Công nghiệp điện tử tin học ở Việt Nam

Ở Việt Nam, ngành Công nghiệp Điện tử giai đoạn 2000 - 2010 có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt từ 20-30%, trong năm 2011 tốc độ tăng trưởng của ngành tăng lên tới hơn 96%. Nhiều tập đoàn CNTT lớn của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đang mở rộng quy mô hoạt động, điển hình là Intel, Samsung Electronics, Canon, Nokia,… Riêng năm 2012, ngành đã xuất khẩu hơn 22,9 tỷ USD sản phẩm, chiếm 18% kim ngạch xuất khẩu của cả nước và lần đầu tiên đưa sản phẩm điện tử [vượt xuất khẩu dầu thô] trở thành ngành hàng xuất khẩu lớn nhất nước. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là linh kiện, sản phẩm, thiết bị phần cứng, máy tính, điện tử, viễn thông…

Công nghiệp điện tử - tin học là một ngành công nghiệp trẻ bùng nổ mạnh mẽ từ năm 1990 trở lại đây

Mặc dù được đánh giá là ngành công nghiệp mũi nhọn và đã đạt được một số thành tựu trong thu hút đầu tư FDI, đóng vai trò lớn trong xuất khẩu, nhưng thực tế, ngành Điện tử Việt Nam vẫn đang dừng ở giai đoạn đầu trong chuỗi sản xuất sản phẩm điện tử. Doanh thu ngành công nghiệp phần cứng và điện tử chiếm khoảng 90% toàn ngành CNTT, nhưng trên thực tế giá trị được nắm giữ chủ yếu bởi các doanh nghiệp FDI.

Còn các doanh nghiệp trong nước chỉ tập trung vào lắp ráp, chủ yếu là lắp ráp các thiết bị điện tử dân dụng bằng các linh kiện ngoại nhập, chiếm gần 80% giá thành sản phẩm và thực hiện những dịch vụ thương mại, không có sản phẩm thương hiệu riêng cũng chưa phát triển được các sản phẩm, chương trình phần mềm có giá trị thương hiệu riêng….Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn vốn lớn, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là quy mô vừa và nhỏ, manh mún, phát triển theo dạng tự phát, chưa có quy hoạch tổng thể, cộng thêm với việc chưa có định hướng chiến lược nào được thông qua, chính sách hỗ trợ của nhà nước còn hạn chế khiến các doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, trình độ khoa học, công nghệ và trang thiết bị sản xuất của phần lớn các doanh nghiệp đều lạc hậu, tiêu hao nhiên liệu, nguyên liệu lớn, tay nghề của người lao động thấp nên chất lượng sản phẩm đầu ra không cao, khả năng cạnh tranh kém, rất khó được các nhà đầu tư nước ngoài chấp nhận, gây khó khăn trong xúc tiến thị trường đầu ra.

Vậy, quyết sách nào cần có để ngành Công nghiệp Điện tử tin học Việt Nam phát triển đột phá trong giai đoạn hiện nay?

Thứ nhất, Nhà nước cần có biện pháp quy hoạch tổng thể ngành, xây dựng, hình thành các cụm công nghiệp, khu công nghiệp trọng điểm nhằm thúc đẩy, thu hút sự quy tụ, đầu tư của các doanh nghiệp, tạo ra sự liên kết, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp điện tử.

Thứ hai, Chính phủ cần có các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với các doanh nghiệp điện tử, các cá nhân trong và ngoài nước như ưu đãi thuế nhà đất, miễn thuế thu nhập cá nhân, hỗ trợ cho vay vốn dài hạn với lãi suất thấp, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư, phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp điện tử, áp dụng mô hình đào tạo liên kết 3 bên [doanh nghiệp - viện, trường - cơ quan quản lý nhà nước] để đào tạo nguồn nhân lực tay nghề cao theo yêu cầu của doanh nghiệp….

Thứ ba, Hỗ trợ xúc tiến thị trường đầu ra, phát triển, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu cho ngành:xây dựng bảo hộ, khuyến khích các tổ chức, cơ quan nhà nước sử dụng các sản phẩm điện tử tin học sản xuất trong nước. Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế, xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường độc lập hoặc trong khuôn khổ Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp FDI sản xuất phụ trợ và các tập đoàn đa quốc gia.

Thứ tư, Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng các thương hiệu sản phẩm, hỗ trợ thành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp hoặc các trung tâm thương mại ở nước ngoài để tìm hiểu về nhu cầu, thị hiếu của thị trường, quảng bá sản phẩm, thương hiệu và ký kết hợp đồng, tổ chức tiêu thụ sản phẩm.

