Có nên cho bé ăn cháo lúc 9h tối

Hiện nay, mình thấy nhiều mẹ cho trẻ ăn tối sau 19 h với hi vọng con không đói, ngủ ngon hơn và không dậy ti đêm khiến mẹ mất ngủ. Tuy nhiên điều này, hoàn toàn không được khuyến khích.

Theo bác sĩ Đặng Thu Hiền [Viện Dinh dưỡng Quốc gia], tất cả các bữa ăn của bé đều nên kết thúc trước 19h, sau 19h chỉ nên ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Nếu mẹ cho trẻ ăn tối muộn, sau đó bé đi ngủ thì có thể có những nguy cơ bệnh tật cho bé.

Do ăn quá no, sát giờ đi ngủ [sữa, bột, cơm, hoa quả…], thức ăn không kịp tiêu hoá cùng lượng dịch vị tiết ra nhiều hơn trong giấc ngủ gây ứ, trướng dạ dày, trào ngược lên thực quản, rỉ ra họng, tràn vào thanh quản. Tình trạng dịch vị ở dạ dày trào lên thực quản thường xuyên, lâu ngày có thể gây viêm thực quản dẫn đến ho.

Những trẻ bị thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản thường bị ho về đêm, thậm chí cả ban ngày khi nằm nghỉ, chơi, ngủ [còn gọi là chứng ho ngang - ho khi ngủ, nghỉ, trong tư thế nằm ngang]. Thậm chí có cháu còn bị trào ngược lên tận mũi gây viêm mũi kéo dài, rất khó chịu và nguy hiểm cho trẻ.

Ăn tối muộn trẻ đi ngủ luôn Không chỉ có nguy cơ khiến trẻ bị ho ngang mà trẻ còn đầy bụng, ậm ạch khó chịu khiến trẻ ngủ không ngon giấc.

Sau khi cho con ăn hay uống, cha mẹ nên để trẻ thức, hoạt động ít nhất 2 giờ để thức ăn kịp tiêu hoá hết trong dạ dày. Trường hợp cho các cháu ăn trứng, thịt, các đồ uống như sữa, nước ngọt, cần có thời gian lâu hơn, tránh hiện tượng trào ngược gây ho không đáng có cho trẻ. 

[ST]

Con tôi một tuổi rưỡi, mỗi ngày ăn 4 bữa: 8h sáng 200ml sữa, 11h một bát cháo [bát ăn cơm], 15h ăn 200 ml sữa, 18hmột bát cháo nữa.

Vậyđêmtrước khi đi ngủ có nên cho ăn một bữa sữa nữa không? Tôi sợ cháu đi ngủ bị đói, nhưng có bài báokhuyên là không nên cho ăn no trước khi đi ngủ.

Trả lời:

Con chị một tuổi rưỡi, mỗi ngày được ăn 400 ml sữa và hai bát ăn cơm cháo.Không rõ cháu có còn được bú mẹ không, nếu vẫn được bú mẹ thì không cần ăn thêm bữa sữa nữa mà nên thêm một bữa cháo.

Nếu cháu đã cai sữa, theo đúng tầm tuổi con chị thìhiện béthiếu ít nhất là mộtbữa ăn nữa, và tốt nhất là nên thêm haibữa. Vì khuyến cáo số bữa ăn ở tuổi này là 6 bữa mỗi ngày,bao gồm ba bữa cháo [mỗi bữamột bát ăn cơm là 200 ml] và 2-3 bữa sữa với tổng 500-600 ml mỗi ngày.

Giờ ăn của cháu hiện chưa hợp lý nên mới chỉ xếp được 4 bữa. Chị thử tham khảo lịch ăn như sau: sáng ngủ dậy 8h uống sữa. Sau một đêm ngủ dài bụng đói, lượng sữa sẽ được tiêu hóa nhanh. Sau 2 tiếng- 2,5 tiếngđồng hồcó thể bắt đầu bữa cháo,11h ăn hoa quả. Chiều ngủ dậy 15h ăn cháo, 17h mộtbữa sữa,19h mộtbữa cháo và 21h bữa sữa cuối cùng.

Hiện con chị ăn bữa cuối trong ngày lúc 18h, sau đó suốt cả tối đến lúc đi ngủ [thường là 21h ở tầm tuổi này] cháu không được ăn gì cả, như vậylà chưa hợp lý. Tối thiểu chị cũng nên thêm cho cháu một bữa sữa vào khoảng 30- 60 phút trước lúc đi ngủ với lượng 100-200 ml.

TheoBSPhan Bích Nga - Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Bé ăn dặm là một trong những khoảng thời gian, dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của các bé. Trong giai đoạn này bố mẹ cần đặc biệt lưu ý để bé có được đầy đủ sức khỏe, cải thiện vóc dáng và an toàn cho hệ miễn dịch.

