Công tác đánh giá đầu tư hiệu quả đầu tư năm 2024

Đánh giá chất lượng hoạt động của khu vực ĐTNN để có điều chỉnh chính sách phù hợp phục vụ định hướng thu hút đầu tư những dự án có quy mô lớn

Bộ Kế hoạch và Đầu tư [KH&ĐT] cho biết, sau hơn 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài [ĐTNN], khu vực ĐTNN đã trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế. Trong những năm qua, Việt Nam cũng đã và đang chuyển sang thu hút ĐTNN thế hệ mới có chất lượng và hiệu quả cao hơn.

Khu vực ĐTNN đã phát triển nhanh và đạt được những thành công nhất định, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hoạt động đầu tư nước ngoài ngày càng sôi động, với nhiều tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp lớn có công nghệ hiện đại tham gia đầu tư. Quy mô vốn và chất lượng dự án tăng, góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người lao động; nâng cao trình độ, năng lực sản xuất; tăng thu ngân sách nhà nước, ổn định kinh tế vĩ mô; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; nâng cao vị thế và uy tín Việt Nam trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, việc thu hút và sử dụng ĐTNN thời gian qua còn một số hạn chế, bất cập. Trước hết, phải kể đến việc liên kết và hiệu ứng lan tỏa năng suất và công nghệ của khu vực ĐTNN đến khu vực trong nước còn thấp. Bên cạnh đó, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện thấp so với vốn đầu tư đăng ký cũng là một vấn đề cần được quan tâm xử lý. Một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chưa tuân thủ nghiêm túc quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, một số doanh nghiệp ĐTNN còn có hành vi chuyển giá, thiếu trung thực trong báo cáo tài chính để trốn thuế.

Các báo cáo ĐTNN hiện nay chủ yếu đánh giá ĐTNN dựa trên các chỉ tiêu kết quả thu hút và sử dụng ĐTNN cũng như đóng góp của khu vực ĐTNN cho nền kinh tế. Chưa có bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả ĐTNN thống nhất ở các cấp, các ngành, các địa phương làm căn cứ cho việc đánh giá hiệu quả thu hút và sử dụng ĐTNN trên phạm vi quốc gia, ngành và vùng.

Do vậy, việc nghiên cứu, xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả ĐTNN là cấp thiết khi Việt Nam đang chuyển sang chính sách hợp tác đầu tư nước ngoài chú trọng tới yếu tố chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường. Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả ĐTNN sẽ là công cụ hữu hiệu để đánh giá đúng đắn vị trí, vai trò và đóng góp của khu vực ĐTNN đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đánh giá việc đạt được các mục tiêu trong công tác hợp tác ĐTNN và trên cơ sở đó, có cơ sở đưa ra các nhận định và giải pháp chính sách phù hợp để quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ĐTNN cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội đúng các định hướng và mục tiêu đã đề ra.

Bộ tiêu chí là công cụ để đánh giá chất lượng hoạt động của khu vực ĐTNN

Việc xây dựng bộ tiêu chí quy định chi tiết các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để áp dụng đồng bộ, thống nhất trên phạm vi quốc gia, địa phương và ngành nhằm tạo cơ sở pháp lý hoàn chỉnh để tổ chức thực hiện quy định về đánh giá hiệu quả đầu tư quy định tại điểm h, khoản 3 và điểm đ, khoản 4 Điều 69 Luật Đầu tư 2020; hướng tới hình thành công cụ hoàn chỉnh đánh giá hậu kiểm đối với các dự án ĐTNN nói riêng và dòng vốn ĐTNN nói chung để kết nối, đồng bộ với chiến lược thu hút đầu tư có chọn lọc; nhận diện các bất cập, hạn chế của dòng vốn ĐTNN còn chưa được khắc phục để có chính sách, giải pháp xử lý, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Bộ tiêu chí là công cụ để phân tích, đánh giá chất lượng hoạt động của khu vực ĐTNN để có điều chỉnh chính sách phù hợp nhằm phục vụ định hướng thu hút đầu tư những dự án có quy mô lớn, thuộc các ngành công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, có sự lan tỏa, giá trị gia tăng cao và đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Dự thảo Quyết định gồm 3 Điều quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, trách nhiệm của các cơ quan liên quan, hiệu lực thi hành và phụ lục kèm theo là các tiêu chí cụ thể gồm các nội dung về tên tiêu chí, đơn vị tính, nội dung cách tính toán, cơ quan chủ trì tính toán, phân tổ chỉ tiêu, kỳ báo cáo và thời hạn báo cáo.

Chiều 23/10, tại Nhà Quốc hội, thực hiện chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh trình bày báo cáo thẩm tra về đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.

TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP CHIỀU 23/10: BÁO CÁO TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KT-XH; BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 43/2022/QH15 VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ, TIỀN TỆ HỖ TRỢ CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN KT-XH...

Toàn cảnh phiên họp

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong đầu tư công, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu

Thẩm tra về đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết, qua 3 năm thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn [KHĐTCTH], Chính phủ cùng các bộ, ngành, địa phương đã khẩn trương, nghiêm túc triển khai các nhiệm vụ, mục tiêu Nghị quyết 29 đặt ra, đạt được nhiều kết quả tích cực: KHĐTCTH giai đoạn 2021 - 2025 được Quốc hội thông qua vào tháng 7/2021, sớm hơn gần 01 năm so với giai đoạn 2016 – 2020, đã tạo ra sự chủ động cho các bộ, ngành, địa phương sớm triển khai thực hiện ngay từ đầu nhiệm kỳ, góp phần triển khai đồng bộ kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021 – 2025, thúc đẩy nền kinh tế vượt qua khó khăn, phục hồi và tiếp tục phát triển.

Thể chế về đầu tư công tiếp tục được hoàn thiện, việc phân công, phân cấp cho các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục được đẩy mạnh. Trong quá trình chỉ đạo điều hành, Chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt để đẩy mạnh công tác giải ngân vốn đầu tư công hàng năm, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phục hồi nền kinh tế.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh

Bên cạnh đó, việc lập, phân bổ và giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển được giám sát chặt chẽ, đảm bảo công khai và minh bạch hơn. Kỷ luật, kỷ cương trong quản lý đầu tư công đã được tăng cường, gắn trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công. Vốn đầu tư công được bố trí tập trung hơn, tiếp tục khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán, lãng phí, tăng cường quyền tự chủ, chủ động, trách nhiệm của các cấp đã góp phần đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa dự án vào sử dụng phát huy hiệu quả, số lượng dự án khởi công mới giảm mạnh. Nguồn vốn đầu tư công đã tập trung bố trí các chương trình mục tiêu quốc gia, nhiều dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, có tính kết nối và lan tỏa vùng, miền được Quốc hội, Chính phủ phê duyệt, bố trí vốn tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành, tạo động lực, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.

Qua giám sát thực tế và báo cáo của các bộ, ngành, Ủy ban Tài chính, Ngân sách nhận thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, nổi lên một số hạn chế như sau: Việc hoàn thiện các thủ tục đầu tư, giao kế hoạch vốn trung hạn quá chậm. Qua 3 năm 2021-2023, Chính phủ trình Quốc hội, UBTVQH cho ý kiến nhiều lần trước khi giao KHĐTCH, nhưng vẫn còn 7% KHĐTCTH chưa được giao do các dự án chưa đủ thủ tục đầu tư, dẫn đến kéo dài thời gian giao vốn, ảnh hưởng tiến độ thực hiện giải ngân và hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Công tác lập kế hoạch đầu tư vốn NSNN chưa sát với khả năng thực hiện và giao nhiều lần trong năm 2021, 2022 dẫn đến không phân bổ được hết kế hoạch vốn được giao; công tác chuẩn bị dự án đầu tư là một khâu yếu, tình trạng khi có vốn mới tiến hành chuẩn bị đầu tư, phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định dự án không thực hiện đúng quy định Luật Đầu tư công, dẫn đến “vốn chờ dự án đủ thủ tục” đang tiếp tục diễn ra, ảnh hưởng lớn tới tiến độ phân bổ, giao kế hoạch vốn, tổ chức thực hiện.

Các đại biểu tại phiên họp

Cùng với đó, tiến độ giải ngân mặc dù đã được Chính phủ tập trung chỉ đạo đôn đốc bằng nhiều Nghị quyết, chỉ thị, tổ chức hội nghị trực tuyến, kiểm tra thực tế song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, nhất là các dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài đạt thấp. Các Chương trình mục tiêu quốc gia được phân bổ, giao vốn chậm; Một số nội dung thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia chưa có đầy đủ văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương, dẫn đến các địa phương phải chờ hướng dẫn, lúng túng trong triển khai thực hiện.

Việc thực hiện chủ trương lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư, thu hút nguồn lực đầu tư khu vực ngoài nhà nước và đầu tư theo phương thức đối tác công tư [PPP] chưa thực sự thành công. Qua 3 năm triển khai, mới có kết quả được 1/24 dự án.

