Có máy cách bảo quản thực phẩm

Trong mùa dịch, dự trữ lương thực luôn là vấn đề khiến chị em phải bận tâm và lo lắng. Khi đã có đủ đồ ăn cho gia đình, làm sao để có thể bảo quản chúng lâu ngày nhất?

Trong bài viết hôm nay, chị em nội trợ sẽ được bật mí tất cả các cách bảo quản thực phẩm an toàn và hữu ích nhất. Hãy theo dõi nhé.

I. Tầm quan trọng của việc bảo quản thức ăn đúng cách mùa dịch

Vào một vài thời điểm trong năm, như là lễ tết hay dịch Covid-19 đang hoành hành trên toàn cầu, dự trữ đồ ăn là việc phải làm để con người có thể tồn tại và sinh sống.

Không chỉ ở Việt Nam, hiện tượng càn quét siêu thị, chợ và các chuỗi thực phẩm diễn ra tại tất cả quốc gia khác nhau, từ những vật dụng hàng ngày cho đến thực phẩm, đồ ăn,…

Bảo quản đồ ăn đúng cách sẽ giúp đồ ăn tươi ngon lâu hơn và giữ được nhiều chất dinh dưỡng nhất

Lúc này, nhà ai cũng như một cái kho đồ dùng cho cả năm vậy. Giấy ăn, giấy vệ sinh, dầu ăn,.. thì được cất gọn vào kho tủ khô và có thể sử dụng trong thời gian dài.

Tuy nhiên, với đồ ăn và thực phẩm tươi sống, nếu các mẹ mà không bảo quản đúng cách thì công sức đi gom cũng đi tong hết mà thôi.

Đồ ăn, cụ thể là rau xanh, củ quả hay là các loại thịt sống thường được dự trữ từ 1 tuần cho tới 1 tháng, có nhà còn kỹ càng đến mức mua hẳn nửa con lợn về làm thịt và cất trữ vào tủ đông.

Với lượng đồ ăn nhiều như vậy, nếu không có các cách bảo quản chuyên dụng thì có thể để được lâu ngày hay không?

Theo bạn, bảo quản kiểu này có tốt hay không?

Với từng loại thực phẩm, cách bảo quản sẽ khác nhau. Không phải cái gì cũng để được ngăn đá cả tháng trời, cũng không phải thực phẩm nào cũng chịu được nhiệt độ ngoài trời.

Vì thế, với mỗi cách bảo quản dưới đây, tôi sẽ giúp bạn chỉ ra thực phẩm nào nên được lưu trữ và bảo quản bằng cách nào.

Hãy note lại bài viết này hoặc chuẩn bị sẵn một quyển sổ ghi vào, chắc chắn rằng bạn sẽ cần dùng tới chúng đấy.

II. Các cách bảo quản thực phẩm mùa dịch mà chị em nào cũng cần phải biết

1. Bảo quản bằng cách đông lạnh

Phương pháp đông lạnh là cách bảo quản nhờ vào hệ thống đông đá của tủ lạnh, tủ cấp đông,…

Đây là phương pháp thông dụng và phổ biến nhất với tất cả mọi người, bởi hiện nay thì không nhà ai là không có một chiếc tủ lạnh.

Nếu có điều kiện thì bạn nên sắm một chiếc tủ đông, cực kỳ tiện lợi cho những mùa phải tích trữ lương thực

Đông lạnh là phương pháp sử dụng những ngăn tủ có nhiệt độ dưới 0 độ C, khiến cho vi khuẩn, vi sinh vật ức chế khả năng sinh sản và không thể phát triển, sinh sôi trong môi trường này.

Phương pháp này thích hợp với các loại thịt sống, cá tươi, hải sản,… trong một thời gian dài mà khi bỏ ra thì vẫn tươi ngon, sử dụng được.

Sau khi bỏ ở ngăn đông ra, bạn chỉ nên rã đá một lượng đồ ăn vừa đủ trong một thời gian ngắn rồi chế biến luôn, nếu để quá lâu bên ngoài thì vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập gấp 2 lần và khiến cho đồ ăn bị nhiễm khuẩn.

Bên cạnh đấy, các đồ ăn được dự trữ vào ngăn đông lạnh chỉ nên để khoảng 1-2 tháng là nhiều nhất, lâu hơn sẽ khiến đồ ăn bị mất đi hương vị đặc trưng ban đầu và sự tươi ngon khi chế biến.

Ngoài ra, bảo quản đông lạnh còn khiến đồ ăn mất đi khoảng ⅓ hàm lượng dinh dưỡng ban đầu.

Nhưng, trong mùa dịch thì tôi khuyên bạn nên sử dụng phương pháp này, dễ dàng, tiện lợi mà luôn có sẵn ở trong nhà.

