Vợ trần thủ độ là ai

Mối tình đầu dang dở với Phùng Tá Chu

Sử sách chép rằng, Trần Thị Dung vốn có tên là Trần Thị Ngừ, là con gái của Trần Lý, em gái kế của Trần Thừa và Trần Tự Khánh, tức là cô ruột của vua Trần Thái Tông. Cuộc đời của bà luôn gắn chặt với giai đoạn cuối của vương triều Lý và thời kỳ đầu của nhà Trần. Từ việc lấy Hoàng tử Sảm để dọn đường đưa họ Trần vào triều đình nhà Lý, cho đến khi bị giáng xuống làm Thiên Cực công chúa và lấy Trần Thủ Độ, bà đã trải qua biết bao thăng trầm, vinh có, nhục có, vui cũng có và buồn cũng có...

Phùng Tá Chu là bề tôi triều Lý, nhưng sau này lại giữ chức Phụ quốc thái phó triều Trần, rồi nắm quyền Tri phủ Nghệ An, cho phép ban tước từ tá chức, xá nhân trở xuống cho người khác, rồi sau về triều tâu lễ. Theo sử liệu, vào thời đó, vợ chồng Trần Lý đã là bậc phú gia dịch quốc, hùng trưởng cả một vùng. Trần Thị Dung trở thành đóa phù dung chói ngời từ trên cao, mà nhiều chàng trai có danh vọng muốn theo đuổi.

Ảnh minh họa

Lúc đó, duy chỉ có Phùng Tá Chu, hơn Dung hai tuổi, là một chàng trai khỏe mạnh, có tư chất thông minh hơn người, văn võ toàn tài có thể sánh ngang với người đẹp. Chưa kể, Tá Chu lại là bạn thân và là em kết nghĩa của Trần Tự Khánh, anh ruột của Trần Thị Dung, lại được Trần Lý giao cho chỉ huy, rèn luyện đội gia binh họ Trần với mấy trăm tay cung kiếm.

Trần Thị Dung rất có cảm tình với Trần Tá Chu. Tá Chu thấy vậy, càng dốc hết tâm sức với họ Trần, hết sức quan tâm và thuận chiều những gì mà mỹ nhân yêu ghét. Song, vì "có duyên nhưng không nợ", sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi, năm 1209, triều đình xảy ra binh biến, Hoàng tử Sảm [tức vua Lý Huệ Tông] chạy đến thôn Lữ Gia - Hải ấp. Trên đường chạy, Hoàng tử được ông chủ thuyền cá Trần Lý đón về nhà mình ở làng Tức Mạc [Nam Định] che chở. Tại đây, Hoàng tử nghe tiếng Trần Thị Dung có nhan sắc, bèn cậy ông Tô Trung Tự - cậu ruột Trần Thị Dung làm mối, để cưới bà làm vợ...

Vậy là, Trần Thị Dung nhanh chóng trở thành vợ của Hoàng tử Sảm. Khi Vua Lý Huệ Tông ốm yếu, mắc bệnh điên nên bất lực, không đáp ứng được khí chất cho bà, Trần Thị Dung luôn nghĩ tới người tình đầu Tá Chu. Tuy nhiên, ai oán rằng, Phùng Tá Chu đã tự thiến từ lâu...

Từ dân thường... trở thành Hoàng hậu

Tháng 10 năm Trị Bình Long ứng thứ sáu, Vua Lý Cao Tông băng hà. Hoàng tử Sảm lên ngôi, bấy giờ mới 16 tuổi. Nhà vua sai quan quân đi đón Trần Thị Dung về triều. Tuy nhiên, Thái hậu Đàm Thị lại muốn tìm trong hàng tôn thất cho vua trẻ một người vợ xứng đáng, nêntỏ rõ thái độ ghét bỏ và tìm mọi cách xỉ vả Trần Thị Dung. Sách Danh Tướng Việt Nam viết: Từ ngày vào cung, cuộc đời của bà Trần Thị Dung trải qua không ít phen ba chìm bảy nổi Ban đầu, bà được nhà vua phong làm Nguyên phi, bậc cao nhất trong hàng thứ hai của vợ vua, đứng sau Hoàng hậu. Vì có chút nghi ngờ đối với Trần Tự Khánh, người anh trưởng của bà Trần Thị Dung, Vua Lý Huệ Tông đã giáng bà xuống hàng Ngự nữ, bậc thấp nhất trong hàng các thứ bậc của vợ vua.