Tuy nhiên, không phải bố mẹ nào cũng biết phân bố bữa ăn cho trẻ và có thể gây các ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Không chỉ có cách chia thời gian cho bé ăn dặm, VNShop sẽ giải đáp thắc mắc có nên cho trẻ ăn dặm vào buổi tối không? cho các bố mẹ.

Ăn dặm thế nào cho đúng?

Thông thường bố mẹ thường cho các bé ăn 3 bữa 1 ngày như người lớn và bổ sung các bữa phụ vào lúc bé đói. Tuy nhiên phương pháp này cũng không đúng hoàn toàn và thiếu 1 số lưu ý cần thiết đối với các bé.

Bố mẹ nên chia cho bé 2-3 bữa phụ trong ngày vì bé cần nhiều năng lượng để có thể kích thích phát triển nhanh hơn. Gọi ăn dặm là bữa phụ cho bé vì trong thời gian này, thức ăn chính cho bé vẫn là sữa mẹ. Sữa mẹ tổng hợp đầy đủ tất cả các dưỡng chất cho bé phát triển và tăng sức đề kháng cho bé.

Cách phân bố thời gian cho bé ăn trong ngày

Các mẹ nên cho bé bú vào những khung giờ bên dưới để bé không bị đói và bổ sung đầy đủ dưỡng chất:

  • 8 – 9h sáng sẽ giúp bé nạp năng lượng cho bữa sáng để bé đủ sức khỏe vui chơi và tìm hiểu những điều thú vị.
  • 10 – 11h mẹ cho bé ăn dặm nhằm hỗ trợ lúc bé đói trong thời gian chờ đợi ăn trưa.
  • 12 – 13h mẹ cho bé bú là khoảng thời gian bé hấp thụ tốt nhất.
  • 15 – 16h sau khi cho bé ngủ ngắn buổi trưa, mẹ cho bé ăn dặm 1 bữa giúp bé có đủ sức khỏe vận động buổi chiều.
  • 17h – 18h mẹ cho bé bú để hoàn thành nạp năng lượng trong ngày giúp bé ngủ dễ hơn và không bị đói về đêm.
  • Tuy nhiên, đối với 1 số bé cần nhiều năng lượng các mẹ nên cho bé ăn dặm thêm 1 bữa vào khoảng 19h giúp bé no đến sáng và không khóc đêm.
  • Nên cho bé kết thúc việc ăn uống trong khoảng thời gian 1 tiếng trước khi bé ngủ, vừa giúp bé có giấc ngủ ngon hơn cũng như bé không bị no quá gây khó ngủ, quấy khóc.

Một số lưu ý đặc biệt quan trọng khi cho bé ăn dặm

1. Không cho bé ăn dặm quá sớm cũng như quá muộn. Thời gian phù hợp nhất cho bé ăn dặm vào khoảng giữa tháng thứ 5 đến tháng thứ 6, khi cơ thể bé đã có thể hấp thụ tốt. Giai đoạn này sữa mẹ không đủ để đáp ứng năng lượng cho bé vận động cả ngày.

    • Khi cho bé ăn dặm quá sớm sẽ khiến bé rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến việc bú sữa mẹ. Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng đầy đủ và bổ dưỡng nhất. Việc cho bé ăn dặm quá sớm khi hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện rất dễ khiến bé bị ảnh hưởng đến cả tương lai, bên cạnh đó hư hỏng hệ tiêu hóa sẽ khiến bé khó ăn hơn các bé khác dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng,…
    • Cho bé ăn dặm quá muộn cũng vô cùng nguy hiểm, không ảnh hưởng nhiều đến hệ tiêu hóa nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến thói quen sau này của bé. Trẻ ăn dặm muộn sẽ khiến bé biếng ăn, giảm ham muốn ăn các món ăn mới, thiếu chất dinh dưỡng trong giai đoạn cần bổ sung nhất còn khiến bé ảnh hưởng đến một số vấn đề khác về thể trạng cũng như tinh thần.

2. Nên cho bé ăn dặm từ ngọt đến mặn, khi bắt đầu thời kỳ ăn dặm của bé, các mẹ lưu ý cho bé ăn từ những món có nguồn gốc ngọt như táo, khoai lang hay chuối,… sẽ giúp bé dễ hấp thu hơn và thích thú hơn. Sau khi dạ dày của bé đã được bảo vệ an toàn, bố mẹ cho bé bắt đầu ăn những món mặn như thịt, cá để giúp bé phát triển tốt hơn và tăng thêm lượng vitamin giúp bé bổ dưỡng vào các bộ phận.

