Co form cptpp là gì

Để được hưởng ưu đãi thuế quan CPTPP, sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang Canada hoặc sản phẩm Canada nhập khẩu vào Việt Nam phải đáp ứng được quy tắc xuất xứ [QTXX] của Hiệp định. Mục đích của quy định về QTXX là để đảm bảo rằng chỉ hàng hóa sản xuất chủ yếu trong khu vực CPTPP thì mới được hưởng ưu đãi thuế quan của Hiệp định.

Cụ thể, quy tắc xuất xứ CPTPP yêu cầu các hàng hóa nhập khẩu để được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định thì phải được hình thành hoàn toàn từ các nước CPTPP hoặc được sản xuất từ các nguyên liệu với tỷ lệ giá trị hoặc/và theo quy trình nhất định trong khu vực CPTPP. Mỗi nhóm hàng hóa có QTXX cụ thể riêng. Hàng hóa không đáp ứng quy tắc xuất xứ CPTPP tương ứng sẽ không được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định này.

QTXX trong CPTPP được quy định tại:

•    Chương 3: Chương này bao gồm các quy định chung về QTXX và thủ tục chứng nhận xuất xứ, cùng với các Phụ lục chi tiết, trong đó đáng chú ý có Phụ lục về Quy tắc xuất xứ cụ thể cho từng nhóm hàng hóa [trừ dệt may];

•    Chương 4: Chương này có các cam kết chỉ áp dụng riêng cho các sản phẩm dệt may trong đó có QTXX đối với dệt may.

Khác với cam kết về thuế quan, với các Biểu cam kết ưu đãi thuế quan riêng của mỗi nước, cam kết QTXX trong CPTPP là một bộ thống nhất, gồm các QTXX cụ thể cho từng nhóm hàng hóa, áp dụng chung cho hàng hóa xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên CPTPP. 

QTXX trong CPTPP được thiết kế riêng cho từng nhóm hàng hóa xác định theo mã HS chi tiết đến 6 số [khác với biểu thuế quan với cam kết về mức thuế ưu đãi riêng cho từng dòng thuế HS 8 số hoặc 10 số tùy từng nước].

Lưu ý doanh nghiệp

QTXX là điều kiện để hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan CPTPP khi xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên CPTPP. Do đó, doanh nghiệp muốn hưởng ưu đãi thuế quan CPTPP cần phải tìm hiểu về QTXX áp dụng cho hàng hóa của mình, đồng thời chuẩn bị các tài liệu, chứng cứ cần thiết để chứng minh hàng hóa đáp ứng các QTXX đó cũng như thực hiện các thủ tục yêu cầu để có chứng nhận xuất xứ theo quy định.

Trên thực tế, các cam kết về QTXX thường được đưa vào pháp luật nội địa của từng nước để thuận tiện cho việc tổ chức thực hiện trên thực tế. Do đó, ngoài việc tham khảo cam kết CPTPP về QTXX, doanh nghiệp cần tra cứu văn bản pháp luật nội địa để biết quy định cụ thể liên quan để tuân thủ.

Ví dụ, doanh nghiệp cần xin chứng nhận xuất xứ CPTPP cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu đi Canada thì cần tìm hiểu Thông tư số 03/2019/TT-BCT của Bộ Công Thương về QTXX hàng hóa trong CPTPP. Doanh nghiệp muốn hưởng ưu đãi thuế quan đối với hàng hóa CPTPP nhập khẩu vào Việt Nam thì cần yêu cầu đối tác xuất khẩu có chứng nhận xuất xứ CPTPP phù hợp với quy định của nước xuất khẩu, đồng thời phải tìm hiểu Thông tư số 62/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính [sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 38/2018/TT-BTC quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu].

Tương tự các FTA khác, CPTPP cũng quy định một hàng hóa sẽ được coi là có xuất xứ CPTPP nếu thuộc một trong ba trường hợp sau đây:

Trường hợp 1: Có xuất xứ thuần túy 

Hàng hóa có xuất xứ thuần túy là hàng hóa được trồng, thu hoạch, đánh bắt, hoặc sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một hoặc nhiều nước thành viên CPTPP. 

Ví dụ cây trồng, động vật sống, khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên ở Việt Nam hoặc sản phẩm được sản xuất hoàn toàn tại Việt Nam từ các cây trồng, động vật sống.... đó.