Khi thấy Trần Thị Dung đau đớn, mệt mỏi, lại luôn bị Thái hậu dày vò, vua Lý Huệ Tông cảm thấy xót xa. Nhà vua vẫn rất yêu bà, nên bất chấp mọi thị phi, vào mùa xuân năm 1216, vua lại sắc phong cho bà làm Thuận Trinh phu nhân. Đến cuối năm, bà được phong làm Hoàng hậu. Dù được vua tin yêu nhưng bà vẫn không thoát được sự giám sát gay gắt của Thái hậu Đàm Thị. Thái hậu giận lắm, thường chỉ mặt bà mắng là đồ phản trắc, làm tay trong, là bè đảng của giặc. Thái hậu nằng nặc đòi Vua Huệ Tông đuổi bà đi. Ép không được, Thái hậu bỏ thuốc độc vào món ăn uống của Thị Dung. Vua Lý Huệ Tông biết vậy, thương vợ nhưng cũng không dám ra mặt bênh vực mà chỉ tìm cách âm thầm ngăn chặn. Mỗi bữa ăn, Vua lại cho gọi Thị Dung ăn cùng, chia đôi suất của mình và không lúc nào để bà ăn một mình.

Thế nhưng, Đàm Thái hậu vẫn nung nấu ý định giết Trần Thị Dung hoàng hậu đến cùng. Một lần, Thái hậu sai người đem chén thuốc độc bắt bà phải uống. Vua biết chuyện, đích thân đến ngăn lại, rồi cùng bà đang đêm lẻn trốn đi, nương nhờ vào thế lực của Trần Tự Khánh. Từ đó, cuộc sống của Bà hoàng Trần Thị Dung mới tạm thời yên ổn. Bà sinh được hai cô con gái là công chúa Thuận Thiên và Chiêu Thánh. Rồi dần dần, quyền lực triều chính rơi vào tay họ ngoại - "nhà Trần". Con cháu họ Trần thừa cơ hội lọt vào triều đình cung cấm, nắm những chức vụ trọng yếu.

Trần Thị Dung nhờ vào sự khéo léo của mình, đã thuyết phục được nhiều hoàng thân quốc thích và quan quân nhà Lý, yên tâm dựa vào tướng lĩnh họ Trần. Bị giáng xuống làm Thiên Cực công chúa và lấy Trần Thủ Độ.

Lại nói khi Trần Thị Dung và Phùng Tá Chu say mê nhau, thì trong họ Trần cũng có người "chết mê chết mệt" bà là em con chú ruột Trần Thủ Độ - thường tìm những chuyện bịa đặt hòng gièm pha Tá Chu trước mặt Trần Lý.

Theo một số tài liệu, Trần Thủ Độ không chịu đọc sách, nhưng rất thạo cung kiếm, mạnh bạo, láu cá, thường trốn học đến nhà Trần Thị Dung để gần gũi người đẹp. Khi phát hiện ra mưu đồ của Thủ Độ, mọi người trong nhà đều cực lực phản đối và Trần Thị Dung vì thế không có cảm tình với chàng trai này.

Năm Quý Mùi [1223], Trần Thừa lên làm Phụ quốc thái úy, Lý Huệ Tông lại phong Trần Thủ Độ làm điện tiền chỉ huy sức và ông càng có điều kiện lộng hành, ra vào chốn thâm cung để tính chuyện "tằng tịu" với Trần Thị Dung, người mà ông khao khát ngay từ hồi niên thiếu.

Lúc đó, Trần Thủ Độ đang tuổi trai tráng, mạnh mẽ, đầy nam tính, trong khi Trần Thị Dung lại "phòng the" lạnh lẽo. Vì vậy, con người như Trần Thủ Độ, tuy hồi trẻ bị bà hờ hững, ghét bỏ thì nay... bỗng "quý giá" vô cùng. Trần Thị Dung và Trần Thủ Độ đã làm chuyện "cắm sừng" Vua Lý Huệ Tông, sống già nhân ngãi, non vợ chồng với nhau để vừa thỏa mãn dục vọng vừa tính chuyện chuyển giao quyền lực từ nhà Lý sang nhà Trần.

Ngày 11/12 năm Ất Dậu [1225], Vua bà Chiêu Hoàng [con gái Vua Lý Huệ Tông và Trần Thị Dung] trút bỏ áo ngự, mời Trần Cảnh lên ngôi Hoàng đế... và phong Trần Thủ Độ làm Quốc thượng phụ, coi việc thiên hạ. Nhà Trần đã hoàn toàn điều hành đất nước và Trần Thị Dung cũng làm vợ chính thức của Trần Thủ Độ.

