Công chức biệt phái thì cơ quan nào đánh giá

Do yêu cầu nhiệm vụ, viên chức phải đến làm việc ở cơ quan, tổ chức khác trong một thời gian nhất định. Sau đây là 04 quy định liên quan đến viên chức biệt phái cần phải nắm rõ.

Khi nào viên chức bị biệt phái?

Theo Điều 36 Luật Viên chức hiện nay, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị này quyết định việc biệt phái của viên chức.

Quy định này được hướng dẫn cụ thể tại Điều 26 Nghị định 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó, có 02 trường hợp sẽ thực hiện biệt phái viên chức gồm:

- Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;

- Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định.

Trong thời gian được cử đi biệt phái, viên chức phải chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến và vẫn phải tiếp tục chịu sự quản lý, theo dõi của cơ quan, đơn vị sự nghiệp cử viên chức biệt phái.

Đáng chú ý, khoản 7 Điều 36 Luật này nêu rõ, không thực hiện biệt phái viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

Như vậy, chỉ biệt phái viên chức trong 02 trường hợp và không thực hiện với các đối tượng viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

Không được biệt phái viên chức quá 3 năm

Bởi chỉ biệt phái để thực hiện nhiệm vụ đột xuất, cấp bách nên thời gian biệt phái là một khoảng thời gian nhất định. Thời hạn này được nêu cụ thể tại khoản 2 Điều 36 Luật Viên chức:

Thời hạn cử biệt phái không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định.

Tại Nghị định 29, Chính phủ quy định khoảng thời gian này có thể được kéo dài hơn theo yêu cầu của một số ngành, lĩnh vực đặc thù (theo quy định của pháp luật chuyên ngành).

Do vậy, nhìn chung viên chức sẽ chỉ phải thực hiện biệt phái trong thời hạn 03 năm.

Công chức biệt phái thì cơ quan nào đánh giá

4 quy định liên quan đến viên chức biệt phái nhất định phải biết (Ảnh minh họa)

Những chính sách viên chức biệt phái được hưởng

Về những chính sách được hưởng trong thời gian thực hiện biệt phái nêu tại khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 36 Luật Viên chức, cụ thể gồm:

- Được bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức trong thời gian biệt phái;

- Nếu được biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn thì được hưởng thêm chính sách hỗ trợ nêu tại Nghị định 76/2019/NĐ-CP của Chính phủ: Phụ cấp thu hút; Phụ cấp lần đầu đến nhận công tác…

- Hết thời hạn biệt phái, viên chức được trở về công tác tại đơn vị cử đi biệt phái;

- Được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tiếp nhận, bố trí việc làm phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.

Ai được ra quyết định kỷ luật viên chức biệt phái?

Bởi viên chức khi được cử đi biệt phái thì phải chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến nên việc xem xét kỷ luật sẽ do cơ quan, tổ chức, đơn vị này thực hiện.

Dù vậy, viên chức biệt phải lại vẫn tiếp tục chịu sự quản lý, theo dõi của cơ quan, đơn vị sự nghiệp cử đi biệt phái nên nơi ra quyết định kỷ luật vẫn thuộc đơn vị sự nghiệp cử đi biệt phái.

Đây cũng là nội dung nêu tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 27 năm 2012 của Chính phủ. Theo đó, đơn vị nơi viên chức được cử đến sẽ xem xét, đề nghị hình thức kỷ luật và gửi hồ sơ xử lý kỷ luật về đơn vị quản lý viên chức.

Tóm lại, nơi có thẩm quyền giải quyết và ban hành quyết định xử lý kỷ luật viên chức là cơ quan, đơn vị sự nghiệp cử viên chức đi biệt phái.

Trường hợp 1: Đối tượng là công chức đang công tác tại cơ quan Đảng, Đoàn thể đang hưởng phụ cấp công vụ và phụ cấp công tác Đảng có quyết định biệt phái 3 năm sang 1 đơn vị sự nghiệp thuộc cơ quan UBND huyện thì có còn được hưởng phụ cấp công vụ và phụ cấp công tác đảng không?

Trường hợp 2: Viên chức giáo dục được biệt phái đến Phòng Giáo dục và Đào tạo thì có được hưởng phụ cấp ưu đãi ngành không?