Trường hợp 2: Hàng hóa được sản xuất toàn bộ trong khu vực CPTPP và chỉ từ các nguyên liệu có xuất xứ từ CPTPP

Khác với trường hợp thứ nhất, trường hợp này hàng hóa không có xuất xứ toàn bộ ở một nước CPTPP mà là từ nhiều nước khác nhau nhưng đều là thành viên đã phê chuẩn CPTPP. Đây là hình thức “xuất xứ nội khối” điển hình.

Ví dụ, sản phẩm bánh ngọt được sản xuất tại Việt Nam từ các nguyên liệu sô-cô-la có xuất xứ Mexico, đường Australia và sữa New Zealand [Việt Nam, Mexico, Australia, New Zealand đều là thành viên đã phê chuẩn CPTPP] khi xuất khẩu sang Canada thì được coi là có xuất xứ CPTPP dạng này.

Trường hợp 3: Hàng hóa được sản xuất toàn bộ trong khu vực CPTPP, sử dụng một phần nguyên liệu không có xuất xứ CPTPP nhưng đáp ứng được các Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng quy định trong Phụ lục 3-D của Chương 3

Đây là trường hợp phổ biến nhất [trong bối cảnh sản xuất thường là theo chuỗi, với các nguyên liệu từ và các công đoạn diễn ra ở nhiều nước trên thế giới]. Tuy nhiên, đây cũng là nhóm quy tắc xuất xứ phức tạp nhất, và có khác biệt nhiều nhất giữa CPTPP và các FTA mà Việt Nam đã từng ký kết trước đây.

CPTPP quy định 03 quy tắc xác định xuất xứ cho trường hợp này, bao gồm:

-    Quy tắc chuyển đổi mã HS hàng hóa [Tariff Shift hoặc Change in Tariff Classification - CTC] 

Theo quy tắc này, hàng hóa thành phẩm phải có mã HS khác với mã HS của nguyên liệu ban đầu. Tuy nhiên, không phải mọi sự chuyển đổi về mã HS đều được chấp nhận mà phải tuân thủ các quy định cụ thể về chuyển đổi HS [chuyển đổi Chương hay Nhóm hay Phân nhóm] nêu cụ thể trong QTXX của CPTPP quy định cho hàng hóa đó.

-    Quy tắc hàm lượng giá trị nội khối [Regional Value Content - RVC]

Theo quy tắc này, hàng hóa thành phẩm có một phần nguyên liệu không xuất xứ thì giá trị phần nguyên liệu có xuất xứ CPTPP của hàng hóa đó không được thấp hơn một tỷ lệ nhất định trong tổng giá trị của hàng hóa thành phần nêu cụ thể trong QTXX của CPTPP quy định cho hàng hóa đó.

CPTPP quy định 04 phương pháp để tính RVC của hàng hóa, trong đó có 03 phương pháp chung [bao gồm phương pháp giá trị tập trung, phương pháp tính gián tiếp, phương pháp tính trực tiếp] và 01 phương pháp dành riêng cho nhóm sản phẩm ô tô [phương pháp tính theo chi phí tịnh, áp dụng cho ô tô và phụ tùng ô tô].

-    Quy tắc công đoạn sản xuất [Production Process]

Phương pháp này yêu cầu hàng hóa có một phần nguyên liệu không xuất xứ phải trải qua một công đoạn sản xuất nhất định tại các nước CPTPP để thay đổi cơ bản bản chất của hàng hóa. So với 02 phương pháp trên, phương pháp này không áp dụng phổ biến, chỉ được quy định chủ yếu cho một số loại hàng hóa mà phương pháp chuyển đổi mã hàng hóa hoặc RVC quá phức tạp/không áp dụng được [ví dụ các sản phẩm hóa chất].

Với mỗi loại hàng hóa, quy tắc xuất xứ có thể là một, một số trong ba loại trên, và/hoặc kết hợp hai, ba loại trên.

