Công nghệ sinh học Y dược chuyên ngành thẩm mỹ

Được sự đồng ý của Hội Sinh học và Công nghệ Sinh học TP. HCM, trong 2 ngày 14 và 15/04/2022, Mediworld sẽ phối hợp cùng với Hội tổ chức chương trình cập nhật kiến thức “Công Nghệ Sinh Học Trong Da Thẩm Mỹ” với chuyên đề “Ứng Dụng Công Nghệ TBG Trong Hỗ Trợ Da Thẩm Mỹ Tránh Sẹo Xấu”.

1. Thông tin chương trình

  • Chủ đề: “Ứng Dụng Công Nghệ TBG Trong Hỗ Trợ Da Thẩm Mỹ Tránh Sẹo Xấu”.
  • Đơn vị tổ chức: Mediworld kết hợp cùng Hội Sinh học và Công nghệ Sinh học TP. HCM.
  • Chủ giảng: TS. Phạm Lê Bửu Trúc | Chuyên ngành TBG Động vật – Phòng CNSH Động vật thuộc Trung tâm CNSH TP. HCM.
  • Thời gian [dự kiến]: Có thể đăng ký tham dự 1 trong 2 buổi: 9h00 – 11h00 ngày 14/04/2022 hoặc 9h00 – 11h00 ngày 15/04/2022 [*01 chủ đề tổ chức 02 lớp].
  • Hình thức tham dự: Tham dự MIỄN PHÍ dưới hình thức Trực tuyến trên ứng dụng Google Meet.
  • Quyền lợi: Học viên sẽ được trao chứng nhận do Mediworld cùng Hội Sinh học và Công nghệ Sinh học TP. HCM cấp khi hoàn tất tham gia chương trình.

2. Đối tượng tham gia

  • Quý Đại lý – Đối tác công ty Mediworld.
  • Thành viên Hội CNSH TP. HCM.
  • Quý Y – Bác sĩ, Phòng khám,…
  • Các chủ Spa, Thẩm mỹ viện, Trung tâm chăm sóc, làm đẹp,…
  • Các Chuyên gia ngành CNSH, Sinh viên ngành CNSH.

3. Nội dung chương trình

  • Cấu trúc & chức năng da.
  • Phân loại sẹo.
  • Các giai đoạn lành thương & cơ chế hình thành sẹo.
  • Một số phương pháp trị liệu sẹo hiện nay.
  • Kiến thức về Tế bào gốc.
  • CN Tế Bào Gốc và ứng dụng trong trị liệu sẹo.
  • Một số ứng dụng thực tế.

Số lượng Khách mời đã đủ, Mediworld xin cảm ơn Quý Khách hàng đã quan tâm tới chương trình!

Nhằm chia sẻ thông tin về những nhu cầu thực tiễn và sản phẩm hiện có trong lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp, cũng như các nghiên cứu phát triển sản phẩm mới ứng dụng kỹ nghệ mô và công nghệ tế bào gốc ở Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM, webinar "Sản phẩm và công nghệ sinh học trong lĩnh vực thẩm mỹ" được tổ chức trong khuôn khổ môn học "Những vấn đề hiện đại trong lĩnh vực Công nghệ Sinh học: 

Nội dung chương trình:

8h00 - 9h30: Giới thiệu về thị trường thẩm mỹ, nhu cầu và sản phẩm thẩm mỹ nội khoa hiện tại ở Việt Nam [Người trình bày: ThS.BS. Nguyễn Duy Hải] 9h30 - 10h30: Vật liệu y sinh giúp tái cấu trúc mô ứng dụng trong phẫu thuật thẩm mỹ [Người trình bày: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Mỹ]

10h30 - 11h30: Công nghệ tế bào gốc và những sản phẩm từ tế bào gốc trong lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp [Người trình bày: TS. Vũ Bích Ngọc]


