Cuộc thi đại sứ văn hóa đọc thủ đô 2023 năm 2024

Tham dự lễ khai mạc có các đồng chí: Đoàn Quỳnh Dung - Phó Vụ trưởng Vụ Thư viện [Bộ VHTT&DL]; Nguyễn Xuân Dũng - Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam; Trịnh Thị Lan - Trưởng phòng Báo chí Xuất bản [Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội]; Trần Tuấn Anh, Giám đốc Thư viện Hà Nội; Trần Nữ Quế Phương - Trưởng phòng Thông tin Thư viện Quân đội; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của Thành phố cùng cán bộ thư viện của 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thủ đô.

“ Đánh giá cao tầm quan trọng của sách và việc đọc sách, khẳng định vị trí, vai trò của sách trong đời sống, xã hội. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV thông qua quyết định lấy ngày 21/4 hằng năm là "Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam" và được quy định tại Điều 30- Luật Thư viện năm 2019. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều quyết định về đề án Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020 định hướng đến năm 2030; Quyết định về việc tổ chức Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam.

Ông Trần Tuấn Anh - Giám đốc Thư viện Hà Nội phát biểu tại Lễ khai mạc.

Phát biểu khai mạc chương trình, ông Trần Tuấn Anh - Giám đốc Thư viện Hà Nội cho biết, Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thành phố Hà Nội lần năm 2024 là một trong những hoạt động nhằm cụ thể hóa Đề án“Phát triển Văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Sáng 21-11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Thành đoàn Hà Nội tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc thành phố Hà Nội lần thứ III - năm 2023.

.jpg]Ban tổ chức trao giải cho các thí sinh đoạt giải Nhất cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc thành phố Hà Nội lần thứ III.

Tổng kết cuộc thi, ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc Thư viện Hà Nội - đơn vị thường trực cuộc thi cho biết, năm nay, Đại sứ văn hóa đọc thành phố Hà Nội có chủ đề “Sách: Kết nối tri thức - Kiến tạo tương lai” dành cho học sinh, sinh viên trên toàn thành phố. Đây là dịp để các em trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm của việc đọc sách và phát triển văn hóa đọc, từ đó, khuyến khích, thúc đẩy phong trào đọc trong thế hệ trẻ, hình thành thói quen và kỹ năng đọc sách cho học sinh, góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng, đẩy mạnh xây dựng một xã hội học tập.

Các bài dự thi chất lượng được trưng bày tại lễ tổng kết và trao giải.

Theo ông Trần Tuấn Anh, thành công lớn nhất của cuộc thi là chỉ sau 1 tháng phát động [từ ngày 25-9], cuộc thi đã thu hút được 120.023 bài dự thi tại vòng sơ khảo, đến từ các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn thành phố, tăng gấp 5 lần so với năm 2022. Các bài dự thi đa dạng và sáng tạo về hình thức, gồm 112.320 bài dự thi viết, 3.834 video, 3.869 tranh. Qua vòng sơ khảo tại các quận, huyện, Ban tổ chức đã nhận 4.737 bài dự thi đạt chất lượng tham gia vòng chung khảo.

Về chất lượng, Ban tổ chức đánh giá, đa phần các thí sinh đã bám sát vào thể lệ, lựa chọn nội dung đề thi phù hợp với năng khiếu cũng như lứa tuổi. Nhiều bài dự thi đạt chất lượng tốt, được đầu tư công phu, có sự sáng tạo, trình bày đẹp cả về nội dung và hình thức. Trong đó, có những phần sáng tác truyện, thể hiện sự ham mê đọc sách, kể chuyện, lập dự án, sáng tác thơ khuyến khích đọc sách... rất sáng tạo, hấp dẫn, thiết thực. Một số video clip được xây dựng sinh động với những ý tưởng độc đáo.

.jpg]Các thí sinh xuất sắc được trao giải của cuộc thi.

Ban tổ chức đã quyết định lựa chọn 65 bài dự thi xuất sắc để trao giải, gồm 5 giải Nhất, 10 giải Nhì, 20 giải Ba, 30 giải Khuyến khích. Trong đó, 5 thí sinh nhận giải Nhất là Hoàng Thục Nhi, lớp 3A2, Trường Tiểu học Ái Mộ B [quận Long Biên]; Lê Phương Bảo Ngọc, lớp 7A2.1, Trường THCS Ngô Sĩ Liên [quận Hoàn Kiếm]; Nguyễn Mai Linh, lớp 6A11, Trường THCS Chu Văn An [quận Tây Hồ]; Lê Ngọc Bích, lớp 3H, Trường Tiểu học A thị trấn Văn Điển [huyện Thanh Trì].