Có thể nói, Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung là người con gái thông minh, tài ba, gan dạ và có chí lớn, có đầu óc tổ chức phi thường Khi Trần Thủ Độ chưa xuất hiện, bà là người cáng đáng toàn sự vất vả gian truân, trầm luân để mở nghiệp nhà Trần. Đến lúc có Trần Thủ Độ trong cung đình nhà Lý, bà đã cộng tác đắc lực với Thủ Độ trong việc khai sinh và xây dựng triều đại nhà Trần, đáp ứng được đòi hỏi xây dựng một đất nước vững mạnh để chống giặc Nguyên - Mông đang lâm le xâm lược Đại Việt.

Thành Nam

Đền thờ các vị vua Trần

NGƯỜI ĐÀN BÀ ĐẰNG SAU & BÊN CẠNH
TỂ TƯỚNG TRẦN THỦ ĐỘ

Ngoài hai vị nữ anh hùng nổi bật trong sử Việt là bà Trưng bà Triệu, còn hai người đàn bà đằng sau sân khấu, nhưng đã quyết định khúc rẽ lịch sử quan trọng là hoàng hậu Dương Vân Nga, người lấy hai vua, Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành, và người thứ hai chính là hoàng hậu Trần thị, lấy Lí Huệ Tông, rồi sau trở thành vợ Trần Thủ Độ, dựng lên triều đại mới cho dòng họ mình.

Trần Thủ Độ [1194-1264], người hoạch định cáng đáng vương triều TRẦN lâu dài 175 năm, người tổ chức nước Việt vững chắc để có thể 3 lần phá Mông Cổ, người cương quyết nói lời lịch sử : đầu tôi còn xin bệ hạ đừng lo..nhất là chuyện nhổ cỏ nhổ cho tận rễ, tiêu diệt nhà LÝ, ép vua L‎‎í Huệ Tôn đi tu và treo cổ tự tử..lại là một người đàn ông rất chung tình !

Đằng sau nhân cách lãnh tụ ấy, ngọn lửa thôi thúc ông là mối tình đầu với cô chị họ xinh đẹp nhất vùng Lưu Xá [ Hưng Hà-Thái Bình bây giờ], cô Trần Thị Dung còn gọi là cô Ngừ hay Trần Thị Ngự. Cô Ngừ mà chàng thanh niên Thủ Độ thương yêu oái oăm thay lại lọt vào mắt xanh của thái tử SẢM, nàng được nạp vào làm phi khi thái tử còn đang nương náu ở đất Lưu Xá trong nhà Trần Lí là cha cô Ngừ và cũng là bác ruột nuôi Thủ Độ mồ côi từ nhỏ. Nguyên khi ấy vua Lí Cao Tông [1176-1210] u mê giết hại trung thần nên bị Quách Bốc mang quân vào hoàng thành vây đánh, vua phải chạy khỏi cung điện, thái tử Sảm chạy suôi về Nam.

Trần Lí hẳn là người có tham vọng, gả ngay Trần thị Dung cho thế tử, chiêu mộ quân lính trong làng xã, lấy bà con họ hàng ra xung vào lực lượng bảo hoàng, trong đó chàng thanh niên quả cảm, mưu lược Thủ Độ nổi bật, đánh tan bọn giặc cướp và dẹp được quân Quách Bốc, đưa vua Cao Tông và thái tử Sảm về Thăng Long. Từ đấy họ Trần trở thành lực lượng phò vua Lí với con thứ hai của Trần Lí là Trần Tự Khánh và con cả Trần Thừa cai quản binh quyền triều chính. Nhưng mọi việc trong ngoài đều qua tay quyết đoán của Trần Thủ Độ, lúc ấy làm Điện Tiền Chỉ huy sứ.

Thủ Độ và thái tử Sảm bằng tuổi nhau, cô Ngừ, lớn tuổi hơn, bây giờ là Nguyên phi của thái tử Sảm, phút chốc, họ Trần vào trong cung nhà LÝ đúng như lời Sấm tiên đoán :
Đông A nhập địa
Dị mộc tái sinh

Nguyên phi họ Trần và họ hàng không được Hoàng hậu Đàm thị, vợ vua Cao Tông, coi trọng, bị nghi ngờ là khác. Có lần nguyên phi bị giáng làm cung nữ, bị đánh thuốc độc, và ngay khi vua Cao Tông mất, Thái tử Sảm lên nối ngôi tức Lí Huệ Tông, Thái hậu Đàm thị vẫn cảnh giác trước nguyên phi và nhóm họ hàng nhà Trần nhập cung.