Trường hợp 3: Viên chức dân số thuộc Trung tâm Dân số và KHHGĐ biệt phái đến Phòng Y tế là cơ quan thuộc UBND huyện, thì có được hưởng phụ cấp công vụ và phụ cấp ưu đãi nghề Y tế không?

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời vấn đề này như sau:

Quy định về quyền lợi của công chức được cử biệt phái

Tại Khoản 3 Điều 37 và Khoản 4 Điều 39 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP quy định, công chức được cử biệt phái chịu sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được biệt phái đến và vẫn thuộc biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị cử biệt phái.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị cử công chức biệt phái có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp cho công chức khi hết thời hạn biệt phái, có trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi khác của công chức được cử biệt phái.

Công chức được biệt phái đến làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.

Quy định về quyền lợi của viên chức được cử biệt phái

Tại Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 6 Điều 36 Luật viên chức và Khoản 5 Điều 26 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP quy định như sau: Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức.

Viên chức được cử biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

Hết thời hạn biệt phái, viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.

Đối với yêu cầu của bà Đào Phương Linh, đề nghị giải đáp cụ thể một số trường hợp liên quan đến quyền lợi của công chức, viên chức được cử biệt phái, luật sư có ý kiến như sau:

Trường hợp thứ nhất: Đối tượng là công chức đang công tác tại cơ quan Đảng, Đoàn thể đang hưởng phụ cấp công vụ và phụ cấp công tác Đảng có quyết định biệt phái sang 1 đơn vị sự nghiệp thuộc cơ quan UBND huyện thì có còn được hưởng phụ cấp công vụ và phụ cấp công tác Đảng, Đoàn thể không?

Về phụ cấp công vụ: Theo Khoản 3 Điều 3 và Khoản 3 Điều 9 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP, thì người giữ chức vụ, chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và người làm việc trong văn phòng, cơ quan ủy ban kiểm tra, các ban của huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh và người làm việc trong cơ quan của các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức tương đương ở cấp huyện là công chức. Những công chức cơ quan Đảng, Đoàn thể cấp huyện này là đối tượng hưởng phụ cấp công vụ theo quy định tại Điểm b, Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 34/2012/NĐ-CP.

Công chức đang công tác tại cơ quan Đảng, Đoàn thể cấp huyện trong thời gian biệt phái đến công tác tại đơn vị sự nghiệp thuộc cơ quan UBND huyện, vẫn thuộc biên chế của cơ quan cử biệt phái, được bảo lưu địa vị pháp lý là công chức của cơ quan Đảng, Đoàn thể. Vì vậy tiếp tục hưởng phụ cấp công vụ do cơ quan Đảng, Đoàn thể cử biệt phái chi trả.

Về phụ cấp công tác Đảng, Đoàn thể: Căn cứ Mục I Hướng dẫn số 05-HD/BTCTW ngày 1/7/2011 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (tình trạng còn hiệu lực), đối tượng áp dụng chế độ phụ cấp công tác Đảng, Đoàn thể là cán bộ, công chức làm việc ở các cơ quan đảng, đoàn thể chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện (không áp dụng đối với công chức, viên chức làm việc tại đơn vị sự nghiệp thuộc cơ quan UBND huyện). Căn cứ quy định tại Điểm c, Khoản 3, Mục I Hướng dẫn này, về nguyên tắc, khi cán bộ, công chức thôi công tác, làm việc ở Cơ quan đảng, Đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện thì thôi hưởng phụ cấp công tác đảng, đoàn thể từ tháng tiếp theo.

Trường hợp thứ hai: Viên chức giáo dục được biệt phái đến Phòng Giáo dục và Đào tạo thì có được hưởng phụ cấp ưu đãi không?

Viên chức giáo dục trong cơ sở giáo dục công lập được gắn liền với các chức danh nghề nghiệp cụ thể, bao gồm viên chức làm công tác quản lý, giáo viên, nhân viên (thủ quỹ, kế toán, văn phòng, nhân viên phòng thí nghiệm…).

Theo Khoản 1 Mục I Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC ngày 23/1/2006 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập, thì đối tượng áp dụng chế độ phụ cấp ưu đãi gồm:

Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, Đảng, tổ chức chính trị - xã hội được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật);

Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm;

Cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền.