Thông tin khách mời [theo thứ tự trình bày]:
1. ThS. BS. Nguyễn Duy Hải: tốt nghiệp Bác sỹ Y Khoa và Thạc sỹ chuyên ngành Da liễu tại Trường Đại học Y Dược TP. HCM và tốt nghiệp nhiều lớp học chuyên sâu khác như lớp Thủ thuật da tại Bệnh viện Da liễu TP. HCM và lớp Laser và ánh sáng trong điều trị bệnh da tại Đại học Y dược TP. HCM. Ngoài ra, BS. Duy Hải còn được đào tạo chuyên môn về da liễu tại nhiều quốc gia như Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan và Hoa Kỳ. Hiện tại, ThS.BS. Nguyễn Duy Hải là Giám đốc chuyên môn tại Dr Duy Hai Skin & Laser Clinic. 2. ThS. Nguyễn Thị Ngọc Mỹ: tốt nghiệp Cử nhân Sinh học và Thạc sỹ Sinh lý Động vật tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM, và hiện đang là nghiên cứu sinh chuyên ngành Sinh lý học Người và Động vật của trường. ThS. Ngọc Mỹ hiện công tác tại PTN. Kỹ nghệ mô và Vật liệu Y sinh với vai trò chủ nhiệm và thành viên chủ chốt của một số đề tài cấp Đại học Quốc gia và Sở Khoa học Công nghệ TP. HCM, như nghiên cứu ứng dụng của tiểu cầu trong tái tạo nội mạc tử cung và chế tạo màng sinh học trong phẫu thuật tim mạch.

3. TS. Vũ Bích Ngọc: tốt nghiệp Cử nhân Sinh học, Thạc sỹ Sinh lý Động vật và Tiến sỹ Sinh lý học Người và Động vật tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM. TS. Vũ Bích Ngọc hiện là Trưởng phòng Trung tâm Đổi mới sáng tạo và Sản xuất thực nghiệm thuộc Viện Tế bào gốc. Trong sự nghiệp nghiên cứu, TS. Vũ Bích Ngọc đã chủ nhiệm, tham gia nhiều đề tài liên quan đến ứng dụng tế bào gốc trong nhiều lĩnh vực và có nhiều công bố khoa học, sách chuyên khảo được đăng trên nhiều tạp chí, nhà xuất bản quốc tế uy tín. Năm 2017, TS. Vũ Bích Ngọc được Trung ương Đoàn trao Giải thưởng Khoa học kỹ thuật Thanh niên "Quả cầu vàng", và là Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu."

Các tin khác

  • Hội thảo khoa học: Thuốc phân tử nhỏ nhắm trúng đích tế bào hình sao gan - hướng tiếp cận tiềm năng cho điều trị xơ gan 20:32, 23/08/2022
  • Webinar giới thiệu Nhóm nghiên cứu GP&M [Gene, Protein and More] 14:50, 05/08/2022
  • Hội thảo giao lưu 09:57, 04/08/2022
  • Seminar lĩnh vực môi trường và sinh học - ĐH Illinois, Mỹ 10:01, 07/07/2022
  • Buổi giới thiệu chương trình thực tập từ xa của Virtual Internships 15:39, 22/06/2022
  • Seminar và Giới thiệu chương trình học bổng đại học Tsukuba, Nhật Bản 14:19, 09/06/2022
  • Webinar Ứng dụng bộ gen học chức năng [functional genomics] trong cuộc chiến chống kháng kháng sinh ở vi khuẩn 10:06, 17/05/2022
  • Hội thảo Quốc tế về Chẩn đoán phân tử trong Vi sinh và Bệnh 11:48, 25/04/2022
  • OUCRU Open Day Webinar 16:36, 19/04/2022
  • [Webinar] Ion transport in stomata – From mechanism to the potentials in improving plant fitness 11:18, 19/04/2022

Bạn đang thắc mắc:

  • Ngành công nghệ sinh học y dược là gì?
  • Ngành công nghệ sinh học y dược thi khối nào?
  • Điểm chuẩn xét tuyển ngành công nghệ sinh học y dược là bao nhiêu?
  • Ngành công nghệ sinh học y dược học trường nào?
  • Tốt nghiệp ngành công nghệ sinh học y dược ra làm gì?