Thứ năm, Các doanh nghiệp điện tử Việt Nam cần xác định rõ nhưng công đoạn hoặc những sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Tập trung đầu tư theo chiều sâu thay vì dàn trải như hiện nay. Chỉ nên chọn một chuyên ngành, tập trung vào một lĩnh vực sản xuất loại sản phẩm mà mình có thế mạnh, nhằm tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao để có thể tham gia vào hệ thống sản xuất khu vực, xây dựng phát triển sản phẩm phần mềm có giá trị, tạo thương hiệu sản phẩm để có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, cần tổ chức hệ thống mạng lưới đại lý tiêu thụ sản phẩm, các dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa sau bảo hành và cung ứng phụ tùng vật tư được xây dựng đồng bộ và rộng rãi.

Ngoài ra, mỗi doanh nghiệp cần phải tự cứu mình trước, tránh tình trạng trông chờ vào Chính phủ, vào “bầu sữa Nhà nước”. Chỉ khi các doanh nghiệp tự tin, tìm hướng phát triển phù hợp với xu hướng chuyên môn hoá và toàn cầu hoá thì khi đó, ngành có lợi thế tiềm năng như CNĐT mới đóng vai trò thực sự trong sự phát triển chung của nền kinh tế của Việt Nam./.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Đông

PTGĐ Tổng Công Ty Điện tử tin học Việt Nam

Chủ Tịch Hội đồng Trường Cao đẳng Công Nghệ Viettronics

Công nghiệp điện tử - tin học là một ngành công nghiệp trẻ, bùng nổ mạnh mẽ từ năm 1990 trở lại đây và được coi là một ngành kinh tố mũi nhọn của nhiều nước

IV. Công nghiệp điện tử - tin học

1. Vai trò

- Ngành công nghiệp trẻ.

- Ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước.

- Là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.

2. Cơ cấu 

Gồm 4 phân ngành:

- Máy tính [thiết bị công nghệ, phần mềm]: Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Trung Quốc, Ấn Độ...

- Thiết bị điện tử [linh kiện điện tử, các tụ điện, các vi mạch,..]: Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Ấn Độ, Ca-na-đa, Đài Loan, Ma-lai-xi-a...

- Điện tử tiêu dùng [ti vi màu, cát sét, đồ chơi điện tử, đầu đĩa..]: Hồng Kông, Nhật Bản, Xin-ga-po, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan...

- Thiết bị viễn thông [máy fax, điện thoại..]: Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc...

3. Đặc điểm sản xuất và phân bố

- Đặc điểm sản xuất: Ít gây ô nhiễm môi trường, không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước, không chiếm diện tích rộng, có yêu cầu cao về lao động, trình độ chuyên môn kĩ thuật.

- Phân bố: Các nước đứng đầu: Hoa Kì, Nhật Bản, EU,..

