Cụ thể hóa 27 biểu hiện suy thoái năm 2024

Khoảng 8 giờ sáng ngày 19/7/2022, trang www.ThuVienPhapLuat.vn có biểu hiện bị tấn công DDoS dẫn đến quá tải. Người dùng truy cập vào web không được, hoặc vào được thì rất chậm.

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã báo cáo và nhờ sự hỗ trợ của Trung Tâm Giám sát An toàn Không gian mạng Quốc gia [NCSC], nhờ đó đã phần nào hạn chế hậu quả của cuộc tấn công.

Đến chiều ngày 20/07 việc tấn công DDoS vẫn đang tiếp diễn, nhưng người dùng đã có thể sử dụng, dù hơi chậm, nhờ các giải pháp mà NCSC đưa ra.

DDoS là hình thức hacker gửi lượng lớn truy cập giả vào hệ thống, nhằm gây tắc nghẽn hệ thống, khiến người dùng không thể truy cập và sử dụng dịch vụ bình thường trên trang www.ThuVienPhapLuat.vn .

Tấn công DDoS không làm ảnh hưởng đến dữ liệu, không đánh mất thông tin người dùng. Nó chỉ làm tắc nghẽn đường dẫn, làm khách hàng khó hoặc không thể truy cập vào dịch vụ.

Ngay khi bị tấn công DDoS, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã họp xem thời gian qua mình có làm sai hay gây thù chuốc oán với cá nhân tổ chức nào không.

Và nhận thấy mình không gây thù với bạn nào, nên chưa hiểu được mục đích của lần DDoS này là gì.

Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:

  • sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống pháp luật
  • và kết nối cộng đồng dân luật Việt Nam,
  • nhằm giúp công chúng loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu,
  • và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng nhà nước pháp quyền.

Luật sư Nguyễn Thụy Hân, Phòng Cộng Đồng Ngành Luật cho rằng: “Mỗi ngày chúng tôi hỗ trợ pháp lý cho hàng ngàn trường hợp, phổ cập kiến thức pháp luật đến hàng triệu người, thiết nghĩ các hacker chân chính không ai lại đi phá làm gì”.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng việc giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Sự nghiệp đổi mới đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế có sự tác động từ nhiều mặt, bởi nhiều nhân tố, bên cạnh những thuận lợi cũng có khó khăn, thách thức. Trong đó có một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau. Điều đó làm tổn hại đến uy tín, vị thế của Đảng, suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã chỉ rõ “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi; có mặt, có bộ phận còn diễn biến phức tạp hơn”. Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 [khóa XI] và Nghị quyết Đại hội XII đã góp phần răn đe, ngăn chặn và đẩy lùi một số biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng, bước đầu củng cố niềm tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đảng đã chỉ ra 27 biểu hiện cụ thể để nhận diện sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Đồng thời, khẳng định từ sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực thù địch phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Đây là cuộc đấu tranh làm trong sạch bộ máy rất cam go, quyết liệt, có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn vong của Đảng, chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Tuy nhiên, cũng cần thẳng thắn nhìn nhận rằng, công tác xây dựng Đảng còn không ít hạn chế, khuyết điểm. Công tác tổ chức, cán bộ và quản lý cán bộ, đảng viên còn yếu kém. Nhiều cán bộ, đảng viên chưa thể hiện tính tiên phong, gương mẫu. Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái...

Trước tình hình trên, Hội nghị Trung ương 4 [khóa XII] đã thống nhất ban hành Nghị quyết về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, nhằm khắc phục những hạn chế, khuyết điểm trên, xây dựng Đảng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Nghị quyết vừa cụ thể hóa thực hiện 10 nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng Đảng mà Nghị quyết Đại hội XII đề ra; vừa tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 [khóa XI] trong điều kiện mới. Điều đó chứng tỏ quyết tâm chính trị rất cao, sự nỗ lực rất lớn và tư tưởng nhất quán của Đảng về tầm quan trọng đặc biệt của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; đồng thời, thể hiện tầm tư duy và thái độ kiên quyết, kiên trì thực hiện của Đảng trước yêu cầu về năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu trong tình hình mới, nhằm củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Ở đây xin bàn về nhóm biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống. Những biểu hiện đó là:

  1. Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể; ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn người khác hơn mình.
  1. Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, gây mất đoàn kết nội bộ; đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức; cục bộ, bè phái, kèn cựa địa vị, tranh chức, tranh quyền; độc đoán, gia trưởng, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành.
  1. Kê khai tài sản, thu nhập không trung thực.
  1. Mắc bệnh "thành tích", háo danh, phô trương, che dấu khuyết điểm, thổi phồng thành tích, "đánh bóng" tên tuổi; thích được đề cao, ca ngợi; "chạy thành tích", "chạy khen thưởng", "chạy danh hiệu".
  1. Quan liêu, xa rời quần chúng, không sâu sát cơ sở, thiếu kiểm tra, đôn đốc, không nắm chắc tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị mình; thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân.
  1. Quyết định hoặc tổ chức thực hiện gây lãng phí, thất thoát tài chính, tài sản, ngân sách nhà nước, đất đai, tài nguyên...; đầu tư công tràn lan, hiệu quả thấp hoặc không hiệu quả; mua sắm, sử dụng tài sản công vượt quy định; chi tiêu công quỹ tùy tiện, vô nguyên tắc. Sử dụng lãng phí nguồn nhân lực, phí phạm thời gian lao động.
  1. Tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để trục lợi. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực.
  1. Thao túng trong công tác cán bộ; chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội... Sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi.
  1. Đánh bạc, rượu chè bê tha, mê tín dị đoan, ủng hộ hoặc tham gia các tổ chức tôn giáo bất hợp pháp. Sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm thuần phong, mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội.

