Clean bill of lading là gì

Clean on board bill of lading là gì? Đây là thắc mắc chung của nhiều người gặp phải khi thực hiện vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Ngoài clean thì có rất nhiều thuật ngữ khác thường gặp trong vận đơn đường biển. Để hiểu rõ hơn về B/L [từ viết tắt của Bill of lading] mọi người hãy đọc thật kỹ những thông tin sau đây nhé.

Tìm hiểu chung về Bill of lading

Bill of lading được viết tắt là B/L hay còn gọi là vận đơn đường biển. Nó được sử dụng trong những lô hàng được vận chuyển bằng đường biển. Nói dễ hiểu hơn thì đay là hợp đồng ràng buộc giữa người vận chuyển và người gửi hàng. Kèm theo đó là một chứng từ sở hữu về số hàng đó. Bill of lading sẽ do hãng tàu hoặc đại lý hãng tàu phát hành cho các khách hàng.

Trên thực tế có khá nhiều loại vận đơn đường biển. Dựa vào các cách phân loại khác nhau thì có các loại vận đơn tương ứng. Sau đây là một số loại vận đơn chúng ta thường hay gặp.

Căn cứ vào ghi chú trên vận đơn: Thì sẽ chia B/L thành 2 loại, đó là vận đơn hoàn hảo và vận đơn không hoàn hảo. Vận đơn hoàn hảo sẽ không có những ghi chú xấu về hàng hóa cũng như bao bì. Còn vận đơn không hoàn hảo thì sẽ ghi một số điều xấu rõ ràng như hàng bị ướt,…

Căn cứ vào sự sở hữu: Thì sẽ có 3 loại vận đơn đó là vận đơn đích danh, vận đơn theo lệnh và vận đơn vô danh. Vận đơn đích danh ghi rõ tên, địa chỉ của phía người mua và chỉ giao hàng cho người có tên trên đó. Vận đơn theo lệnh là loại vận đơn mà bên giao hàng chỉ thực hiện việc giao hàng theo lệnh của người nào đó. Cuối cùng, vận đơn vô danh thì sẽ không ghi tên người nhận hàng và bất kỳ ai cầm vận đơn thì sẽ là chủ của lô hàng đó.

Dựa vào tính pháp lý của vận đơn: Có 2 loại vận đơn. Bao gồm vận đơn bản sao và vận đơn gốc. Vận đơn gốc là vận đơn ký bằng tay. Còn vận đơn bản sao sẽ không có chữ ký tay và thường có dấu copy.

Clean on board bill of lading là gì?

Các thuật ngữ trong B/L thì Clean on board bill of lading là từ dễ gặp nhất. Vậy, clean on board bill of lading là gì? Điều này sẽ được giải đáp ngay bởi chính tên của nó. Như chúng ta đã biết, clean có nghĩa tiếng Việt là sạch. Cả cụm từ clean on board sẽ là sạch và hàng đã xuống tàu.

Như vậy, cụm từ Clean on board bill of lading ý chỉ hàng hóa đã được xếp xuống tàu trong tình trạng còn nguyên vẹn và tốt. Trên vận đơn đường biển sẽ mang thuật ngữ này thì đơn hàng mới có giá trị thanh toán. Đặc biệt khi mua bán hàng xuất nhập khẩu chúng ta phải sử dụng nhiều thuật ngữ này khi bàn giao hàng. Điều này cũng được thỏa thuận rõ trong hợp đồng trao đổi mua bán hàng hóa giữa bên nhập khẩu và bên xuất khẩu.

Các thuật ngữ khác trong Bill of lading

Trong vận đơn đường biển ngoài thuật ngữ trên thì chúng ta cần phải lưu ý một số thuật ngữ quan trọng như: Bill of lading date, shipped on board date,…. Khi hiểu rõ bản chất của những thuật ngữ này thì bạn mới dễ dàng hiểu về B/L trong việc giao dịch trao đổi hàng hóa.

Bill of lading date

Đây là cụm từ chỉ ngày vận đơn được phát hành. Thuật ngữ này thường hay bị nhầm lẫn với Shipped on board date. Bởi vì nhiều trường hợp hai ngày này trùng nhau. Tuy nhiên trên thực tế, container sẽ được xếp lên tàu vào một ngày và việc phát hành vận đơn sẽ vào một ngày kế sau đó.

Nếu trên chứng từ không có ngày shipped on board date thì ngày đó chính là ngày bill of lading date. Bởi vì không thể phát hành vận đơn đường biển mà không có ngày shipped on board date được. Vì thế, ngày nay khi các vận đơn được phát hành đều kèm theo ký hiệu là on board.

On board

Trong vận đơn đường biển thì on board có nghĩa là ngày xếp hàng lên tàu. Theo quy định tại UCP600 thì on board date cũng chúng là ngày giao hàng. Tuy nhiên, ngày cấp chứng từ vận tải sẽ khác với ngày giao hàng. Nếu không có ghi chú thì ngày giao hàng sẽ là ngày phát hành chứng từ.

Trên thực tế thì ngày cấp chứng từ vận tải có thể trước hoặc sau ngày giao hàng. Vì thế,  ngày giao hàng không thể coi là ngày phát hành B/L. Và các hãng tàu sẽ xác nhận việc hàng hóa đã lên tàu hay chưa bởi 3 nhóm từ clean on board, shipped on board và cụm clean shipped on board.