3. Thời gian cho bé thử một món ăn mới nên kéo dài khoảng từ 3-4 tuần. Trong thời gian này bố mẹ đặc biệt lưu ý kiểm tra tình trạng của bé để tìm ra phương pháp giải quyết tốt nhất. Có thể bé sẽ bị dị ứng với 1 số dạng thực phẩm do cơ địa, gây ảnh hưởng không tốt đến bé khiến bé quấy khóc nhiều hơn. Trong các loại hải sản chứa rất nhiều dưỡng chất giúp kích thích bé phát triển cả về thể trạng và trí óc, tuy nhiên nhóm thực phẩm này lại đem lại nhiều tình trạng dị ứng nhất.

Lưu ý: Bố mẹ đặc biệt không cho bé cố ăn những dạng thực phẩm gây dị ứng cho bé. Tuy nhiều dưỡng chất nhưng bé bị dị ứng thì sẽ không giúp cho sự phát triển của bé mà còn có nguy cơ gây ảnh hưởng mạnh đến bé. Nhiều trường hợp bé bị dị ứng gây nổi mẩn, nốt ảnh hưởng đến tương lai sau này, vì những nốt mẩn, ngứa sẽ không mất đi và để lại sẹo, tàn nhang gây mất thẩm mỹ.

4. Lên thực đơn ăn dặm cho bé với đầy đủ các nhóm thực phẩm

Giai đoạn 6 – 7 tháng, mẹ cho các bé ăn chủ yếu 2 nhóm tinh bột và nhóm cung cấp các chất vitamin, khoáng chất. Trong khoảng thời gian này, bố mẹ cho bé ăn khoai lang, khoai tây, các loại rau giúp bé bổ sung được nhiều vitamin và chất xơ.

Cho bé ăn nhiều loại thực phẩm có màu sắc khác nhau giúp bé tăng thêm nhận thức và chọn món ăn yêu thích. Không nên cho bé ăn những món dạng hạt vụn có thể khiến bé bị hóc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Giai đoạn 7 – 12 tháng, ngoài 2 nhóm thực phẩm tinh bột và chất xơ, vitamin mẹ cho bắt đầu bổ sung cho bé thêm 2 nhóm thực phẩm nữa gồm nhóm chất đạm và nhóm chất béo. Nhóm chất béo giúp bé có năng lượng vận động cả ngày. Chất đạm đóng vai trò chính cấu thành quá trình xây dựng cơ bắp, cải thiện vóc dáng.

5. Không nên cho bé ăn dặm khi bé đang buồn ngủ vì khi đó bé thường gắt gỏng khó chịu. Bé sẽ không ăn và còn gây quấy nhiễu, không nhất thiết phải bắt buộc con trẻ ăn đúng giờ vì khả năng hấp thu của các bé chỉ có giới hạn. Để bé ăn khi đói sẽ khiến bé thích thú ăn hơn và ăn ngon miệng hơn.

6. Những tác hại từ việc có nên cho trẻ ăn dặm vào buổi tối

Trước đây nhiều gia đình vẫn luôn có suy nghĩ trẻ ăn dặm vào buổi tối sẽ lớn nhanh hơn, hấp thụ tốt hơn. Tuy nhiên lợi ích nhận được thì ít nhưng mang lại rất nhiều hậu quả cho bé trong cả giai đoạn này và cả tương lai của bé. Dưới đây VNShop sẽ liệt kê ra những hậu quả mà các bố, các mẹ có thể biết hoặc chưa biết để điều chỉnh thời gian ăn uống phù hợp cho các bé.

Trẻ ăn dặm vào buổi tối trước mắt mang đến tình trạng khó ngủ, ho, nôn chớ vì khi bé ăn no dạ dày sẽ tiết ra 1 lượng lớn dịch vị giúp làm mềm thức ăn, tiêu hóa cho bé. Tuy nhiên dịch vị tiết ra sẽ không thể hoạt động tốt và còn gây tình trạng trào ngược dạ dày, gây tràn vào thực quản khiến bé ho suốt cả đêm.

Ho nhiều sẽ khiến bé giảm hệ miễn dịch, khó ngủ và dễ dàng mắc các bệnh viêm phế quản, viêm họng hạt và rất khó chữa khỏi hoàn toàn. Nên cho trẻ ăn dặm trước 19h là tốt nhất để tránh ảnh hưởng và tạo thói quen không tốt cho bé. Cho trẻ kết thúc bữa ăn cuối cùng trước khoảng 1 tiếng đồng hồ giúp bé tiêu hóa tốt, và có giấc ngủ sâu, ngon hơn.

Bố mẹ có thể tìm hiểu thêm một vài công thức nấu các món súp cho bé để bé ăn ngon hơn qua bài viết này.

Tổng hợp các món súp cho bé ăn dặm

Video liên quan

Chủ Đề