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 - Xem ngay

Học phần: Địa lí kinh tế - xã hội đại cương IIĐề Tài: ĐỊA LÍ NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ - TIN HỌCGVHD: ThS. Trương Văn CảnhSVTH: Nguyễn Văn Dũng Phạm Văn ThiệnCấu trúc bài báo cáoMở đầuNội dungKết luận1. Khái niệm2. Đặc trưng ngành Điện Tử3. Vai trò4. Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật5. Phân loại6. Tình hình phát triển và phân bố trên thế giới7. Tình hình phát triển và phân bố ở Việt NamMỞ ĐẦUCông nghiệp điện tử - tin học là một nghành công nghiệp trẻ, bùng nổ mạnh mẽ từ năm 1990 trở lại đây và được coi là một nghành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước, đồng thời là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kỷ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.Công nghiệp điện tử- tin học giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống công nghiệp hiện đại nhằm đưa xã hội thông tin đang được hình thành và phát triển lên một trình độ cao mới. Các sản phẩm của ngành công nghiệp điện tử- tin học đã góp phần làm cho nền kinh tế thế giới tạo ra bước ngoặt lịch sử trong việc chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Với sự phát triển lớn mạnh như vũ bão hiện nay công nghiệp điện tử - tin học ngày càng khẳng định vị trí, tầm quan trọng của nó trên tất cả các lĩnh vực của cuộc sống.NỘI DUNG1. Khái niệm Điện tử-Tin học là 2 lĩnh vực công nghiệp riêng biệt nhưng lại có mối liên hệ hết sức chặt chẽ với nhau và thường được nghiên cứu đánh giá như một ngành công nghiệp chung – Công nghiệp Điện tử2. Đặc trưng ngành Điện tử 2.1. Về sản xuất và phân phối• Sản xuất mang tính toàn cầu, thị trường cũng mang tính toàn cầu. Các công ty đa quốc gia chi phối các mạng sản xuất và tiêu thụ trên toàn thế giới.• Thị trường tiêu thụ có sự cạnh tranh gay gắt trong việc phân chia, chiếm lĩnh thị trường, đồng thời lại phải liên kết, hợp tác với nhau để lập lên mạng sản xuất kinh doanh toàn cầu.• Có hàm lượng chất xám cao, cơ cấu sản phẩm luôn thay đổi, trong đó dịch vụ và công nghệ phần mềm chiếm tỷ trọng cao.• Vòng đời của các sản phẩm điện tử - Tin học rất ngắn, các sản phẩm nhanh chóng được thay đổi, hoàn thiện bằng các sản phẩm mới. 2.2. Về công nghệ• Công tác nghiên cứu và triển khai là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của các hãng lớn, ở đây khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.• Phát triển công nghệ tích hợp cao cả về linh kiện và thiết bị.• Công nghệ thông tin và máy tính ngày càng tác động lớn đến sản xuất-kinh doanh, cách làm việc và lối sống xã hội.• Ngành công nghiệp điện tử cần lượng vốn đầu tư lớn để đầu tư cho sản xuất, thiết kế sản phẩm, nghiên cứu – triển khai, đổi mới công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao. Đồng thời do đặc tính kế thừa và tính bảo mật cao trong sản xuất và nghiên cứu nên việc chuyển giao công nghệ rất hạn chế.3. Vai tròCông nghiệp điện tửCông nghiệp điện tửNền kinh tế quốc dânNền kinh tế quốc dânTrật tự an toàn xã hộiTrật tự an toàn xã hộiAn ninh quốc phòngAn ninh quốc phòngMáy bayRa ĐaTên Lửa S300Xe tăngTi Vi IphoneVệ TinhGIS4. Đặc điểm kinh tế - kỷ thuậtKhác với nhiều ngành công nghiệp [ như luyện kim, hóa chất, dệt vv ], công nghiệp điện tử - tin học không gây ô nhiểm môi trường. Ngành này cũng không cần diện tích rộng, không tiêu thụ nhiều kim loại, điện và nước, song lại yêu cầu lao động nhanh nhạy, có trình độ chuyên môn kỷ thuật cao, cơ sở hạ tầng và vật chất kỷ thuật phát triển và vốn đầu tư nhiều5. Phân loạiPHÂN LOẠIPHÂN LOẠIMáy tínhMáy tínhThiết bị viễn thôngThiết bị viễn thôngThiết bị điện tửThiết bị điện tửĐiện tử dân dụngĐiện tử dân dụngThiết bị công nghệ phần mềmThiết bị công nghệ phần mềmLinh kiện điện tử, vi mạch, tụ điện…Linh kiện điện tử, vi mạch, tụ điện…TV, catset, đầu đĩa…TV, catset, đầu đĩa…Máy fax, điện thoại….Máy fax, điện thoại….6. Tình hình phát triển và phân bố trên thế giới 6.1. Phân bốBẢN ĐỒ PHÂN BỐ NGÀNH ĐIỆN TỬ TRÊN THẾ GIỚI6.2 Tình hình phát triển.Công nghiệp điện tử là một nghành công nghiệp trẻ, nhưng có sự phát triển mạnh mẽ. Trong những năm gần đây giá trị sản xuất liên tục tăng, tuy nhiên có sự phân hóa giữa các khu vực và quốc gia trên thế giới. Nó tập trung chủ yếu ở các nước phát triển, nơi có nền kinh tế và trình độ khoa học – kỹ thuật và công nghệ phát triển.Khu vực 2006 2007 2008 2009Châu Âu220.4 247.5 279.1285.8Châu Mỹ317.6 314.1 334.3341.9Nhật162.4 180.2 197.8202.3Châu Á - TBD343.1 386.9 448.8492.7Phần còn lại của TG13.2 14.3 15.716.2Thế Giới1,056.8 1,143.0 1,275.61,338.9Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp điện tử toàn cầu từ 2006 -2009Nguồn: Reed nghiên cứuĐơn vị: Tỷ USD2006 2007 2008 200902004006008001,0001,2001,4001,6001056.81,1431,2761,339Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp điện tử toàn cầu giai đoạn 2006 -2009 NămTỷ USD1995 2000 2005 2010010203040506070807567534225334758Địa điểm chí phí caoĐịa điểm chi phí thấpBiểu đồ thể hiện xu hướng di chuyển của các trung tâm sản xuất trên thế giới%Năm6.3. Tình hình xuất, nhập khẩu. 6.3.1. Xuất khẩu.a.Thiết bị viễn thông và văn phòngTrong xu thế phát triển hiện nay của điện tử, các thiết bị viễn thông ngày càng thể hiện được vị trí quan trong của nó. Với việc sử dụng các thiết bị viễn thông cho phép truyền các thông tin điện tử đi các khoảng xa trên Trái Đất. Nhờ có nó mà con người từ các vùng miền khác nhau trên thế giới có thể liên lạc với nhau dễ dàng. Các thiết bị viễn thông như: Điện thoại, máy tính, radio…. Bảng giá trị xuất khẩu thiết bị viễn thông và văn phòng của các khu vực năm 2011Thế giới Châu Á Bắc Mỹ Châu Âu Nam và Trung MỹChâu Phi Trung ĐôngCIS1056 556 230 211 20 19 10 10Đơn vị: Triệu USDNguồn: Wto.org.52.721.8201.91.80.90.9Châu ÁBắc MỹChâu ÂuTrung và Nam MỹTrung ĐôngChâu PhiCISBiểu đồ giá trị xuất khẩu thiết bị viễn thông và văn phòng năm 2011STT Quốc gia Giá trị xuất khẩu[ Tỷ USD ]Tỷ trọng trong giá trị xuất khẩu trên thế giới[ % ]1 Trung quốc 497 29,62 Eu 379 22,53 Hồng kông 190 11,44 Hoa kỳ 141 8,45 Singapore 124 7,46 Hàn quốc 96 5,77 Nhật bản 87 5,2Một số quốc gia và vùng lảnh thổ dẫn đầu về xuất khẩu thiết bị viễn thông và văn phòng năm 2011Nguồn: Wto.org.b. Linh kiện điện tử• Nhu cầu chuyển dịch sản xuất các loại linh kiện từ Mỹ và Nhật Bản sang khu vực có chi phí sản xuất thấp cũng như các chính sách khuyến khích nâng cao tỷ lệ nội địa hoá, tự sản xuất linh kiện ở các nước khác thuộc Châu Á-Thái Bình Dương đã tạo điều kiện cho khu vực này phát triển nhanh chóng.•Một bộ phận cơ bản của thị trường linh kiện điện tử là linh kiện bán dẫn. Có thể nói, linh kiện bán dẫn là nền tảng của công nghiệp điện tử với tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng giá trị thiết bị điện tử [khoảng 50% trị giá linh kiện điện tử nói chung]. Năm 2010, doanh thu chất bán dẫn có mức tăng trưởng hàng năm là 13,8%, đạt 246 tỷ USD. Thu nhập từ chip sẽ tiếp tục tăng, có thể đạt tổng cộng 282,7 tỷ USD trong năm 2012 [cao hơn mức đỉnh 273,4 tỷ đô la Mỹ của năm 2007].

