Quản lý công mới là gì

1. Cải cách hành chính công_nền tảng cho mọi sự phát triển bền vững đã và đang trở thành một xu thế tất yếu của mọi quốc gia. Sự chuyển đổi từ mô hình Hành chính công truyền thống sang QLC hiện đại được xem như cuộc cách mạng tối quan trọng và cần thiết phải tiến hành trong tiến trình toàn cầu hóa hiện nay. Bởi nền hành chính công truyền thống đã bộc lộ những khiếm khuyết, tính không hiệu quả trước sự thay đổi của nền kinh tế thị trường ngày một hội nhập và diễn biến phức tạp.. Trong khi đó, môi trường thế giới đòi hỏi các nước phải có sự quản trị tương thích để bắt kịp với sự thay đổi của thời đại mà mô hình QLC mới là sự lựa chọn tối ưu.

Nội dụng bài luận này sẽ tập trung nghiên cứu về những ảnh hưởng của mô hình QLC mới đến quá trình cải cách nền hành chính công của VN mà cụ thể là TP. Đà Nẵng, với kết cấu gồm ba phần: phần một, giới thiệu về mô hình QLC mới; Phần hai, trình bày công cuộc cải cách hành chính của TP Đà Nẵng, cũng như những thành tựu và hạn chế trong quá trình cải cách; Phần ba, đánh giá mức độ ảnh hưởng của mô hình QLC mới đến quá trình cải cách của thành phố.

2.Mô hình Quản lý công [QLC] mới ra đời và ứng dụng thành công ở Anh vào đầu những năm 1980. Thuật ngữ Quản lý công mới được phát triển như là mô tả tóm tắt về cách thức tổ chức lại các bộ phận trong khu vực công để làm cho việc quản lí, báo cáo, và kế toán gần hơn với các kỹ thuật quản lý trong doanh nghiệp[ Dunleavy, P. and Hood, C.C ,1994]. Để từ đó, thổi vào những tư duy mới phát triển hơn, thay đổi cái nhìn về vai trò của Nhà nước chuyển từ người chèo thuyền sang người lái thuyền, khắc phục những khiếm khuyết đặc trưng trong mô hình Hành Chính Công truyền thống. Việc ứng dụng các học thuyết của mô hình này vào hệ thống hành chính sẽ tạo ra hiệu ứng tích cực trong việc: tinh gọn bộ máy Nhà nước, nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân viên chức, chống tình trạng quan liêu, tham nhũng, tăng cường tính công khai minh bạch trong thông tin Nhà nước; chuyển đổi từ hành chính công sang quản lý khu vực công, chú trọng chất lượng đầu ra, tạo ta môi trường cạnh trạnh công bằng, cải thiện dịch vụ công trên cơ sở phục vụ lợi ích cộng đồng; xây dựng môi trường làm việc năng động, hiệu quả với việc áp dụng cho phong cách quản lý khu vực tư nhân vào quản lý ở khu vực công.

Dưới tác động sâu sắc của toàn cầu hóa, và hàng loạt diễn biến xấu kinh tế về bức tranh khủng hoảng tài chính toàn cầu, lạm phát, đã cho thấy những hạn chế, yếu kém của bộ máy hành chính công nước ta. Chứng tỏ, năng lực điều hành nền kinh tế của nước ta còn yếu, cơ chế bảo vệ nền kinh tế đất nước khi có biến động xảy ra còn yếu ớt, cũng như chưa bắt kịp được với sự thay đổi của thời đại. Tình trạng quan liệu, bao cấp, sự cồng kềnh và chồng chéo trong quản lý của bộ máy chính quyền là những nét đặc trưng của nền hành chính công mà nước ta đang mắc phải. Thêm vào đó, chất lượng cung ứng dịch vụ công mà Nhà nước đóng vai trò độc quyền lại ngày càng sa sút, người dân không có nhiều cơ hội để lựa chọn. Đáng lưu ý là cơ chế tương tác giữa Nhà nước và người dân vẫn còn yếu, chính quyền vẫn chưa có giải pháp để tiếp nhận ý kiến phản hồi của người dân sâu sắc. Đồng thời, chất lượng đội ngũ công viên chức chưa đáp ứng về trình độ, tác phong làm việc chưa chuyên nghiệpChính vì vậy, để phát triển một cách bền vững, và hội nhập tốt trong tiến trình TCH, VN cần phải đổi mới nền hành chính công của mình.