Trực giác của thái hậu Đàm thị rất đúng : Lí Huệ Tông lấy Trần thị sinh được hai con gái là Chiêu Thánh và Thuận Thiên, không biết vì lí do gì vua lại mắc bệnh điên và uống rượu nằm ngủ li bì , khiến tất cả triều chính nằm trong tay mấy anh em họ Trần. Vua điên thật hay điên giả ? có thể điên vì nhìn trước mắt bà vợ lọt vào vòng tay người yêu thiếu thời Trần Thủ Độ, điên vì bất lực không cản được cường lực ngoại tộc, và rất có thể, chính Trần Thủ Độ, tàn nhẫn và thủ đoạn, ép vua vào thế phải nhường hoàng hậu cho mình. Nhường bằng cách nại lí do vua điên, đẩy vua đi tu, nhường ngôi cho cô con gái mới lên 8 là Lí Chiêu Hoàng, vua khoác áo tu lại được dân kinh thành thương cảm đến rơi nước mắt ở khu Cầu Đông [ phố hàng Đường gần chợ Đồng Xuân Hà Nội bây giờ ] nên Thủ Độ e ngại lại bắt vua vào tu ở chùa Chân Giáo trong nội cung để dễ theo dõi và rồi đi đến chỗ bức tử “nhổ cỏ phải nhổ tận rễ”. Vua còn biết gõ mõ tụng kinh, còn biết Thủ Độ nói bóng gió, còn biết tụng hết kinh mới treo cổ tự tử, vậy thì vua chẳng thể điên thật, còn ‎thức tỉnh, còn biết suy ngẫm về thân phận. Mà ngay khi vua đang ở chùa thì hậu cung đã diễn màn kịch soán đoạt : Thủ Độ cho cháu là Trần Cảnh, vào cung chơi đùa với Lí Chiêu Hoàng, cả hai cùng 8 tuổi, cả hai đứa trẻ trong tay họ Trần, mẹ Chiêu Hoàng là Trần thị Dung, Trần Cảnh là cháu gọi bằng cô ruột..rồi thảo chiếu nhường ngôi [1225] cho Trần Cảnh ! chưa kể việc nhổ cỏ tiêu diệt tôn thất nhà LÝ lên đến hàng trăm người, hoàng thân quốc thích phải đổi tên họ, phải di tản sang mãi Hàn quốc như Lí‎ Long Tường.

Những việc tàn nhẫn tầy trời như thế tuy Thủ Độ ra tay nhưng ắt phải có Trần thị nội ứng đồng tình đồng í. Điều này rất rõ khi Trần thị, trở thành vợ của Trần Thủ Độ chỉ ít lâu sau khi vua Lí Huệ Tông thắt cổ [làm vua 16 năm, mất năm 33 tuổi], rồi chính bà đã can thiệp khuyên giải Trần Liễu [anh Trần Cảnh] khi Trần Liễu nổi loạn chống việc bà vợ đang có mang, Thuận Thiên công chúa, bị bắt về làm hoàng hậu thay thế Lí Chiêu Thánh [tức Lí Chiêu Hoàng từ ngôi] vì đã 8 năm mà chưa có con, cho ông vua em là Trần Cảnh ! Đây có lẽ chỉ là một cái cớ để đẩy nữ hoàng cuối nhà Lí ra khỏi cung, vì lúc ấy Lí Chiêu Thánh và Trần Cảnh, cả hai mới chưa đầy 20 tuổi, lo gì không thể có con ! mà chính Trần Cảnh cũng bất mãn bỏ ngai vàng lên Yên Tử toan đi tu khiển Thủ Độ phải mang quan quân lên bắt ép về triều.
Chỉ bà mẹ vợ, đẻ ra cả hai Chiêu Thánh, Thuận Thiên, mới thuyết phục con rể Trần Liễu được chuyện không tiền khoáng hậu này, chỉ bà Trần thị mới hóa giải được những giọt máu của chính mình vì đại nghiệp của dòng họ Trần.