Bảng giá trị xuất khẩu các mạch tích hợp và các linh kiện điện tử khu vực năm 2011Thế giới Châu Á Bắc Mỹ Châu Âu Nam và Trung MỹChâu Phi Trung ĐôngCIS1520 668 101 488 187 37 19 20Đơn vị: Triệu USDNguồn: Wto.org.43.96.732.212.32.41.21.3Biểu đồ xuất khẩu các mạch ch hợp và các linh kiện điện tử của các khu vực năm 2011Châu ÁBắc MỹChâu ÂuNam và Trung MỹChâu PhiTrung ĐôngCISSTT Quốc gia Giá trị xuất khẩu[ Tỷ USD ]Tỷ trọng trong giá trị xuất khẩu trên thế giới[ % ]1 Singapore 83 16.92 Trung Quốc 70 14.13 Hồng kông 69 13.64 Eu 66 13.35 Hàn Quốc 45 9.16 Nhật Bản 45 9.17 Hoa Kỳ 44 9Một số quốc gia và vùng lảnh thổ dẫn đầu về xuất khẩu các mạch tích hợp và linh kiện điện tử năm 2011Nguồn: Wto.org. Bảng giá trị nhập khẩu thiết bị viễn thông và văn phòng của các khu vực năm 2011Thế giới Châu Á Bắc Mỹ Châu Âu Nam và Trung MỹChâu Phi Trung ĐôngCIS297288 228457 49332 11542 6575 1191 163 29Đơn vị: Triệu USD6.3.2 Nhập khẩua. Thiết bị viễn thôngNguồn: Wto.org.

Video liên quan

Chủ Đề