Nguồn: Trích dẫn "Sổ tay doanh nghiệp: Tận dụng CPTPP để xuất nhập khẩu hàng hóa
giữa Việt Nam & Canada" - Trung tâm WTO và Hội nhập

XEM //diendan.camnangxnk-logistics.net/threads/c-o-form-cptpp-hiệp-định-Đối-tác-toàn-diện-và-tiến-bộ-xuyên-thái-bình-dương.8/

TỔNG HỢP //diendan.camnangxnk-logistics.net/forums/11-c-o-form-cptpp-cÓ-hiỆu-lỰc-tỪ-14-01-2019.21/

KHÓA HỌC TẤT TẦN TẬT VỀ C/O

//camnangxnk-logistics.net/khoa-hoc-ve-lam-giay-chung-nhan-xuat-xu-c-o/

CẨM NANG VỀ CÁC LOẠI C/O

//camnangxnk-logistics.net/cam-nang-ve-cac-loai-giay-chung-nhan-xuat-xu-co-certificate-of-origin/

NƠI ĐÀO TẠO XNK THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM

//camnangxnk-logistics.net/noi-dao-tao-nghe-xuat-nhap-khau-thuc-te-so-1-viet-nam/

DIỄN ĐÀN VỀ CÁC LOẠI C/O

//diendan.camnangxnk-logistics.net/#cm-nang-v-xut-x-certificate-of-origin.14

CO form CPTPP là gì? Nó có tầm quan trọng như thế nào trong xuất nhập khẩu. Liệu nó có phải là một chứng từ quyền lực như mọi người vẫn đồn đoán. Vậy trong bài viết ngày hôm nay mình sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu về CO form CPTPP và tầm quan trọng của nó.

CO là gì?

Như các nội dung trước mình từng xây dựng, mình muốn các bạn đi từ gốc rễ vấn đề để hiểu nó sâu hơn. Vì thế, đầu tiên chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu CO là gì?

CO là chữ viết tắt của  Certificate of Origin. Nó được coi là một giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giúp cho người nhập khẩu biết hàng hóa đến từ đâu. Đồng thời khi có giấy chứng nhận CO trong tay, bạn còn nhận được nhiều ưu đãi về thuế như giảm giá thuế,.. Nhìn chung thì mỗi loại hàng hóa chỉ có thể áp dụng một mẫu CO duy nhất. Điều này còn tùy thuộc vào nơi nhận hàng và loại hàng hóa.

CO là chữ viết tắt của Certificate of Origin

CO form CPTPP là gì?

Giống như các mẫu CO khác CPTPP cũng áp dụng cho một số quốc gia nhất định. CPTPP áp dụng cho đối tác xuyên Thái Bình Dương.

Bạn có thể quan tâm:C/O form AHK

CO form CPTPP áp dụng với các quốc gia nào?

CO form CPTPP áp dụng với các đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái  Bình Dương. Các quốc gia này bao gồm:

Việt Nam

Malaysia

Oxtraylia

Brunay

Canada

Chi lê

Nhật Bản

Mehico

Niu zi lân

Pe ru

Singapo

Mẫu tờ khai CO form CPTPP của Việt Nam

Các thông tư kèm theo

Thông tư 03/2019/TT-BCT quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.

Thông tư 07/2019/TT-BCT quy định về xuất khẩu hàng dệt may sang Mê hi cô theo Hiệp

định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.

Quyết định 1510.QĐ-BCT về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương.

Thông tư 19/2019/TT-BCT quy định về áp dụng các biện pháp tự vệ đặc biệt để thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.

Nghị định biểu thuế 57/2019/NĐ-CP nội dung: biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2019-2022

Xin CO form CPTPP ở đâu?

Hiện nay việc xin cấp CO diễn ra khá nhanh chóng. Bạn có thể đến văn phòng Bộ Công Thương để xin giấy xác nhận và hoàn thành các thủ tục cần thiết.

Mẫu tờ khai bổ sung CO form CPTPP

Thời gian xin CO

Thường thì thời gian xin CO sẽ kéo dài trong vòng 03 ngày kể từ ngày hoàn tất thủ tục. Nhưng thường việc xin CO diễn ra khá nhanh chóng. Chỉ trong ngày là bạn có thể nhận được giấy xác nhận CO.

