Công thức tính ngày công thực tế

Tìm hiểu cách tính ngày công chuẩn không những giúp người lao động biết được cách tính lương của doanh nghiệp đúng hay sai mà còn có thể hiểu hơn về công việc mình đang làm, từ đó có ý chí phấn đấu hơn nữa.

Lương là sự trả công cho người lao động, trả cho những đóng góp của họ đối với doanh nghiệp. Bất kỳ ai, bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt nam nữ, già trẻ… khi đi làm đều muốn được hưởng mức lương xứng đáng với công sức đã bỏ ra. Để tính được tiền lương chính xác thì cần phải có mốc ngày công chuẩn.

Quy định về ngày công chuẩn của Bộ lao động

Khoản 2 Điều 105 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau:

Điều 105. Thời giờ làm việc bình thường

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện làm việc 40 giờ/tuần đối với người lao động.

Như vậy có thể tính được ngày công chuẩn tính lương trong 1 tháng sẽ là không quá 24 ngày hoặc 26 ngày.

Lưu ý:

Công ty không được áp dụng ngày công chuẩn cố định là 26 ngày để tính lương cho người lao động bởi vì tính tiền lương phải căn cứ vào số ngày thực tế làm việc trong tháng đó. Và số ngày này thay đổi tùy thuộc vào số lượng các ngày trong tháng + tình hình làm việc thực tế.

– Tháng có 27 ngày thì ngày thứ 27 là ngày vượt khung [do cao hơn 1 ngày so với ngày công chuẩn]. Nếu lao động nghỉ phép 1 ngày [thuộc thuộc trường hợp nghỉ phép không lương] thì họ vẫn được nhận đủ số lương theo hợp đồng lao động do vẫn đủ 26 ngày. Nhưng nếu thực tế số ngày lao động bình thường trong tháng là 27 ngày thì lương ngày thứ 27 sẽ được tính = Tiền lương trong hợp đồng lao động/tối đa không quá 26 ngày.

– Tháng có 24 hoặc 25 ngày làm việc bình thường: Đơn giá 1 ngày công = Lương trên hợp đồng lao động / tối đa không quá 26 ngày x 24 [25] ngày = lương phải trả cho người lao động

Nếu chia cho 27 ngày hoặc nhiều hơn là vi phạm pháp luật.

– Với những tháng số ngày công nhỏ hơn ngày công chuẩn 26 ngày thì người lao động sẽ nhận được mức lương thấp hơn lương thỏa thuận trong hợp đồng do không đủ ngày công chuẩn.

Cách tính lương theo thời gian, sản phẩm, doanh thu

Sau khi biết được cách tính ngày công chuẩn theo quy định thì bạn cần quan tâm đến công thức tính lương dựa trên ngày công chuẩn.

Tính lương cơ bản theo thời gian

Đây có thể xem là cách tính lương phổ biến nhất hiện nay. Để có thể áp dụng hình thức này, bạn cần nắm được lương cơ bản, phụ cấp và ngày công thực tế. Có 2 cách tính như sau:
– Nếu doanh nghiệp không quy định ngày công chuẩn: Lương = Mức lương cơ bản + phụ cấp [nếu có]/ngày công chuẩn theo tháng x ngày công thực tế.
– Nếu doanh nghiệp quy định ngày công chuẩn: Lương = Mức lương cơ bản + phụ cấp [nếu có]/26 x ngày công thực tế.

Tính lương theo sản phẩm

Hiểu đơn giản thì lương theo sản phẩm tức là làm bao nhiêu hưởng bấy nhiêu, năng suất gắn liền với thù lao và dựa vào chất lượng, số lượng sản phẩm, phần trăm hoàn thành công việc để tính.

Công thức như sau: Lương cơ bản theo sản phẩm = Đơn giá x Số lượng sản phẩm.

Tính lương cơ bản theo doanh thu

Lương cơ bản theo doanh thu là cách tính tiền lương dựa trên doanh số mà cá nhân hoặc hóm đã đạt được trong quá trình làm việc như: Trả lương/thưởng theo doanh số cá nhân, trả lương/thưởng theo doanh số nhóm và một số hình thức thưởng kinh doanh khác.

Tính lương theo hình thức lương khoán

Đây được xem là hình thức trả lương mang tính thời vụ vì tiền lương được tính theo đúng khối lượng công việc người lao động đã hoàn thành dựa trên thỏa thuận giữa các bên.

Công thức: Lương = Lương khoán x Tỷ lệ phần trăm hoàn thành công việc.

Trên đây là những thông tin về cách tính ngày công chuẩn và hướng dẫn cách tính ngày công theo thời gian, sản phẩm, doanh thu, lương khoán chính xác nhất cho bạn tham khảo. Hi vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn!

Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp quy Quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo hợp đồng lao động cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc những dịch vụ đã làm hoặc sẽ phải làm. Tuy nhiên cách tính ngày công hưởng lương cho người lao động được tính thế nào không chắc ai cũng biết?

Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật lao động năm 2019

– Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH

– Nghị định số 145/2020/NĐ-CP

Nội dung tư vấn:

1. Tiền lương là gì? Ý nghĩa của tiền lương:

Hiện nay, theo quy định tại Khoản 1 Điều 90 Bộ luật lao động năm 2019 thì tiền lương được định nghĩa là:

“Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.”