Để giúp những tân sinh viên ngành công nghệ sinh học y dược tương lai hiểu thêm về ngành học của mình, bài viết này sẽ giới thiệu tổng quát tất cả những thông tin có liên quan đến ngành học này. Mời các bạn cùng theo dõi.

Ngành công nghệ sinh học y dược là gì

Công nghệ sinh học y dược là một ngành học còn khá mới mẻ, dẫu vậy đang được đầu tư khá mạnh mẽ về cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo theo hướng nghiên cứu để mang lại tính ứng dụng công nghệ sinh học trong y dược.

Ngành công nghệ sinh học y dược có mục đích đào tạo kiến thức chuyên sâu, ứng dụng các thành tựu của công nghệ sinh học vào trong lĩnh vực y học – dược học nhằm gia tăng năng lực chẩn đoán và điều trị bệnh giúp bảo vệ và nâng cao sức khoẻ con người.

Có thể nói, ngành Công nghệ sinh học y dược tuy mới được đưa vào chương đào tạo ở một số trường đại học, nhưng ngành học này có một vị thế hết sức quan trọng đối với sự phát triển của xã hội hiện nay.

Hiểu được tầm quan trọng của lĩnh vực này, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 533/QĐ-TTg Về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp sinh học đến năm 2030. Trong đó nếu rõ:

“Công nghệ sinh học trong lĩnh vực y dược tập trung vào sản xuất các loại vaccine; dược liệu; thuốc sinh học, kháng sinh, kháng thể, sản phẩm sinh học; kít phục vụ chẩn đoán; thực phẩm chức năng; các thiết bị phục vụ sản xuất các sản phẩm sinh học trong lĩnh vực y dược”.

Muốn theo học ngành Công nghệ sinh học y dược, thi sinh có thể đăng ký xét tuyển theo một trong các khối chính như sau:

  • Khối A00 bao gồm các môn thi: Toán, Vật lí, Hoá học.
  • Khối B00 bao gồm các môn thi: Toán, Sinh học, Hoá học.

Ngoài ra thi sinh có thể xét tuyển một số khối khác nhưng ít được sử dụng hơn bao gồm:

  • Khối A01 bao gồm các môn thi: Toán, Vật lí, Ngoại ngữ.
  • Khối A02 bao gồm các môn thi: Toán, Vật lí, Sinh học.
  • Khối D07 bao gồm các môn thi: Toán, Hoá học, Ngoại ngữ.
  • Khối D08 bao gồm các môn thi: Toán, Sinh học, Ngoại ngữ.

Điểm chuẩn ngành Công nghệ sinh học y dược có sự chênh lệch đáng kể giữa các trường. Căn cứ điểm chuẩn xét tuyển vào các trường đại học có đào tạo ngành công nghệ sinh học y dược, thì điểm để trúng tuyển ngành học này dao động ở mức từ 17 – 19 điểm.

Vì là một ngành học mới nên có khá ít trường đại học đào tạo Công nghệ sinh học y dược trên cả nước. Hiện nay, toàn quốc chỉ có 3 trường đại học [đều tại TPHCM] tổ chức xét tuyển và đào tạo ngành học này là:

  • Đại học Văn Lang
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Đại học Công nghệ thực phẩm TPHCM
Còn khá ít trường đại học đào tạo ngành công nghệ sinh học y dược

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ sinh học y dược cung cấp cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng để khám phá và ứng dụng các công nghệ mới vào trong lĩnh vực y học, với mục đích nâng cao năng lực chẩn đoán và điều trị bệnh lý, nâng cao và bảo vệ sức khoẻ con người.