Ngoài ra, Ban tổ chức trao 4 giải phong trào cho các đơn vị đã có thành tích trong công tác phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thành phố Hà Nội lần thứ III - năm 2023 tại địa phương.

Ngày 22/3/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Công văn 1173/BVHTTDL-TV về việc tổ chức Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.

Công văn 1173/BVHTTDL-TV

1. Thể lệ Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024

Một số nội dung trong thể lệ Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 ban hành kèm theo Công văn 1173/BVHTTDL-TV ngày 22/3/2024 như sau:

* Mục đích, ý nghĩa:

- Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 là hoạt động trọng tâm, có ý nghĩa thiết thực góp phần tiếp tục triển khai thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, giai đoạn 2021-2025.

- Thông qua Cuộc thi tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng, những giá trị tốt đẹp của văn hóa đọc trong việc nâng cao năng lực tiếp cận thông tin và tri thức của người dân Việt Nam, đặc biệt là phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, khơi dậy ý chí, khát vọng, quyết tâm phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của thế hệ trẻ.

- Khơi dậy niềm đam mê đọc sách đối với thế hệ trẻ; trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm của việc đọc sách và phát triển văn hóa đọc, từ đó khuyến khích, thúc đẩy phong trào đọc trong nhà trường và cộng đồng, hình thành thói quen và nâng cao kỹ năng đọc sách cho học sinh, sinh viên.

* Phạm vi, đối tượng dự thi

Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 được tổ chức dành cho học sinh, sinh viên trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam, chia làm 02 nhóm đối tượng:

- Nhóm học sinh tiểu học và trung học cơ sở.

- Nhóm học sinh trung học phổ thông và sinh viên.

* Nội dung, hình thức bài dự thi:

** Nội dung

- Bài dự thi phải trả lời đầy đủ 02 câu hỏi được đặt ra trong Đề thi [có Đề thi gửi kèm], có nội dung lành mạnh, trong sáng, phù hợp với thuần phong mỹ tục và văn hóa Việt Nam; đảm bảo tính chính xác, an toàn thông tin và các quy định pháp luật khác có liên quan.

- Các cuốn sách được chia sẻ trong bài dự thi phải được phát hành hợp pháp tại Việt Nam [khuyến khích thí sinh chia sẻ các cuốn sách được xuất bản trong thời gian gần đây mang tính thời sự, có đề tài sát với cuộc sống, thể hiện khát vọng cống hiến cho xã hội], lưu ý có giới thiệu cụ thể, đầy đủ nguồn xuất bản của cuốn sách.

- Bài thi khi được lựa chọn tham dự Vòng Chung kết phải gửi kèm theo Thông tin dự thi của thí sinh [theo mẫu]; phải được chỉnh sửa lỗi chính tả, lỗi văn bản và không có bất kì ký hiệu riêng nào khác ghi trên bài.

- Các thí sinh gửi kèm theo Bài dự thi Giấy xác nhận đã tham gia hoạt động khuyến đọc tại trường học, địa phương, cộng đồng về Ban Tổ chức sẽ được cộng điểm khuyến khích.

** Hình thức: Mỗi thí sinh tham gia gửi Bài dự thi độc lập [không làm Bài dự thi theo nhóm], ngôn ngữ trình bày bằng tiếng Việt và có thể sử dụng một trong hai hình thức:

-Viết [đánh máy, viết tay]: Độ dài Bài dự thi viết không quá 5.000 từ [15 trang đánh máy].

- Dựng Video: Thời lượng tối thiểu là 5 phút, tối đa là 10 phút; có thể sử dụng các hiệu ứng, kỹ xảo và đảm bảo về chất lượng hình ảnh, âm thanh; dung lượng tối đa là 2GB, có độ phân giải tối thiểu là 480px, khung hình tối thiểu 854 x480 trở lên; được lưu bằng định dạng phổ biến .mp4, .avi, .mpeg, .mkv, .klv... và phù hợp với việc đăng tải trên YouTube.

