Có nên dùng xisat cho trẻ sơ sinh

TTO - Em năm nay 28 tuổi, mới mang thai lần đầu. Em thường xuyên bị đau mũi, khô và rát. Em đã đi khám kết luận bị viêm mũi dị ứng bội nhiễm, lần sau đi khám BS bảo bị viêm mũi xoang có dịch ở mũi nhưng ít.Trước đó em hay rửa mũi bằng nước Sixat. BS cho em hỏi có em bé có sử dụng được chai xịt Sixat không? Với chứng viêm mũi vậy thi em cần phải làm gì khi đang mang bầu?

Bạn đọc

- Trả lời của Th.s, BS NGUYỄN TRƯƠNG KHƯƠNG - Phòng mạch online:

Khi mang thai, người phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết tố và miễn dịch do vậy rất dễ viêm mũi.

Cho dù là bạn đang bị viêm mũi dị ứng hay viêm mũi xoang thì việc sử dụng Xisat xịt rửa mũi đều rất hiệu quả. Loại nước biển này sẽ giúp rửa sạch các chất tiết trong mũi xoang, giúp bệnh mau hồi phục mà không hề ảnh hưởng gì đến tình trạng mang thai của bạn.

Tuy nhiên đây cũng chỉ là phương pháp điều trị hỗ trợ. Điều quan trọng là bạn phải được điều trị đặc hiệu như dị ứng thì phải tránh tác nhân gây dị ứng, sử dụng thuốc kháng dị ứng; nếu viêm mũi xoang do vi trùng thì phải điều trị kháng sinh, kháng viêm.

Trẻ em có thể sử dụng được chai nước biển sâu như Xisat.

* Nhờ anh chị tư vấn giúp, em vừa hoàn thành đợt điều trị nội trú bệnh viêm mũi xoang. Phương pháp điều trị là tiêm kháng sinh và dùng kèm thuốc trong vòng 10 ngày, mỗi ngày tiêm 3 lần. Vậy cho em hỏi là sau thời gian bao lâu thì em có thể có thai để không bị ảnh hưởng đến thai nhi ạ, em xin chân thành cảm ơn ban tư vấn!(Bạn đọc)

- Các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm thông thường trong điều trị viêm mũi xoang thường có thời gian ở trong cơ thể không quá một tuần, sau đó sẽ được đào thải hoàn toàn ra ngoài. Do vậy sau hai tuần bạn có thể bắt đầu có thai mà không sợ có bất kỳ ảnh hưởng nào.

* Mình hiện đang có một số triệu chứng lạ ở tai. Cả 2 bên dái tai có những "hột" như mụn ở trong khá lớn, đã tồn tại lâu. Những tháng gần đây 2 bên tai cứ khoảng 1 tháng thì mưng mủ rồi chảy ra ngoài. Xin hỏi đây là bệnh gì và cách điều trị như thế nào?

- Theo như bạn mô tả, hiện bạn đang bị "mụn" ở dái tai, đây thực chất là những ổ nhiễm trùng của những lổ chân lông dái tai. Có trường hợp phát triển thành những nang bã đậu càng ngày càng to dần phải rạch da để lấy ra trọn nang mới chữa khỏi hoàn toàn bệnh.

Có trường hợp chỉ tồn tại dưới vài cái mụn nhỏ nằm sâu dưới da ấn vào có cảm giác đau nhẹ, không cần điều trị gì.

Trong những đợt mụn này bị nhiễm trùng cấp tính, da vùng này sẽ trở nên sưng đỏ, có chảy mủ, bạn nên gìn giữ vệ sinh thật tốt, đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng hoặc da liễu để được hướng dẫn sử dụng thuốc bôi tại chỗ và kháng sinh toàn thân phù hợp.

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến địa chỉ email: [email protected]. Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để TTO liên hệ khi cần thiết.

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.

Nhiều người băn khoăn liệu xịt nước muối biển có thật sự tốt cho trẻ nhỏ. Dùng thường xuyên có được không? Dù lọ xịt nước muối biển rất tốt và có nhiều công dụng, các bố mẹ lưu ý không quá lạm dụng muối biển với trẻ nhỏ.

Công dụng của nước muối biển

Nước muối biển là dung dịch chỉ hoàn toàn có nước (H2O) và muối (NaCl) với nồng độ muối chính xác là 0,9% (hay 9 phần ngàn), đồng thời phải đạt tiêu chuẩn đóng gói vô khuẩn.

Nước muối biển có hàm lượng muối, áp suất thẩm thấu gần giống với môi trường sinh lý bên trong cơ thể nên công dụng chính giúp bù dịch tuần hoàn.

