Công văn đánh giá hồ sơ chuyên môn giáo viên năm 2024

- Triển khai Nghị quyết số 04/2022/NQ-HĐND và Công văn số 2757/STC-HCSN đến công chức, viên chức của đơn vị.

- Thực hiện hồ sơ đánh giá, phân loại hàng quý theo hiệu quả công việc đối với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp và báo cáo kết quả việc đánh giá đánh giá, phân loại Quý II năm 2022 đối với viên chức thuộc thẩm quyền quản lý như sau:

+ Công văn đề nghị đánh giá, phân loại hàng quý đối với người đứng đầu đơn vị; trong đó nêu rõ công tác lãnh đạo, quản lý điều hành đơn vị trong Quý II năm 2022 có được người có thẩm quyền hoặc cơ quan có thẩm quyền nhắc nhở, phê bình, kỷ luật hay không, có thực hiện chậm tiến độ những công việc do cấp có thẩm quyền giao hay không,

+ Phiếu theo Mẫu 1: cá nhân tự đánh giá:

+ Phiếu theo Mẫu 2: gồm các Phó Hiệu trưởng/Phó Giám đốc, Trưởng phòng, khoa/ Tổ trưởng chuyên môn đánh giá và góp ý cho Hiệu trưởng Giám đốc:

+ Biên bản họp thống nhất đánh giá người đứng đầu của đơn vị [thành phần họp gồm người đứng đầu, cấp phó và các trưởng phòng, khoa hoặc tổ trưởng các tổ trong trường];

+ Kế hoạch công tác Quý II năm 2022 của người đứng đầu đơn vị.

+ Kế hoạch phân công công chức viên chức tham gia các hoạt động của nhà trường Quý II năm 2022.

+ Kế hoạch kiểm tra giám sát công chức viên chức tham gia các hoạt động của nhà trưởng Quý II năm 2022.

+ Báo cáo kết quả thực hiện Quý II năm 2022 của người đứng đầu đơn vị.

+ Phụ lục Tổng hợp kết quả đánh giá của người đứng đầu và thống kê kết quả đánh giá viên chức quản lý và viên chức của đơn vị Quý II năm 2022

- Nộp hồ sơ bằng văn bản [từ Mục 1 đến Mục 9 nêu trên] và gửi tập tin [Phụ lục Tổng hợp kết quả của Quý II năm 2022] về Sở Giáo dục và Đào tạo Phòng Tổ chức cán bộ - người nhận: Lê Thị Lệ Nga, email: lilng4.8gsida tphcm.gov.vn] thời hạn từ ngày 24/6/2022 đến ngày 30/6/2022.

Hướng dẫn hồ sơ đánh giá, phân loại giáo viên theo hiệu quả công việc để chi thu nhập tăng thêm trong Quý II năm 2022?

Nguyên tắc đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức?

Căn cứ quy định tại Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 4631/QĐ-UBND năm 2018 [khoản 3 Điều này được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 3728/QĐ-UBND năm 2019] như sau:

Câu hỏi: Tôi là một giáo viên đang giảng dạy ở tiểu học của tỉnh Bình Dương. Tôi xin hỏi nội dung sau: 1. Theo quy định bắt buộc thì giáo viên phải có những loại hồ sơ, sổ sách nào để phục vụ cho hoạt động chuyên môn? 2. Hiện tại ở trường chúng tôi thấy hồ sơ, sổ sách rất nhiều, nhưng các loại hồ sơ này không hiệu quả. Ví dụ như: - Yêu cầu giáo viên phải có Sổ sử dụng thiết bị. Mỗi giáo viên được nhà trường phát cho 1 cuốn in sẵn, ngày nào sử dụng gì thì ghi chép vào sổ, cuối tháng, cuối năm nhân viên thiết bị tổng hợp lấy số liệu để báo cáo. Trong khi đó nội dung chuẩn bị thiết bị đã có trong nội dung từng bài soạn rồi, nhiều khi giáo viên không sử dụng cũng ghi vào thì ai biết? Tôi thấy cuốn sổ nay chẳng có tác dụng gì cho công tác giảng dạy, nâng cao chuyên môn. - Sổ rèn chữ viết ..... rồi còn nhiều loại sổ khác nữa mà chỉ để phục vụ cho việc kiểm tra của cơ quan chuyên môn cấp trên. 3. Tôi đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản chỉ đạo, yêu cầu rõ ràng các loại sổ của giáo viên. Các trường không được để thêm các loại sổ khác theo ý chủ quan của cán bộ quản lý trường, Phòng GDĐT. Chúng tôi rất mất thời gian về các loại sổ sách vô ích này. Rất mong Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét giải quyết. Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời: Sở Giáo dục và Đào tạo [GDĐT] trả lời như sau: Căn cứ Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 22/01/2014 của Bộ GDĐT hợp nhất Thông tư Ban hành Điều lệ trường Tiểu học, tại Điều 30 đã quy định rõ Hồ sơ phục vụ hoạt động giáo dục trong trường, trong đó, có quy định rõ các loại sổ đối với giáo viên. Từ năm học 2015-2016, Sở GDĐT đã ban hành Công văn số 1810/SGDĐT-GDTH ngày 13/10/2015 về việc hướng dẫn thống nhất các hoạt động chuyên môn cấp tiểu học. Nội dung công văn có quy định cụ thể các loại hồ sơ nhà trường, tổ khối và giáo viên. Tuy nhiên, để phục vụ tốt cho công tác quản lý chuyên môn, thống kê… trong nhà trường, Hiệu trưởng có thể yêu cầu giáo viên cập nhật một số loại hồ sơ học sinh và nhà trường nhưng không ngoài mục đích nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường và phù hợp thực tế địa phương. Giáo viên có thể yêu cầu Hiệu trưởng triển khai lại văn bản này. Về Sổ rèn chữ, đây là một hình thức tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn của giáo viên tiểu học [Tiểu học có dạy phân môn Tập viết [lớp 1,2,3] và Rèn chữ viết [lớp 4,5]; bên cạnh đó, việc rèn viết giúp giáo viên nhận xét học sinh bằng hình thức viết vào vở tốt hơn, nhằm mục đích góp phần nâng cao năng lực đánh giá học sinh bằng nhận xét theo Thông tư 22 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường nào thực hiện đúng yêu cầu về quy định hồ sơ mà giáo viên vẫn có ý báo cáo “khống”, không thực hiện thực chất nhiệm vụ, giáo viên khác có thể phản ảnh trực tiếp với Hiệu trưởng nhà trường; nếu Hiệu trưởng trường nào tự ý đưa ra các loại sổ sách không phù hợp, không nhằm mục đích phục vụ nâng cao chất lượng giáo dục thì giáo viên có thể phản ánh đến Phòng GDĐT trên địa bàn theo phân cấp quản lý để được giải quyết. Trân trọng!

Chủ Đề