Và nhớ rằng, không bảo quản rau xanh và các nông sản vào ngăn đông đâu nhé [ngoại trừ rau củ quả đóng sẵn trong túi].

2. Bảo quản bằng cách nấu chín

Những món ăn có cách chế biến phức tạp mà muốn sử dụng dài ngày thì thường, các mẹ sẽ nấu hẳn một nồi to và tích trữ trong tủ lạnh.

Khi nào ăn thì lấy ra một lượng vừa đủ, hâm nóng hoặc nấu lại cho cả gia đình thưởng thức.

Một vài đồ ăn nấu sẵn có thể trữ ở tủ lạnh 4-5 ngày.

Với cách bảo quản này, mẹ có thể giữ đồ ăn trong ngăn lạnh khoảng 2-3 ngày và ngăn đá khoảng 4-5 ngày.

Sau thời gian này thì mẹ nên bỏ đi chứ đừng có dùng tiếp, vừa có hại cho sức khỏe mà thức ăn dễ bị chua và hôi.

Để bảo quản bằng cách này, các mẹ cần nhớ các bước sau:

  • Nấu chín thức ăn, không nấu tái hay là chỉ sơ qua. Nấu một lượng vừa phải vì thức ăn nấu chín cũng không bảo quản được dài ngày.
  • Tắt bếp và để đồ ăn nguội bên ngoài, nhớ là phải nguội nhé. Thức ăn nóng mà bảo quản bằng ngăn lạnh sẽ bị biến đổi chất do thay đổi nhiệt độ đột ngột.
  • Cho đồ ăn vào hộp kín một lượng vừa phải, nếu bạn cho quá nhiều thì hộp sẽ không đóng kín được và không thể bảo quản kỹ càng đồ ăn.
  • Cho vào ngăn lạnh [2-3 ngày] hoặc ngăn mát [4-5] ngày.
  • Khi ăn chỉ lấy ra lượng vừa đủ và nấu chín lại, đảm bảo hương vị thức ăn vẫn thơm ngon và nguyên vẹn như ban đầu

3. Bảo quản thức ăn bằng cách sấy khô

Sấy khô là phương thức bảo quản truyền thống của các cụ thời xưa, bất kỳ thực phẩm nào muốn sử dụng khoảng vài tháng là các cụ nhà mình đem đi sấy khô hết.

Khi sấy khô, lượng nước sẽ giảm đi rõ rệt và không còn môi trường cho vi sinh vật sinh sôi và phát triển, lúc này thực phẩm sẽ để được lâu hơn và có vị ngọt tự nhiên của nó.

Bạn hoàn toàn có thể sấy khô đồ ăn bằng nồi chiên không dầu, vừa tiện lợi lại tích trữ được hẳn tháng trời

Nhắc tới sấy khô là không thể nào bỏ qua: cam, mít, chuối, khoai lang, cà rốt, khoai tây,….

Tất cả các hoa quả, củ, yến mạch đều có thể sấy khô và làm thành một món ăn vặt cực kỳ ngon mà lại an toàn cho sức khỏe.

Phương pháp sấy khô không chỉ kéo dài thời gian bảo quản mà nó còn tiết kiệm không gian lưu trữ sản phẩm, dễ làm mà lại thơm ngon nữa.

Với các đồ ăn này, bạn có thể trực tiếp sấy khô bằng nồi chiên không dầu hoặc lò nướng, để nhiệt độ thích hợp với thời gian từ 25 phút – 45 phút.

Tùy vào tính chất của mỗi món ăn mà thời gian sấy khô sẽ khác nhau.

Ví dụ như chuối sấy khô, công thức mình hay làm là: cắt nhỏ chuối ra – làm nóng nồi chiên không dầu trong 3 phút – cho chuối vào sấy với nhiệt độ 110 độ C trong vòng 45 phút.

Không chỉ hoa quả hay ngũ cốc, kể cả thịt hay hải sản thì bạn đều có thể phơi nắng và tích trữ lâu dài trong tủ dự trữ nhà mình. Phơi 1 nắng, 2 nắng hay 3 nắng là tùy vào nhu cầu và sở thích ăn uống của bản thân.

4. Bảo quản bằng phương thức muối chua

Muối chua một vài loại rau củ sắp héo để thay đổi hương vị cho cả nhà

Muối chua là cách chuyển hóa đường thành acid lactic, thường được dùng cho dưa, bắp cải, củ cải, cà,….

Chuyển hóa thành acid lactic rất có lợi cho đường ruột, giúp thức ăn để được lâu ngày và rất tốt cho đường tiêu hóa.

Tuy nhiên, dưa muối chua chỉ ăn ngon nhất khoảng 3-4 ngày và qua ngày thứ 4 thì hàm lượng muối sẽ cao lên, thực phẩm quá chua và không hề tốt cho thận, tim mạch và huyết áp.