Để thực hiện NQTW4 khóa XII, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động số 21-CTr/TU ngày 27/02/2017 thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TW, Mặt trận Tổ quốc tỉnh ban hành Chương trình hành động số 15/CTr-MTTQ-BTT ngày 05/04/2017 để triển khai thực hiện NQTW4 khóa XII của Đảng. Qua thời gian thực hiện, Nghị quyết đã thật sự đã tạo ra một làn gió mới, khởi sắc, để mỗi người, mỗi cán bộ đều nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng, phấn đấu mỗi cán bộ, đảng viên là tấm gương để quần chúng noi theo, khắc phục những yếu kém trong từng cán bộ, từng đảng viên để Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh.

Để được như vậy, từng cán bộ, đảng viên cần nhìn nhận, soi rọi lại bản thân mình hàng ngày, hàng giờ trong công việc, trong cuộc sống xem đã thực hiện tốt hay có vi phạm vào một trong 9 biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống trên để có giải pháp khắc phục. Điều đó phụ thuộc vào nhận thức và ý thức trách nhiệm của từng người, trong từng hoàn cảnh cụ thể.

Buổi sinh hoạt chuyên đề nhận diện 27 biểu hiện suy thoái theo NQTW4 khóa XII của chi bộ MTTQVN tỉnh

Để thực hiện đạt được mục tiêu, yêu cầu ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay cần quan tâm một số giải pháp sau:

Thứ nhất, từng cán bộ, đảng viên cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Nghị quyết đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay. Thông qua đó, để mọi cán bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc nguy cơ, nhận diện đúng những biểu hiện và đề ra các giải pháp phù hợp để đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Kiên quyết, kiên trì thực hiện, làm thực chất và kịp thời khắc phục những hạn chế đối với công tác xây dựng Đảng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay.

Thứ hai, xác định rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; đồng thời, phải gắn vai trò, trách nhiệm đối với những hậu quả do sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống gây ra. Có như vậy, việc ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống mới đạt được hiệu quả và có tác dụng động viên, khích lệ, khuyến khích cán bộ, đảng viên khác học tập, làm theo. Nhận diện đúng những biểu hiện suy thoái tạo cơ sở cho mỗi cán bộ, đảng viên suy ngẫm và hành động; tự soi, tự sửa, tự phê bình và phê bình, kiểm điểm đánh giá cá nhân, góp ý cho người khác và xử lý đối với cán bộ, đảng viên vi phạm.

Hệ thống những biểu hiện này cũng là căn cứ để góp phần xây dựng tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. Mỗi cán bộ, đảng viên phải nghiên cứu, nắm vững để phòng tránh và khắc phục, tránh tư tưởng cho rằng những biểu hiện đó không có trong nội bộ mình, bản thân mình, dẫn đến chủ quan.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát. Khi phát hiện thấy cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái phải tiến hành kiểm tra, xác minh, làm rõ để có những thông tin đầy đủ, chính xác; kiên quyết khắc phục bệnh “hình thức”, hay chỉ kiểm điểm rồi “rút kinh nghiệm” hoặc “xử lý nội bộ”, làm mất niềm tin của cán bộ, đảng viên. Đặc biệt, phải phát huy tốt vai trò của dư luận xã hội trong đấu tranh với những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.

Thứ tư, tăng cường giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Do vậy, mỗi cán bộ, đảng viên cần phải nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình; đồng thời, phải tự thấy day dứt, hổ thẹn với những nhận thức lệch lạc và việc làm chưa đúng của mình. Khi thấy những hiện tượng tiêu cực, lạc hậu nảy sinh ở cơ quan, đơn vị mình, phải thể hiện rõ thái độ bất bình, dũng cảm đấu tranh. Mọi sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm hoặc nể nang, né tránh đồng nghĩa với việc dung túng, bao che để chúng có điều kiện nảy sinh, tồn tại và phát triển.

Đồng thời, gắn thực hiện Nghị quyết với Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị [khóa XII] về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh một cách thường xuyên, có hiệu quả. Mỗi cán bộ, đảng viên phải nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình, thực hiện Nghị quyết một cách nghiêm túc, tránh nói nhiều làm ít, nói mà không làm, hoặc có tư tưởng trông chờ để phán xét người khác.

Chủ Đề