1 ha được bao nhiêu tấn cà phê?

Đầu vụ cà phê 2022 – 2023, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông tổ chức Diễn đàn kết nối tiêu thụ cà phê. Diễn đàn đã thu hút nhiều ý kiến của nông dân, doanh nghiệp, nhà chuyên môn về các vấn đề sản xuất, tiêu thụ cà phê hiện nay.

Toàn tỉnh Ðắk Nông hiện có 135.752 ha cà phê, năng suất trung bình đạt 2,73 tấn/ha/vụ. Phần lớn sản lượng cà phê của tỉnh được bán ở dạng thô thông qua các thương lái, nên giá trị còn thấp.

Người trồng cà phê có thu nhập bình quân chỉ từ 35 – 50 triệu đồng/ha/năm. Đây là mức thu nhập rất thấp so với nhiều loại cây trồng khác của tỉnh. Bên cạnh đó, người trồng cà phê phải "gánh" rất nhiều chi phí đầu tư, công chăm sóc, thu hoạch.

Cà phê là cây chủ lực của tỉnh Đắk Nông, được trồng hầu hết các địa phương. Đây cũng là cây trồng mang lại nguồn thu nhập chính của nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh.

Tại Diễn đàn, ông Trần Hữu Trung, thôn Phú Xuân, xã Đắk Nia [Gia Nghĩa] cho biết, gia đình ông có 2 ha cà phê đang cho thu hoạch. Lâu nay, ông sản xuất cà phê theo hướng chất lượng cao, bán với giá từ 50.000 - 65.000 đồng/kg.

Dù đã thay đổi quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm được đánh giá tốt, nhưng việc tiêu thụ cà phê của ông vẫn khá khó khăn. "Tôi mong muốn sớm có liên kết giữa doanh nghiệp và người dân để có đầu ra ổn định, yên tâm sản xuất. Tôi cũng mong được hỗ trợ để nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất cà phê", ông Trung chia sẻ.

Tương tự, ông Lê Thái Giám, ở thôn 5, xã Kiến Thành [Đắk R’lấp] cho rằng, chi phí sản xuất cà phê hiện nay quá nhiều, nên lợi nhuận mang lại cho người sản xuất không cao.

Hiện nay, có tình trạng người dân hái cà phê xanh rồi bán đầu vụ để được giá cao hơn so với hái chín và bán vào cuối vụ. Nghịch lý này khiến thị trường cà phê bị xáo trộn, chất lượng sản phẩm ít nhiều bị ảnh hưởng. Cơ quan chức năng cần có biện pháp xử lý vấn đề này.

Không chỉ trải lòng các nội dung trên, tại diễn dàn, nhiều bà con còn phản ánh, họ đang phải mua giống cà phê trôi nổi, kém chất lượng. Việc thu hoạch, bảo quản, sơ chế cà phê còn sơ sài, khiến chất lượng sản phẩm đạt thấp.

Ông Trương Công Toàn, Giám đốc Doanh nghiệp Tư nhân Toàn Hằng [Đắk R'lấp] cho biết, mỗi năm doanh nghiệp thu mua và bán ra trên 20.000 tấn cà phê. Doanh nghiệp chỉ thu mua cà phê đạt chất lượng cao, cà phê đặc sản.

Do đó, yêu cầu người dân phải sản xuất, thu hoạch, bảo quản cà phê tốt, bảo đảm chất lượng thì mới tạo được đầu ra tốt. Muốn làm được điều này, ngành chức năng cũng phải tích cực hỗ trợ người dân.

Đại diện Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên phân tích, nếu hái cà phê xanh, người dân có thể mất khoảng 18% - 20% sản lượng. Vì nhân cà phê khi hái xanh bị rỗng; nhân đầu vụ và nhân cuối vụ sẽ khác nhau về trọng lượng.

Thu hái cà phê xanh thì chất lượng cũng thấp do hạt đen, hạt nâu, hạt sâu nhiều. Do đó, bà con cần cân nhắc kỹ về điều này. Ngành chức năng cần tuyên truyền, vận động, có giải pháp để người dân thu hái cà phê đạt tiêu chuẩn.

Ông Phạm Tuấn Anh - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông cho biết, qua Diễn đàn, bà con nông dân đã tiếp cận được với kênh bán hàng, phương thức bán hàng hiệu quả, ổn định lâu dài.

Bà con cũng phần nào nắm được quy trình để nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê, nhất là khâu tổ chức sản xuất, thu hoạch, bảo quản và chế biến sau thu hoạch.

Trong đó, vấn đề hái cà phê xanh, phơi sấy không bảo đảm quy chuẩn... đã được các chuyên gia, ngành chức năng phân tích khá kỹ lưỡng để bà con nông dân nắm.

Diễn đàn tạo điều kiện để người dân chủ động trao đổi những "điểm nghẽn", vướng mắc đang gặp phải trong sản xuất cà phê để các chuyên gia, doanh nghiệp ngành chức năng giải đáp, hỗ trợ.

Có thể nói, thông qua Diễn đàn, nhiều bà con nông dân đã giải tỏa được phần nào các khó khăn về sản xuất, tiêu thụ cà phê hiện nay. Trong đó, bà con đã hình dung được quy trình sản xuất cà phê mới sao cho bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường...

Đắk Nông - Một nông dân ở thành phố Gia Nghĩa [tỉnh Đắk Nông] đã tạo ra vườn cà phê có năng suất vượt trội, đạt 7 tấn nhân/ha, cao hơn trong vùng khoảng 30%. Để có bước đột phá này, chủ vườn cà phê đã có cách chăm sóc được bà con quanh vùng ví là "ngược đời", bởi từ xưa đến nay chưa có ai làm như vậy.