Để có một mẻ muối chua ngon, bạn nên phơi khô trước khi muối, tốt nhất là phơi cho khô hẳn thì mẻ vừa ngon mà lại để được lâu, không bị khú.

Nếu dưa quá chua mà bạn không muốn vứt đi, có thể để vào tủ lạnh để ức chế lại khả năng làm chua và làm các món ăn xào nấu cũng rất ngon.

Cách bảo quản này thực chất chỉ để thay đổi mùi vị và tận dụng được dưa, cà, các loại rau để lâu và sắp có nguy cơ úa, héo và hỏng.

5. Bảo quản thực phẩm bằng phương pháp hút chân không

Một phương pháp hiện đại và cực kỳ hữu ích, là một trong số cách bảo quản mà các mẹ hiện đại sử dụng nhiều nhất.

Theo nghiên cứu, hút chân không giúp thực phẩm dùng lâu gấp 3 lần thời gian thông thường, ngăn chặn sự phát triển và lây lan của vi khuẩn.

Để sử dụng được cách này, bạn cần sắm cho gia đình một chiếc máy hút chân không nhỏ gọn, tiện lợi

Máy chân không hiện nay có giá vô cùng hợp lý mà còn có thể mua túi tách rời. Trong mùa dịch này, sở hữu một chiếc máy hút chân không là điều không thể bỏ qua với mọi gia đình.

Một chiếc máy hút tặng kèm túi giúp bảo quản đồ ăn tươi ngon gấp 8 lần so với bình thường [Chi tiết sản phẩm]

Với máy hút chân không, bạn có thể:

  • Sử dụng với mọi nguyên liệu tươi ngon, giữ hương vị thơm ngon và độ ẩm cho thực phẩm.
  • Có thời gian bảo quản gấp 4-5 lần so với các cách còn lại, là cách làm được các chuyên gia khuyên dùng nhất
  • Giảm đến 99% khả năng sinh trưởng của vi khuẩn. Khi hút chân không, thực phẩm sẽ không có cơ hội tiếp xúc với môi trường bên ngoài, mọi khả năng xâm chiếm của vi khuẩn hay vi sinh vật đều không có.
  • Tiết kiệm tối đa diện tích để đồ. Với đồ ăn tươi hút chân không, bạn nên lưu trữ trong tủ lạnh hoặc tủ đông.

6. Bảo quản thực phẩm bằng tủ lạnh

Tủ lạnh là nơi bảo quản thích hợp cho các thực phẩm ngắn ngày, bao gồm: rau xanh, đồ ăn đã nấu chín, đồ ăn còn lại hôm trước, sữa đã mở nắp…..

Bạn chỉ nên bảo quản trong 3-4 ngày và 7 ngày là nhiều nhất, nếu để lâu hơn thì đồ ăn rất dễ bị hỏng, gây mùi khó chịu ảnh hưởng tới thực phẩm khác và tạo ra môi trường vi khuẩn trong tủ lạnh.

Những chiếc túi zip xinh xắn vừa tiết kiệm chỗ mà lại đảm bảo an toan

Bạn nên chuẩn bị thêm những chiếc hộp có nhãn dán để đựng đồ ăn chín, các món ăn đã sơ chế hoặc hoa quả rửa sạch; các túi zip để đựng rau sạch, củ quả dữ trữ.

Với trái cây và rau củ để trong tủ lạnh, bạn có thể bảo quản tới 7 ngày và với đồ ăn chín là 3-4 ngày.

Khi mua hoa quả, bạn hãy chọn những loại chín vừa và chín tới, còn lại chưa chín thì hãy để bên ngoài vài ngày cho chín hẳn rồi cho vào tủ lạnh bảo quản

7. Cách bảo quản thực phẩm khô

Với thực phẩm khô thì rất đơn giản, bạn chỉ cần để chỗ thoáng mát, tránh chỗ ẩm thấp hay nắng nóng quá nhiều.

Môi trường ẩm mốc rất dễ gây ra nấm mốc và độc tố Aflatoxin – một loại độc tố cực có hại cho sức khỏe.

Trên đây là một vài cách bảo quản thức ăn, đồ khô và vật dụng bổ ích cho mùa dịch. Mong rằng với các bí quyết bên trên, chị em có thể sử dụng và bảo quản cho thực phẩm nhà mình.

Đừng quên đeo khẩu trang và gel rửa tay mỗi khi ra ngoài nhé.

Xem ngay những dụng cụ bảo quản đồ ăn đang được ƯU ĐÃI lớn nhất tại Minh Houseware. Chương trình số lượng có hạn nên các bạn nhanh tay nhé!

Minh Houseware

Video liên quan

Chủ Đề