Như vậy, ta có thể hiểu tiền lương là khoản thù lao mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động căn cứ vào năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc và điều kiện lao động, được xác định theo sự thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật.

Ý nghĩa của tiền lương:

Xem thêm: Cách tính lương hưu bình quân 5 năm cuối? Kèm ví dụ cụ thể?

Thứ nhất tiền lương là động lực để phát triển kinh tế. Tiền lương là khoản thu nhập nhằm duy trì cuộc sống của bản thân và gia đình người lao động, là động lực để người lao động phát huy tinh thần, nâng cao năng suất lao động góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của doanh nghiệp và Nhà nước. Do đó, để đảm bảo duy trì năng suất lao động và sự sáng tạo không ngừng đó thì mức tiền lương trả cho người lao động phải đảm bảo không chỉ đủ để thanh toán cho các chi phí sinh hoạt thông thường mà giúp người lao động nâng cao đời sống, nâng cao trình độ và tham gia vào các hoạt động của xã hội

Thứ hai, tiền lương là một khoản tích lũy mà người lao động sự phòng cho cuộc sống lâu dài. Hiện nay, mỗi người có nhiều nguồn thu nhập khác nhau để tiết kiệm, nhưng tiền lương vẫn là biện pháp chủ yếu để dự phòng cho tương lai.

Thứ ba, tiền lương còn có chức năng đảm bảo sự ổn định việc làm, ổn đinh và cải thiện đời sống,… cho người lao động hạn chế tình trạng thất nghiệp và các tệ nạn xã hội, ổn định điều tiết thị trường lao động

Do đó tiền lương là rất quan trong đối với người lao động cũng như xã hội. Nhưng các thức tính lương được thực hiện như thế nào?

2. Các khoản lương và phụ cấp lương:

Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động. Mức lương đối với công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường [không bao gồm khoản tiền trả thêm khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm] không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh;

Các khoản bổ sung khác là khoản tiền bổ sung ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động, trừ tiền thưởng, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ, trợ cấp của người sử dụng lao động không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.

3. Quy định về cách tính và hình thức trả lương theo quy định của pháp luật:

Hình thức trả lương theo quy định tại Điều 54 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP được hướng dẫn cụ thể như sau:

Xem thêm: Cách tính lương giáo viên các cấp Tiểu học, THCS và THPT

1. Căn cứ vào tính chất công việc và điều kiện sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động hình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm và trả lương khoán như sau:

a] Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, cụ thể:

a1] Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc;

a2] Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương tuần được xác định bằng tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần;

a3] Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tuần thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tuần chia cho số ngày làm việc trong tuần theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

a4] Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng hoặc theo tuần hoặc theo ngày thì tiền lương giờ được xác định bằng tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại Điều 105 của Bộ luật Lao động.

b] Tiền lương theo sản phẩm được trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm, căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao.

c] Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.

Xem thêm: Cách tính lương hưu khi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

2. Tiền lương của người lao động theo các hình thức trả lương quy định tại khoản 1 Điều này được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. Người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương khi chọn trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động.

Căn cứ các hình thức trả lương nêu trên, tính chất công việc và điều kiện sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động lựa chọn hình thức trả lương bảo đảm tiền lương được trả gắn với kết quả công việc, khuyến khích người lao động nâng cao hiệu quả, năng suất lao động. Việc lựa chọn hoặc thay đổi hình thức trả lương phải thể hiện trong hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể.

Căn cứ vào quy định này thì sẽ có 3 hình thức trả lương như sau:

+ Tiền lương theo thời gian [theo tháng, theo tuần, theo ngày hoặc theo giờ] được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian làm việc thực tế theo tháng, tuần, ngày, giờ;

+ Tiền lương theo sản phẩm được trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm, căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao;

+ Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.

Việc lựa chọn hoặc thay đổi hình thức trả lương phải thể hiện trong hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể. Việc lựa chọn hình thức trả lương hợp lý có tác dụng sử dụng hiệu quả lao động phù hợp cới tính chất công việc, đặc thù của doanh nghiệp, đồng thời khuyến khích người lao động sử dụng thời gian làm việc hợp lý và có hiệu quả.

Luật sư tư vn cách tính ngày công tiền lương: 1900.6568

4. Cách tính ngày công của người lao động:

Tiền lương một ngày trong tháng sẽ được tính bằng cách lấy số tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong một tháng mà doanh nghiệp đã lựa chọn đã được quy định trong nội quy lao động, hợp đồng lao động. Chỉ cần bảo đảm người lao động được nghỉ 1 tháng ít nhất 04 ngày.

Về số ngày công tối đa được sử dụng để chia bình quân tính lương, theo quy định tại Điểm a khoản 4 điều 14 Thông tư 47/2015/TT-BLDTBXH hướng dẫn điểm c khoản 1 điều 22 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định:

“c] Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn, nhưng tối đa không quá 26 ngày”

Về thời gian làm việc, người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .

Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.

Video liên quan

Chủ Đề