Bảo đảm đầu tư công đúng mục đích, hiệu quả, tiết kiệm, chống lãng phí và tuân thủ đúng quy định của pháp luật

Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho rằng, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công có chuyển biến tích cực, ước đạt cao so cùng kỳ năm 2021, 2022. Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ phân tích rõ hơn về số liệu này, trong đó, cần tính toán tỷ lệ giải ngân thực tế [bao gồm cả số kế hoạch địa phương giao tăng thêm và số chuyển nguồn từ năm trước sang] để phản ánh đúng thực chất về số liệu giải ngân của các năm. [Còn tiếp]

Đối với các dự án sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài, Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho rằng, tình trạng thực hiện, giải ngân nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài của rất chậm, nhiều dự án phải gia hạn thực hiện, không hoàn thành và đưa vào khai thác đúng thời hạn dự kiến. Một số trường hợp phát sinh thêm phí cam kết làm tăng chi phí, kéo dài thời gian thực hiện, gây lãng phí nguồn lực, giảm hiệu quả sử dụng vốn vay. Đề nghị Chính phủ cần xem xét kỹ lưỡng, đánh giá toàn diện về tính hợp lý của việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn ODA, tránh lãng phí, tạo gánh nặng về nợ công trong khi không bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh

Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị Chính phủ báo cáo rõ tình hình thực hiện các dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020 sang; công tác quyết toán các dự án hoàn thành; tình hình chuyển nguồn đầu tư công trong giai đoạn 2021-2023; đánh giá tổng thể về nguồn lực, tình hình giải ngân, hiệu quả sử dụng vốn; Trên cơ sở đó, làm căn cứ xem xét, bố trí nguồn lực đầu tư công hằng năm, kế hoạch vay, trả nợ cũng như định hướng xây dựng Kế hoạch đầu tư công giai đoạn tiếp theo. Qua quyết toán NSNN hằng năm cho thấy, số chi chuyển nguồn khá lớn và ngày càng tăng. Đề nghị Chính phủ báo cáo giải trình rõ và so sánh với số vay bù đắp bội chi NSNN và vay trả nợ hằng năm, để có giải pháp tránh lãng phí trong huy động, sử dụng nguồn lực.

Về dự kiến thực hiện 02 năm còn lại của KHĐTCTH giai đoạn 2021-2025, đa số ý kiến Ủy ban TCNS cho rằng, với thực tế bố trí vốn NSTW hiện nay, việc phân bổ, giao kế hoạch vốn trung hạn và hàng năm chậm, cân đối nguồn cho chi đầu tư công không đạt kế hoạch, yêu cầu cân đối nguồn vốn trong 2 năm còn lại là khá lớn. Bên cạnh đó, vốn bố trí cho các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 43 giải ngân rất thấp, tạo áp lực lớn cho bố trí nguồn lực và tổ chức thực hiện giải ngân vốn.

Do vậy, khả năng cân đối đủ nguồn vốn NSTW là hết sức khó khăn để triển khai thực hiện có hiệu quả hơn trong 2 năm còn lại của KHĐTCTH trong khi vai trò chủ đạo của NSTW chưa đảm bảo, nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước thuộc NSTW dự kiến hụt thu lớn. Đề nghị Chính phủ đánh giá kỹ khả năng cân đối vốn thực tế, tình hình giải ngân vốn đã phân bổ 3 năm qua, tập trung phân bổ, điều chỉnh vốn cho các dự án có khả năng giải ngân để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công.

Về kế hoạch đầu tư vốn nước ngoài, Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho rằng, Chính phủ cần chỉ đạo các Bộ, ngành phối hợp chặt chẽ với các nhà tài trợ cho vay vốn để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn, tránh kéo dài, lãng phí nguồn lực. Chính phủ cần đàm phán, thống nhất với các nhà tài trợ để hài hòa quy định của nhà tài trợ với luật pháp trong nước và xây dựng phương thức vay vốn mới, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn vay.

Từ các phân tích trên, Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương và địa phương nghiêm túc thực hiện quy định của Luật Đầu tư công, Luật NSNN và các Nghị quyết của Quốc hội. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong quản lý đầu tư công, gắn trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công, bảo đảm đúng mục đích, hiệu quả, tiết kiệm, chống lãng phí và tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tăng cường các giải pháp khắc phục những tồn tại hạn chế trong quá trình thực hiện kế hoạch đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm chất lượng công trình, dự án, sử dụng vốn đầu tư công tiết kiệm, hiệu quả, không thất thoát, lãng phí nguồn NSNN. Bên cạnh đó, đề nghị đẩy nhanh tiến độ quyết toán các công trình, dự án hoàn thành, báo cáo cụ thể danh mục, số lượng dự án sử dụng vốn ĐTC giai đoạn 2021-2025 đã hoàn thành đến hết năm 2022 và dự kiến hết năm 2023. Khẩn trương rà soát các quy định pháp luật liên quan đến KHĐTCTH, sửa đổi, bổ sung các quy định để đảm bảo đồng bộ, thống nhất với Luật Đầu tư công và các luật liên quan.

Chủ Đề