Nếu bạn uống nước chín khi cơ thể bị mất nước, gây tụt huyết áp do tiêu chảy, nôn ói, bài tiết nhiều mồ hôi có thể làm nặng nề thêm tình trạng bệnh do nguy cơ rối loạn điện giải. Nước chín chỉ cung cấp trở lại nước mà không có các chất điện giải cần thiết. Người bệnh cần phải được bù dịch bằng cách truyền nước muối biển vào đường tĩnh mạch thay vì nước chín.

Song song đó, nước muối biển còn được dùng phổ biến khi muốn làm sạch các loại vết thương không bị nhiễm trùng cũng như trên các loại niêm mạc của cơ thể như mắt, mũi, tai, họng…

Lưu ý khi sử dụng xịt nước muối biển cho trẻ 

Chỉ nên sử dụng nước muối biển nếu thấy thật cần thiết. Vì nếu xịt rửa nhiều quá sẽ làm trẻ rát mũi, kích thích mũi, ảnh hưởng đến niêm mạc mũi rất khó chịu. Nhất là khi trời lạnh, bố mẹ càng không nên xịt mũi cho con bằng nước muối biển. Vì cường độ áp suất cực mạn và hơi lạnh tỏa ra có thể làm hỏng niêm mạc mũi của bé. Nếu áp suất bình xịt mạnh sẽ tạo dụng ngược là cuốn hết mũi dãi xuống cổ họng các bé, làm các con sẽ dễ bị ho.

Với các bé sơ sinh, mẹ chỉ nên nhỏ nước muối sinh lý Nacl 0,9% cho con. Trước khi nhỏ, mẹ cũng nên ngâm lọ nước muối sinh lý vào nước nóng, làm ấm lên trước khi nhỏ cho con.

Theo kinh nghiệm của các mẹ chia sẻ, nên dùng lọ xịt muối biển Sterimax của Pháp cho các con.  Đây là loại nước muối biển tinh khiết. Hơn nữa, lọ xịt này có van xịt mạnh, có khả năng làm bong tróc những mũi khô bên trong của con.

Những loại xịt nước muối biển của Việt Nam như Vesim, Daichi,… van xịt yếu hơn loại của Sterimax nên tác dụng kém hơn. Tuy nhiên, Sterimax có giá cao gấp mấy lần các loại muối biển của Việt Nam, nên dùng thường xuyên cho con cũng hơi bị tốn kém.

Có nên dùng xisat cho trẻ sơ sinh

Bố mẹ nên rửa mũi lúc trẻ thức, lúc trẻ mở miệng để màng hầu che kín giúp nước từ mũi không chảy vào họng

Khi xịt rửa mũi cho con, cha mẹ cần bơm nước vào mũi theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, đó là cố gắng rửa mũi lúc trẻ thức, lúc trẻ mở miệng để màng hầu che kín giúp nước từ mũi không chảy vào họng. Xịt nước rửa mũi vào từng hốc mũi, dùng 2 ngón tay bóp day 2 cánh mũi cho nước mũi chảy ra. Làm như vậy 2-3 lần mới rửa sạch được niêm mạc trong hốc mũi. Nên làm ấm nước muối loãng rồi mới vệ sinh mũi cho trẻ.

Với trẻ lớn đã biết xì mũi, sau khi rửa mũi cho trẻ, cha mẹ hướng dẫn con dùng hơi xì mạnh ra ngoài. Với trẻ sơ sinh, cha mẹ dùng dụng cụ hút mũi đã tiệt trùng, hút thật nhẹ nhàng đưa rỉ mũi bẩn ra ngoài. Động tác hút mũi hay xì mũi cho trẻ rất quan trọng. Vì nếu không hút dịch sau khi nhỏ mũi thì tác dụng vệ sinh, rửa mũi hầu như không còn.

Thời tiết đang chuyển gió nên trẻ nhỏ, rất là trẻ sơ sinh mẫn cảm rất dễ mắc các chứng đường hô hấp như đau họng, viêm mũi, chảy nước mũi… Vì vậy, cha mẹ có thể tạo thói quen cho con xúc họng với nước muối sinh lý hàng ngày đồng thời vệ sinh mũi cho trẻ. Tránh cho trẻ ra đường khi trời tối để đề phòng gió lạnh. Điều quan trọng nhất cần ghi nhớ, nếu giữ được mũi sạch thì sẽ không bị viêm họng, viêm tai. Vì vậy, cha mẹ chú ý phòng cho trẻ để tránh trẻ bị nặng phải dùng đến kháng sinh dễ gây mẫn cảm, làm giảm sức đề kháng của cơ thể.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/