** Yêu cầu khác

- Bài dự thi phải là sản phẩm sáng tạo của cá nhân thí sinh [các Video dự thi phải do chính thí sinh thể hiện, bao gồm cả giọng đọc và dẫn chuyện], chưa gửi trưng bày, triển lãm, đăng tải trên các ấn phẩm, mạng Internet hoặc dự thi ở cuộc thi nào.

- Các trường hợp sử dụng các nội dung, đoạn trích, câu nói, tranh, hình ảnh, … của người khác trong Bài dự thi phải có trích dẫn nguồn đầy đủ. Các Video dự thi sử dụng hình ảnh, bài hát hoặc âm thanh phải thực hiện theo quy định về quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả và quyền liên quan; thí sinh chịu trách nhiệm nếu có tranh chấp về pháp lý liên quan đến các vi phạm bản quyền [nếu có].

- Các bài đã gửi dự thi sẽ không trả lại thí sinh tham gia; Ban Tổ chức có thể sử dụng các tác phẩm dự thi để quảng bá Cuộc thi và phục vụ các hoạt động khuyến đọc, đồng thời không chịu trách nhiệm về những tranh chấp quyền tác giả và quyền liên quan đến những tác phẩm tham gia dự thi.

* Tổ chức cuộc thi:

** Vòng Sơ khảo

- Thời gian: Từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2024.

- Vòng Sơ khảo do các Bộ, tỉnh/ thành phố, các trường/ học viện, Hội Người Mù Việt Nam tổ chức.

- Thí sinh nộp Bài dự thi phải điền thông tin đầy đủ [có biểu mẫu gửi kèm] về địa chỉ theo quy định của Ban Tổ chức Cuộc thi vòng Sơ khảo của Bộ Quốc phòng, các tỉnh/thành phố, Hội Người mù Việt Nam, trường đại học/học viện.

- Ban Tổ chức Vòng Sơ khảo Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 chọn các Bài dự thi đạt từ giải Nhất gửi tham dự Vòng Chung kết, với số lượng tối đa cụ thể như sau:

+ Bộ Quốc phòng: 10 bài;

+ Mỗi tỉnh/ thành phố: 06 bài;

+ Hội Người Mù Việt Nam: 05 bài;

+ Mỗi trường đại học/ học viện: 03 bài.

- Địa chỉ nhận Bài dự thi: Vụ Thư viện, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,

số 51 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

** Vòng Chung kết

- Thời gian: Từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2024.

- Vòng Chung kết do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.

- Ban Tổ chức Vòng Chung kết Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 tiếp nhận các Bài dự thi đạt giải ở Vòng Sơ khảo; căn cứ kết quả triển khai Cuộc thi tại các cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức thực hiện các nội dung:

+ Chấm Bài dự thi Vòng Chung kết để xét giải theo cơ cấu giải thưởng quy định ở mục 2, phần V của Thể lệ này.

+ Tổ chức bình chọn Video dự Vòng Chung kết được yêu thích nhất: Các Video dự thi vòng chung kết được đăng tải và tổ chức bình chọn bắt đầu vào 09 giờ ngày 09 tháng 9 năm 2024, kết thúc vào 09 giờ ngày 19 tháng 9 năm 2024 trên Kênh YouTube “Sách và Trí tuệ Việt” [do Vụ Thư viện, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý]. Cách thức bình chọn như sau:

Bước 1: Truy cập và đăng ký [Subcribe] Kênh “Sách và Trí tuệ Việt” tại địa chỉ: bit.ly/sachvatritueviet.

Bước 2: Bình chọn bằng cách Xem, nhấn Yêu thích cho các Video bài dự thi được đăng tải công khai trong Chuyên mục “Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024”.

Người dùng phải thực hiện đủ 02 bước trên mới được tính điểm bình chọn hợp lệ. Cách tính điểm bình chọn như sau:

01 lượt Xem [View] = 02 điểm

01 lượt Yêu thích [Like] = 01 điểm

Tổng điểm bình chọn của mỗi Video bằng tổng điểm lượt Xem [View] + lượt Yêu thích [Like].

Lưu ý: Kết quả bình chọn không ảnh hưởng tới kết quả chấm thi chung cuộc của các Video dự thi.

* Cơ cấu giải thưởng cuộc thi:

** Vòng Sơ khảo

Căn cứ vào tình hình thực tế, các đơn vị tổ chức vòng sơ khảo quy định cơ cấu giải thưởng cho phù hợp.

