Cụ rùa ở Hồ Gươm chết năm bao nhiêu?

Vào chiều tối qua, cụ Rùa được phát hiện đã chết. Sự ra đi của cụ Rùa hồ Gươm để lại nhiều tiếc nuối cho người dân bởi hình ảnh "cụ Rùa" và Hồ Gươm từ lâu nay vẫn khá gắn bó với những hoài niệm về một Hà Nội giàu truyền thống lịch sử.

TPO - Sau khi cụ rùa cuối cùng của Hồ Gươm chết, thế giới ghi nhận chính thức 3 cá thể cùng loài. Tuy nhiên những phát hiện mới đây cho thấy, con số này nhiều hơn trong thực tế.

Cụ rùa Hồ Gươm thuộc loài rùa Hoàn Kiếm [còn gọi là giải Thượng Hải khổng lồ] được ghi nhận là loài rùa quý hiếm nhất thế giới. Loài rùa từng phân bố ở một vùng rộng lớn từ phía nam sông Trường Giang [Trung Quốc] đến miền Bắc nước ta. Tại Việt Nam, loài rùa khổng lồ này từng có mặt ở 18 tỉnh, thành phố, phủ rộng từ Bắc bộ đến Bắc Trung bộ.

Quá trình săn bắt của con người khiến loài rùa này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Thời điểm cụ rùa Hồ Gươm chết [tháng 1/2016], cả thế giới chỉ còn 3 cá thể cùng loài gồm một cá thể ở Hồ Đồng Mô, được phát hiện năm 2007. Hai cá thể còn lại sống ở vườn thú Tô Châu [Trung Quốc]. Cặp rùa này gồm một cá thể cái và cá thể đực đã được ghép đôi sinh sản từ năm 2008 nhưng các nỗ lực nhân giống vẫn chưa thành công do trứng rùa không được thụ tinh. Các chuyên gia cho rằng do cá thể đực đã quá già. Đến nay nhiều thông tin vẫn ghi nhận còn 3 cá thể rùa Hoàn Kiếm trên thế giới.

Tuy nhiên, những phát hiện liên tiếp trong năm 2018 đã cho thấy, còn ít nhất 5 cá thể rùa Hoàn Kiếm trên thế giới. Hai cá thể mới được phát hiện gồm một cá thể ở Hồ Xuân Khanh, Hà Nội và một cá thể nữa ở hồ Đồng Mô.

Cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Xuân Khanh được công bố phát hiện vào tháng 4/2018, sau khi chuyên gia người Mỹ, Tiến sỹ Caren Goldberg thuộc Đại học bang Washington phân tích hàng trăm mẫu nước bằng kỹ thuật Gen môi trường [eDNA] trong việc tìm kiếm loài rùa này. eDNA là một kỹ thuật mới được nghiên cứu và ứng dụng trong nghiên cứu rùa và động vật hoang dã. Được biết, một công bố khoa học quốc tế về việc tìm ra cá thể rùa Hoàn Kiếm thứ 4 sẽ được công bố trong thời gian tới.

Ngoài cá thể ở hồ Xuân Khanh, ngày 6/8/2018, khi cán bộ của ATP đang chụp ảnh cá thể rùa Hoàn Kiếm vẫn thường quan sát được thì một cá thể khác nhỏ hơn xuất hiện ở khoảng cách khoảng 50m từ thuyền quan sát. Khi đó, hai cá thể này cách nhau khoảng 100m. Nhóm nghiên cứu đã quan sát và ghi nhận được một số đặc điểm của cá thể này như màu vàng nổi bật trên đầu, mũi ngắn và kích thước tương ứng với ước lượng trọng lượng khoảng 40kg.

Đại diện ATP cho rằng, cần thêm những hình ảnh và nghiên cứu để khẳng định đây là cá thể rùa Hoàn Kiếm thứ 5 trên thế giới. Song điều này cũng mở ra hy vọng có thêm rùa Hoàn Kiếm trong tự nhiên bởi loài rùa này vốn có tập tính bí ẩn, thường dành phần lớn thời gian ngâm mình dưới nước sâu ở những vùng rộng lớn.

Cá thể rùa mai mềm - một trong 3 cá thể rùa Hoàn Kiếm [rùa Hồ Gươm] được ghi nhận chính thức trên thế giới - được phát hiện đã chết tại hồ Đồng Mô [Hà Nội] vào ngày hôm qua [23.4].