Vườn cà phê của anh Việt có năng suất vượt trội so với người dân quanh vùng. Ảnh: Phan Tuấn

Cái khó ló cái hay

Năm 2008, anh Đinh Văn Việt rời quê hương Nam Định vào xã Đắk Nia, thành phố Gia Nghĩa lập nghiệp. Đến với vùng đất mới, anh Việt đã mua được gần 3ha đất có sẵn cây cà phê để phát triển kinh tế. Lần đầu tiên bắt tay vào trồng cây công nghiệp anh Việt còn nhiều bỡ ngỡ, chủ yếu chăm sóc theo kiểu truyền thống của bà con trong vùng.

Sau 10 năm làm quen với cây cà phê, anh Việt nhận thấy đất đai ở đây cằn cỗi. Nếu gia đình chăm sóc theo cách truyền thống thì không mấy hiệu quả, năng suất cao lắm chỉ đạt 3 tấn/ha, trừ chi phí thì hiệu quả kinh tế còn lại không nhiều. Do đó, anh Việt đã quyết chí tìm hướng đi mới.

Sau một thời gian trăn trở, nghiên cứu, năm 2018, anh Việt đã bắt tay chăm sóc vườn cà phê theo hình thức thả ngọn, thay vì cắt ngọn, chỉ chừa cành cây cà phê như cách canh tác truyền thống ở Tây Nguyên. Thế nhưng, lúc này, một số bà con trong vùng biết được lại nói cách làm của anh việt là "ngược đời" bởi từ xưa đến nay chưa có ai làm như  vậy.

Trong khó khăn anh Việt đã tìm được hương sản xuất cà phê theo phương thức mới, hiệu quả. Ảnh: Phan Tuấn

Với cách làm cây cà phê mới này, anh Việt trồng với mật độ rất dày, hơn 2.000 cây/ha [gấp đôi so với cách trồng thông thường]. Sau gần 4 năm chuyển đổi cách chăm sóc, vườn cà phê của anh Việt phát triển rất nhanh, mạnh, mỗi cây cao hơn 2m. Đặc biệt nhất là việc một gốc cây nhưng đẻ ra rất nhiều thân chủ, từ các thân này cây cũng đẻ nhiều nhánh cà phê khỏe mạnh.

Năng suất vượt trội

Đến nay, sau 3 năm chuyển đổi cách thức chăm sóc cà phê theo phương thức mới anh Việt đã thành công mỹ mãn. Anh Việt cho biết, trung bình 1ha cà phê áp dụng theo phương thức thả ngọn mang lại năng suất cho gia đình hơn 7 tấn cà phê nhân.

"Cách thức này không chỉ giảm chi phí chăm sóc so với truyền thống hơn 50% mà năng suất cũng vượt trội so với bà con quanh vùng khoảng 30%" - anh Việt khẳng định.

Theo anh Việt, khi chăm sóc cây cà phê theo hình thức thả ngọn, mỗi năm anh chỉ cần cắt cỏ 1 - 2 đợt, thậm chí không cần hoặc tưới rất ít nước vào mùa khô vì cây tạo bóng tốt. Với mật độ cà phê dày đặc nên độ che phủ lớn, vườn cà phê hầu như không phải làm cỏ.

Hiện nay, địa phương đang theo dõi, đánh giá tính hiệu quả của mô hình cà phê thả ngọn để nhân rộng cho bà con quanh vùng nâng cao hiệu quả kinh tế. Ảnh: Phan Tuấn

Cũng theo anh Việt, để cà phê thả ngọn mang lại hiệu quả kinh tế cao, người trồng cần lưu ý mật độ và số lượng thân của mỗi gốc. Người trồng phải tính toán để gốc có thể nuôi thân mới và cắt bỏ những thân quá cao một cách hợp lý để bảo đảm năng suất, hiệu quả cao nhất.

Với cách làm này, thay vì cần nhiều người tuốt trái trên cành anh Việt chỉ cần một vài người cắt luôn cả cành có trái chín. Sau đó, cũng chỉ cần một người đưa cành cà phê vào máy tuốt là đã hoàn thành việc thu hoạch, tiết kiệm nhân công rất nhiều. Hơn nữa, cách thu hoạch này cũng giúp vườn cà phê của anh Việt hạn chế được cành tăm, tốn sức cây trồng.

Anh Việt chia sẻ, trước khi cắt cành có trái, một năm trước tôi đã trừ cành khác để thay thế. Hiện nay, việc trồng cà phê thả ngọn chưa phổ biến ở Việt Nam. Thế nhưng, ở một số nước như Brazil thì cách sản xuất này đã được nhiều người áp dụng. Ngoài ra, việc sản xuất cà phê thả ngọn không những dễ áp dụng mà còn dễ đưa máy móc, cơ giới hóa từ khâu chăm sóc đến khâu thu hoạch.

Để nâng cao chất lượng sản phẩm, trong quá trình sản xuất, anh Việt đã tự ủ phân vi sinh từ phụ phẩm nông nghiệp để chăm sóc theo hướng hữu cơ, thân thiện với môi trường. Đến thời kỳ thu hoạch, anh Việt cũng thu hái khi trái trên cành đỏ rực trên 90%.

Theo ông Nguyễn Thái Ban, Phó Chủ tịch UBND xã Đắk Nia, cách chăm sóc cà phê của anh Việt là hoàn toàn mới, ở địa phương chưa có ai áp dụng. Qua khảo sát xã cũng thấy có sự đột phá về sức khỏe của cây trồng và cho năng suất cao hơn những vườn cà phê khác trong vùng.

Chủ Đề