Hướng dẫn kê khai nội dung CO

C/O mẫu CPTPP của Việt Nam phải được kê khai bằng tiếng Anh và đánh máy. Nội dung kê khai phải phù hợp với Tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan và các chứng từ khác như vận đơn, hoá đơn thương mại và biên bản kiểm tra xuất xứ hàng hóa [trong trường hợp có yêu cầu kiểm tra]. Nội dung kê khai C/O cụ thể như sau:

  1. Ô trên cùng bên phải ghi số tham chiếu [do cơ quan, tổ chức cấp ℅ ghi]. Số tham chiếu gồm 13 ký tự, chia làm 5 nhóm, với cách ghi cụ thể như sau:
  2. a] Nhóm 1: tên viết tắt của nước thành viên xuất khẩu là Việt Nam, gồm 02 ký tự là “VN”;
  3. b] Nhóm 2: tên viết tắt của nước thành viên nhập khẩu thuộc Hiệp định

CPTPP, gồm 02 ký tự như sau:

AU: Ô-xtơ-rây-li-a

MY: Ma-lai-xi-a

BN: Bru-nây

MX: Mê-hi-cô

CA: Ca-na-đa

NZ: Niu Di-lân

CL: Chi-lê

PE: Pê-ru

JP: Nhật Bản

SG: Xinh-ga-po

Mẫu tờ khai CO form CPTPP của Việt Nam
  1. c] Nhóm 3: năm cấp C/O, gồm 02 ký tự. Ví dụ: cấp năm 2019 sẽ ghi là “19”;
  2. d] Nhóm 4: mã số của cơ quan, tổ chức cấp C/O, gồm 02 ký tự. Danh mục các cơ quan, tổ chức cấp C/O được quy định cụ thể tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này. Danh mục này được cập nhật tại Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn khi có sự thay đổi;

đ] Nhóm 5: số thứ tự của C/O, gồm 05 ký tự;

  1. e] Giữa nhóm 1 và nhóm 2 có gạch ngang “-”; Giữa nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 có dấu gạch chéo “/”.

Ví dụ: Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thành phố Hồ Chí Minh cấp C/O mang số thứ 6 cho một lô hàng xuất khẩu sang Ca-na-đa trong năm 2019 thì cách ghi số tham chiếu của C/O này sẽ là: “VN-CA 19/02/00006”.

  1. Ô số 1: tên giao dịch của nhà xuất khẩu, địa chỉ, tên Nước thành viên xuất khẩu [Việt Nam].
  2. Ô số 2: tên người nhận hàng, địa chỉ, tên Nước thành viên nhập khẩu.
  3. Ô số 3: ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải [nếu gửi hàng bằng

máy bay thì ghi “By air”, nếu gửi bằng đường biển thì ghi tên tàu] và tên cảng bốc dỡ hàng.

  1. Ô số 4: Cơ quan, tổ chức cấp C/O sẽ đánh dấu [√] vào ô tương ứng đối

với các trường hợp:

  1. a] “Non-Party Invoicing” khi áp dụng hóa đơn thương mại của nước không phải thành viên Hiệp định;
  2. b] “Certified True Copy” khi cấp bản sao chứng thực của C/O gốc. Ngày cấp bản sao này được đánh máy hoặc đóng dấu lên Ô số 12.
  3. Ô số 5: tên nhà sản xuất, địa chỉ, tên nước/vùng lãnh thổ nơi diễn ra công đoạn sản xuất cuối cùng để tạo ra hàng hóa.

Trường hợp hàng hóa do nhiều nhà sản xuất cung cấp, ghi “Various” hoặc cung cấp danh sách các nhà sản xuất đính kèm.

Trường hợp muốn giữ bí mật thông tin của nhà sản xuất, ghi “Available upon request by the importing authorities”. Nhà xuất khẩu hoặc thương nhân đề nghị cấp C/O phải cung cấp thông tin của nhà sản xuất khi cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu yêu cầu.

  1. Ô số 6: số thứ tự các mặt hàng [nhiều mặt hàng ghi trên 1 C/O, mỗi mặt hàng có một số thứ tự riêng].
  2. Ô số 7: ký hiệu, số lượng kiện hàng, loại kiện hàng, mô tả hàng hoá [bao gồm mã HS của nước thành viên nhập khẩu ở cấp 6 số và tên thương hiệu của hàng hóa [nếu có]].
  3. a] Trường hàng dệt may sử dụng nguyên liệu có xuất xứ, ghi “Yarn/fabric of HS [i] originating from [ii]”. Trong đó:

[i] Mã HS ở cấp 6 số của sợi hoặc vải có xuất xứ.

[ii] Tên nước xuất xứ của sợi hoặc vải.