Khoảnh khắc rùa Hoàn Kiếm trước khi được thả trở lại hồ Đồng Mô sau khi được xét nghiệm gene. Nguồn ảnh: ATP/IMC

Nguồn tin của Lao Động xác nhận cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô đã chết. Xác rùa nổi lên trên mặt hồ Đồng Mô [Hà Nội].

Theo một chuyên gia trong lĩnh vực bảo tồn, cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô có thể đã chết nhiều ngày trước khi nổi lên mặt nước, như chuyện từng xảy ra với "cụ" rùa Hồ Gươm cuối cùng. Cá thể này có chiều dài toàn thân 156cm, chiều dài mai rùa 98cm, chiều rộng mai rùa 76cm, cân nặng 93kg.

Theo nhận định, cá thể rùa Hoàn Kiếm bị chết nhiều khả năng chính là cá thể rùa đã được bẫy bắt thành công vào năm 2020. Khi đó, các nhà bảo tồn đã bẫy bắt thành công một cá thể rùa Hoàn Kiếm có cân nặng 86kg, chiều dài mai 99,5cm, rộng mai 75,5cm.

Việc cá thể rùa bị chết đã làm hẹp dần hy vọng khôi phục loài rùa quý hiếm nhất thế giới này. Nguyên nhân cái chết của cá thể rùa này đang được các cơ quan chức năng làm rõ.

Hồ Đồng Mô là nơi sinh sống của Loài Giải Sin-hoe [Rafetus swinhoei] còn có tên gọi khác là rùa Hoàn Kiếm, rùa hồ Gươm là loài rùa nguy cấp, quý hiếm nhất thế giới.

Đến nay thế giới chỉ còn ba con được ghi nhận, trong đó một con được nuôi ở Trung Quốc, một con ở hồ Xuân Khanh [Hà Nội được phát hiện 2017] và một con ở hồ Đồng Mô phát hiện năm 2007.

Cận cảnh đầu và vân của rùa Hoàn Kiếm. Nguồn ảnh: WCS Việt Nam

Trước đó, sau sự kiện "cụ" rùa ở hồ Hoàn Kiếm chết vào đầu năm 2016, nhiều người cho rằng loài rùa này không còn tồn tại ở nước ta nữa.

Năm 2020, được sự cho phép của chính quyền địa phương, các chuyên gia và nhà khoa học đã vây bắt thành công cá thể rùa cái nặng 86kg tại hồ Đồng Mô, sau đó phân tích có ADN giống rùa hồ Hoàn Kiếm [rùa hồ Gươm].

Ngoài cá thể rùa đã được phân tích AND, hiện nay một cá thể rùa ở hồ Xuân Khanh [phát hiện năm 2017] đang được nghiên cứu, vây bắt để lấy mẫu phân tích nhằm xác định chính xác có đúng là rùa hồ Gươm.

Cụ rùa chết vào năm bao nhiêu?

Trước đó, sau sự kiện "cụ" rùa ở hồ Hoàn Kiếm chết vào đầu năm 2016, nhiều người cho rằng loài rùa này không còn tồn tại ở nước ta nữa.

Cụ rùa Hồ Gươm sống được bao nhiêu năm?

Vào năm 2016, cá thể rùa Hồ Gươm qua đời, có chiều dài toàn thân là 185cm, chiều rộng mai 100cm, nặng 169kg. Nguyên nhân rùa chết được cho là già yếu, bởi con rùa sống lâu nhất thế giới là 180 năm, trong khi rùa Hồ Gươm ước tính 200 tuổi.

Cụ rùa Hồ Gươm còn bao nhiêu con?

Đến lần thứ 5, rùa cái qua đời sau 24 giờ thực hiện thụ tinh nhân tạo. Như vậy đến nay, thế giới chỉ còn ghi nhận 2 con rùa Hoàn Kiếm chính thức, một ở Vườn thú Tô Châu [Trung Quốc] và một con ở hồ Xuân Khanh [Việt Nam].

Còn bao nhiêu cá thể rùa Hoàn Kiếm?

Như vậy đến nay, thế giới chỉ còn ghi nhận hai cá thể rùa Hoàn Kiếm chính thức, một cá thể ở Vườn thú Tô Châu [Trung Quốc] và một cá thể ở hồ Xuân Khanh [Việt Nam].

Chủ Đề