** Vòng Chung kết

*** Giải tập thể: gồm 15 giải, cụ thể như sau:

- Trường có nhiều thí sinh tham gia nhất: 04 giải [Dành cho 4 cấp: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và các trường đại học/ học viện].

- Trường có nhiều thí sinh đạt giải nhất: 01 giải.

- Đơn vị tổ chức tốt Vòng Sơ khảo cuộc thi: 10 giải.

** Giải cá nhân: dành cho 03 cấp học phổ thông: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và bậc học đại học, gồm 124 giải, cụ thể như sau:

- 04 Danh hiệu Đại sứ Văn hóa đọc tiêu biểu.

- 08 giải Nhất

- 16 giải Nhì

- 32 giải Ba

- 64 giải Khuyến khích

** Giải chuyên đề: gồm 16 giải, cụ thể như sau:

- Giải chuyên đề dành cho 03 cấp học phổ thông: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và bậc học đại học, gồm 32 giải, cụ thể như sau:

+ Bài chia sẻ cảm nhận cuốn sách hay nhất;

+ Truyện ngắn khuyến đọc hay nhất;

+ Kế hoạch/Sáng kiến kinh nghiệm phát triển văn hóa đọc ấn tượng nhất.

- Giải chuyên đề dành cho đối tượng người khiếm thị: 01 giải Bài dự thi xuất sắc nhất.

- Giải thưởng Video dự thi được nhiều người bình chọn nhất: 01 giải.

- Giải thưởng Video dự thi ấn tượng nhất: 01 giải.

- Giải thưởng Bài viết dự thi ấn tượng nhất: 01 giải.

* Hình thức khen thưởng:

Ban Tổ chức Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc trao Giấy chứng nhận và giải thưởng Cuộc thi cho các cá nhân và tập thể đạt giải.

Những bài dự thi xuất sắc nhất có thể được Ban Tổ chức tuyển chọn và in thành sách.

\>> Xem thêm thể lệ Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 tại đây:

Thể lệ

2. Đề thi Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024

Đề thi Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 ban hành kèm theo Công văn 1173/BVHTTDL-TV ngày 22/3/2024 như sau:

* Đề thi dành cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở:

Thí sinh chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1:

Câu 1: Trong các tác phẩm đã đọc, nhân vật nào đã truyền cảm hứng, hướng em tới lối sống tích cực, có trách nhiệm với xã hội, khơi dậy khát vọng cống hiến và phát triển đất nước?

Câu 2: Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng, đặc biệt đối với các bạn là trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật chữ in? [Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, dự kiến kết quả đạt được].

Đề 2:

Câu 1: Viết tiếp lời cho một câu chuyện hoặc cuốn sách mà em đã đọc nhằm lan tỏa tình yêu đọc sách, thông qua đó khơi dậy trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tình yêu với Tổ quốc.

Câu 2: Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng, đặc biệt đối với các bạn là trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật chữ in? [Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, dự kiến kết quả đạt được].

* Đề thi dành cho học sinh phổ thông và sinh viên:

Thí sinh chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1:

Câu 1: Tác phẩm nào đã truyền cảm hứng, nâng cao nhận thức hướng anh [chị] tới lối sống tích cực, trách nhiệm với xã hội, khơi dậy ý chí, khát vọng cống hiến, xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

Câu 2: Anh [chị] viết một sáng kiến kinh nghiệm nhằm thúc đẩy việc đọc sách trong các đối tượng: người dân ở khu vực biên giới, hải đảo; vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật chữ in… [Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, dự kiến kết quả đạt được. Khuyến khích những sáng kiến đã được áp dụng trong thực tiễn và có minh chứng].

Đề 2:

Câu 1: Anh [chị] hãy sáng tác một tác phẩm văn học [truyện ngắn] nhằm lan tỏa tình yêu đọc sách, thông qua đó khơi dậy trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tình yêu với Tổ quốc.

Câu 2: Anh [chị] viết một sáng kiến kinh nghiệm nhằm thúc đẩy việc đọc sách trong các đối tượng: người dân ở khu vực biên giới, hải đảo; vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật chữ in… [Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, dự kiến kết quả đạt được. Khuyến khích những sáng kiến đã được áp dụng trong thực tiễn và có minh chứng].

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Chủ Đề