Công văn số 12 thương tật tai nan lao động

Diễn đàn Người Lao động năm 2023 với chủ đề ''Hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động và tổ chức Công đoàn'' được tổ chức đúng vào ngày 28/7 - kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam. Nhiều chuyên gia, nhà quản lý cho rằng, trong thời gian tới, cần tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về lĩnh vực này, nhất là hoàn thiện pháp luật về các chế độ bảo hiểm tai nạn lao động.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ CHỦ TRÌ DIỄN ĐÀN NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM 2023 – CUỘC TIẾP XÚC CỬ TRI CHUYÊN ĐỀ ĐẶC BIỆT

Quan tâm đến những quy định pháp luật về chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, ThS. Luật sư Lê Lâm, Đoàn Luật sư Tp. Hà Nội chỉ ra rằng, hiện còn một số bất cập của quy định pháp luật hiện hành về các chế độ bảo hiểm tai nạn lao động. Theo đó, về vấn đề tiền lương để tính trợ cấp thương tật cho người lao động khi bị suy giảm khả năng lao động. Quy định tiền lương để tính trợ cấp thương tật cho người lao động khi bị suy giảm khả năng lao động căn cứ vào mức lương cơ sở là chưa hợp lý, quy định này không tạo được sự công bằng giữa những người tham gia chế độ tai nạn lao động với nhau.

Toàn cảnh Diễn đàn Người lao động 2023

Mức lương làm cơ sở đóng bảo hiểm tai nạn lao động là tiền lương, tiền công của người lao động nhưng mức lương trợ cấp cho người lao động khi bị tai nạn lao động lại dựa trên mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và như nhau giữa những người tham gia, không phân biệt số tiền đóng bảo hiểm tai nạn lao động ít hơn hay nhiều hơn kể cả đó là trợ cấp một lần, trợ cấp hàng tháng hay trợ câp phục vụ.

Trong khi đó, chế độ ốm đau, chế độ thai sản, chế độ hưu trí được hưởng trợ cấp dựa trên cơ sở số tiền lương của tháng đóng BHXH trước khi bị tai nạn lao động phụ thuộc vào số năm đóng BHXH, vấn đề này sẽ tạo nên sự thiếu đồng bộ và không công bằng giữa những chế độ BHXH với nhau.

Liên quan về việc làm của người lao động sau khi điều trị, ThS. LS Lê Lâm và một số chuyên gia cho biết, đối với những người bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn hoặc không đủ sức khỏe để tiếp tục công việc cũ thì người sử dụng lao động có trách nhiệm sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm. Nhưng thực tế vấn đề này gây khó khăn cho người lao động và cả người sử dụng lao động.

ThS. LS Lê Lâm

Đối với người sử dụng lao động, khi tai nạn lao động xảy ra họ phải trích một phần tài chính để trợ cấp cho người lao động, không những vậy họ còn phải tuyển dụng vị trí mới thay vào vị trí của người lao động bị tai nạn lao động và tìm một công việc mới phù hợp với sức khỏe của người lao động sau khi bị tai nạn lao động, nhưng đâu phải lúc nào cũng có công việc phù hợp với sức khỏe của họ. Đối với người lao động, nếu có thể có đủ sức khỏe để làm công việc cũ, họ phải mất một khoảng thời gian để hòa nhập và làm quen lại với công việc, sẽ may mắn cho người lao động nếu được bô' trí công việc phù hợp, nếu không họ có thể đối mặt với công việc được bố trí không phù hợp với chuyên môn mà họ có. Thậm chí, họ có thể phải đứng trước nguy cơ bị sa thải do không có kinh nghiệm chuyên môn trong công việc mới là điều không tránh khỏi. Với những người bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn hoặc không đủ sức khỏe để tiếp tục công việc cũ, công việc mới của họ thường là những công việc nhẹ nhàng và không mang tính chuyên môn cao như: bảo vệ, lao công, văn phòng...

Cũng nhận định rõ những bất cập, hạn chế về lĩnh vực này, nhà nghiên cứu Ngô Thái Cát Tường - Khoa Luật, Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. Hồ Chí Minh đề xuất một số kiến nghị sau:

Thứ nhất, cần thay đổi tiền lương để tính trợ cấp thương tật cho người lao động. Khoản tiền trợ cấp hoặc bồi thường do suy giảm khả năng lao động phải tính dựa trên tiền lương đóng bảo hiểm tai nạn lao động chứ không nên căn cứ vào mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Theo nhà nghiên cứu Ngô Thái Cát Tường, việc trợ cấp thương tật tính theo tiền lương đóng bảo hiểm tai nạn lao động của người lao động đảm bảo nguyên tắc “Mức hưởng trợ cấp cho người bị tai nạn lao động được tính trên cơ sở mức suy giảm khả năng lao động, mức đóng và thời gian đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động”. người lao động có cùng tỷ lệ trợ cấp nhưng mức đóng khác nhau sẽ được khoản trợ cấp khác nhau, người đóng góp nhiều sẽ được trợ cấp nhiều và người đóng góp ítsẽ được trợ cấp ít. Việc thay đổi tiền lương để tính trợ câp thương tật cho người lao động sẽ làm mức chi trả cho chế độ tai nạn lao động tăng lên, dẫn đến mất cân bằng thu - chi Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động nhưng theo thống kê, tính đến hết năm 2015, số kết dư quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là khoảng 26.000 tỷ đồng, bằng gần 60 lần số chi quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2015. Con số này vẫn đủ để đảm bảo việc thay đổi tiền lương tính trợ cấp thương tật cho người lao động theo hướng căn cứ vào tiền lương đóng bảo hiểm tai nạn lao động.

Thứ hai, về việc làm của người lao động sau quá trình điều trị, để giảm bớt áp lực cho các doanh nghiệp cũng như tạo tâm lý an tâm cho người lao động bị tai nạn lao động sau điều trị thì người sử dụng lao động tạo điều kiện tốt nhất có thể để người lao động trở lại với công việc cũ, nếu không đủ sức khỏe để làm công việc cũ thì sắp xếp công việc mới phù hợp cho người lao động, cho họ có thời gian làm quen với công việc mới. Trong trường hợp vẫn không tìm được một công việc phù hợp cho người lao động, có thể trợ cấp cho họ một khoản tiền để tìm một công việc mới nơi người sử dụng lao động mới.

Nhà nghiên cứu Ngô Thái Cát Tường phân tích, người lao động từ người lành lặn, sức khỏe tốt với một công việc phù hợp, là nguồn thu nhập chính cho gia đình, nhưng khi bị tai nạn lao động, sức khỏe xuống cấp, công việc không còn phù hợp, gia đình mất đi nguồn thu nhập chính. người lao động lúc này phải tìm đến những công việc phù hợp với sức khỏe của mình với đồng lương ít ỏi, thậm chí họ phải mất một khoản chi phí cho việc chuyển đổi nghề nghiệp. Để đảm bảo nguyên tắc nhân đạo và đảm bảo tôt hơn cuộc sông của người bị tai nạn lao động, nên trợ cấp cho họ đối với việc làm sau quá trình điều trị.

Thứ ba, tiền lương làm căn cứ để tính bồi thường cho người lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị. Để khoản tiền bồi thường cho người lao động là phù hợp và công bằng cho mọi đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động thì tiền lương làm căn cứ để tính tiền bồi thường cho người lao động trong thời gian nghỉ việc để điều trị nên là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động đối với người lao động có giao kết hợp đồng lao động và là tiền lương thực tế trả cho người lao động nếu người lao động không được giao kết hợp đồng lao động.

Theo nhà nghiên cứu Ngô Thái Cát Tường, việc này sẽ tạo công bằng cho những người giao kết hợp đồng không bằng văn bản [lời nói] đối với các công việc tạm thời có thời hạn dưới 3 tháng, khi trong quá trình lao động không may xảy ra tai nạn lao động thì những người này có khoản tiền lương làm cơ s để tính bồi thường cho họ trong những ngày nghỉ việc do phải điều trị. Bên cạnh đó, khi bị tai nạn, người lao động cần một khoảng thời gian nghỉ việc để sức khỏe ổn định và dần hồi phục. Khoảng thời gian này họ không phải làm việc, nhưng cũng cần phải được trợ cấp, bồi thường. Hơn nữa, người lao động là một trong những nguồn thu nhập cho gia đình, khi họ phải nghỉ việc để điều trị, vẫn cần tiền để đảm bảo cho các nhu cầu sống thiết yếu của người lao động cũng như thân nhân của họ trong những ngày họ không đi làm việc.

Thứ tư, bồi thường cho thân nhân người lao động những thiệt hại khác phát sinh từ tai nạn lao động. Thiết nghĩ, nên bổ sung quy định về bồi thường cho thân nhân người lao động những thiệt hại phát sinh từ tai nạn lao động. Vì ngoài Bộ luật Dân sự, chưa có văn bản pháp luật về lao động nào quy định về việc bồi thường cho thân nhân người lao động những thiệt hại khác phát sinh từ tai nạn lao động. Để đảm bảo lợi ích cho những người này, cần thiết phải có văn bản quy định cụ thể. Bên cạnh đó, việc thân nhân của người lao động sẽ phải nghĩ việc để chăm sóc người bị tai nạn lao động và không nhận được bất kỳ một khoản bồi thường nào từ người sử dụng lao động, sẽ làm giảm hoặc mất đi khoản thu nhập vốn có từ công việc của thân nhân người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc cho họ.

Chủ Đề