Đà nẵng_thành phố năm ở điểm cực Đông của hành lang Đông tây, với dân số hơn 900000 người, bao gồm 2 huyện, 6 quận, chỉ thật sự trỗi dậy mạnh mẽ và trở thành hạt nhân kinh tế-xã hội của khu vực Miền Trung sau quá trình cải cách toàn diện 10 năm vừa qua. Đồng thời, đây được xem là thành phố đi đầu với những nỗ lực, quyết tâm cải cách khu vực công ở Việt Nam. Công cuộc cải cách khu vực công của chính quyền TP.Đà Nẵng bắt đầu thực hiện vào năm 2000. Ngay từ những năm đầu tiên của quá trình đổi mới nền hành chính, Đà Nẵng đã tiến hành đồng thời công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và công tác quy hoạch không gian lãnh thổ. Đây là 2 quy hoạch được ví như 2 bánh răng quan trọng nhất để một cổ xe có thể tiến xa hơn trên trong tiến trình phát triển. Để quản lý một cách có hiệu quả, tránh tình trạng manh múng trong quá trình triển khai và thực hiện quy hoạch, chính quyền thành phố đã lựa chọn phương án quản lý tập trung, thống nhất quy hoạch. Dưới đây là những nỗ lực cải cách, đổi mới nền hành chính công của Đà Nẵng:

Về Bộ máy chính quyền: Có sự phân công, phân cấp rõ ràng hợp lý giữa các cơ quan hành chính. Từ năm 2001, cơ chế một cửa đã được thực hiện đồng bộ ở cả ba cấp: thành phố, quận, huyện và phường, xã [100% cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, 100% quận, huyện, phường, xã].

Mối tương tác giữa Chính quyền địa phương và người dân chặt chẽ. Tăng cường dân chủ thông qua việc đưa ra nhiều kênh đối thoại, lắng nghe và giải quyết nhu cầu của người dân. Cuộc họp giao ban 1 tháng/lần; Thiết lập đường dây nóng; Thành lập Mục giải đáp ý kiến của người dân bao gồm những thông tin tố cáo [Website: UBND]; Tăng cường dân chủ từ cấp cơ sở: hoạt động của tổ dân phố è nâng cao niềm tin và sự đồng thuận của người dân.Đà Nẵng thực hiện tốt phương châm Đảng nói, dân tin, Mặt trận nói dân nghe, Chính quyền nói dân thực hiện.

Nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công khi ứng dụng CNTT phục vụ cho nền hành chính hiện đại; Công khai, minh bạch hóa thông tin; Hiệu quả và tốc độ xử lý, giải quyết công việc nhanh è đáp ứng nhu cầu của người dân. Thành phố đã và đang triển khai các giải pháp ứng dụng CNTT trong cung ứng dịch vụ hành chính công và bước đi đầu tiên triển khai tại chính quyền cơ sở. Đến nay 100% phường, xã được cài đặt và sử dụng Phần mềm một cửa điện tử để quản lý hồ sơ một cửa, một cửa liên thông; kết hợp với trang www.motcua.danang.gov.vn hiển thị tình hình tiếp nhận, xử lý hồ sơ; phục vụ tra cứu thủ tục hành chính và tình trạng giải quyết hồ sơ của tổ chức, công dân. Điểm sáng của mô hình một cửa điện tử này là UBND quận Thanh Khê, dự kiến trong năm 2011 sẽ nhân rộng đến 1000% quận, huyện.

Chất lượng đội ngũ cán bộ công chức được chú trọng. với đề án 393 về nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ công chức, thành phố đã và đang xây dựng được một đội ngũ lãnh đạo có tâm và có năng lực; tâm huyết với công việc, thực sự xem trọng người dân.Công chức làm việc như những người phục vụ, người dân được xem như những khách hàng. Đồng thời, TP còn có đề án chiến lược để thu hút nhân tài về thành phố.

Với những bước đi đầu tiên đầy mới mẻ mang âm hưởng của mô hình QTC hiện đại, nền hành chính công của TP Đà nẵng đã thật sự đã có những kết quả đầy khởi sắc. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của thành phố luôn cao hơn so với cả nước [Đà nẵng: năm 2005: 13,81%, năm 2011: 13%, cả nước: năm 2005: 8,44%, năm 2011: 5,89%]. Mức độ xã hội hóa, cũng như sự đóng góp của khu vực tư nhân vào kinh tế tp trong những năm gần đây liên tục tăng từ 36,77% [năm 2005] lên 52, 50% [năm 2010]. Điều này, cho thấy kinh tế Tp đã có sự tham gia đầu tư của khu vực tư nhân mạnh, giảm sự phụ thuộc vào tỷ trọng của khu vực Nhà nước


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • motcua danang
  • quản trị công mới
  • ,

    Video liên quan

    Chủ Đề