*
Hoàng hậu Trần thị trở thành Thiên Cực công chúa, từ khi lấy Trần Thủ Độ mang danh tước Linh Từ Quốc mẫu, bên cạnh Trần Thủ Độ [lúc lấy nhau ông khoảng 33 tuổi] là một người đàn bà có tư cách và được dân chúng triều đình kính trọng. Là con út của Trần Lí, ngay khi 15 tuổi cô đã đảm đang lo việc quân lương cho dân binh, sau bà có thái ấp ở thôn Ngừ, sử còn chép sau khi thắng quân Mông Cổ lần I [1257-58] bà đã trở lại Thăng Long, cùng hai con gái, Chiêu Thánh và Thuận Thiên, chấn chỉnh lại hoàng cung. Khi quan quân rút lui về Hà Nam vì quân Mông Cổ chiếm đóng Thăng Long, chính bà là người lo việc lánh nạn cho dân chúng trên hàng trăm con thuyền, bà bắt chia sẻ lương thực cho nhau và giữ kỷ luật, ra lệnh chém đầu một tên cấm binh tròng ghẹo phụ nữ..Khi bà mất, năm 1259, ở tuổi ngoài 70, tang lễ được cử hành như tang lễ hoàng hậu và ông chồng, Trần Thủ Độ khi ấy mới ngoài 60, bỗng đốn ngộ, chuyển nghiệp, dứt bỏ thế tục, bỏ dao xuống thành Phật, cắt tóc đi tu [1]. Sau này, khi mất năm 1264, thọ 71 tuổi, lăng Thủ Độ cũng lập ở thái ấp bên cạnh lăng cô Ngừ !

CHÚ THÍCH
1-Thái sư Trần Thủ Độ được phong thái ấp ở vùng Khoái châu, Hưng Yên ngày nay, ông xuống tóc tu ở chùa Cù Tu, Hưng Yên và được nhiều làng thờ làm thần hoàng. 2-Chùa Cầu Đông phố Hàng Đường khi trước ghi là thờ vua Lí Huệ Tông, nay lại có tài liệu trong nước ghi là thờ Trần Thủ Độ và Linh Từ quốc mẫu Trần thị Dung. 3-Lí Chiêu Thánh 8 tuổi lên ngôi là Lí Chiêu Hoàng, sau bị truất trở lại làm công chúa. Ông chồng cũ, vua Trần Thái Tông, sau gả Chiêu Thánh cho Lê Phụ Trần [dòng dõi Lê Đại Hành] là vị tướng có công chặn hậu xa giá vua lánh nạn quân Nguyên. Cặp Lê Phụ Trần-Chiêu Thánh sinh ra Trần Bình Trọng [1259-1285] –Trần Bình Trọng lấy công chúa Thụy Bảo em Trần Nhật Duật. Chiêu Thánh sau đi tu, thọ ngoài 60, năm về thăm đất nhà Lí‎ và đền thờ các tiên đế cũng là năm bà mất. 4-Theo Trúc Khê tác giả cuốn Trần Thủ Độ [xb 1943] thì Chiêu Thánh và Trần Cảnh năm 16 tuổi cũng sinh được một hoàng tử tên Trịnh nhưng mất sớm. Thuận Thiên hơn Chiêu Thánh 2 tuổi, lấy Trần Liễu rồi sau lấy Trần Cảnh là em chồng. Trần Cảnh và Thuận Thiên đông con, sinh ra Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật…sau Trần Quang Khải lại lấy con gái Trần Thủ Độ…tức là lấy hàng cô trên mình ! Có thuyết cho rằng họ Trần tin vào tướng số tử vi, xếp đặt cho con cháu lấy nhau hạp năm hạp tuổi để trường tồn. Có sách ghi Thủ Độ khi lấy Trần thị ông đang góa vợ.

5-Cũng theo Trúc Khê, vua Lí Huệ Tông tụng hết cuốn kinh mới treo cổ tự tử.Trước đó vua nguyền : Ngày sau con cháu nhà Trần cũng sẽ bị chết như thế. Lời nguyền này ứng nghiệm vì cuối đời Trần,1400, Hồ Quí Ly, một tay thủ đoạn tàn bạo giống Thủ Độ, cũng soán ngôi vua, cho con gái vào lấy vua Trần, rồi lại giết 370 tôn thất họ Trần ở hang động Thanh Hóa kể cả dũng tướng Trần Khát Chân. Quả là nghiệp báo vậy.

0.000000 0.000000

Video liên quan

Chủ Đề