Như vậy, bài viết này đã giải thích giúp mọi người hiểu hơn về clean on board bill of lading là gì? Bên cạnh đó là một vấn đề liên quan đến vận đơn đường biển. Với những thông tin trên sẽ giúp mọi người thực hiện giao dịch hàng hóa bằng đường biển dễ dàng hơn. Nếu mọi người còn thắc mắc về B/L thì hãy comment vào dưới bài viết này nhé!

B/L [Bill of Lading] là gì?

Bill of Lading [Mẫu tham khảo]

[B/L] Vận đơn đường biển là chứng từ được hãng tàu cung cấp cho người gửi hàng, sau khi đặt booking.

 B/L phải thể hiện các thông tin về hàng hóa. Phải có chữ ký của đại diện được ủy quyền của người vận chuyển, người gửi hàng và người nhận.

Hãng tàu phải xác nhận các chi tiết: phân loại vận đơn, số lượng kiện hàng, trọng lượng, số lượng, người gửi hàng. Tên người nhận hàng, tên cảng khởi hành và điểm đến, ngày khởi hành, chất lượng và số lượng hàng hóa vận chuyển.

Vai trò của vận đơn [B/L]: là biên nhận hàng hóa để đảm bảo nhà xuất khẩu nhận được thanh toán từ phía nhà nhập khẩu. [Nhận hàng].

Cũng có thể làm bằng chứng thương mại hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng ngoại thương.

Xem thêm: Hợp đồng ngoại thương.

                  Thanh toán quốc tế – L/C [Letter of Credit].

Người vận chuyển không cần phải gửi tất cả các bản gốc trước khi giao hàng. Đó là điều cần thiết để nhà xuất khẩu giữ quyền kiểm soát lô hàng, khi việc thanh toán đã được nhà nhập khẩu hoàn thành.

Các loại vận đơn [B/L]

Theo tính sở hữu:

  • Vận đơn đích danh [Straight B/L]: hãng tàu chỉ giao hàng cho người có tên trên vận đơn.
  • Vận đơn theo lệnh: Được ký hậu mặt sau tờ đơn.

To order of a named person: giao hàng theo lệnh của người hoặc cty.

To order of a issuing bank: Theo lệnh của ngân hàng phát hàng. [Thanh toán L/C]

To order of shipper: theo lệnh của người gửi hàng.

  • Vận đơn vô danh [To bearer B/L]: không ghi tên người nhận hàng, ai cầm vận đơn này đều trở thành chủ sở hữu.

Theo phê chú hàng hóa:

  • Clean Bill [Vận đơn sạch]: Mô tả hàng hóa bên ngoài phù hợp để đi biển hoặc đảm bảo chất lượng.
  • Unclean Bill [Vận đơn không sạch]: Mô tả hàng hóa bên ngoài không phù hợp để đi biển. Hoặc không đảm bảo chất lượng.

Trên vận đơn ghi Clean hay Unclean không quan trọng. Chỉ cần ghi được thuyền trưởng đánh giá phù hợp thì đó là vận đơn sạch.

Tuy vậy, bạn cần đảm bảo rằng hàng hóa trước khi vận chuyển, cần được đóng gói theo đúng tiêu chuẩn xếp dỡ và vận chuyển.

Hãng tàu sẽ không chịu trách nhiệm cho phần hàng hóa không đủ tiêu chuẩn vận chuyển. [Có thể nhận nhưng người gửi hàng phải chịu khoảng phạt phí].

Theo tính pháp lý:

  • Original B/L [Vận đơn gốc]: Được ký bằng tay, có thể có hoặc không có dấu “Original”. Có thể giao dịch, chuyển nhượng được.
  • Copy B/L [Bản sao vận đơn]: Bản phụ của vận đơn gốc, không có chữ ký tay. Thường có dấu “Copy – Non negotiable ” và không giao dịch chuyển nhượng được.

Theo hành trình và phương thức vận chuyển:

  • Direct B/L [Vận đơn thẳng]: hàng hóa được vận chuyển thẳng từ cảng bốc đến cảng dỡ hàng. Lô hàng không phải chuyển tải.
  • Through B/L [Vận đơn chở suốt]: hàng hóa phải chuyển tải qua một con tàu trung gian.

Multimodal B/L [Vận đơn đa phương thức]: hàng hoá được vận chuyển theo phương thức “Door to door”. Nhờ kết hợp các phương thức: bộ, thủy, hàng không, đường sắt.

Theo nhà phát hành

  • Master B/L [Vận đơn chủ]: Do hãng tàu phát hành cho Shipper hoặc Forwarder.
  • House B/L [Vận đơn nhà]: Do Forwarder cấp cho Shipper.

Khái niệm cần phân biệt:

Xem thêm: Bảng giá lưới inox tại Inosteel

  • Surrenderd B/L: vận đơn điện giao hàng, nhà nhập khẩu chỉ cần xuất đơn này là có thể nhận được hàng. Bill gốc được thu hồi, hãng tàu hay công ty giao nhận để làm điện giao hàng – Telex Release. Sau đó được gửi ược gửi bằng Fax hoặc Email. Yêu cầu văn phòng và đại lý của họ ở cảng đến trả hàng cho người nhận hàng [Consignee]. Mà không cần vận đơn gốc. Chỉ áp dụng cho vận đơn đích danh. [Straight B/L].
  • Sea way B/L: Không phải là vận đơn, không có tính sở hữu hàng hóa. Chỉ có 2 chức năng là biên lai nhận hàng hợp đồng vận chuyển.

Tags:

 B/L [Bill of Lading]

Video liên quan

Chủ Đề