Cn văn phòng là hộ cá thể được không năm 2024

Quy định về hộ kinh doanh cá thể được quy định một cách cụ thể tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Cá nhân muốn thành lập hộ kinh doanh thì cần nắm rõ các quy định pháp luật về thành lập hộ kinh doanh. Bài viết dưới đây, NPLaw sẽ làm rõ các quy định pháp luật về hộ kinh doanh cá thể.

I. Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Căn cứ theo Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về hộ kinh doanh như sau:

  • Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
  • Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

.png]

Như vậy, hộ kinh doanh là một tổ chức do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đã đủ độ tuổi theo quy định và có đầy đủ khả năng chịu trách nhiệm cho hành vi của mình hoặc một hộ gia đình làm chủ đồng thời chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình.

II. Chủ thể được phép thành lập hộ kinh doanh cá thể

Căn cứ theo Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, chủ thể thành lập hộ kinh doanh bao gồm: Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh, trừ các trường hợp sau đây:

- Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Lưu ý:

+ Cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.

+ Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

III. Giải đáp thắc mắc về hộ kinh doanh cá thể

1. Hộ kinh doanh cá thể có tư cách pháp nhân không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về pháp nhân, Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

- Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Do đó, có thể thấy rằng hộ kinh doanh không đáp ứng đủ những điều kiện trên. Bởi, hộ kinh doanh

  • Tài sản của hộ kinh doanh cũng chính là tài sản của cá nhân và hộ gia đình thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
  • Cá nhân và các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập hộ kinh doanh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động của hộ kinh doanh.

Do vậy, hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân, không có con dấu riêng, không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện và không được thực hiện các quyền mà các doanh nghiệp đang thực hiện.

2. Quy định về quyền của hộ kinh doanh cá thể

Theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP, Hộ kinh doanh cá thể có các quyền như sau:

  • Hộ kinh doanh cá thể được tự do kinh doanh các ngành nghề mà nhà nước cho phép.
  • Chủ động chọn địa điểm, tìm kiếm thị trường và khách hàng kinh doanh.
  • Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo ngành nghề kinh doanh và không vượt quá số lượng lao động mà hộ cá thể kinh doanh được sử dụng.
  • Áp dụng khoa học và công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của hộ cá thể kinh doanh.
  • Hộ cá thể kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo các quy định pháp luật.
  • Chủ hộ kinh doanh có quyền tạm dừng hoạt động kinh doanh hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh:
  • Trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên, hộ kinh doanh phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Thời gian tạm ngừng kinh doanh không được quá 01 năm. Hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh phải có văn bản thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký hộ kinh doanh ít nhất 03 ngày làm việc trước khi tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ cấp giấy tiếp nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ sau khi nhận được thông báo tạm ngừng kinh doanh của cơ sở kinh doanh.
  • Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh phải nộp thông báo chấm dứt hoạt động và nộp lại bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký và thanh toán đủ các khoản nợ, bao gồm cả nợ thuế và các nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện.

3. Hộ Kinh doanh cá thể có cần hóa đơn đầu vào không?

Căn cứ mục 2.4 khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC, các hàng hóa, dịch vụ thuộc nhóm sản phẩm không cần hóa đơn đầu vào được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư 78/2014/TT-BTC, Hộ kinh doanh cá thể sẽ không cần lấy hóa đơn đầu vào khi mua sản phẩm, hàng hóa thuộc các mặt hàng sau:

  • Mua hàng hóa là nông sản, hải sản, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;
  • Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;
  • Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ gia đình, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;
  • Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;
  • Mua đồ dùng, tài sản, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;
  • Mua hàng hóa, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh [không bao gồm các trường hợp nêu trên] có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng [100 triệu đồng/năm].

Đối với các mặt hàng nêu trên thì hộ kinh doanh không cần có hóa đơn đầu vào, đối với trường hợp này hộ kinh doanh bắt buộc cần phải lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ.

Như vậy, nếu thuộc các trường hợp nêu trên thì hộ kinh doanh có thể không cần hóa đơn đầu vào.

IV. Tóm tắt về các lợi ích và khuyến cáo khi thành lập hộ kinh doanh cá thể

Khi thành lập hộ kinh doanh cá thể thì người thành lập sẽ có các lợi ích sau:

  • Thủ tục thành lập khá đơn giản, tránh được các thủ tục rườm rà;
  • Không phải khai thuế hằng tháng;
  • Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản;
  • Quy mô gọn nhẹ, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ;
  • Được áp dụng chế độ thuế khoán.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thì việc thành lập hộ kinh doanh cũng còn nhiều các bất cập, cụ thể:

  • Chủ thể thành lập hộ kinh doanh thu hẹp lại chỉ bao gồm: Cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình
  • Bị hạn chế quyền thành lập doanh nghiệp hoặc trở thành thành viên của doanh nghiệp: Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh khác
  • Các thành viên trong hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm vô hạn – chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình cho mọi khoản nợ, nghĩa vụ của hộ kinh doanh;
  • Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân;
  • Không được tự đặt in hoá đơn, nếu muốn sử dụng liên hệ mua với cơ quan thuế, số lượng hoá đơn sử dụng cũng bị hạn chế;

Để thành lập hộ kinh doanh cá thể thì cá nhân hoặc các thành viên trong hộ gia đình cần nắm rõ các lợi ích và bất cập để có thể chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục một cách phù hợp với quy định pháp luật.

Trên đây là những thông tin cơ bản về hộ kinh doanh cá thể. Nếu cảm thấy những thông tin trên vẫn còn gây khó khăn vướng mắc cho bạn, liên hệ với chúng tôi. NPLaw luôn cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất về pháp luật. NPLaw không chỉ tư vấn trong lĩnh vực thành lập hộ kinh doanh, dân sự, đầu tư mà còn nhiều lĩnh vực khác khác. Đồng thời NPLaw cũng giúp đỡ khách hàng chuẩn bị những hồ sơ, tài liệu khi khách hàng muốn thực hiện thủ tục thành lập hộ kinh doanh. NPLaw nỗ lực trở thành đôi cánh đồng hành cùng sự thành công của khách hàng. Sự tin tưởng hôm nay của khách hàng sẽ là nền tảng giúp NPLaw phát triển hơn trong tương lai.

Chủ Đề