Tại Điểm b, Khoản 2 Mục 1 Thông tư này quy định, đối tượng quy định tại Khoản 1 Mục này có thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng, thì thời gian đó không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi.

Như vậy, trường hợp là viên chức giáo dục nhưng không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1, Mục I Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC, không trực tiếp giảng dạy thì không được hưởng phụ cấp ưu đãi.

Công chức, người làm việc tại Phòng Giáo dục-Đào tạo không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1, Mục I Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC, nên không được hưởng phụ cấp ưu đãi.

Viên chức giáo dục thuộc đối tượng đang hưởng phụ cấp ưu đãi tại cơ sở giáo dục công lập theo quy định tại Khoản 1, Mục I Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC, được cử biệt phái đến Phòng Giáo dục và Đào tạo, do thời gian biệt phái không trực tiếp tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng tại cơ sở giáo dục công lập (đơn vị cử biệt phái), nên không được hưởng phụ cấp ưu đãi.

Trường hợp thứ ba: Viên chức dân số thuộc Trung tâm Dân số và KHHGĐ biệt phái đến Phòng Y tế thuộc UBND huyện có được hưởng phụ cấp công vụ và phụ cấp ưu đãi nghề không?

Về phụ cấp công vụ: Viên chức dân số của Trung tâm Dân số và KHHGĐ được cử biệt phái có thời hạn đến Phòng Y tế thuộc UBND huyện. Trong thời gian biệt phái, viên chức được cử biệt phái vẫn thuộc biên chế của đơn vị cử biệt phái, được bảo lưu địa vị pháp lý của viên chức. hết thời hạn biệt phái sẽ quay về đơn vị sự nghiệp công tác. Viên chức biệt phái không phải là trường hợp chuyển đổi viên chức sang công chức quy định tại Điều 42 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ. Do vậy trong thời gian biệt phái tại Phòng Y tế thuộc UBND huyện, viên chức biệt phái không phải là công chức, do đó không được hưởng phụ cấp công vụ.

Về phụ câp ưu đãi nghề: Theo Điểm a, Khoản 2 Điều 1 và Điểm m, Khoản 1, Điều 2 Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC ngày 19/1/2012 của liên Bộ Y tế, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính (tình trạng còn hiệu lực) thì viên chức thường xuyên làm chuyên môn y tế dân số - kế hoạch hóa gia đình trong đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình thuộc đối tượng áp dụng chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập quy định tại Nghị định số 56 /2011/NĐ-CP ngày 04 /7/2011 của Chính phủ.

Theo khoản 6 Điều 3 Thông tư này, thời gian được cơ quan có thẩm quyền điều động đi công tác, làm việc, không trực tiếp làm chuyên môn y tế liên tục từ 1 tháng trở lên, thì không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề.

Theo đó, trong thời gian biệt phái tại Phòng Y tế thuộc UBND huyện làm công tác quản lý nhà nước về y tế, viên chức dân số không trực tiếp làm chuyên môn y tế dân số - KHHGĐ liên tục trên 1 tháng thì không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề.

Theo Chinhphu.vn

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.

Thời hạn biệt phái công chức viên chức không qua bao nhiêu năm?

Thời hạn biệt phái không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định.

Công chức biệt phái đánh giá ở đâu?

Cơ quan, tổ chức cử biệt phái công chức có trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi khác của công chức biệt phái. Việc đánh giá công chức biệt phái do cơ quan sử dụng công chức thực hiện. Văn bản đánh giá công chức biệt phái được gửi về cơ quan cử biệt phái để lưu vào hồ sơ cá nhân.

Mục đích đánh giá cán bộ công chức là gì?

Mục đích của đánh giá cán bộ là để phân loại cán bộ, tìm và sử dụng cán bộ một cách hợp lý, phát huy được hiệu quả của người cán bộ. Thời gian vừa qua, công tác đánh giá cán bộ đã được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ; đánh giá đảm bảo dân chủ, khách quan, chính xác.

Thế nào được gọi là công chức?

Công chức là người do bầu cử, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Công chức là công dân Việt Nam, trong biên chế, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.