • Tâm trạng khó chịu, thất thường
  • Khó ngủ, mất ngủ;
  • Đau đầu;
  • Thèm ăn;
  • Bụng đầy hơi;
  • Căng tức ngực;
  • Nổi mụn.

Thế nào được xem là rối loạn kinh nguyệt?

Ngược lại với một chu kỳ kinh nguyệt bình thường từ 24 – 38 ngày, rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng chu kỳ kinh không bình thường, diễn ra không đều. Chẳng hạn như:

  • Khoảng cách giữa 2 lần hành kinh ít hơn 24 ngày, dài hơn 38 ngày.
  • Chu kỳ kinh nguyệt diễn ra không đều, thay đổi từ 20 – 40 ngày ở mỗi chu kỳ.
  • Không có kinh nguyệt từ 2 tháng trở lên.
  • Máu kinh sẽ ít hoặc nhiều hơn bình thường.
  • Giai đoạn hành kinh thường hơn 8 ngày.
  • Giữa các kỳ kinh xuất hiện tình trạng chảy máu, đốm máu.
  • Các triệu chứng kinh nguyệt nặng nề hơn như buồn nôn, nôn mửa, đau bụng kinh dữ dội…

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt đơn giản, chính xác để thụ thai, tránh thai

Việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng là việc mà chị em nên thực hiện, để giúp kiểm soát tình hình sức khoẻ, nhận biết rối loạn kinh nguyệt để có được phương pháp điều trị kịp thời. Vậy nên, để tính được chu kỳ kinh nguyệt, mọi người có thể thực hiện theo quy trình sau:

  • Đầu tiên, chị em cần đánh dấu ngày bắt đầu kỳ kinh nguyệt đầu tiên ở tháng này lên lịch bàn hoặc sổ tay.
  • Sau đó tiến hành theo dõi cho tới ngày kinh đầu tiên của chu kỳ tiếp theo và đánh dấu lại.
  • Tiếp đến, bạn sẽ đếm khoảng cách các ngày giữa hai chu kỳ đã đánh dấu giữa 2 lần hành kinh, đó chính là thời gian kỳ kinh nguyệt của bạn.

Để dễ dàng hơn, mọi người có thể tải những ứng dụng theo dõi thời gian kinh nguyệt của mình và app sẽ tự động tính toán cho bạn một cách nhanh chóng, chính xác. Kèm theo đó là nhiều thông tin cập nhật liên quan để giúp bạn chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khoẻ của mình.

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ là gì
Việc tính toán chu kỳ kinh hàng tháng rất cần thiết

Kinh nguyệt như thế nào thì nên đến gặp bác sĩ?

Rối loạn kinh nguyệt, bất thường được xem là dấu hiệu của một số vấn đề sức khoẻ. Vậy nên, chị em nên đến gặp bác sĩ ngay khi rơi vào các trường hợp sau:

  • Qua tuổi 16 nhưng vẫn chưa có kinh nguyệt.
  • Trong vòng 2 tháng hoặc lâu hơn vẫn chưa có kinh.
  • Máu kinh chảy nhiều hơn bình thường với thời gian hành kinh lâu hơn.
  • Bụng đau dữ dội, dai dẳng lâu ngày.
  • Giữa các kỳ kinh chảy máu.

Trên đây là những chia sẻ giúp mọi người hiểu rõ hơn về chu kỳ kinh nguyệt là gì rồi đúng không nào? Vậy nên, chị em cần có sự chủ động hơn trong việc tìm hiểu kiến thức liên quan đến kinh nguyệt, để từ đó biết cách chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của chính mình tốt hơn nhé.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.