Công tác lập dự toán công trình xây dựng

- Biết đọc bản vẽ, bóc khối lượng [tìm đọc những file dự toán mẫu bốc lại khối lượng và kiểm tra kết quả hoặc RDSIC sẽ cung cấp cho các bạn các file mẫu ở các bài viết sau].

- Nắm bắt và có đầy đủ các tài liệu cần thiết để lập dự toán [các văn bản, định mức, đơn giá, số liệu giá cả, chi phí, tiêu chuẩn…], đặc biệt là hiểu biết về định mức dự toán. Bằng cách đọc thuyết minh định mức của các công tác. Nhằm chọn công tác cho phù hợp và bóc khối lượng cho chính xác.

- Cần thiết phải tham gia một khóa đào tạo về Bóc tách khối lượng và lập Dự toán; Nên học thêm vẽ autocad, nó sẽ giúp cho bạn đọc bản vẽ tốt hơn.

- Đã học qua hoặc biết về kỹ thuật thi công: Hiểu biết về kỹ thuật thi công xây dựng sẽ rất thuận lợi cho việc đo bóc khối lượng, lập dự toán. [bạn có thể tìm đọc các tài liệu về kỹ thuật thi công, biện pháp thi công, công nghệ thi công... hoặc trực tiếp đi thi công]

- Biết sử dụng qua một phần mềm dự toán nào đó [Ví dụ Eta, G8 hoặc Acitt] sẽ giúp rút ngắn thời gian lập dự toán đáng kể và chính xác.

Bạn cần phải tự chuẩn bị cho mình để có thể đáp ứng được các yêu cầu của mộ kỹ sư bóc tách khối lượng và lập dự toán. Biết bóc tách khối lượng và lập dự toán là một ưu thế vượt trội của kỹ sư xây dựng.

Ngày 18/4/2023, Bộ Xây dựng đã có công văn 1512/BXD-KTXD gửi Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương [Ban QLDA] về việc xác định dự toán xây dựng công trình bằng chỉ số giá xây dựng.

Theo đó, phương pháp xác định dự toán xây dựng được hướng dẫn tại Phụ lục II Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Theo đó, chỉ số giá xây dựng được hướng dẫn sử dụng để xác định chi phí dự phòng trong dự toán xây dựng.

Trường hợp giá vật liệu xây dựng không có trong công bố giá của địa phương thì giá vật liệu này được xác định theo hướng dẫn tại mục I.1.2.1 Phụ lục IV Thông tư số 11/2021/TT-BXD.

• Chi phí dự phòng trong dự toán xây dựng là khoản chí phí để dự trù cho các khối lượng phát sinh do thay đổi thiết kế hợp lý theo yêu cầu của chủ đầu tư được cấp có thẩm quyền chấp nhận, khối lượng phát sinh do các yếu tố không lường trước được, dự phòng do yếu tố trượt giá trong quá trình thực hiện dự án. Bài viết sẽ trả lời câu hỏi của các bạn "Dự toán xây dựng là gì ?" Hay "Dự toán công trình là gì ", Vai trò cũng như mục đích của việc lập dự toán xây dựng:

I. KHÁI NIỆM

Dự toán là dự kiến tính toán giá trị Công trình trước khi thi công xây dựng. Được lập căn cứ trên cơ sở khối lượng các công việc xác định theo thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công.

Mục đích của việc lập Dự toán.

Giúp chủ đầu tư dự kiến số tiền phải chi trả để có được Công trình hoặc hạng mục công trình mong muốn

Xác định một căn cứ để xét chọn nhà thầu, thương thảo ký kết Hợp đồng, phê duyệt dự án đầu tư, sử dụng làm căn cứ để thẩm tra, thẩm định, thanh quyết toán…

Tải một số file mẫu dự toán về máy tham khảo.

Tại sao cần có kỹ năng lập dự toán

Hầu hết các kỹ sư cần xây dựng cần phải có kỹ năng này. Đây là kỹ năng bổ trợ tối cần thiết gì tham gia các hoạt động tư vấn, thi công xây dựng. Không phải ngẫu nhiên mà môn học này được tổ chức nhiều nhất và nhiều nơi dạy nhất. 80% các mẫu tin tuyển dụng yêu cầu có kỹ năng này.

Vai trò của việc lập Dự toán.

Là tài liệu quan trọng gắn liền với thiết kế cho biết chi phí xây dựng công trình.

Là cơ sở để lập kế hoạch đầu tư, thuyết phục ngân hàng đầu tư cấp phát vốn vay và để chủ đầu tư và nhà thầu lập kế hoạch cho chính mình.

Là căn cứ để đàm phán, ký kết hợp đồng, thanh quyết toán khi chỉ định thầu; Là căn cứ xác định giá gói thầu, giá thành xây dựng khi đấu thầu và là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong việc so sánh lựa chọn.

Nguyên tắc xác định Dự toán

Tính đúng, tính đủ không trùng lặp chi phí, các nội dung chi phí phù hợp và tuân thủ theo các quy định của Nhà nước.

Lập theo mặt bằng giá tại thời điểm lập dự toán.