  1. b] Trường hợp hàng dệt may sử dụng nguyên liệu thuộc Danh mục nguồn cung thiếu hụt quy định tại Phụ lục VIII Thông tư này, ghi “Yarn/fabric from No. [#] of SSL”. Trong đó:

[#] là số thứ tự của nguyên liệu trong Danh mục nguồn cung thiếu hụt.

  1. Ô số 8: ghi tiêu chí xuất xứ của hàng hóa:

Hàng hóa được sản xuất

tại nước ghi đầu tiên ở ô số 11 của C/O

Điền vào ô số 8

  1. a] Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại

nước thành viên xuất khẩu

WO

  1. b] Được sản xuất toàn bộ chỉ từ nguyên liệu có xuất xứPE

3

Hàng hóa được sản xuất

tại nước ghi đầu tiên ở ô số 11 của C/O

Điền vào ô số 8

  1. c] Đáp ứng quy tắc Hàm lượng giá trị khu vực [RVC]

theo công thức tính:

[i] trực tiếp

[ii] gián tiếp

[iii] chi phí tịnh

[iv] giá trị tập trung

Trong đó … là RVC thực tế. Ví dụ: RVC 35%BU

RVC…%BU

RVC…%BD

RVC…%NC

RVC…%FV

  1. d] Hàng hoá đáp ứng quy tắc chuyển đổi mã số hàng hóa

CC, CTH, CTSH

đ] Hàng hoá đáp ứng các quy tắc khác

Other

  1. Ô số 9: trọng lượng cả bao bì của hàng hoá [hoặc đơn vị đo lường khác] và trị giá. Thương nhân được lựa chọn kê khai hoặc không kê khai trị giá hàng hóa trên C/O.
  2. Ô số 10: số và ngày của hoá đơn thương mại được phát hành cho lô hàng nhập khẩu vào nước thành viên nhập khẩu.
  3. Ô số 11:

Dòng thứ nhất ghi tên nước xuất xứ của hàng hóa, nơi diễn ra công đoạn sản xuất cuối cùng tạo ra hàng hóa.

Dòng thứ hai ghi tên nước thành viên nhập khẩu.

Dòng thứ ba ghi địa điểm, ngày tháng năm đề nghị cấp C/O, họ tên, chữ ký của người ký đơn đề nghị cấp C/O.

  1. Ô số 12: dành cho cơ quan, tổ chức cấp C/O ghi: địa điểm, ngày tháng năm cấp C/O, chữ ký và họ tên của người có thẩm quyền ký cấp C/O, con dấu của cơ quan, tổ chức cấp C/O.
  2. Tờ khai bổ sung C/O mẫu CPTPP của Việt Nam:

Trường hợp thương nhân sử dụng Tờ khai bổ sung theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này để khai nhiều mặt hàng vượt quá trên một C/O, đề nghị khai các thông tin sau:

Ghi số tham chiếu trên Tờ khai bổ sung C/O giống như số tham chiếu của C/O.

Ghi số trang nếu sử dụng từ 2 [hai] tờ khai bổ sung C/O trở lên.

Ví dụ: page 1/3, page 2/3, page 3/3

Khai các ô từ ô số 6 đến ô số 12 tương tự hướng dẫn quy định từ khoản 7 đến khoản 13 Phụ lục này. Thông tin tại ô số 11 và ô số 12 phải được thể hiện giống như trên C/O.

Những lưu ý khi kê khai CO form CPTPP

Nội dung kê khai cần trùng khớp với các giấy tờ văn bản khác

Kê khai chính xác và trung thực

Đối với các hàng hóa được nhập khẩu và Canada thì chất lượng luôn là yếu tố tiên quyết hàng đầu. Vậy nên bạn cần chú trọng nhiều hơn vào chất lượng.

Trên đây là những tìm hiểu của mình về CO form CPTPP. Hy vọng bài viết này hữu ích đối với bạn, cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc nó. Hẹn gặp lại bạn ở những chuyên mục kế tiếp.

Các tệp đính kèm:

Thông tư 03/2019/TT-BCT

Thông tư 07/2019/TT-BCT

Quyết định 1510.QĐ-BCT

Thông tư 19/2019/TT-BCT

Nghị định biểu thuế 57/2019/NĐ-CP

Video liên quan

Chủ Đề