Có nên thi vào ngành sư phạm

Trong mùa tuyển sinh năm nay, sức hút của ngành Sư phạm giảm rõ rệt. Hồ sơ nộp vào các trường đại học Sư phạm đều giảm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh thờ ơ, không đăng ký vào ngành Sư phạm.

Ngành Sư phạm đã hết thời?

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng học sinh thờ ơ với các ngành Sư phạm vì đây là một nhóm ngành khó xin việc và mức lương dành cho giáo viên được cho là khá bèo bọt so với những ngành nghề khác.

Xem thêm: Miễn học phí cho sinh viên sư phạm còn phù hợp hay không?

Hoàng Thu Hà [học sinh khối 12 THPT Chuyên Thái Bình] cho biết: Ngày nhỏ các bạn gái hầu như ai cũng có ước mơ làm cô giáo, nhưng đến khi lớn rồi, mình cũng nghe được những lời khuyên từ gia đình rằng chọn ngành Sư phạm sau khi ra trường rất khó xin việc.

Không những thế, đồng lương bèo bọt của người giáo viên dạy hợp đồng không hề thu hút, thôi thúc học sinh đăng ký học làm nghề này.

Tốt nghiệp Đại học KHXHNV năm 2010, cho đến nay, Nguyễn Thị Thùy vẫn dạy hợp đồng cho 1 trường cấp 3 ở quê với mức lương 2 triệu/tháng. Mình đều tham gia thi tuyển tất cả các đợt tuyển công chức ở trường nhưng vì nhiều lý do nên vẫn chưa được vào làm chính thức. Mình rất chán nản với cảnh đi dạy hợp đồng nhưng chẳng còn cách nào.

Xem thêm:Ngành nào sẽ hot trong tương lai 5-10 năm tới?

Hầu hết, gần đây các học sinh đều không thiết tha gì với nhóm ngành Sư phạm, nhất là dạy những môn học đã quá thừa giáo viên như: Toán, Văn, Ngoại ngữ, Lý, Hóa...

Lan Hương học sinh khối 12 THPT Tùng Thiện TX Sơn Tây cho biết: Mình đăng ký ngành Sư phạm mầm non của trường Cao đẳng Sư phạm Mầm non TW vì cho rằng đây là một khối nghề có thể dễ xin việc hơn các khối nghề Sư phạm khác.

Chính sách miễn học phí cho các nhóm ngành Sư phạm dường như đã không còn đủ sức hút với các học sinh và gia đình các em nữa. Hầu như gia đình và học sinh đều quan tâm đến cơ hội việc làm sau khi ra trường thay vì được nhà nước hỗ trợ học phí khi học trong trường.

Tình trạng ngày càng ít học sinh đăng ký ngành Sư phạm dẫn đến chất lượng đầu vào của sinh viên ngành Sư phạm giảm dần theo từng năm. Đây cũng là một điều đáng lo ngại khi ngành Sư phạm không còn là ngành thu hút nhiều nhân tài của đất nước.

Xem thêm:Học Sư phạm là lỗi thời?

Thực trạng khi sinh viên theo học Đại học Sư phạm

Một trong những lý do người trẻ không chọn ở lại giảng dạy là họ thấy mình không được trân trọng. Tốt nghiệp loại giỏi được giữ lại trường là một niềm vinh hạnh, nhưng vài năm gần đây, một hiện tượng rất lạ là nhiều sinh viên giỏi từ chối ở lại trường, mà chọn làm việc ở những công ty hoặc các lĩnh vực khác, để có thể thoả sức thể hiện, làm việc ngay.

Khi ở lại trường, làm việc với các giáo sư, thầy cô, họ thường bị coi là người chưa trưởng thành, không được giao công việc đúng phẩm cách người thầy, cũng không được trợ giảng, mà chỉ làm những việc lặt vặt như giáo vụ, văn phòng, thư ký Chính điều đó làm mất đi sự đam mê tìm tòi chuyên sâu, không có thời gian đào sâu nghiên cứu. Cách nhìn của những người đi trước khiến cho thế hệ trẻ không thấy mình có tương lai. Với đồng lương mới ra trường từ 2 3 triệu đồng, không được hưởng gì thêm, làm sao đủ sống với mức sinh hoạt đắt đỏ hiện nay. Những giáo viên trẻ phải đối diện với khó khăn đủ thứ về tài chính, về cách nhìn xã hội, về đào tạo nếu không đủ đam mê dễ rẽ lối đi sang ngành khác.

Nên đối xử với nghề giáo như những nghề khác

Bác sĩ có quyền mở phòng mạch tư thì nhà giáo cũng được làm ngoài để có thêm thu nhập từ nghề dạy học, để sống như một công dân lương thiện. Lương không đủ sống, nhà giáo đang đứng giữa hai ranh giới mong manh là phẩm chất và tiêu cực nếu coi dạy thêm là hành vi tiêu cực. Pháp luật không cấm người làm thêm để có thêm thu nhập thì nên khuyến khích người lao động có thêm thu nhập từ chính nghề của mình, miễn thu nhập đó là chính đáng.

Nguyện vọng của các nhà giáo là được sống bằng lương để có thể toàn tâm, toàn ý dốc sức cho sự nghiệp giáo dục. Nếu coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, nên tạo cho giáo viên một cuộc sống ổn định. Một đòi hỏi rất chính đáng và tối thiểu vậy mà mấy đời bộ trưởng của ngành quốc sách hàng đầu này chưa ai làm được và chưa biết đến bao giờ mới làm được! GS.TSKH Vũ Minh Giang đã nhận định rất đúng: Chính sách đối với nhà giáo phải được xem là thái độ chính trị đối với trí thức, đồng thời đó cũng là thái độ chính trị với tương lai của đất nước. Chính vì vậy cần phải có chế độ đãi ngộ xứng đáng với nhà giáo. Nhà giáo là thuỷ thủ làm nhiệm vụ trên con tàu giáo dục. Lòng tự hào, vị thế của thuỷ thủ sẽ được nâng lên nếu được phục vụ không phải trên một con tàu cũ, thiết bị lạc hậu, chạy chậm mà lại đang lạc lối mà là trên một con tàu thiết kế hiện đại, tốc độ cao, có thuyền trưởng vững vàng và sáng suốt, biết tôn trọng thuỷ thủ. Khi đó tương lai của đất nước sẽ tươi sáng hơn.

Để được tư vấn hướng nghiệp chi tiết về ngành HOT trong năm 2017, bạn có thể liên hệ số Hotline của AUM Việt nam: 091 5500 256, email:hoặcđể lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn sớm.

Nguồn:
Internet

Video liên quan

Chủ Đề