Một số công nghệ sinh học được đưa vào chương trình đào tạo cho sinh viên:

  • Công nghệ Gene
  • Công nghệ sản xuất protein tái tổ hợp
  • Công nghệ điều trị nhắm trúng đích
  • Công nghệ enzyme
  • Công nghệ vi sinh
  • Công nghệ tế bào gốc
  • Công nghệ vật liệu y sinh
  • Kỹ nghệ mô
  • Công nghệ dược phẩm

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học y dược sẽ được cấp bằng Kỹ sư Công nghệ Sinh học Y dược.

Để trở thành sinh viên và học tốt ngành Công nghệ sinh học y dược, bạn cần sở hữu những tố chất sau đây:

  • Có đam mê to lớn với ngành khoa học sự sống
  • Đam mê học hỏi, khám phá và ứng dụng công nghệ mới hướng tới bảo vệ sức khỏe con người.
  • Yêu thích việc nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm giúp ích cho con người [thực phẩm chức năng, thuốc sinh học, kít xét nghiệm, mỹ phẩm].
  • Có tinh thần tự rèn luyện, say mê nghiên cứu, tìm tòi, khám phá những kiến thức mới.
  • Đề cao tính tỉ mỉ, cẩn thận và có óc tư duy sáng tạo.
Học ngành Công nghệ sinh học y dược ra làm gì

Chắc hẳn tất cả những ai đang mong muốn theo học ngành Công nghệ sinh học y dược đều muốn biết tiềm năng nghề nghiệp sau khi học xong ngành học này ra sao. Vậy sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ sinh học y dược ra làm gì?

Công nghệ sinh học y dược là một lĩnh vực mới mẻ nhưng rất quan trọng tại Việt Nam, do đó mà cơ hội việc làm sau khi ra trường của cử nhân ngành này là rất lớn, với mức thu nhập hấp dẫn và tính cạnh tranh cao. Chủ yếu tại các công ty sản xuất kinh doanh dược phẩm – mỹ phẩm, thực phẩm chức năng hay sản xuất vật liệu y sinh…

Những nghề nghiệp mà cử nhân ngành công nghệ sinh học có thể làm sau khi tốt nghiệp bao gồm:

  • Làm việc cho các công ty nước ngoài hoặc những doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng,…
  • Làm việc tại bệnh viện hay viện nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực ngành Công nghệ sinh học.
  • Trở thành chuyên viên nghiên cứu tại các viện nghiên cứu, Viện Hàn Lâm, Viện thú y, viện trong Bộ y tế…
  • Trở thành giảng viên truyền thụ kiến thức trong các trường cao đẳng, đại học có đào tạo tuyến sinh ngành Công nghệ sinh học y dược hoặc lĩnh vực có liên quan.
  • Trở thành nhân viên kinh doanh tại những công ty, tổ chức sản xuất thương mại, công ty sữa, công ty thiết bị và hóa chất sinh học – y tế…
  • Có thể tự khởi nghiệp và thành lập doanh nghiệp để kinh doanh riêng.
  • Tiếp tục học chương trình cao hơn sau đại học về các lĩnh vực Khoa học và Kỹ thuật liên quan đến y dược.

Có thể thấy, nhu cầu lao động trong lĩnh vực công nghệ sinh học y dược là cực kỳ nhiều. Do vậy, cử nhân ngành công nghệ sinh học y dược chắc chắn sẽ rất nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp ngành học này.

Trên đây, viện đào tạo liên tục – BVTM Gangwhoo đã cung cấp toàn bộ thông tin cần thiết cho những ai đang mong muốn theo học ngành công nghệ sinh học y dược. Hy vọng rằng, sau khi tham khảo nội dung trên đây, những thắc mắc của bạn về ngành học này sẽ được làm rõ. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này!

Video liên quan

Chủ Đề