Nếu bạn cảm thấy khó khăn, Hãy Kích vào dòng chữ màu xanh để quay lại bài viết ==> Hướng dẫn cách lập dự toán xây dựng

Trên thực tế hiện nay có nhiều bạn thường lập dự toán thiếu hệ thống và thường phức tạp hóa vấn đề. Hệ quả là đa số nhận thấy lập dự toán xây dựng công trình không phải đơn giản.

Nhưng theo tôi việc lập dự toán xây dựng công trình không phức tạp như các bạn nghĩ đâu mà thực chất việc lập dự toán xây dựng công trình rất đơn giản nếu các bạn nắm rõ các bước cơ bản sau:

CÁC BƯỚC LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Để biết việc lập dự toán cần có những bước nào trước hết ta phải biết dự toán xây dựng là gì ? và bao gồm những thành phần nào ?

- Dự toán xây dựng công trình là bảng tính toán trước chi phí của dự án, công trình hay một hạng mục công trình để thực hiện.

- Dự toán xây dựng công trình bao gồm các thành phần sau: Mã số [mã hiệu định mức]; Khối lượng; đơn vị tính; đơn giá và thành tiền như hình 1.

Hình 1

Vậy để lập dự toán xây dựng công trình ta đơn giản là ta phải có 3 thành phần chính:

1. Danh mục khối lượng

2. Đơn giá

3.Thành tiền

Bây giờ mình sẽ đi từng phần nhé.

Đầu tiên là danh mục khối lượng:

Để có danh mục khối lượng ta căn cứ vào Bản vẽ thiết kế kỹ thuật để tính toán đo bóc khối lượng và Định mức của công việc để lập Bảng danh mục liệt kê khối lượng các công tác cần phải thực hiện và đơn vị tính tương ứng ví dụ như khi đo bóc khối lượng một cái móng bê tông thì có bảng phải liệt kê công tác sau: Đào đất [m³, 100m³], Lắp đặt và tháo dỡ ván khuôn [m², 100m²]; Lắp đặt cốt thép [kg, tấn]; đổ bê tông [m³] và cuối cùng là Lấp đất, đầm chặt [m³, 100m³].

Hinh 2

Thứ 2 là Đơn giá:

Để biết được đơn giá của một công việc ta phải phân tích thành phần cấu thành của nó qua ví dụ sau: Ví dụ 1: Công tác “Bê tông móng đá 1x2 M300” ở hình 1 có đơn giá là 2.202.910 đồng:

Hình 3

Nhìn vào hình 3 ta thấy đơn giá Công tác “Bê tông móng đá 1x2 M300” được cấu thành bởi các thành phần: Vật liệu; Nhân công; Máy thi công và các chi phí như chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng.

Tới đây chắc chắn sẽ có bạn hỏi tôi làm sao ta lại có được “Bảng phân tích đơn giá” trên. Câu trả lời đó là để có được bảng phân tích đơn giá trên ta phải căn cứ vào Bộ định mức do Bộ xây dựng ban hành, đơn giá thực tế của Vật liệu, nhân công, máy thi công và Thông tư “hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng” của Bộ xây dựng để tính các chi chí: Chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước… [tại thời điểm tôi viết bài là Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016]

Lưu ý:

Định mức do Bộ xây dựng công bố chỉ có tính chất tham khảo chúng ta có thể tự lập hoặc thuê đơn vị tư vấn lập mới cho phù hợp. Tuy nhiên thực tế ở Việt Nam hiện này đại đa số đều dùng định mức của Bộ xây dựng để lập.

Cuối cùng là Thành tiền:

Thành tiền = Khối lượng * Đơn giá

Tóm lại:

Lập dự toán xây dựng công trình là việc xác định Danh mục khối lượng để thực hiện và đơn giá của nó để xác định chi phí xây dựng.

Khối lượng: Xác định trên cơ sở Bản vẽ thiết kế kỹ thuật và Định mức công việc.

Đơn giá: Xác định căn cứ Định mức công việc + đơn giá vật liệu, nhân công, máy thi công + các khoản chi phí khác [chi phí trực tiếp, chi phí chung, thuế giá trị gia tăng…].

Dự toán xây dựng công trình bao gồm những gì?

Như vậy từ quy định trên thì nội dung dự toán xây dựng công trình gồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng.

Lập dự toán xây dựng là gì?

Dự toán Xây dựng là tài liệu xác định tổng mức chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng công trình được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kỹ thuật - thi công, bao gồm: giá trị dự toán xây lắp, giá trị dự toán mua sắm trang thiết bị, chi phí khác và các chi phí dự phòng.

Chi phí xây dựng bao gồm những chi phí gì?

Từ quy định trên có nêu chi phí xây dựng gồm: chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng. Như vậy, chi phí xây dựng trong dự toán xây dựng công trình có bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.

Giá trị dự toán xây dựng công trình là gì?

Giá trị dự toán xây dựng trong dự toán xây dựng sẽ bao gồm những yếu tố như: Các chi phí và tháo dỡ những kiến trúc xây dựng cũ, chi phí san lấp mặt bằng công trình xây dựng, chi phí xây dựng những công trình tạm thời, phục vụ công trình thi công, chi phí xây dựng các hạng mục công trình.

Chủ Đề