Chức năng nào của tiền tệ là quan trộng nhất năm 2024

Chức năng phương tiện lưu thông được thể hiện qua cấu trúc hàng - tiền - hàng. Cấu trúc này có nghĩa là người bán giao hàng cho người mua và thu tiền về sau đó dùng tiền để mua những hàng hóa khác.

- Thước đo giá trị: Tiền tệ được dùng để đo lường giá trị của hàng hóa, dịch vụ.

- Phương tiện cất trữ giá trị: Tiền tệ được sử dụng để cất trữ giá trị của hàng hóa, dịch vụ.

- Phương tiện thanh toán: Tiền tệ được sử dụng để thanh toán các khoản nợ, nghĩa vụ thực hiện chức năng phương tiện thanh toán, tiền tệ không đóng vai trò trung gian trong lưu thông mà là một bộ phận bổ sung. Quá trình lưu thông tiền tệ diễn ra độc lập không phụ thuộc vào quá trình vận hành trao đổi hàng hóa.

- Tiền tệ thế giới: Tiền tệ được sử dụng trong các giao dịch thương mại quốc tế, ngoài lãnh thổ Việt Nam. Ví dụ, Việt Nam sử dụng đồng Việt Nam để giao dịch với các nước khác, nhưng cũng có thể sử dụng đồng đô la Mỹ hoặc đồng euro.

Mặt khác, các chức năng của tiền tệ luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và hỗ trợ nhau. Tại chức năng của tiền tệ, chức năng thước đo giá trị là tiền đề cho chức năng phương tiện lưu thông. Chức năng phương tiện lưu thông và phương tiện cất trữ giá trị là tiền đề cho chức năng phương tiện thanh toán.

Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo

Chức năng của tiền tệ là gì? Có các công cụ nào thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia? [Hình từ Internet]

Chính sách tiền tệ quốc gia là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định chính sách tiền tệ quốc gia?

Theo quy định Điều 3 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 có giải thích chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định chính sách tiền tệ quốc gia bao gồm các cơ quan dưới đây:

- Quốc hội: Quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm được thể hiện thông qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

- Chủ tịch nước: Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến pháp và pháp luật quy định trong việc đàm phán, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

- Chính phủ trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm.

- Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Quyết định việc sử dụng các công cụ và biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia theo quy định của Chính phủ.

Có các công cụ nào thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia?

Căn cứ tại Điều 10 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định về công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia như sau:

Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bao gồm tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, hiện nay có 06 công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia cụ thể:

[1] Tái cấp vốn: Là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng. Hoạt động tái cấp vốn được Ngân hàng Nhà nước quy định và thực hiện thông qua các hình thức dưới đây:

- Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá.

- Chiết khấu giấy tờ có giá.

- Các hình thức tái cấp vốn khác.

[2] Lãi suất: Được Ngân hàng Nhà nước công bố gồm: lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi.

Ngân hàng Nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường.

[3] Tỷ giá hối đoái:

- Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.

- Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá hối đoái, quyết định chế độ tỷ giá, cơ chế điều hành tỷ giá.

[4] Dữ trữ bắt buộc: Là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

- Nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi tại tổ chức tín dụng.

- Ngân hàng Nhà nước quy định loại giấy tờ có giá được phép giao dịch thông qua nghiệp vụ thị trường mở.

Tiền tệ là đồng tiền được luật pháp quy định có các chức năng hợp pháp cho nền kinh tế tại quốc gia đó. Các quốc gia khác nhau có những đồng tiền pháp quy khác nhau và được liên kết bằng tỉ giá quy đổi. Lưu thông tiền tệ là một hoạt động cần thiết cho quá trình trao đổi hàng hóa trong thị trường. Sự lưu thông của tiền tệ sẽ tuân thủ một quy luật lưu thông tiền tệ nhất định. Quy luật này sẽ bị phá vỡ và thay bằng một quy luật lưu thông tiền tệ khác khi thị trường xảy ra tình trạng lạm phát. Trên đây, bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam.

Chủ Đề